Một trong những cơ sở quan trọng tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc cho
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov là thông qua hệ thống nhân vật
phong phú và đa dạng, hai tác giả đã phản ánh chân thực mối quan hệ giữa
thời đại và con người của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX và văn học Nga
cuối thế kỉ XIX. Ở chương 1 chúng tôi đã chỉ ra những yếu tố lịch sử xã hội
tương đồng, tác động đến quá trình hình thành quan niệm về cuộc đời, về con
người, về nghệ thuật của hai tác giả. Rõ ràng, cả hai nhà văn, trong điều kiện
xã hội cụ thể mà họ đã sống, chứng kiến, trải qua , đã khám phá mối quan
hệ giữa thời đại và con người. Họ đã tiến hành những cuộc giải phẫu bằng
ngôn từ, để làm rõ mối quan hệ một chiều này. Đó là quan hệ mà trong đó,
thời đại có vai trò quyết định, tác động đến tâm lý, tình cảm, tư tưởng con
người, làm thay đổi số phận con người. Con người chịu sự chi phối của thời
đại, không có khả năng cải tạo xã hội. Giải quyết, làm rõ mối quan hệ này, cả
hai nhà văn đều thực hiện nhiệm vụ tố cáo, đả kích, lên án những bất công phi
lý, thói tật xấu xa, nô lệ mà xã hội đẻ ra nhằm thức tỉnh con người.
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Nó phải có năm hào đôi. Năm hào đôi mới thành đồng bạc được (…)
Không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được (…) Trình
đơn có tám hào, tất nó bị quan chửi (…) Nó tần ngần chắp hai tay, vái: “Lạy
quan lớn ạ”. Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. Rồi nó đi về…” [36,tr.411].
Tác giả kết câu chuyện bằng một cảnh:
“Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn
nạn. Rồi khi thấy nó đã đi thoát, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc
giầy ra một tý. Và, vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng
hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy dính vào, rồi bỏ tọt v ào
túi” [36,tr.411].
Không một lời bình luận nào được đưa ra, và người đọc hiểu rõ tại sao
tác giả lại phải tranh luận về vấn đề ăn uống vệ sinh ở đầu tác phẩm, cũng
hiểu vì sao huyện Hinh béo đến thế. Hơn thế, cái tức cười mà tác phẩm đạt
đến chính là sự nhập nhằng giữa có và không ngay tại cửa pháp luật này. Dân
mất trộm, trình quan để tìm trộm, lại mất trộm ngay trong cửa quan. Quan là
nơi điều hành luật lệ, tìm trộm cho dân lại chính là kẻ lấy trộm của dân một
cách trắng trợn. Ý nghĩa tố cáo, sự phơi bầy bản chất sâu mọt, ăn bẩn của
quan lại là ở chỗ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Những tên quan ăn bẩn, vô trách nhiệm như thế không phải là hiếm trong
xã hội Việt Nam ngày đó. Chúng chỉ biết “ăn tiền và chơi gái” (“Đồng hào
có ma”). Chúng cũng chỉ biết “cả đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn
giờ sáng mới về”. Mọi việc quan mặc kệ. Sự ăn bẩn được Nguyễn Công Hoan
đưa lên đỉnh điểm trong tác phẩm “Thịt người chết”. Vì sự vô trách nhiệm
của quan mà người chết đã hai hôm không được chôn cất. Người ta trình báo,
người ta chờ đợi cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tác giả đã cho xuất hiện
ba cảnh song hành. Cảnh 1 - cảnh gia đình người chết, buồn thương, ảm đạm,
người chết “chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rình cảnh cái quan tài
ngoác miệng chờ việc”. Cảnh 2 - cảnh hoạt động tấp nập của những loài
“khác giống” với tử thi:
“Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai,
đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp, rồi lại chạy. Trên không,
vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết
hút chất đồ ăn bổ (…) Trên ngọn tre, một con quạ đen (…) rồi một con nữa
(…) chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại (…) cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng
nơi một (…) Như thế anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng,
quạ” [36,tr.442].
Cảnh 3 - “cho đến tận 9 giờ sáng hôm sau, còi ô tô đằng xa thét váng”
[36,tr.442]. Quan huyện tư pháp về, làm tan mất cuộc rỉa mồi của lũ quạ, ruồi
nhặng, cá mương…. Cảnh này sinh động nhất. Ngoài những “họ hàng, người
làng, ai nấy khoanh tay im lặng nuốt đờm, n hìn chằm chặp vào xác chết.
Người thở dài, người lau nước mắt” ra còn có hẳn một lực lượng tranh ăn
trên xác chết của Xích. Đó gồm “quan huyện là một, cụ lục sự là hai, cậu lính
lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, cùng trịnh trọng khạc nhổ”. Nếu chỉ có
vậy, chưa đáng nói. Nguyễn Công Hoan đã dàn một cuộc đối thoại rất hợp về
hình thức (hỏi, lấy thông tin xung quanh về người chết) nhưng lại không hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
lý về nội dung (khả năng thu nhập, nguồn tài chính của khổ chủ), để quan đi
đến quyết định “tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên
Xích có nhiều vết khả nghi (…) xin đốc-tờ về khám cẩn thận”. Cuộc đối thoại
chỉ chỉ có hai người tham gia, mỗi người đại diện cho một lực lượng đối lập
nhau về tất cả mọi mặt. Quan huyện - phụ mẫu - đại diện cho lực lượng hành
pháp nhà nước, ông Cửu (bố Xích) đại diện cho lực lượng được chăn dắt.
Quan lạnh lùng, sắt đá. Nhà Cửu run cầm cập, não ruột. Cuộc đối thoại vẫn
tiếp tục. Mỗi một lượt tham thoại của quan là một lần tiến gần đến mục đích
moi tiền khổ chủ. C uộc đối thoại thư hai có thêm cụ lục sự, là đối tượng để
quan trao đổi, nhưng không cần trả lời. Đó là khâu trung gian đối thoại, mà
nội dung cuộc thoại dành cho ông Cứu. Kết quả của hai cuộc thoại:
“- Xin quan lớn cho con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.
- Anh định tạ tôi bao nhiêu” [36,tr.445].
Cuộc thoại thứ ba xuất hiện. Lần này, lục sự tham gia với tư cách tác
động đẩy nội dung và mục đích cuộc thoại lên cao trào. Việc lục sự tham
thoại đồng lượt với cả quan và ông Cửu.
Với quan :
“- Bẩm quan lớn, việc này to chứ chẳng vừa”.
Với ông Cửu:
“- (…) Anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay
sao?”.
Kết quả cuộc ngã giá: ông Cửu đành chấp nhận vì:
“(…) ít ra, anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với
chứ?”.Nhờ vậy, “một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ”
[36,tr.446].
Huyện Hinh trong “Đồng hào có ma” đã là ăn bẩn. Ăn sống ăn sượng
đồng hào đôi của người dân đen tội nghiệp - huyện Hinh đã bẩn lắm rồi. Quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
huyện trong “Thịt người chết” còn bẩn gấp bội lần. Huyện Hinh ăn vì đồng
hào lăn một cách vô thức vào chân ông ta. Quan huyện tư pháp ăn bẩn một
cách có tính toán, vì thế mà bẩn hơn, tởm lợm hơn. Nguyễn Công Hoan hạ
bút: “chúng (lũ ruồi, cá, quạ) có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh
mất món mồi ngon của chúng” [36,tr.446]. Vì, “thịt người chết, ai hay cũng
là món đồ ăn quý hóa”.
Mỉa mai thay, đó là những quan lại, thay mặt nhà nước mà chăn dắt con
dân. Đó là lũ sâu mọt, vô nhân đạo. Mục đích của Nguyễn Công Hoan như
ông đã từng khẳng định: mở mắt cho nhân dân, để họ nhìn rõ hơn chân tướng
lũ quan lại nhơ bẩn, lũ đỉa đói ấy.
Viết về công cụ đại diện cho nhà nước, Nguyễn Công Hoan tập trung vào
các nhân vật làm quan to , những tư sản lớn. Sekhov, trái lại, tập trung vào
tầng lớp công chức bình thường, có chức phận bình thường. Trước Sekhov,
văn học Nga đã lên tiếng tố cáo, phê phán sự áp bức bóc lột của lớp quan
chức, giai cấp quý tộc và nhà nước phong kiến. Những cái ác trong xã hội đã
được phanh phui, mổ xẻ. Đến lượt mình, Sekhov không chọn đối tượng đó
nữa. Ông chọn lớp người là công cụ đắc lực cho nhà nước phong kiến và khai
thác họ ở góc độ: những quái thai, dị dạng do chính xã hội, nhà nước phong
kiến cũ, tư sản mới đẻ ra. Những nhân vật này xuất hiện 5/23 truyện (“Con kỳ
nhông”, “”Lão quản Prisubeep”, “Đánh cîc”, “Một phiên tòa” v…v….).
Với “Con kỳ nhông”, Sekhov chỉ ra một chất nô lệ quánh đặc ở nhân vật
Otsumelov - thày quản coi g iữ trật tự ở một kh u ph ố chợ. Sekhov gặp gỡ
Nguyễn Công Hoan ở nghệ thuật kết cấu truyện ngắn “Thịt người chết”. Câu
chuyện được kết cấu theo lối hướng tâm, mà tiêu điểm kết cấu là con chó con
cắn ngón tay người thợ kim hoàn Khriukin. Làm tăng giá trị của kết cấu kiểu
này là sự tổ chức chi tiết theo kiểu: một chi tiết trung tâm và hỗ trợ cho nó là
các chi tiết xung quanh. Chiều hướng vận động của các chi tiết theo hướng đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
lên, tăng dần mức độ và xoáy chặt, làm nổi bật nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Trong “Con kỳ nhông”, tình tiết duy nhất là con chó cắn người thợ, khi anh ta
trêu nó. Vì nó cắn tay mình mà K hriukin chửi mắng nó, bắt nó trình với thày
quản Otsumelov. Vì nó cắn người khi chạy rông, nên thày phải có trách
nhiệm xử lý vi phạm trật tự công cộng. Vì là chó thả rông nên phải tìm ra chủ
nó để bắt phạt. Vì chủ nó khó xác định, lúc người này, lúc tưởng không là
người này, nên thái độ thầy quản phải thay đổi theo. Những chi tiết xung
quanh có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho việc thể hiện nội dung. Tác giả để
Otsumelov có hai lần hắng giọng và đi liền với hắng giọng là hành động nhờ
Endurin cởi áo, mặc áo hộ. Tình huống để hai chi tiết này xuất hiện: con chó
con được xác định của tướng Giugalov.
Lần 1: Trước đó, Otsumelov ra lệnh đập chết con chó con. Nhưng, có ai
đó nói: “Hình như của tướng Giugalov…”. Nghe thấy, Otsumelov liền:
“- Hèm… Endurin! Cởi hộ tao cá i áo bành tô với… Chà, thật khủng
khiếp, nóng chi là nóng! Hình như trời sắp mưa rồi hay sao ấy…”[68,tr.16].
Lần 2: Người ta lại bảo chó con không phải của Giugalov. Otsumelov lại
xoay giở đủ kiểu, đòi đánh đập, chê bai con chó. Khi người ta lại khẳng định
nó là của Giugalov thật, Otsumelov lại:
“- Hèm… Endurin, mặc hộ ta cái áo bành tô một tý…. Trời chuyển gió
rồi đấy…ren rét là…” và, ông ta quay ra nịnh con chó.
Câu chuyện ngày càng trở nên hấp dẫn, khi con chó được coi là vô chủ.
Otsumelov hống hách, kiên quyết đòi đập nó, xúc phạm nó và không cần phải
cởi áo hay mặc áo, không cần bình luận về thời tiết. Qua cách để các chi tiết
xung quanh này xuất hiện đúng lúc (chó được coi là của tướng Giugalov), tác
giả cho thấy: Otsumelov hành động không phải theo bản năng. Từ chính
mình, ông ta thừa biết sự quay quắt, thay đổi thái độ theo vị trí con chó con
của mình là vô lý, đáng khinh. Biết thế, nhưng ông ta vẫn làm, tự phỉ nhổ vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
mình. Vì thế, ông ta mới đánh lạc sự chú ý của mọi người bằng sự cởi áo, mặc
áo, bằng sự trời thoắt nóng đấy, lại rét ngay đấy.
Cái hay của câu chuyện con ở chỗ: với con chó, Otsumelov thay đổi thái
độ liên tục còn với người bị chó cắn, người dưới mình, nhất loạt, ông ta chỉ có
một thái độ: hống hách, đe dọa.
Lựa chọn chi tiết, đặt chúng trong những tình huống cụ thể, đẩy chúng
lên cao, cho chúng phát huy tối đa khả năng diễn tả, Sekhov làm nối bật sự xu
nịnh, tồi tệ trong nhân cách của Otsumelov. Sự thay hình đổi dạng của con
người trước một con chó hiện lên cứ tự nhiên như không, nhưng lại tạo được
ấn tượng sâu đậm, khó quên. Sự tiếp nhận của người đọc, nhờ thế nhanh hơn,
luôn giữ lâu hơn. Sự đau đớn, day dứt của người đọc nhiều hơn.
Những công cụ, những người máy phục vụ đắc lực cho nhà nước phong
kiến còn được tác giả thể hiện ở những góc độ khác nhau. Dưới ngòi bút
Sekhov, một loạt người vừa đần độn, vừa hống hách, vừa thảm hại hiện ra.
Những giám đốc nhà băng, những thủ quỹ, những thầy quản, những cảnh
binh…, vừa hung hăng, đầy nộ khí đấy thôi, khi đứng trước một “mặt nạ”
ngang ngược, đã vội “nhũn như con chi chi”, xum xoe, bợ đỡ khi cái mặt nạ
được bỏ ra, hiện nguyên cái “khuôn mặt trơ tráo, bị thịt, nhẵn bóng, đỏ lừ vì
rượu” của một thân hào truyền kiếp.
Nhân vật là quái thai, dị tật của xã hội xuất hiện trong truyện ngắn
Sekhov làm nhức nhối tâm hồn người đọc. “Lão quãn Prisubeev” và “Rối
ren” là ví dụ điển hình. Trong “Lão quãn Prisubeev”, tác giả đảo trình tự kết
cấu. Câu chuyện được trình bày từ giữa, tức cảnh phiên tòa xử Prisubeev vì
tội đã quá mẫn cán, về hưu rồi vẫn thực thi nhiệm vụ giữ trật tự như thuở còn
đi làm. Cách đảo lộn này cho thấy những lý do đưa ra buộc tội lão quản là rất
đúng luật pháp. Về hưu rồi mà lão còn dám làm nhục trương tuần, chánh tổng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
những người thi hành công vụ. Nên, lão bị xử là thích đáng. Sự tức cười dẫn
đến nỗi đau là ở chỗ: công việc đã in sâu vào tim, óc lão, đến nỗi, không còn
ai khiến nữa mà lão vẫn cứ lo lắng cho luật pháp nhà nước. Đến nỗi, nhà nước
cũng bị làm phiền vì lão. Sự việc kết thúc, đặt đúng vị trí, đã làm nổi bật cái
quái dị trong lão quản Prisubeev. Bị tòa tuyên án, phạt một tháng tù giam.
Vậy mà:
“Khi bước ra khỏi phòng xử án, nhìn thấy đám nông phu tụ tập nói với
nhau cái gì đấy, thì lão ta, theo một thói quen, không thể nào tẩy rửa được,
bèn duỗi thẳng tay theo đường nẹp quần và quát to bằng cái giọng rè rè, giận
dữ: Ê, dân chúng, giải tán ngay! Không được xúm đông thế này! Ai về nhà
nấy!” [68,tr.29].
Cái kết chuyện với sự góp mặt của chi tiết quát dân chúng của lão quản
đã đẩy sự khôi hài lên cao độ. Rõ ràng, đây không là con người nữa mà là một
cái máy. Đằng sau sự khôi hài đó, là nỗi đau ám ảnh. Thực tế tàn nhẫn, nghiệt
ngã mà lão quản không nhận ra: Ngay cả chế độ Nga Hoàng cũng không chấp
nhận loại nhân viên “người máy” ấy. Không chấp nhận không phải vì nhà
nước cần những công cụ có lương tâm, không trì độn, mà họ còn bênh vực
những kẻ lười nhác, vô trách nhiệm, vô lương tâm khác.
Mỗi người một cách tiếp nhận, khám phá, phản ánh hiện thực khách
quan khách quan khác nhau, nhưng chung lại, cả Nguyễn Công Hoan và
Sekhov đều đưa người đọc trở lại với thế giới tù túng, ngột ngạt, người bóc lột
người một cách thậm tệ, tàn bạo và bẩn thỉu. Những sâu mọt đục khoét dân
lành, những công cụ hành pháp trơ tráo, máy móc đã hiện ra vô cùng sinh
động trong tác phẩm của hai nhà văn. Mỗi thế hệ người đọc đều nhận thấy câu
hỏi hai nhà văn đặt ra và đều tìm cho mình câu trả lời từ những câu chuyện
khôi hài mà đau đớn đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
2.2. Nhân vật - những kẻ dung tục, nô lệ
Nguyễn Công Hoan và Sekhov không chỉ phê phán bọn quan lại - những
công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến, mà còn tập trung lôi ra những thói
tật nô lệ ẩn sâu dưới mẽ n go ài chải ch uốt, đ ẹp đ ẽ. Nguyễn Công Hoan và
Sekhov gặp gỡ nhau ở chỗ, lôi ra chân tướng của lũ người này, cả hai nhà văn
đều nhằm thức tỉnh con người trước hiện thực xấu xa. Nguyễn Công Hoan
đưa vào tác phẩm những cảnh đời nhố nhăng lai tạp của xã hội thực dân nửa
phong kiến. Ông đã xây dựng khá thành công một thế giới nhân vật đông đúc,
đa dạng với nhiều màu sắc, một thế giới người đông đúc và cũng thật là lúc
nhúc. Với đủ các thàn h phần từ quan lại, me tây, gái điếm, ph u phen, th ợ
thuyền, nông dân, tư sản đến người ăn mày… Cả một xã hội nhố nhăng đang
đi lại, nói cười trong tác phẩm của ông. Thế giới nhân vật ấy góp phần thể
hiện được quan niệm của ông về con người tha hoá theo lối vật hoá, con
người làm trò, diễn trò để tồn tại.
Nguyễn Công Hoan phơi bầy bản chất xấu xa, đạo đức giả, đua đòi rởm
của bọn tư sản, lũ nhà giầu. Những nhân vật kiểu này có trong 10/19 truyện.
Với chúng đồng tiền và danh vọng là tất cả. Có thể nhận ra chúng trong các
truyện: “Báo hiếu trả nghĩa cha”, “Báo hiếu trả nghĩa mẹ”, “Xuất giá tòng
phu”, “Mất cái ví”…. Từ tầng lớp này Nguyễn Công Hoan đã phát hiện thêm
một căn bệnh nữa của xã hội mà cần phải mổ xẻ, phanh phui. Tâm hồn chúng
đã hoàn toàn chai sạn trước tiền bạc, của cải.
Lấy “Báo hiếu trả nghĩa cha” làm ví dụ. Ý nghĩa mỉa mai nằm ngay
trong nhan đề câu chuyện: “Báo hiếu…”. Đạo đức của người con thể hiện ở
việc làm cỗ giỗ cha. Nhà văn đã sử dụng từ ngữ gây cười để bộc lộ bản chất
sự việc. Tác giả miêu tả vợ chồng ông chủ hãng xe Con Cọp:
“(…) Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cười. Vì ngày hôm nay,
bổn phận ông bà là phải hay cười. Mà đã cười thì cười thật to, ôm bụng mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
cười, cười cả từ câu nói buồn cười đến cả câu nói không buồn cười. Nghĩa là
ông hết sức khoe cái cười lấy lòng, cái cười thiệp đời của nhà tư bản”
[36,tr.119 ].
Vợ chồng nhà tư bản “tươi như hoa” đón rước khách đến dự buổi “kỵ cố
ông”. Thoáng qua, ai cũng thấy họ thật có hiếu.
Thường thì, Nguyễn Công Hoan ít miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên xuất
hiện trong tác phẩm của ông thường là những đoạn tả rất ngắn. Ông chọn lựa
yếu tố thiên nhiên phù hợp , diễn tả được đúng bản chất sự v iệc. Bức tranh
thiên nhiên ở đây được cấu thành bởi hai yếu tố: gió, mưa và mang tính chất
rét buốt. Câu chuyện báo hiếu được diễn ra trong cái nền thiên nhiên rất đặc
biệt. Có ba lần, bức tranh thiên nhiên xuất hiện, 2/3 bức được tả ngắn, gọn:
“Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt thấu tận xương” . Đi liền với hai bức
tranh đó là hai nghịch cảnh. Cảnh 1: Bữa tiệc linh đình báo hiếu cha diễn ra
bên trong, sang trọng, ấm áp. Cảnh 2: ngoài đường phố, một bà cụ rách rư ới
như ăn mày, lọ mọ tìm đến “ông chủ” và bị chửi mắng, đuổi đi. Đó là mẹ đẻ
của ông chủ. Bà được đưa vào từ cửa ngách thông ra ngõ nhỏ, được chính ông
chủ “tiếp” bằng câu: “Một suýt nữa làm tôi ê cả mặt. Ai bảo bà ra làm gì?
(…) Bà không biết để sĩ diện cho tôi (…) Mặc kệ bà…” [ 36,tr.124].
Bức tranh thiên nhiên thứ ba xuất hiện làm nhiệm vụ kết thúc câu chuyện
buồn tủi của bà lão, đã trót đẻ ra thằng con “có hiếu”, và cũng làm rõ bộ mặt
thật của ông chủ hãng xe hơi Con Cọp:
“Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt đứt ruột mẹ người con mà họ đang
khen là hiếu tử” [ 36,tr.125 ].
Tác giả không dừng sự mổ xẻ ở đây. “Báo hiếu trả nghĩa mẹ” đã đảm
nhiệm xuất sắc vai trò phanh phui thói đạo đức giả, sự bất hiếu của lũ người
giầu có.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Nguyễn Công Hoan vận dụng lối kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ
điển vào sáng tác truyện ngắn. Hiệu quả nghệ thuật của lối kết cấu này rất lớn.
Hai câu chuyện độc lập với nhau, nhưng được xâu chuỗi với nhau bởi tư
tưởng, chủ đề. Nhân vật ông chủ hãng xe hơi Con Cọp cùng vợ ông ta lại xuất
hiện. Mở đầu “Báo hiếu trả nghĩa mẹ” không là bức tranh thiên nhiên nữa, mà
là một cuộc đối thoại. Những lượt tham thoại không ăn nhập cho phép xuất
hiện lớp nghĩa hàm ẩn.
“- Thưa cụ (…) cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ?
- Không phải, con vú già đây!
- Kia có phải là bà chủ không?
- Không phải, đấy là mẹ đấy!” [36,tr.126].
Không giải thích, ai cũng hiểu vú già là mẹ chồng và “mẹ đấy” là con
dâu - tức vợ ông chủ hãng xe Con Cọp. Ai cũng hiểu, giữa mẹ chồng nàng
dâu đang có va chạm, xung đột lớn.
Cuộc thoại thứ hai xuất hiện, gồm ông chủ và bà chủ tham gia đối thoại.
Có 5 lượt thoại và 5 lượt hồi đáp. Cả 10 lượt thoại đều bóc trần bản chất khốn
nạn của vợ chồng ông chủ hãng xe Con Cọp. Thằng con trai đuổi mẹ, thề thốt
với vợ sự bất hiếu của mình (“Tôi không đuổi thì tôi chết! Mợ cứ chửi đứa
nào nói dối mợ”). Đứa con dâu vật vã vì “bà ấy ở đây ngày nào, tôi ê chề
ngày ấy”.
Con trai: “Tôi xin mợ! Tôi van mợ! Tôi lạy mợ!”
Con dâu: “Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi
cho người ta nhẹ nợ!” [36,tr.127].
Kết thúc cuộc thoại: “Cậu buông tôi ra. Tôi không để con mẹ ấy yên đêm
nay được” [ 36,tr.127].
Vẫn giọng điệu lạnh lùng khách quan, vẫn cái cách kết cấu không cần lời
bình, bản thân câu chữ, giọng điệu đã nói lên tất cả. Tính dự báo của lời thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
rất cao. Đạo đức, hiếu tử của vợ chồng ông chủ hiện rõ trong cuộc đối thoại
đó. Hơn thế, số phận b à cụ được địn h đoạt bởi chính “đạo đức” của bọn
chúng.
Cái đám ma linh đình ngày hôm sau, lại một lần chứng tỏ cho thiên hạ
thấy “hiếu thảo” của bọn chúng. Cách tả của tác giả đậm tính chất chất gây
cười. Đây là thằng con trai - ông chủ:
“Người ấy mặc đồ sô gai, chứ còn bụng dạ nào mà áo quần chải chuốt
(…) người ta lại sợ hiếu chứ thương mẹ quá mà đập đầu vào quan tài, lỡ chết
thì hoài”.
Đây là đứa con dâu - bà chủ:
“Người con dâu mới lại đáng ngại nữa chứ! (…) kêu khản cả tiếng, khóc
hết cả hơi (…) Áo quan chưa ngắm đúng hướng, người ấy đã nhảy đánh tụp
xuống mà nằm thẳng cẳng…” [36,tr.132].
Với cách thức tổ chức nhân vật, tổ chức thiên nhiên, những cuộc thoại,
lối kết cấu chương hồi, tác giả bày ra trước người đọc những cảnh diễn bi hài,
mà diễn viên là những nhân vật đại tài. Họ diễn trò hay bao nhiêu, sự thối tha,
bẩn thỉu trong họ bày ra đậm đặc bấy nhiêu.
Không chỉ vạch trần sự vô đạo, xấu xa, đê tiện của những kẻ giầu sang
Nguyễn Công Hoan còn viết về thói dâm ô, bỉ ổi, cùng với sự đua đòi rởm
của chúng. Có thể nói bọn người này là sản phẩm của một xã hội tối tăm, mục
ruỗng, hỗn loạn, thiếu hẳn một nền đạo đức luân lý chính thống.
Người đọc ghê tởm vị quan hèn hạ đến mức đánh vợ, ép vợ đi ngủ với
quan trên để cho mình thăng chức (“Xuất giá tòng phu”). Có vị quan tham
lam, keo kiệt, bỉ ổi đến không còn nhân cách, bầy mưu để có được đôi giầy
mới (“Cụ Chánh Bá mất giầy”).
Người đọc cũng ghê tởm khi một bà vợ lăng loàn rước trai về nhà,
chồng bắt được lại té tát mắng chửi chồng, thậm chí, còn ngang nhiên tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
bố ngủ với trai ngay trong buồng chồng tới mười bảy lượt (“Đàn bà là giống
yếu”). Một cô gái tự cho mình là thuỷ chung tiết hạnh nhưng chính cô cũng
không biết cái thai trong bụng mình là con của ai (“Oẳn tà roằn”). Đám đàn
bà truỵ lạc đám gái mới lẳng lơ đó là những hiện hình sinh động nhất của sự
băng hoại về đạo đức, đánh mất đi nhân phẩm của mình. Nguyễn Công Hoan
miêu tả đám đàn bà xấu xa ấy, kẻ nào cũng phổng phao, hồng hào, sang trọng
quý phái nhờ vào luồng gió " Âu hoá" đang tràn lan khắp các hang cùng ngõ
hẻm của đô thị. Chúng đã đi ngược lại luân lý đạo đức của truyền thống dân
tộc bằng lối sống lố lăng, đồi bại.
Cái bụng "tròn như cái thúng" và một chú "Oẳn tà roằn đen như cột nhà
cháy" mà cô Nguyệt có được sau những mối tình "thuỷ chung" với không biết
bao nhiêu đàn ông, chính là kết quả của những ngày tháng " ăn gió nằm
sương" của người đàn bà chung tình nhất thế gian. Hay truyện Một tấm gương
sáng là bà Phủ Bống, một người đàn bà goá nhưng chẳng thủ tiết chờ chồng
mà lại tìm mọi cách có được một tấm bảng phong tặng " tiết hạnh khả phong"
và trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo. Cái thực trạng xã hội nhố
nhăng, đồi bại ấy ông gọi chung đó là " đời" và quan niệm "...Đời ngày nay
chẳng phải là một bà hiền mẫu biết thưởng phạt công minh. Đời đã hoá ra
một mụ chửa hoang, đẻ bậy, sinh non ra những hạng mất dạy hoặc đói cơm”
[36,tr.218].
Lấy nhân vật làm phương tiện phản ánh hiện thực, nhà văn Nguyễn Công
Hoan đã giúp bao thế hệ người đọc cách sống triết lý nhân sinh. Trong đó lối
sống “Âu hoá” một lối sống rởm hợm đã làm cho xã hội nhốn nháo hơn.
Thước đo giấ trị nhân phẩm đã bị thay đổi. Các nhân vật đã tự xổ toẹt nhân
cách mình, vứt nó xuống tận cùng của xấu xa, bỉ ổi.
Là con dân của cái xã hội đảo điên thối nát, họ trở thành nạn nhân của
đồng tiền của quyền lực và của những kẻ thống trị là lẽ tất nhiên. Nếu đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
tiền và quyền lực làm tha hoá hoàn cảnh bản chất của những người dân lao
động nghèo, thì nó lại là công cụ tác yêu, tác quái của lũ nhà giầu, tham quan
vô lại, làm biến chất hoàn toàn những nhân cách sống của đạo làm người, trở
thành những kẻ vô nhân hình, vô nhân tính.
Viết “ Xuất giá tòng phu”, nhà văn nhằm đả kích, châm biếm hạng
người vì danh lợi sẵn sàng đem cả vợ mình ra để làm chiếc thang bước lên
danh vọng. Đó là ngay giáp tết, người chồng bắt vợ trở thành món đồ lễ tết bề
trên. Tiếng khóc, tiếng van xin của vợ không bằng những hy vọng tốt đẹp ở
ngày mai.
“ - Tôi lậy cậu, tôi van cậu, cậu đừng ép tôi. Tôi là vợ cậu…
- À, tôi là vợ cậu! Là vợ mà chồng bảo không nghe. Luân lý để đâu?
Giáo dục để đâu?”.
Nếu chỉ đọc câu này của người chồng, thì chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng, vợ
ông ta hẳn là phạm tội lớn lắm, và ông ta ắt phải là một người đạo đức, trọng
tình nghĩa lắm. Nhưng không, đây là câu nói ở miệng kẻ vô đạo, hắn đang cao
giọng bắt vợ đi làm điều ô nhục. Ông ta đánh đập, quát tháo, doạ dẫm bắt vợ
phải đi phục vụ quan trên làm theo ý mình, không chút xấu hổ nhục nhã.
Ở một khía cạnh khác, con người đã tự đánh mất đi nhân cách của mình
trở thành “đồ đểu” thậm chí “chó đểu” (thú vật hoá). Nhân vật ông Tham
(“Mất cái ví”) là trí thức có trình độ học vấn cao, cương vị xã hội không thấp
nhưng lại đối xử tàn tệ với họ hàng bề trên. Hành động ông Tham tự ăn cắp ví
của mình để đuổi khéo người cậu ruột là một hành động đê tiện:
“ Ông tham ung dung, tủm tỉm cười, đáp:
- Thế gì đã làm sao?
- Thế sao cậu lại ngờ cho ông làm gì vậy?
- Tôi vờ thế, chứ ví đây này, có mất đếch đâu!
Vừa nói ông vừa móc túi quần, quẳng cái ví đánh bẹt xuông mặt phản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Bà tham trố mắt nhìn chồng.
- Rõ khỉ, thế có phải ông giận không?
- Mợ không hiểu. Tôi cốt làm để bận sau ông đừng ra chơi nữa. Tốn kém
lắm” [ 36, tr. 157-158]
Kết thúc truyện đột ngột không một lời bình, nhưng để lại trong lòng
người đọc nỗi buồn sâu sắc, về sự xuống cấp đạo đức của lớp người được coi
là trí thức.
Tuy không có quan niệm rành rẽ như Sêkhov, song Nguyễn Công Hoan
sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, lại phải chứng
kiến những cảnh bất công phi lý, những điều xấu xa đồi bại của chế độ thực
dân phong kiến mọt ruỗng nên nhà văn cảm nhận " phải làm một cái gì để
khỏi tủi con nhà gia giáo". Bằng giọng văn ngắn gọn, hài hước Nguyễn Công
Hoan phơi bày cái thói xu nịnh diễn ra ở các tầng lớp người trong xã hội, từ
giai cấp thống trị cho đến những người dân nghèo, từ nông thôn cho đến
thành thị, đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của nó trong mỗi con người. Bằng
thực tế sáng tác của của mình Nguyễn Công Hoan đã phơi bày thói tật nô lệ
đó tồn tại trong xã hội phong kiến thực dân đương thời.
Viết về tình trạng con người bị tha hoá về nhân tính trong cảnh đi xuống
của xã hội, nhà văn Sêkhov đã có nhiều trang viết bất hủ qua các nhân vật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov.pdf