Luận văn Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm

Nguyễn Du đã sắp xếp cho Thúy Kiều viếng mộ và thắp hương cho Đạm Tiên cũng là một

nguyên cớ từ sự đồng cảm của hai kiếp tương đồng về tài hoa sẽ tương thích với nhau về số mệnh.

Và rõ ràng, dù Đạm Tiên không hại gì Thúy Kiều nhưng chính những lần báo mộng của Đạm Tiên

về cuộc đời của Thúy Kiều đã làm cho Kiều bị ám ảnh. Và làm cho Thúy Kiều luôn nghĩ mình

cũng sẽ khổ đau bạc mệnh như Đạm Tiên. Từ ảnh hưởng tiêu cực đó đã có lúc làm Kiều không còn

hy vọng để sống. Dù có những lúc quá khổ đau, Kiều đã có ý thức kháng cự để đổi thay số mệnh

như khi theo Sở Khanh bỏ trốn khỏi lầu xanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều toan tự tử để kết thúc cuộc

đời tủi nhục. Nhưng với một người phụ nữ liễu yếu, đào tơ Kiều không đủ sức cưỡng lại số phận

nên dường như chỉ còn là tiếng oán than đau xót:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan

Làm cho cho hại, cho tàn cho cân

Đã đày vào kiếp phong trần

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”.

(Truyện Kiều)

pdf253 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm của người còn sống đối với người đã rời khỏi cõi đời. Những nén hương thắp lên trong ngày giỗ chạp, thờ cúng ông bà, tổ tiên làm cho các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn bó với nhau và nhắc nhở nhau nhớ về nguồn cội. Từ những tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong phạm vi nhỏ của gia đình, con người mở rộng ra tín ngưỡng Trời, Phật, Thần, Tiên qua các lễ hội của từng địa phương, từng vùng. Từ niềm tin có thế giới Trời, Phật, Thần, Tiên con người sẽ sống tốt hơn để tích đức, để được Trời, Phật, Thần, Tiên phù trợ theo quan niệm “ở hiền gặp lành”. Chính vì vậy, tâm linh góp phần rất lớn trong việc nhắc nhở con người tu rèn đạo đức, sống có nghĩa nhân. 2. Từ 581/1894 lần xuất hiện (30,67%), yếu tố duyên kiếp, số mệnh, bói toán giúp con người điều chỉnh tâm thế của mình trước những biến cố của cuộc đời. Con người sẽ lạc quan để vượt qua những trở lực, khó khăn của cuộc sống với niềm tin vào duyên kiếp, số mệnh. Bói toán sẽ giúp con người chủ động đón nhận những sự việc tốt, xấu xảy ra trong cuộc đời. Cùng với yếu tố lời thề, con người sẽ dung hòa giữa duyên kiếp, số mệnh, bói toán với lời thề nguyền, nguyện ước để sống thủy chung, giữ gìn đạo lý trong tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa. Khi lời thề sắc son không được thực hiện thì chính yếu tố duyên kiếp, số mệnh sẽ giúp cho con người tự an ủi, giữ được sự bình tâm để suy xét, để thứ tha giúp cho cuộc đời giảm đi sự oán hận, tư thù. Yếu tố số mệnh giúp con người nhẹ bớt lòng khi lâm vào cảnh khốn đốn hay cảnh chia lìa tang tóc... Trong Truyện thơ Nôm, Thúy Kiều và Kim Trọng đã thề nguyền nhưng số mệnh đã định cho cuộc đời Kiều phải lưu lạc, tủi nhục, đắng cay nên Kiều phải đành trao duyên tình lại cho Thúy Vân và lỗi hẹn với Kim Trọng. Dù duyên kiếp, số mệnh đã vậy nhưng Kim Trọng vẫn yêu quý và trân trọng Thúy Kiều. Công chúa Nam Việt phải trải qua muôn vàn gian khó vẫn giữ niềm tin nối lại duyên nợ với Hoàng Trừu nơi xa xứ. Số mệnh của Vân Tiên sẽ được vinh qui bái tổ thì dù có bị hãm hại, bị tai nạn thì Vân Tiên cũng vượt qua tất cả. Duyên kiếp của Lý Dung và chàng Chuối, của Thôi Anh và Vương thị, của Trần Minh và con gái của Vệ - quan giúp cho con người tin tưởng vào lẽ phải của cuộc đời. Ngay cả trời cao còn động lòng để cho Viên thị trở lại trần gian chung sống với Tôn Khác. Con người có số mệnh nên dù Tấm có bị hãm hại đến đâu đi nữa thì vẫn được hạnh phúc bên nhà vua. Mẹ con Cám và Lý Thông có tranh giành hãm hại Tấm và Thạch Sanh rồi cũng bị trừng phạt thích đáng... Nhờ có bói toán mà Cúc Hoa hết bệnh, Thúy Kiều được cứu sống khi trầm mình dưới sông Tiền Đường... 3. Yếu tố hồn ma và chiêm bao, mộng mị khá gần gũi với nhau. Với 133/1894 lần xuất hiện yếu tố hồn ma (7,02%), và 46/1894 lần xuất hiện yếu tố chiêm bao, mộng mị (2,42%), hai yếu tố tâm linh này không những thể hiện phong phú trí tưởng tượng của con người mà còn là mối liên thông của con người với thế giới vô hình, thần bí, với thần linh và linh hồn con người đã khuất. Từ chiêm bao, giấc mộng, hồn ma có thể linh ứng báo cho con người về số phận, về cuộc đời của con người sắp tới (hồn Đạm Tiên). Hồn ma có thể chia sẻ, an ủi người sống trong lúc đau buồn (hồn Cúc Hoa). Thông qua giấc mộng, hồn Cúc Hoa đã giải bày và khuyên nhủ Phạm Công gá nghĩa với Tào Thị. Hồn ma có thể làm ám ảnh con người (Đạm Tiên), nhưng cũng có linh hồn cứu rỗi chúng sinh, tù ngục và làm được điều thiện giúp đời (Bà Chúa Ba). Có thể nói, hồn ma trong Truyện thơ Nôm đa phần là linh hồn của người thân về báo mộng hoặc hồn ma tìm được sự đồng cảm sẻ chia với con người... Hồn ma trong Truyện thơ Nôm khác với hồn ma trong văn xuôi Trung đại, bởi các ma nữ trong các tác phẩm văn xuôi Trung đại thường làm cho các thư sinh bại hoại công danh sự nghiệp, lơ là chuyện học hành, thân thể xanh xao, tinh thần sút kém và có khi dẫn đến cái chết. Chiêm bao, giấc mộng trong Truyện thơ Nôm cũng phần lớn là mộng lành, là những dự báo, điềm báo tốt đẹp. Như giấc mộng nhìn thấy vì sao sa của hoàng hậu để Thánh hoàng nước Nam Việt có được cô công chúa xinh đẹp (Hoàng Trừu). Giấc mộng của Ngọc Hoa được ở bên cạnh Phạm Tải (Phạm Tải – Ngọc Hoa). Chiêm bao, mộng mị của nàng Bạch Hoa vì thương nhớ Tống Trân (Tống Trân – Cúc Hoa). Chiêm bao mách bảo cho Lý Công về hoàn cảnh đáng thương của người vợ chàng (Lý Công). Chiêm bao cho hai người chị của Chúa Ba biết rằng nàng vẫn còn sống (Bà Chúa Ba). Giấc mộng của Vân Tiên về chén thuốc quý của tiên ông để được sáng mắt (Lục Vân Tiên). Còn giấc mộng trong văn xuôi Trung đại thường dự báo những điềm xấu về chết chóc, chia lìa, tang thương... với những hình ảnh về hồn ma về quấy phá, gây hại cho con người. 4. Phép lạ là một yếu tố tâm linh đặc biệt thể hiện ước mơ của con người về cuộc đời, về khát khao cuộc sống hạnh phúc và công bằng xã hội. Với 61/1894 lần xuất hiện (3,22%), yếu tố phép lạ của các đấng linh thiêng mới có khả năng cứu giúp con người vượt qua hoạn nạn, bế tắc và giúp con người trừng trị những thế lực gian ác, bạo tàn. Yếu tố phép lạ là phương tiện, là công cụ thể hiện niềm lạc quan của con người trong cuộc sống. Yếu tố tâm linh phép lạ hướng đến xây dựng hình ảnh của các nhân vật anh hùng có sức mạnh và khả năng phi thường (Thạch Sanh, Mã Điểu). Những biến hóa kỳ lạ từ các yếu tố kỳ ảo để Bạch Hoa, Thoại Khanh lành lặn như xưa, để Lý Công vượt qua nhiều thử thách, để Viên thị được trở lại trần gian... là ước mơ rất đời thường về hạnh phúc gia đình được thực hiện qua các yếu tố kỳ ảo của phép lạ. Hình ảnh mở ra của ngôi mộ (Phạm Tải – Ngọc Hoa) như mở ra một cuộc đời mới mà công lý luôn thuộc về lẽ phải. Sách ước thần thông đã giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh, quả bí phá ra với đầy đủ sính lễ (Truyện Chàng Chuối), niêu cơm thần của Thạch Sanh đã làm cho quân giặc khâm phục, khiếp sợ (Thạch Sanh). Chính những yếu tố tâm linh về phép lạ này thể hiện những ước mơ bay bổng, lớn lao mà con người không thể thực hiện được nếu không có phép lạ thần kỳ của các đấng siêu nhiên giúp sức cho con người. Những hành xử trái đạo lý của vua Trang Vương (Phạm Tải – Ngọc Hoa), mẹ con Lý Thông, mẹ con Tấm Cám, gia đình Võ Thể Loan, hai người chị của Lý Dung... đã dẫn đến sự trừng phạt của đấng linh thiêng. Chính yếu tố này cũng minh chứng cho niềm tin và ước mơ của con người về luật nhân quả ở đời. Những yếu tố kỳ ảo, chi tiết thần kỳ của phép lạ đã góp phần tạo nên sự sinh động của Truyện thơ Nôm và cũng là những bài học giáo dục con người về đạo đức, nhân cách. Tóm lại, với những biểu hiện của thế giới tâm linh như đã trình bày, Truyện thơ Nôm đã góp phần rất lớn trong việc thể hiện đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Việt Nam thời Trung đại. Đó là đời sống tinh thần, tâm linh phong phú được ảnh hưởng, kế thừa từ tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân gian. Chính đời sống tâm linh đa dạng, phong phú này đã góp phần hình thành những phong tục, truyền thống tốt đẹp trong nhân dân, đồng thời thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhân dân về cuộc đời cùng những quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội. Với ảnh hưởng khá lớn từ nền văn hóa dân gian của dân tộc, từ các tư tưởng của văn hóa ngoại sinh, Truyện thơ Nôm đã kế thừa, chọn lọc và phát huy những giá trị văn hóa đáng trân trọng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Truyện thơ Nôm không những tạo được sức hấp dẫn độc đáo của riêng mình trong nền văn học dân tộc mà còn góp phần không nhỏ trong việc thể hiện vị trí, giá trị của văn học Trung đại trong nền văn học dân tộc nói chung. Chương 3 YẾU TỐ TÂM LINH VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN THƠ NÔM Trong quá trình khảo sát thế giới tâm linh ở 30 Truyện thơ Nôm, yếu tố tâm linh xuất hiện với số lượng 1894 hiện tượng từ 6 nội dung biểu hiện thế giới tâm linh mà đề tài chọn khảo sát. Sự xuất hiện của yếu tố tâm linh chiếm tần số khá cao trong Truyện thơ Nôm đã góp phần tạo nên ý nghĩa và hiệu quả thẩm mỹ rất đáng kể cho thể loại truyện này. Đồng thời, Truyện thơ Nôm đã thể hiện đời sống tâm linh rất phong phú của con người. Chính điều này đã góp phần đáng kể tạo nên sức hấp dẫn của Truyện thơ Nôm. 3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực và trí tưởng tượng phong phú của con người Người Việt của chúng ta có tín ngưỡng vô cùng phong phú. Ảnh hưởng từ triết lý âm – dương, từ điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội bên cạnh tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo ngoại sinh (Nho – Phật – Đạo), tất cả đã tạo nên sự phong phú, sinh động trong đời sống tinh thần của nhân dân. Bộ phận Truyện thơ Nôm của văn học Trung đại cũng từ cơ sở trên đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú của con người. Trong sự phong phú và đa dạng của trí tượng tượng được thể hiện trong Truyện thơ Nôm, chúng tôi sắp xếp trí tưởng tượng của con người hướng về ba khu vực: thế giới thiên đình, thế giới âm phủ, thế giới dương gian và đặc biệt con người đã chọn linh hồn là yếu tố đặc biệt để liên thông, chi phối 3 thế giới trên. Đó cũng chính là hiện thực đời sống và hiện thực tâm linh của nhân dân lúc đương thời. 3.1.1. Thế giới thiên đình Trong trí tưởng tượng của con người, Thiên đình là thế giới của Trời, Phật, Thần, Tiên – nơi tồn tại, hiện diện của Thượng đế và các vị thần tiên. Thiên đình được xem là nơi hạnh phúc nhất. Bởi đó là nơi không có tội lỗi, không có kẻ bạc ác, gian tham... Đó là nơi thật sự bình yên của những tấm lòng từ bi, nhân ái. Đó là nơi hiện diện của những bậc thần linh luôn cứu độ chúng sinh. Đó cũng là nơi mà con người mơ ước được về khi kết thúc cuộc đời nơi trần thế. Thiên đình là nơi có Trời, Phật, Thần, Tiên ngự trị và thấu suốt mọi việc của nhân gian để có thể chi phối, điều chỉnh cuộc sống và sinh hoạt của con người. Chính vì vậy, mọi người luôn tin “Ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức Trời dành phúc cho” và trong truyện “Mã Phụng – Xuân Hương” cũng đã đúc kết triết lý “Ở hiền rồi lại gặp lành, Người trung mắc nạn có tiên xuống phò”. Để thực hiện chức năng cứu độ chúng sinh từ lòng từ bi bác ái, nhân dân ta tưởng tượng và tin rằng Trời, Phật, Thần, Tiên có những quyền năng, những phép thuật nhiệm màu để trừ gian, diệt ác, phù trợ những người hiền gặp nạn. Cho dù Trời, Phật, Thần, Tiên ở rất cao, rất xa nhưng thấu suốt mọi điều. Chính vì vậy, Trời Phật cứu Nguyệt Nga, Thúy Kiều khi tự tử, Trời Phật cách ngăn Viên thị và Tôn Khác rồi chính Trời Phật cảm tấm lòng chung thủy của hai người nên đã cho Viên thị trở lại trần gian hợp duyên cùng Tôn Khác (Lâm Tuyền Kỳ Ngộ)... Hay trường hợp của Thôi Anh và Vương thị, họ đã trải qua sóng gió của cuộc đời để cuối cùng được đoàn viên, hạnh phúc (Phù Dung tân truyện). Trong dân gian, con người tin tưởng Phật Trời có thể cứu vớt, giải nguy mọi trường hợp khốn đốn, trầm luân bế tắc của con người. Phật từ bi cũng đã che chở cho tình yêu của Phan Sinh và Kiều Liên không tan vỡ (Phan Trần). Nơi thiên đình không phải ai mơ ước được sống trong cảnh ấy đều được, nơi những người có lòng từ bi, luôn nghĩ đến chúng sinh, có thể đem đến những điều tốt đẹp cho con người mới được Trời Phật, Thần Tiên tin tưởng giao cho sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Chúa Ba (Bà Chúa Ba) với lòng từ bi, mộ Phật kiên trì, vượt qua bao khổ ải, thử thách nên đã được Ngọc Hoàng phong lên ngôi Phật. Trong truyện “Mã Phụng – Xuân Hương”, Xuân Hương vốn là con Trời đầu thai xuống dân gian và đã chịu nhiều gian khổ. Sau đó, Xuân Hương được tiên ông dạy cho phép thuật để giúp đời. Khi Mã Điểu con của Mã Phụng – Xuân Hương ra đời và được lên hai tuổi thì Trời rước lên thiên đình để cho luyện phép tiên đến lúc chín tuổi thì cho trở lại dương gian giúp nước. Cũng như Thạch Sanh thường nghĩ đến người khác nhiều hơn mình, chàng là người sống có nghĩa, có nhân nên Ngọc Hoàng đã sai Lý Tĩnh xuống trần gian luyện phép tinh thông cho Thạch Sanh để sau này hy vọng Thạch Sanh làm được chuyện đại sự. Thế giới của Thiên đình có thể thấu suốt mọi sự việc của nhân gian nên Trời Phật, thần linh mới có thể kịp thời che chở cho người hiền và trừng phạt kẻ độc ác, vô luân. Nếu Trời Phật, Thần linh cứu nạn, giúp đỡ cho Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Lý Công – Công chúa, Thoại Khanh, Nguyệt Nga, Thúy Kiều... thì cũng thẳng tay trừng trị Tào Thị, mẹ con Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, mẹ con Lý Thông cũng như những tên vua độc ác. Như vậy, thiên đình là nơi cao nhất trong suy nghĩ, trong trí tưởng tượng của nhân dân. Nơi có thể đem đến sự công bằng, công lý cho tất cả mọi nơi, mọi người. Từ suy nghĩ và trí tưởng tượng đó, con người tin “trời cao có mắt”, thiên đình sẽ bảo vệ công lý cho cuộc đời. Nếu con người có bị khổ đau, oan ức thì Trời Phật, Thần linh ở thiên đình đều biết, nếu con người độc ác, tham lam cũng có bề trên ghi tội. Và chính thiên đình có đèn trời soi xét sẽ trừng phạt kẻ có tội và đem đến hạnh phúc, bình yên cho người lương thiện. Con người tin rằng thiên đình cũng là nơi người trần gian không có tội, sống tốt sau khi chết cũng được lên để chung hưởng sự an lạc. 3.1.2. Thế giới âm phủ Trong tâm linh con người, âm phủ là nơi đối lập với thiên đình cả về không gian cũng như bản chất. Nếu con người luôn tưởng tượng trời ở rất cao và rất xa thì âm phủ rất sâu và rất tối. Âm phủ là nơi tồn tại của những linh hồn thường mang tội lỗi, là nơi những người có tội đang bị trừng phạt. Thế giới âm phủ cũng có vua, có quan, có các thần và kể cả ma quỷ... Con người thường tưởng tượng đường lên trời, lên tiên cảnh sẽ có mây bay, gió thổi nhẹ nhàng, có hoa thơm cỏ lạ và đó là không gian thần tiên, thoát tục... Còn đường xuống âm cung thăm thẳm, tối tăm với những hình ảnh ghê rợn (Phạm Công – Cúc Hoa). Trong “Bà Chúa Ba” cảnh tù ngục, âm cung mà Chúa Ba đi qua cũng hết sức tối tăm, u ám, một không gian của cõi chết chứa nhiều tội lỗi bao trùm: “Tối tăm ngày cũng mịt mùng, Quân tù eo óc đứa trong đứa ngoài” (Bà Chúa Ba). Không những thế, thế giới âm phủ hiện ra với vô vàn hình thức trừng phạt đối với con người khi ở trần gian gây nên nhiều tội lỗi: người hiểm độc sâu cay sẽ bị đem ném vào vạc dầu sôi sùng sục; những người gian dâm bị nhấn xuống “hồ sâu những máu tanh hôi”; với những người bất nghì, bất nhân thì “... nằm trên bàn chông, chông là chông sắt, lưng hông tồi tàn”; những kẻ “... lấp giếng, ngăn sông, phá việc vợ chồng, hoại kẻ công danh” đều bị đền tội. Tất cả tội lỗi như mắng chị, chửi anh, chửi chồng, bất hiếu, bất trung, giả dối... đều bị quỷ sứ, hổ lang, rắn hổ, rắn giun trừng phạt. Truyện thơ Nôm cũng cho biết âm phủ là nơi giam cầm đối với người có tội còn những người không tội sẽ sớm được đầu thai sang kiếp khác. Ngọc Hoa (Phạm Tải – Ngọc Hoa) đã tự tử để xuống âm phủ kêu oan cho chồng và nhờ Diêm Vương trả lại công bằng cho Phạm Tải để cả hai vợ chồng đều được tái sinh (Phạm Tải – Ngọc Hoa). Như vậy, âm phủ có công bằng và lẽ phải. Đối với những người sống tốt như Cúc Hoa thì khi chết đi sẽ được thư thả, an nhàn nơi chín suối. Âm phủ và thiên đình cách nhau khá xa có dương gian là giới hạn phân ranh. Nhưng thiên đình và âm phủ cũng có liên thông với nhau như việc trời lệnh cho Diêm Vương cải tử hoàn sinh cho Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa và Phật Tổ cũng lệnh cho Diêm Vương để Chúa Ba được tận tường mắt thấy, tai nghe những tù ngục bị khảo tra khi Chúa Ba đi qua mười tám cửa ngục. Trong suy nghĩ của con người nơi trần thế, phần đông con người sau khi chết thường sẽ xuống âm phủ. Nên đa phần người ta nghĩ “âm phủ là lối đi về sau cái chết, là sự kết thúc của một kiếp người”. Khi có điều buồn phiền bế tắc... nếu suy nghĩ theo hướng tiêu cực, bi quan con người cũng dễ dàng tìm đến cái chết. Nhất là những người yêu nhau tha thiết mà do hoàn cảnh phải chia ly thì người ta có khi lại chọn cách chia ly bằng cái chết và mong gặp nhau ở âm phủ để tiếp nối nợ duyên như trường hợp của Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên), Ngọc Khanh (Dao Tiên), Quỳnh Thư (Sơ Kính Tân Trang) còn Thúy Kiều thì muốn kết thúc quãng đường lưu lạc tủi nhục của mình bằng cách trốn chạy xuống âm ty... 3.1.3. Thế giới dương gian Khi con người lìa khỏi cõi dương gian thì lúc đó linh hồn sẽ bay bổng trong không trung, linh hồn lên tận trời cao, xuống dưới âm phủ, có thể về lại dương gian thăm người thân... Linh hồn có thể phù trợ cho con người nhưng linh hồn cũng có thể hãm hại con người. Chính vì vậy, linh hồn là yêu tố tâm linh đặc biệt có thể linh ứng, liên thông ở nhiều cõi: thế giới âm phủ, thế giới trần gian và cả thế giới thiên đình... Trí tưởng tượng của con người rất phong phú, linh hồn Cúc Hoa từ thế giới âm phủ trở về dương thế để thăm con rồi lại xót xa lìa con khi trời sắp sáng. Linh hồn nàng còn về báo mộng và mong muốn Phạm Công tìm người vợ kế để trông nom hai trẻ, coi sóc cửa nhà để Phạm Công không phải duyên tình dở dang... (Phạm Công – Cúc Hoa). Đặc biệt hồn của Chúa Ba (Bà Chúa Ba) có thể đã qua tu luyện thành phật, thành tiên hay có Phật Tổ độ trì mà hồn nàng thoát ra khỏi xác ở dương trần đi qua hết mười tám tầng địa ngục, tận mắt thấy, tai nghe những cảnh tượng, tiếng kêu than của ngục tù. Chúa Ba xót xa, thành tâm cầu nguyện giải thoát cảnh tù ngục tối tăm đem lại cảnh thiên đường nơi âm phủ. Rồi hồn Chúa Ba trở lại nhập vào xác ở dương gian. Sau này, đắc đạo hồn Chúa Ba lại được lên Thiên đình. Linh hồn có sức mạnh riêng của nó, chính linh hồn đã giúp Ngọc Hoa xuống âm phủ đòi được sự công bằng cho Phạm Tải ở chốn âm ty (Phạm Tải – Ngọc Hoa). Như vậy, lúc sống ở dương gian, Phạm Tải và Ngọc Hoa phải chịu uất ức trước thế lực của tên Biện Điền và Vua Trang Vương, Ngọc Hoa không đòi được sự công bằng nhưng khi chết xuống âm phủ thì linh hồn lại linh ứng và có sức mạnh đòi được sự công bằng của công lý qua việc vua Diêm Vương đã trị tội tên vua Trang Vương độc ác. Bên cạnh linh hồn về phù trợ, thăm viếng, giúp đỡ cho người thân như linh hồn của Cúc Hoa, Ngọc Hoa, Bà Chúa Ba hay linh hồn về báo mộng cho biết trước cuộc đời của Thúy Kiều qua Đạm Tiên thì còn có linh hồn của Xà tinh, Trăn tinh hiện về tìm cách hãm hại Thạch Sanh qua việc tổ chức trộm vàng, bạc của triều đình rồi gieo họa cho Thạch Sanh. Như vậy, linh hồn là một yếu tố tâm linh đặc biệt trong thế giới tâm linh của Truyện thơ Nôm. Bởi linh hồn có thể tồn tại và đi qua cả ba thế giới thiên đình, dương gian và âm phủ mà con người dù có sức mạnh đến đâu vẫn không thực hiện được. Linh hồn là yếu tố tâm linh vừa là niềm tin trong tín ngưỡng của nhân dân. Như vậy, cuộc sống ở dương gian luôn bị chi phối bởi thế giới thiên đình và thế giới âm phủ. Con người tin tưởng rằng sống tốt đẹp sẽ được lên trời, sống giả dối, tàn ác sẽ bị trừng phạt. Các yếu tố tâm linh khá phong phú đã góp phần tạo nên tư tưởng rất bay bổng của con người về thế giới thiên đình, dương gian, âm phủ. Niềm tin tưởng vào sự tồn tại, hiện diện của linh hồn như gieo vào suy nghĩ, tư duy của con người một niềm tin chết vẫn chưa hết, hồn sẽ còn tồn tại trên dương thế. Có lúc hồn phải xuống âm phủ nhưng có lúc hồn sẽ trở lại dương gian và có những linh hồn còn lên tới thiên đình, thượng giới. Niềm tin này sẽ góp phần củng cố thêm nét đẹp trong truyền thống tín ngưỡng của nhân dân đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà. Vì vậy, mỗi lần thắp hương con người không chỉ tìm cho mình một sự an tâm mà còn đem đến cho linh hồn những người thân, những người đã chết một sự ấm cúng, bớt quạnh hiu... Trí tưởng tượng phong phú của con người cũng thể hiện đời sống tâm linh phong phú của nhân dân về cuộc sống và thế giới xung quanh. Trong suy nghĩ của chúng ta cũng như theo tư duy, tín ngưỡng của mọi người. Dương gian là nơi mà con người đang tồn tại cả phần xác lẫn phần hồn. Nơi mà cuộc sống thực tại với tất cả những buồn vui, sướng khổ, những lo toan... Nơi hình thành nên những cá tính, nhân cách của con người, nơi tạo nên nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội... 3.2. Yếu tố tâm linh và chức năng hóa giải những vấn đề xã hội Thế giới tâm linh thật phong phú và đa dạng ở 1.894 hiện tượng xuất hiện trong 30 Truyện thơ Nôm khảo sát từ 6 nội dung. Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm đã góp phần phản ánh hiện thực đời sống tâm linh, hiện thực đời sống xã hội. Đồng thời thế giới tâm linh cũng góp phần hóa giải những vấn đề xã hội liên quan đến cuộc sống con người. 3.2.1. Luật nhân quả Luật nhân quả chỉ những kẻ luôn làm điều gian ác, bạo tàn, dối trá thì không có hậu tốt đẹp còn những người sống nhân hậu, thật thà, hay làm điều tốt thì dù có gặp sóng gió, khổ đau, bất trắc xảy ra nhưng cuối cùng sẽ được đền bù, sẽ được hạnh phúc. Dân gian thường có cách nói nôm na về luật nhân quả “Gieo gì gặt nấy” hay tục ngữ Pháp có câu “Ai gieo gió thì gặt bão”. Yếu tố tâm linh thể hiện sinh động, ấn tượng về luật nhân quả và có tác dụng sâu sắc đối với con người trong cuộc đời. Trang Vương bị vua Diêm Vương cho vào vạc dầu; Tào Thị, hai người chị của nàng Lý Dung và mẹ con Lý Thông bị Ngọc Hoàng cho Thiên lôi đánh chết; mẹ con Võ Thể Loan bị cọp bắt mang đi bỏ vào hang tối; Trịnh Hâm gian ác được Lục Vân Tiên tha mạng nhưng về tới Hàn Giang thì thuyền bị chìm và “Trịnh Hâm bị cá nuốt rày”. Trong cuộc đời còn có nhiều người phải chịu oan ức, khổ đau trước những tên cường quyền độc ác. Phạm Tải phải lìa trần vì sự ác độc của Trang Vương, Ngọc Hoa, Quỳnh Thư chỉ còn cách tìm đến cái chết để chống lại sự dâm ô, cưỡng bức của Trang Vương và tên đô đốc. Trời đã thấu rõ người hiền bị bức bách nên việc Ngọc Hoàng lệnh cho Diêm Vương cải tử hoàn sinh cho Phạm Tải – Ngọc Hoa và trừng trị vua Trang Vương là theo luật nhân quả của cuộc đời. Trang Vương gian ác, dâm ô phải bị trừng trị, hạnh phúc phải được đền bù cho Phạm Tải – Ngọc Hoa. Nếu Tào Thị và mẹ con Lý Thông vẫn còn tồn tại trên đời thì những người bị hà hiếp, oan ức sẽ còn tiếp tục khổ đau, bất công vẫn còn tồn tại và công bằng trong xã hội ở đâu?! Bởi thế, Thiên lôi đã thay trời thực hiện đạo lý ở đời. Ở truyện “Lục Vân Tiên”, gia đình của Võ Thể Loan đã không còn tình người, không những bội hôn lúc Vân Tiên lâm vào cảnh khốn cùng mà còn nhẫn tâm hãm hại cho Vân Tiên không còn đường sống. Sự trừng phạt của trời đối với mẹ con Võ Thể Loan – kẻ tham sang, bội bạc và tên Trịnh Hâm – tiếp tay cho bọn người tham lam, gian ác thật sự là bài học có giá trị đối với con người trong cuộc đời. Tất cả các hiện tượng mà các nhân vật bạc ác, gian tham, bất ngờ bị trừng phạt đã lý giải cuộc đời có luật nhân quả! Dù bản chất bạc ác, gian tham con người có thể che đậy đối với người ở thế gian nhưng với đấng Trời cao, các thế lực thần linh, huyền bí thì tất cả những tội lỗi của con người đều được ghi nhận. Trời Phật, Thần Tiên và các thế lực siêu nhiên sẽ thực hiện luật nhân quả, sẽ trừng phạt những kẻ gian ác để giá trị nhân bản, nhân văn về người tốt mãi mãi được giữ gìn. Ý chí quyết tâm bảo vệ tình nghĩa vợ chồng của Phạm Công, của Ngọc Hoa, tấm lòng thành xả thân chịu cực hình của công chúa (Lý Công), lòng nhiệt thành của Cúc Hoa đối với Tống Trân và mẹ chồng (Tống Trân – Cúc Hoa), lòng hiếu thảo của Thoại Khanh hết lòng vì mẹ chồng và chung thủy với Châu Tuấn... đã có kết quả tốt đẹp. Không phải trong cổ tích mà như trong cổ tích! Chấp nhận dấn thân trên hành trình tìm chồng nơi xa xứ, trải qua bao gian nguy, tủi nhục, đau buồn để rồi công chúa Nam Việt có được hạnh phúc trọn vẹn bên Hoàng Trừu, đó là kết quả được bù đắp cho ý chí và lòng quyết tâm. Công chúa Nam Việt phải được minh oan, phải được đón nhận tình yêu thương của hoàng tử Hoàng Trừu và Thánh hoàng phương Bắc sau tất cả những đắng cay! Cô Tấm trải qua bao gian nan vì sự ích kỷ của mẹ con Cám để cuối cùng được sống hạnh phúc với nhà vua còn mẹ con Cám phải nhận lấy kết cục bi thảm. Trần Minh (Trần Minh khố chuối) phải trải qua cảnh nghèo đói ăn mày, phải chịu khổ nhục trước cảnh khinh khi của đám học trò giàu có. Cuối cùng, Trần Minh thi đỗ trạng nguyên và được vua nhường ngôi báu. Có được điều đó, con người gởi gắm niềm tin vào trời phật, thần linh và quan niệm của nhân gian về triết lý “nhân quả” của đạo Phật. Con người có thể tự thực hiện được công lý và đòi lại sự công bằng như trường hợp của Phương Hoa đòi lại sự công bằng, minh oan cho gia đình của Cảnh Yên và tố cáo tội ác của tên Tào trung úy là do Phương Hoa có niềm tin vào luật nhân quả. Niềm tin đó đã giúp Phương Hoa có sức mạnh, có nghị lực làm được điều hết sức to tát là cải trang, đội tên Cảnh Yên để đi thi và đậu tiến sĩ để cứu gia đình chồng thoát khỏi cảnh hàn vi trong khi lánh nạn. Nếu Trời đã trừng phạt mẹ con Võ Thể Loan và Trịnh Hâm mà không tái hợp duyên tình cho Nguyệt Nga và Vân Tiên thì cũng sẽ chưa hợp với đạo nghĩa ở đời. Nên không những Nguyệt Nga sum họp với Vân Tiên mà anh chàng đốn củi Thạch Sanh cũng sánh duyên với công chúa. Đó là kết quả tốt đẹp cho người lương thiện, thẳng ngay, sống có nghĩa tình. Dân gian thường nói trước khi đắc đạo thì con người phải vượt qua tất cả những thử thách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN069.pdf
Tài liệu liên quan