Luận văn Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Kết cấu báo cáo 3

CHƯƠNG I 4

THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH CAO TUỔI HÀ NỘI 4

1.1. Đặc điểm địa lý kinh tế 4

1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý 4

1.1.2. Đặc điểm kinh tế 4

1.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội 6

1.2.1. Văn hoá sinh hoạt 6

1.2.1.1. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội 6

1.2.1.2. Văn hoá mặc của người Hà Nội 7

1.2.1.3 Văn hoá ở 9

1.2.2 Văn hoá ứng xử và tính cách của người Hà Nội 10

1.2.3. Phong tục tập quán 11

1.2.4. Tôn giáo tín ngưỡng 13

1.2.5 Đặc điểm xã hội 14

1.3. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi Hà Nội 15

1.4. Xu hướng du lịch của người cao tuổi Hà Nội 16

1.4.1. Các chương trình du lịch ưa thích 16

1.4.2. Thời gian đi du lịch 17

CHƯƠNG II 18

THỊ HIẾU TIÊU DÙNG DU LỊCH NỘI ĐỊA 18

CỦA DU KHÁCH CAO TUỔI HÀ NỘI 18

2.1. quá trình khảo sát 18

2.1.1 Khảo sát thực địa và thu thập số liệu. 18

2.1.2. Quá trình điều tra xã hội học 19

2.2. Kết quả khảo sát 22

2.2.2. Thị hiếu về điểm đến 22

2.2.3. Thị hiếu ẩm thực 26

2.2.4. Thị hiếu về dịch vụ lưu trú 27

2.2.5. Thị hiếu về mua sắm 29

2.2.5. Về hình thức tour 32

2.2.6 Về phương tiện vận chuyển 34

2.2.7 Các thị hiếu khác 34

CHƯƠNG III 36

ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU TIÊU DÙNG 36

DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA DU KHÁCH CAO TUỔI HÀ NỘI 36

3.1. Đối với công ty du lịch 36

3.1.1 Bộ phận marketing 36

3.1.2. Với bộ phận điều hành 37

3.2. Ứng dụng cho hướng dẫn viên 38

3.3 Ứng dụng cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm 40

KẾT LUẬN 42

Chương trình điều tra xã hội 43

MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH PHỔ BIẾN 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh và thời kỳ hoà bình. Đa phần người cao tuổi có sự tham gia vào cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ những năm cuối cùng, vì thế trong nếp sống, nếp nghĩ còn thiên về tư tưởng truyền thống. Vì vậy những chuyến du lịch mà họ lựa chọn nhiều chuyến đi về nguồn, thăm lại chiến trường xưa… Bên cạnh đó cũng đã có những tiếp thu những tư tưởng mới của xã hội hiện đại nên có tâm lý thoải mái hơn, lạc quan yêu đời hơn. Có rất nhiều chuyến đi mang tính nghỉ ngơi thư giãn tại các điểm du lịch cuối tuần ở các tỉnh phụ cận như Hà Tây, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Người già vốn ưa thích sự gặp mặt, đoàn tụ nên cũng thường hay tổ chức các chuyến du lịch thăm thân. Bên cạnh đó là sở thích đi chùa. Người Việt Nam có câu “ trẻ vui nhà già vui chùa” chính vì vậy rất nhiều chuyến du lịch thăm và lễ đền chùa được người già ủng hộ. Những lần đi này hầu như được tổ chức thường niên và mỗi năm có thể đi nhiều lần. 1.4.2. Thời gian đi du lịch Người cao tuổi có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Họ thường đi vào các ngày cuối tuần khi cả gia đình đều được nghỉ cho những chuyến đi du lịch gần như đi nghỉ ngơi thư giãn tại các khu du lịch sinh thái. Đối với các chuyến đi xa hơn thì những ngày cuối tuần cũng được chọn. Bên cạnh đó là những dịp lễ như 30/4 - 1/5, 2/9…Trong dịp lễ hội thì tháng giêng thu hút khách hơn cả vì đó là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất trong năm và có nhiều lễ hội diễn ra. Nếu đi nghỉ dưỡng thì mùa hè là rất lý tưởng với các khu du lịch nghỉ mát, khí hậu trong lành và có khoảng cách gần với Hà Nội . Đó là những thời điểm mà du khách thường lựa chọn cho mình để có được chuyến du lịch như ý nhất. Mỗi chuyến đi sẽ giúp người ta thấy mình trẻ lại thấy yêu cuộc sống, yêu đời hơn và cuộc sống có ích hơn cho gia đình và cho xã hội. Vì thế mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội cần luôn khuyến khích động viên tinh thần người cao tuổi bằng những việc làm cụ thể như giúp các cụ hoà đồng vào xã hội thông qua các tập thể,các hoạt động tại chỗ và các chuyến đi du lịch nhằm giúp cho các cụ có cuộc sống khoẻ, sống vui, sống có ích cho gia đình và xã hội. Chương II Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội 2.1. quá trình khảo sát 2.1.1 Khảo sát thực địa và thu thập số liệu. Mọi nghiên cứu đều khởi đầu bằng phương pháp thu thập số liệu và phân tích tư liệu thứ cấp. Trong thời gian làm báo cáo này, sinh viên đã tự tìm cho mình những tài liệu có nội dung tương ứng nhằm hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu. Những tài liệu đó bao gồm: sách, báo, các tập bài giảng của các thầy cô giáo trong khoa và các bài đăng trên các trang điện tử. Khi sử dụng phương pháp này sinh viên đã có được một cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, những kết quả đã được giải quyết và những vấn đề còn đang tồn tại. Tuy nhiên nhiều tư liệu cùng nghiên cứu về một vấn đề nhưng có thông tin không giống nhau và một số thông tin không mang tính cập nhật. Vì vậy bản thân sinh viên khi sử dụng những tài liệu này có sự chọn lọc nhất định và tự rút ra cho mình những bài học mang tính khách quan. Sau khi đã thu thập tài liệu cho mình, sinh viên có quá trình nghiên cứu thực địa ngắn. sinh viên đã khảo sát tại địa bàn dân cư nơi đối tượng khách mà sinh viên nghiên cứu đang sinh sống và làm việc. Sinh viên đã tiến hành thăm dò một số ý kiến của những người cao tuổi trên địa bàn thành phố mà sinh viên đã lựa chọn. Cùng với việc thăm dò ý kiến , sinh viên đã đến gặp gỡ trao đổi thông tin với một số công ty du lịch đóng trên địa bàn và đạt kết quả cao trong việc khai thác thị trường này. Nổi bật là công ty Du lịch Việt ( Viettour ) tại địa chỉ 31 Núi Trúc – Ba Đình – Hà Nội. Là một công ty có lượng khách là người cao tuổi rất lớn tại các quận Ba Đình, Cầu Giấy, công ty du lịch Trung Đức 9 Tô Vĩnh Diện… Và công ty du lịch Tân Đông Phương địa chỉ 98 Triều Khúc- Thanh Trì - Hà Nội . Đây cũng là công ty có lượng khách người cao tuổi tương đối lớn và có tính trung thành. Tại các công ty này, sinh viên đã được tiếp cận với các số liệu thống kê về lượng khách từ năm 2007 đến thời điểm này của năm 2008 và những năm trước đó. Kết hợp với quá trình sinh viên đã có khoảng thời gian thực tập và cộng tác tại các công ty này. Trong quá trình cộng tác với các công ty trên, sinh viên đã được đi tour thực tế vào các dịp lễ hội đầu năm, các tour thăm di tích lịch sử cùng với các cựu quân nhân, cựu thanh niên xung phong . Thời gian đó sinh viên đã được trực tiếp tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu và sở thích của du khách, trực tiếp quan sát các hoạt động của khách cũng như các phản ứng khác nhau của du khách đối với các điểm du lịch, các dịch vụ của diểm đến và các dịch vụ khác mà công ty du lịch cung cấp. Qua đó sinh viên đã tự tổng hợp các kết quả phục vụ cho bài nghiên cứu của mình. 2.1.2. Quá trình điều tra xã hội học Trong quá trình này sinh viên khảo sát đặc điểm xã hội của đối tượng khách du lịch, lấy ý kiến điều tra xã hội học, sinh viên tập trung chủ yếu vào việc điều tra phân tích thị trường như điều tra sở thích, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của khách, tìm hiểu sức hấp dẫn của các điểm du lịch tài nguyên du lịch và chất lương dịch vụ đối với khách. Trong thời gian tiến hành điều tra, sinh viên đã lần lượt thực hiện các bước sau: - Mục đích điều tra: Quá trình điều tra nhằm thu thập ý kiến khách hàng, mang lại các kết quả thực tế cho bài nghiên cứu. Từ các kết quả này sinh viên tổng hợp thành các thị hiếu chung của du khách. - Đối tượng điều tra: Đó là người cao tuổi - Phạm vi điều tra: Sinh viên lựa chọn người cao tuổi ở các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân. Với độ tuổi trong khoảng 60 đến 70 tuổi. Tổng số người điều tra là 800 người. Thời gian tiến hành điều tra từ 5/4 đến 20/4/2008. Trong dịp này thì đối tượng điều tra đã kết thúc các chuyến đi tour đầu năm và định hướng cho các chuyến đi tiếp theo vào dịp 30/4 - 1/5 và thời điểm mùa hè. Vì vậy họ sẽ có các thông tin tương đối xác thực. - Phương pháp điều tra: Sinh viên đã thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi xoay quanh sở thích của khách trong khi đi du lịch. Sinh viên đã đến các địa bàn trên, gặp gỡ người cao tuổi trong các công viên vào buổi sáng và buổi chiều khi họ vừa kêt thúc các bài tập thể dục để phát phiếu điều tra. Ngoài ra còn liên hệ với các Hội Phụ Nữ, hội Người cao tuổi, Hội Cựu Chiến Binh tìm sự giúp đỡ. Trên mỗi địa bàn sinh viên phát ra 200 phiếu, tổng cộng 4 quận là 800 phiếu. Do đối tượng là người cao tuổi nên sinh viên đã thiết kế bảng hỏi với số lượng câu hỏi không quá nhiều, chủ yếu là các câu hỏi đóng, nội dung các câu hỏi không khó trả lời. - Kết quả điều tra: Sau khi điều tra, sinh viên đã tổng hợp số liệu và cho ra kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát: (Đơn vị tính %) STT Thị hiếu Tổng Phân Loại 1 Điểm đến 100 Đền chùa Khu DTLS Khu DLST biển Vùng núi thấp 38.25 23 16 13.5 9.25 2 ẩm Thực Ăn chính Tđ nhiều rau xanh, món ăn nhẹ, ít dầu mỡ Tđ nhiều đặc sản + rau xanh 100 84 16 Ăn phụ Buýt-phê Bún phở cháo Các loại khác 100 14.25 76 9.75 3 Khách sạn 100 Mini Vừa Lớn 18.5 80.375 1.125 4 Mua Sắm Bánh kẹo TP Đồ lưu niệm Dược phẩm May mặc+ mỹ phẩm Thủ công mỹ nghệ 39.375 99.625 11 2.75 5.5 5 Hình thức tour 100 Đoàn thể Nhóm nhỏ Gia đình Một mình Không quan trọng 71.875 6.125 9 0.0 13 6 Phương tiện vc 100 Ôtô Tàu hoả Máy bay Tàu thuỷ 91.5 7.625 0.875 0.0 7 Thời lượng 1 ngày 2 đến 3 ngày 4 ngày Trên 4 ngày 100 27 2.25 0.75 8 Mật độ Tq/ngày 100 ít điểm và Tq kĩ Nhiều điểm và Tq nhanh 43 57 Ký hiệu trong bảng: DTLS: Di tích lịch sử DLST: Du lịch sinh thái Tđ : Thực đơn Tp : Thực phẩm Tq : Tham quan 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.2. Thị hiếu về điểm đến Với mỗi chương trình du lịch, điểm đến luôn là sự lựa chọn đầu tiên của du khách. Mỗi điểm đến có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch ở các độ tuổi khác nhau. Nếu người trẻ tuổi như học sinh và sinh viên thích vùng núi hoang sơ, để được hoà mình vào với thiên nhiên, khám phá thiên nhiên vĩ đại và kỳ bí, để thoả mãn trí tò mò lòng hiếu kỳ. Vậy họ sẽ đến với Vườn quốc gia Cúc Phương, núi Tam Đảo, biển đảo Cát Bà, vùng Tây Bắc rộng lớn và hùng vĩ….. Hay nếu muốn thoả sức vẫy vùng cùng các con sóng lớn thì họ sẽ đến với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang… Tại đó họ tìm được thú vui và cảm hứng cho chính mình. Nếu người độ tuổi trung niên thích những khu nghỉ dưỡng yên tĩnh và sang trọng như SunSpa Resort (Quảng Bình), Vạn Chài resort (Sầm Sơn)… hay thích đến những khu du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, SaPa.. và những khu vui chơi giải trí hiện đại như Tuần Châu, Đồ Sơn, Vinperland Nha Trang… Thì đối với người cao tuổi lại thiên về các điểm du lịch có tính cổ kính, tính lịch sử hay cách mạng. Người cao tuổi lại phân chia sở thích theo giới tính khác nhau. Phụ nữ thường thích các điểm du lịch đến các chùa chiền, đền thờ.. những danh lam thắng cảnh gắn liền với đời sống tâm linh. Đền chùa Các điểm du lịch đền chùa thì được 38,25% khách lựa chọn. Các địa danh như Chùa Hương, Yên tử, đền Mẫu, Phủ Dày..luôn hấp dẫn họ đặc biệt là các dịp lễ. Với những mong ước cho bản thân, gia đình, con cái luôn bình an, sức khoẻ, làm ăn phát đạt và sống hạnh phúc, họ tìm đến các chùa để lễ lạt, cầu xin đấng linh thiêng. Vào dịp hội xuân đầu năm các hội phụ nữ, hội người cao tuổi …tổ chức rất nhiều chuyến du xuân cầu lễ với niềm tin rằng “ có thờ có thiêng”. Người già cao tuổi sức yếu nhưng niềm tin và tín ngưỡng thì lại mãnh liệt hơn bao giờ hết. Mỗi khi đi lễ chùa, du khách cảm thấy thật thanh thản, từ cửa Phật bước ra mọi nỗi buồn trong cuộc sống đều tan biết nhường chỗ cho sự lạc quan yêu đời. Lễ chùa trở thành nếp sống đẹp của người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Tuy rằng không phải ai cũng theo đạo phật nhưng khi về già thì người ta luôn hướng Phật. Không chỉ lễ đầu năm mà những ngày mùng 1 và ngày rằm đều rắt thích đi lễ chùa. Đặc điểm của nước ta là các lễ hội hầu hết diễm ra vào dịp đầu năm “ Tháng giêng là tháng ăn chơi” cũng là khoảng thời gian để người ta có dịp đi du lịch lễ hội đến những chùa nổi tiếng là đẹp và linh thiêng. Nơi đón khách đông nhất là Yên Tử và Chùa Hương. “ Dù ai quyết chí tu hành Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu “ Các bà còn khuyên các con cháu rằng nếu trong 3 năm liền mà đi lễ Chùa Hương thì cầu gì được nấy. Nhiều người vì thế năm nào cũng đi Chùa Hương. Các chùa khác trong khu vực cũng có sức hấp dẫn tương đối lớn. Theo nhiều người đi chùa thì không nhất thiết phải là chùa lớn, miễn trong tâm có phật…Như Hội Phụ nữ phường Ngọc Hà, đầu năm 2008 đã tổ chức rất nhiều tour du lịch lễ hội thông qua công ty Du Lịch Việt. Điểm đến là các chùa Hải Phòng (Chùa Dư Hàng, Chùa Hàng Kênh, Chùa Đỏ, Đền Bà Đế) các chùa Nam Định, Phủ Dày và một số chùa ở Hà Tây (Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Trầm, Chùa Trăm Gian). Và lễ chùa thì không kể chùa đó ở miền núi hay đông bằng. Có những ngôi chùa, đền toạ lạc ở những vùng núi cao, phải đi bộ, phải trèo đèo nhưng họ không hề ngại (Đền Đức Thánh Cả ở đỉnh núi Ba Vì, đền mẫu ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ) ... trước đây khi chưa có điều kiện xây dựng các đường cáp treo ở Chùa Hương, Yên Tử thì lớp lớp người già vẫn thành tâm leo lên cửa chùa cách mặt đất đến nghìn mét độ cao. Thậm chí cho đến bây giờ khi đã có cáp treo rồi nhưng nhiều cụ già vẫn muốn leo lên bằng đôi chân của mình, vừa đi vừa cầu khấn. Đến khi đã chồn chân mỏi gối rồi mà khi lên đến đỉnh, mọi sự mệt mỏi dường như tan biến, các cụ lại thấy khoẻ khoắn, tinh thần sảng khoái, tâm thanh thản như thể mỗi bướcđi đều rũ bỏ một phần lo âu phiền muộn. ý thích đi lễ chùa vừa do tâm lý phát sinh vưa do tác động của xã hội và ảnh hưởng cuả văn hoá truyền thống. Thế nên cứ mỗi dịp đầu năm, các điểm lễ hội lại dồn dập đón một lượng khách lớn từ thập phương đổ về. Khu di tích lịch sử cách mạng Xét về lứa tuổi này, có nhiều người từng là cựu quân nhân, là các chiến sĩ, các thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chông đế quốc Mỹ năm xưa. vì vậy các chuyến đi về những di tích lịch sử luôn thu hút và được ủng hộ hơn nhất là đối với nam giới. Có 23% khách lựa chọn các chuyến di về các khu di tích lịch sử cách mạng Nhiều công ty du lịch hiện nay trên địa bàn Hà Nội tổ chức các tour du lịch về nguồn với các tuyến: - Hà Nội –ATK Định Hoá - Thái Nguyên - Hà Nội – K9 Đá Chông- Ba Vì - Hà Nội – Tân Trào – Pác Bó.. các tuyến thăm chiến trường xưa như: - Hà Nội – Ngã ba Đồng Lộc -Nghĩa Trang Trường Sơn- Thành cổ Quảng Trị- Đường 9 Nam Lào… - Hà Nội – Điện Biên Phủ Những chuyến đi như thế luôn đem lại cảm xúc bồi hồi cho du khách, gợi lại cho họ những hoài niệm về một quá khứ oanh liệt mà chính bản thân họ đã trải qua dù it dù nhiều. Các khu du lịch sinh thái Đối với các khu du lịch mang tính nghỉ dưỡng như các resort cũng có sức hấp dẫn đối với du khách ở lứa tuổi này. người già thường đi du lịch nghỉ dưỡng cùng với con cháu trong gia đình trong dịp cuối tuần. Các điểm nghỉ dưỡng được chọn như khu vực Ba Vì ( Hà Tây ) với nhiều resort đẹp và hấp dẫn( ASEAN resort, Tản Đà resort…) Khu du lịch biển Du lịch nghỉ biển thường là Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng) , Sầm Sơn (Thanh Hoá)…. Tỷ lệ lựa chọn là 13.5% và thường là lựa chọn của những người đi theo gia đình hay nhóm nhỏ. Những điểm này ít thu hút khách cao tuổi đi theo đoàn lớn vì nó được coi là không phù hợp. Người cao tuổi không có nhiều hứng thú với việc đùa giỡn với sóng biển hay đắm mình nơi làn nước trong xanh của đại dương. Người cao tuổi cũng không ham thích với việc leo núi lội rừng để khám phá, chiêm ngưỡng thiên nhiên…. Cái họ cần là một không gian yên tĩnh, một bầu không khí trong lành và sự quan tâm chăm sóc trong chuyến đi cả về vật chất lẫn tinh thần. Khu du lịch vùng núi thấp Điểm tham quan ở các khu vực núi thấp chiếm 9.25% sự lựa chọn.Tỉ lệ này không cao so với các lựa chọn khác. Người cao tuổi đi thăm quan các địa danh gần khu vực thành phố Hà Nội thường là các điểm Côn Sơn – Kiếp Bạc, Tam Cốc Bích Động, Hồ Núi Cốc, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên… 2.2.3. Thị hiếu ẩm thực Đi du lịch với mong muốn tâm lý được thoải mái thoát khỏi trạng thái thường ngày mọi thứ đều phải khác biệt nhất là trong vấn đề ăn uống. Ai cũng thích trong mỗi chuyến đi, mỗi điểm đến đều được thưởng thức những món khác nhau, là đặc sản địa phương của các vùng miền. ở Hà Nội thức gì cũng có, của ngon vật lạ đều không thiếu song, được đến tận quê hương của những của ngon vật lạ ấy, được chính bàn tay của người dân địa phương làm ra và và phục vụ thì cảm giác ngon và thú vị tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên người già có sự khác biệt về ăn uống so với các độ tuổi khác. Người già rất kỹ tính trong việc ăn uống của chính mình, nhất là với người Hà Nội đã vốn có sự tinh sành về ăn uống. Với một đoàn du khách đông người, du khách luôn ưa thích ăn ở nhà hàng tiên lợi nhất về mặt đi lại, chỗ ngồi thoáng mát, bàn ăn phải đẹp và lịch sự, không quá ồn ào (các nhà hàng ở trong khách sạn là hợp lý nhất). Với các bữa ăn sáng thì các món tương đối quen thuộc và dễ ăn nhất với người già là bún, phở hay cháo. 76% du khách cao tuổi thường xuyên chọn các món này. Kiểu ăn buýt-phê cũng tương đối được ủng hộ (14.25%). 9.25% chọn các món khác (các loại bánh, đồ ăn nhẹ khác) Các bữa chính được lựa chọn nhiều với thực đơn nhiều rau xanh, củ quả kết hợp với một số đặc sản… những món giàu chất xơ, ít béo, ít đường, đạm (84%). Bữa ăn dược chế biến với độ chín kỹ, độ mềm phù hợp. Hạn chế những món tanh (hải sản, cua, ốc…). Một phần nhỏ khách thích bữa ăn có nhiều đặc sản địa phương tất nhiên những món này cũng phải được chế biến phù hợp. 2.2.4. Thị hiếu về dịch vụ lưu trú Dịch vụ lưu trú bao gồm các nhà nghỉ khách sạn, những cơ sở sẵn sàng tiếp nhận du khách ngủ nghỉ qua đêm. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới phân loại khách sạn theo các cấp độ từ 1-5 sao. Trong bài nghiên cứu này sinh viên tạm thời chia làm 3 loại khách sạn khác nhau đó là khách sạn mini (chưa được xếp sao đến 1 sao), khách sạn vừa (2-3 sao), khách sạn lớn (4-5 sao) Đối với giá phòng của khách sạn mini thì mọi du khách đều có khả năng chi trả. Tuy nhiên khách đi theo đoàn đông không thích ở loại khách sạn này do điều kiện cơ sở vật chất hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách. Với khách sạn mini thì số lượng phòng từ 10-20 phòng, nhiều khi là thiếu và không phải chất lượng phòng bao giờ cũng đồng đều. Đội ngũ nhân viên của loại khách sạn sẽ khó đáp ứng kịp thời được nhu cầu của đoàn nhất là với tình trạng đội viên ở khách sạn mini thường là không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Nếu như phải tiếp nhận một đoàn khách lớn rất dễ gặp lúng túng trong thao tác nghiệp vụ… Điều đó gây cảm giác không hài lòng cho khách. Hơn nữa trong một khách sạn không những chỉ có một đoàn khách lưu trú mà còn tiếp nhận nhiều khách khác nhau vì thế nếu một đoàn khách tương đối đông lưu trú trong khách sạn mini sẽ gặp một số khó khăn (vấn đề nước sinh hoạt bị thiếu là hay gặp nhất ) Tuy nhiên đó là đối với đoàn khách đông. đối với đoàn khách đi theo gia đình, đi ít người thì lại có sự lựa chọn khác. Trong hệ thống khách sạn mini có nhiều khách sạn tuy nhỏ nhưng việc kinh doanh phát triển vì thế mọi dịch vụ tương đối tốt với giá phòng hợp lý. Những khách sạn này thường có kiểu dáng kiến trúc đẹp mắt, cách bài trí nội thất sang trọng đội ngũ nhân viên nhiệt tình chu đáo, có tính chuyên môn tương đối cao ( khách sạn Hoa Lan ở Huế, Anh Đào ở Tam Đảo) Loại khách sạn này là sự lựa chọn của một lượng khách đi theo nhóm, những khách sạn này thường có không gian yên tĩnh do it khách, hơn nữa bản thân khách đó thường là những người không thích sự ồn ào sôi động vì thế không gây sự phiền hà cho những người xung quanh. Có 18.5% số người được hỏi lựa chọn loại khách sạn này. Với các khách sạn lớn từ 4-5 sao như Sài Gòn Hạ Long hotel (Hạ Long), Morin (Huế), Victoria ( Sapa) ...thì tất cả mọi cơ sở vật chất , trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên của loại khách sạn đều mang tính ưu việt hơn cả. Tuy nhiên dịch vụ tốt tỉ lệ thuận với giá cả. Giá phòng của hệ thống khách sạn này so với mức thu nhập trung bình của người dân là rất cao. Mức giá của loại phòng standard thường là từ 80 USD/ phòng/ đêm trở lên tương đương với gần 1.3 triệu đồng Việt Nam. Mức giá này phù hợp với khách thương gia, khách công vụ và khách có chi trả cao. Chính vì thế đối với những người cao tuổi thì lượng khách sẵn sàng chi trả cho mức giá này là rất thấp.( 1.125%) Nguời già luôn có sự tiết kiệm nhất định. Nếu phải chi trả quá nhiều cho việc lưu trú của mình thì bị coi là quá lãng phí. Loại cơ sở lưu trú còn lại là loại khách sạn vừa từ 2-3 sao được coi là phù hợp hơn cả với tập khách có mưc chi trả trung bình. Loại khách sạn này rất phổ biến ở các khu du lịch. Các khách sạn này có nhiều loại phòng để khách lựa chọn với mức giá hợp lý thường từ 20-40 USD/phòng/đêm, mức giá này thì khách hoàn toàn có thể chấp nhận được. Có 80.375% khách thường xuyên ở loại khách sạn này. Tâm lý của người Việt nói chung và người cao tuổi nói riêng thì thường thích đi theo đoàn. Người ta khó chấp nhận một đoàn đi du lịch lại ở hai khách sạn khác nhau cho dù chúng ở gần nhau. Hơn nữa khi ở một khách sạn thì luôn mong muốn ở cùng tầng, cùng khu, tầng càng thấp càng tốt. Phòng có view thì rất được ưa chuộng, nó không chỉ tạo sự thoáng đãng mà còn có thể giúp khách được thư giãn, thoải mái khi quan sát bức tranh thiên nhiên bên ngoài. Vị trí của khách sạn cũng rất được khách quan tâm. Điều kỳ vọng đầu tiên của khách khi đến khu du lịch là khách sạn phải ở khu vực trung tâm, tiện cho việc đi lại, thăm quan, mua sắm,…Khách sạn gần trục đường chính, dễ nhận biết để tránh rắc rối trong viêc quên đường khi khách có thời gian tự do thăm quan khu du lịch. Kiểu dáng kiến trúc của khách sạn là góp phần tạo ra sự thích thú, thoải mái đối với du khách. Với tập khách mà sinh viên nghiên cứu thì hầu như ai cũng ưu thích các khách sạn có kiểu dáng hiện đại, sáng sủa thoáng đãng như khách sạn Holiday View, Hướng Dương, Giếng Ngọc ( Cát Bà), , Vân Hải, Bạch Đằng..Hoa Cương…( Hạ Long) , khách sạn Thăng Long, Biển Đợi, Nhà Khách Quân Khu 4…( Sầm Sơn). Nơi ăn chốn ở cho khách du lịch rất quan trọng. Vì thế để đảm bảo sự thành công cho một tour du lịch thì phải có cơ sở lưu trú tốt không chỉ nhằm làm tư giãn, phục hồi sức khoẻ cho khách sau một ngày tham quan mà còn phải tạo ra được cho du khách sự yêu thích, hứng khởi trong thời gian lưu lại đó. 2.2.5. Thị hiếu về mua sắm Việc mua sắm phụ thuộc vào từng chuyến đi là từng điểm đến. Nơi khách đến có những sản phẩm gì làm cho khách ưa thích hay có những sản phẩm đặc biệt gì là đặc trưng của địa phương, những sản phẩm gì ghi dấu ấn đến sự thăm quan của khách…? Những thứ đó quyết định việc khách có chi tiêu hay không cho việc mua sắm. Trên thực tế thì các mặt hàng sau được khách thường mua ( sắp xếp theo thứ tự giảm dần ). 1. Đồ lưu niệm (99.625%) 2. Bánh kẹo ,thực phẩm (39.375%) 3. Thủ công mỹ nghệ– dược phẩm –hàng may mặc, mỹ phẩm( dưới 11%) Hiện nay nhiều công ty du lịch tổ chức các tour du lịch kết hợp mua sắm với đích đến là các cửa khẩu với hàng dân dụng giá rẻ. Các loại hàng được ưa chuộng đối với mọi du khách là các loại hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan như đồ điện tử: quạt, nồi cơm điện, lò vi sóng..các mặt hàng khác như chiếu trúc, chăn bông, ga gối và các hàng điện tử cao cấp như Ipod, Cellphone, đầu kỹ thuật số, hàng mỹ phẩm,.. Của khẩu thu hút nhiều khách là cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Lao Bảo… Tuy nhiên đối với người già thì mua sắm trong tour đơn giản hơn nhiều. Họ không có nhu cầu đi mua sắm mà chỉ có mua sắm khi mình đi du lịch. Đồ lưu niệm Ngoài các khu mua sắm kể trên thì các khu du lịch dù lớn hay nhỏ đều có các shop hàng lưu niệm, các sản vật địa phương. Nếu như đi du lịch biển thì có các mặt hàng làm từ ốc biển ( vòng ốc, vỏ ốc ), từ chất liệu gỗ, đá, than đá…những loại hàng này có giá rẻ và giá trị lưu niệm cao. Thường thường trên các sản phẩm hay đề tên các điểm du lịch ( Cửa Lò, Hạ Long, Nha Trang…) dễ được du khách lựa chọn mua về làm quà. Mức giá trung bình của các sản phẩm này từ 10-20 nghìn đồng phù hợp với khả năng chi trả của mọi đối tượng khách. Với du khách là người cao tuổi thì thích mua vật lưu niệm nhỏ nhỏ xinh xinh mà không quá đắt để làm kỉ niệm. Hầu hết các du khách đều mua quà lưu niệm cho gia đình và người thân nhất là cháu nhỏ. Ví dụ như các đồ lưu niên được bán ở của hàng nơi của chùa để cầu may, một số đồ chơi trẻ em lạ mắt….. người già ít có nhu cầu mua sắm cho bản thân mình nhưng khi đi chơi thì hay nghĩ đến người ở nhà và có tâm lý mua gì đó về làm quà. Tỉ lệ người chưa từng mua các loại mặt hàng lưu niệm rất ít, chỉ vào 0.375% , số còn lại hay mua quà lưu niệm là 99,625%. tuy nhiên, còn một số tồn tại đó là đồ lưu niệm ở nước ta hiện nay không có sự khác biệt nhiều mang tính chất vùng miền, địa phương. Nếu khách đi vào khu chùa chiền ở nhiều nơi khác nhau nhưng sẽ thấy bán các loại sản phẩm giống nhau. Tình trạng này cũng xảy ra với khu vực miền biển hay khu du lịch miền núi. Vì thế mỗi du khách chỉ mua số lượng hàng rất ít. Về bánh kẹo, thực phẩm Mỗi vùng miền đều có đắc sản bánh kẹo riêng của mình và trở thành những thương hiệu nổi tiếng trong nước như bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Nam Định, mè xửng Huế, cu-đơ Ngệ An, bánh củ mài các vùng miền núi phía Bắc….thường được du khách lựa chọn. Các loại thực phẩm tươi ở các địa phương rất được ưa chuộng. Ngày nay người ta ai cũng thích các loại rau quả nhất là rau quả được coi là sạch ( không thuốc sâu, thuốc kích thích…). Các loại rau nổi tiếng khắp vùng mìên đó là rau sắng ( Chùa Hương ) su su ( Tam Đảo ) măng đắng ( Yên Tử ), các loại rau ở SaPa.. Nếu đi đúng mùa thì hầu hết các du khách đều tìm mua cho mình những đặc sản ấy. Loại thực phẩm tiếp theo được ưa chuộng đó là hải sản. Tại các khu vực như Đồ Sơn,Sầm Sơn, Cửa Lò ,đến mùa hè cung cấp rất nhiều hải sản cho du khách như Tôm, Cua Bể, Ghẹ,Mực tưoi, Mực khô.. ở đó còn có chợ hải sản thu hút rất nhiều các du khách đến thăm quan và mua hàng. Hải sản tươi được đóng vào các thùng đá rất gọn, tiện lợi và an toàn. du khách có thể mang về nhà mà không sợ bị hư vì thế khách rất thích mua về cho gia đình mỗi khi có dịp đến các vùng đó . Tỷ lệ khách thích mua các mặt hàng này chiếm 39.375%. Hàng thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, hàng may mặc, mỹ phẩm Tỷ lệ người cao tuổi mua các loại như dược phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc và mỹ phẩm thì không cao lắm. Những thể loại này chỉ chiếm dưới 11% trong các sự lựa chọn của du khách. Đối với hàng hóa may mặc thì phụ nữ thường chỉ mua sắm những thứ đơn giản như khăn quàng cổ, vải vóc, găng tay, tất chân… . Những loại mặt hàng này phải là những loại có chất lượng tương đương nhưng có giá thấp hơn so với giá tại địa bàn cư trú của khách thì mới được ưa chuộng. Mặt hàng mỹ phẩm hầu như không được quan tâm cho lắm. các mỹ phẩm thông dụng như: dầu gội đầu, sữa tắm hay xà bông.. thì đã có con cháu ở nhà lo chu đáo chẳng mấy ai chịu khó mua mấy thứ đó về. Chỉ một số it người để ý đến việc mua sắm hàng hóa mỹ phẩm. Nếu là dược

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 131.doc