MỤC LỤC
Trang
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương I : Tổng quan chung về bảo hiểm và bảo hiểm du lịch
I. Lý luận chung về bảo hiểm
1. Khái niệm về bảo hiểm
2. Phân loại bảo hiểm
3. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm
II. Bảo hiểm du lịch
1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm du lịch
2. Vai trò của bảo hiểm du lịch
2.1 Đối với người tham gia bảo hiểm và xã hội
2.2 Đối với các công ty bảo hiểm
2.3 Mối quan hệ với ngành du lịch
3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm du lịch
3.1 Bảo hiểm cho khách du lịch trong nước
3.2 Bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam
3.3 Bảo hiểm cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
III. Các điều kiện để đẩy mạnh nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
1. Thị trường du lịch Việt Nam và nhu cầu của khách du lịch
2. Khả năng của các công ty bảo hiểm
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
I. Sơ lược chung về PJICO
1. Lịch sử ra đời
2. Tình hình hoạt đông kinh doanh của PJICO
2.1 Các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
II. Vài nét về thị trường bảo hiểm du lịch Việt Nam
III. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
1. Khâu khai thác
1.1 Quy trình khai thác
1.2 Kết quả khai thác
1.2.1 Kết quả khai thác toàn công ty
1.2.2 Kết quả khai thác trên địa bàn Hà Nội
2. Khâu giám định và bồi thường
2.1 Giám định
2.2 Bồi thường
2.2.1 Quyền lợi của người được bảo hiểm
2.2.2 Thủ tục yêu cầu bồi thường
2.2.3 Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
3. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
4. Kết quả kinh doanh chung của nghiệp vụ
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Chương III : Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
I. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
1. Nhà nước
2. Ngành du lịch
3. Các ngành hữu quan khác
II. Giải pháp đối với PJICO
1. Trong quá trình tiến hành các khâu của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch
1.1 Khâu khai thác
1.2 Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
1.3 Khâu giám định và bồi thường
2. Một số biện pháp khác
2.1 Về công tác tổ chức cán bộ
2.2 Về công tác hạch toán của công ty
2.3 Về việc gia nhập thị trường chứng khoán
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục 1
3
3
3
4
7
9
9
11
11
11
12
13
13
15
17
19
19
24
26
26
26
27
27
29
30
34
34
34
45
45
49
53
53
54
55
58
61
64
65
68
68
69
71
71
71
74
76
76
76
76
79
81
83
83
84
84
86
87
88
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường du lịch Việt Nam với vấn đề mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm PIJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c PJICO chấp nhận trả tiền bảo hiểm
Biểu phí và số tiền bảo hiểm đối với người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Số tiền bảo hiểm
Tuỳ theo sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm
Bằng ngoại tệ (USD)
Về người: Từ 1000 USD đến 10.000 USD/người.
Về hành lý : Bằng 10% STBH về người.
Bằng đồng Việt Nam:
Về người : Từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng/người
Về hành lý : Bằng 10% STBH về người.
Phí bảo hiểm
+ Phí cơ bản :
Với tập thể đi thành đoàn có tổ chức và chương trình cụ thể đã định trước:
Thời hạn bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm 1 người/ngày
trên số tiền bảo hiểm về người
Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10 0,012%
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 0,010%
Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 60 0,008%
Từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90 0,007%
Từ ngày thứ 91 trở đi 0,005%
Với cá nhân:
Thời hạn bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm 1 người/ngày
trên số tiền bảo hiểm về người
Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10 0,015%
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 0,012%
Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 60 0,010%
Từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90 0,008%
Từ ngày thứ 91 trở đi 0,005%
+ Phụ phí : áp dụng cho các trường hợp người được bảo hiểm khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu có tính chất chuyên nghiệp các môn : bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván…
Phụ phí = 0,1%/STBH/người/cuộc thi đấu/ngày
c. Các quy định khác về phí bảo hiểm :
1. Trường hợp người đi du lịch vượt quá thời gian ghi trên hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và xin gia hạn hợp đồng bảo hiểm, đại diện người được bảo hiểm phải nộp thêm phí bảo hiểm trước khi hết hạn đã ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Nếu không xin gia hạn thì sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm quy định.
2. Trường hợp người được bảo hiểm đang đi với tư cách là hành khách công cộng trở về nước và nếu theo dự định sẽ đến nơi trước khi kết thúc thời hạn ghi trên hợp đồng bảo hiểm, nhưng bị chậm chễ vì lý do khách quan thì thời hạn bảo hiểm được tự động kéo dài cho tới khi hành trình trở về của người được bảo hiểm chấm dứt và không phải nộp thêm phí bảo hiểm.
3. Trường hợp một trong hai bên đề nghị huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, phải thông báo cho bên kia biết trước 24 giờ. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ bỏ, phí bảo hiểm của thời gian còn lại sẽ được trả 80% với điều kiện đến thời điểm đó, người được bảo hiểm chưa có lần nào được PJICO chấp nhận trả tiền bảo hiểm.
Ký kết hợp đồng bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
Khâu cuối cùng trong bước tổ chức khai thác bảo hiểm chính là ký kết hợp đồng bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là khâu đòi hỏi phải tiến hành một cách chính xác, cẩn thận. Vì vậy, khai thác viên bảo hiểm phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu để ký kết hợp đồng bảo hiểm và thực hiện tuần tự theo các bước sau :
1. Cán bộ bảo hiểm gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho đơn vị được bảo hiểm, lập làm 3 bản (gồm cả danh sách đối tượng bảo hiểm):
Một bản lưu tại đơn vị được bảo hiểm
Một bản lưu ở phòng
Một bản lưu ở phòng kế toán tài vụ
(Có mẫu kèm theo chữ ký và dấu của thủ trưởng đơn vị, phần tính phí do cán bộ của PJICO tính)
2. Khi đơn vị được bảo hiểm gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm và danh sách người được bảo hiểm, điều khoản thanh toán có thể bằng séc, uỷ nhiệm chi hoặc ngân phiếu… Các cán bộ bảo hiểm sẽ gửi lại đơn vị được bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm có chữ ký và dấu của PJICO và đơn vị khách hàng.
3. Hợp đồng bảo hiểm được lập thành 3 bản:
01 bản gửi cho đơn vị được bảo hiểm
01 bản lưu tại phòng bảo hiểm phi hàng hải
01 bản lưu tại phòng kế toán bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm có hiệu lực tính từ ngày đơn vị được bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm cho PJICO và được PJICO chấp nhận cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu có yêu cầu khác về thời hạn thanh toán phí, tăng giảm người tham gia bảo hiểm, điều chỉnh thời hạn bảo hiểm… thì phải được PJICO chấp nhận bằng văn bản.
Đối với khách du lịch nội địa :
Các tập thể có thể tham gia bảo hiểm chuyến. PJICO ký hợp đồng bảo hiểm với các tập thể kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm.
Trường hợp tham gia bảo hiểm cá nhân, PJICO cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân.
Phí bảo hiểm do người tham gia hoặc đại diện người tham gia nộp cho PJICO khi ký hợp đồng bảo hiểm.
Đối với người nước ngoài du lịch Việt Nam :
PJICO cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm do người tham gia hoặc đại diện người tham gia nộp cho PJICO khi nhận giấy chứng nhận bảo hiểm.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm được PJICO cấp giấy chứng nhận trước khi vào Việt Nam, hiệu lưc của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu từ khi làm xong thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, và trong mọi trường hợp, người được bảo hiểm rời khỏi Việt Nam trước khi hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm thì hiệu lực bảo hiểm đều kết thúc khi làm xong thủ tục xuất cảnh để rời khỏi Việt Nam.
Đối với người Việt Nam đi du lịch nước ngoài :
Trường hợp tham gia bảo hiểm tập thể, PJICO ký hợp đồng với tập thể kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm.
Trường hợp tham gia bảo hiểm cá nhân, PJICO cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân.
Phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm hoăc đại diện cho người tham gia bảo hiểm nộp cho PJICO khi ký hợp đồng bảo hiểm.
Bước 4 : Kiểm tra việc giám sát quá trình khai thác bảo hiểm.
Việc kiểm tra, giám sát quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch cũng như tất cả các nghiệp vụ khác được tiến hành đồng thời ở các chi nhánh, văn phòng và tổng công ty.
Tại các chi nhánh, văn phòng đại diện thì trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện đó có nhiệm vụ tự mình kiểm tra, giám sát tình hình khai thác của các cá nhân trong phòng mình. Từ đó, thường xuyên thông báo cho công ty về tình hình khai thác của văn phòng mình theo tháng, quý, năm…
Từ phía công ty, các lãnh đạo công ty cũng thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình khai thác nghiệp vụ của các văn phòng thông qua báo cáo của các trưởng phòng. Từ đó, cán bộ công ty sẽ đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả của khâu khai thác, tránh tình trạng bị động đối với khách hàng.
Bước 5 : Đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác khai thác
PJICO luôn tổ chức các buổi họp vào sáng thứ hai hàng tuần để đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động của toàn công ty. Căn cứ vào bản báo cáo của các văn phòng, các phòng nghiệp vụ, công ty sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động chung của các phòng và tình hình khai thác hiện đang gặp phải những khó khăn gì, những điểm cần phải sửa đổi trong quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch cũng như các nghiệp vụ khác… Đồng thời cũng rút ra những bài học, những kinh nghiệm hay mà một phòng nào đó đã thực hiện tốt, để các phòng khác có thể thực hiện theo.
Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO
kết quả khai thác toàn công ty.
Kết quả khai thác được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 7 : Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO (1995 – 2001)
Năm
Khách du lịch nội địa
BH người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
BH người nước ngoài du lịch tại Việt Nam
Tổng
SNTG(người)
DT(tr.đ)
SNTG(người)
DT(tr.đ)
SNTG(người)
DT(tr.đ)
SNTG(người)
DT(tr.đ)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
-
13.672
10.416
15.916
20.804
23.964
35.497
-
68,203
48,115
70,367
121,292
162,707
275,922
-
-
22
36
39
44
57
-
-
2,151
4,196
4,586
5,593
7,584
-
-
13
27
40
53
51
-
-
1,874
4,041
5,460
7,244
6,219
-
13.672
10.451
15.979
20.883
24.061
35.605
-
68,203
52,140
78,604
131,338
175,904
289,725
Nguồn: Tổng công ty PJICO
Chú thích : SNTG : số người tham gia bảo hiểm tại PJICO
DT : Doanh thu phí của nghiệp vụ
Như vậy ta thấy tính từ lúc bắt đầu tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch, trừ năm 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực, doanh thu phí và số người tham gia bảo hiểm du lịch tại PJICO ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ năm 1999 trở lại đây, khi Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển ngành du lịch Việt Nam, biến Việt Nam thành “điểm đến của thiên niên kỷ mới”, thì doanh thu phí bảo hiểm du lịch tại PJICO đã có sự gia tăng mạnh. Tính từ năm 1996, chỉ qua 6 năm triển khai, doanh thu phí bảo hiểm du lịch đã tăng gấp 4,2 lần. Mức tăng trưởng doanh thu phí của nghiệp vụ này thuộc dạng cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm đang được tiến hành triển khai tại PJICO, dù rằng doanh thu phí của nghiệp vụ này vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu toàn công ty.
Mặc dù PJICO vẫn đồng thời tiến hành triển khai cả 3 loại hình bảo hiểm du lịch là bảo hiểm cho khách du lịch trong nước, bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch Việt Nam và bảo hiểm cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Nhưng thực tế ta thấy hai loại hình bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ trong doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch. Hơn nữa, đối với hai hình thức này, số khách tham gia bảo hiểm đòi huỷ bỏ hợp đồng rất cao, vì nhiều khi họ tham gia bảo hiểm chỉ vì một quy định bắt buộc để có thể du lịch vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài. Sau khi đóng phí và có được đơn bảo hiểm để hoàn thành những thủ tục của riêng họ, họ sẽ yêu cầu huỷ hợp đồng và nhận lại phí. Vì vậy, mặt mạnh và mối quan tâm chủ yếu của PJICO trong giai đoạn này vẫn là bảo hiểm cho khách du lịch nội địa. Ta có thể đánh giá tình hình triển khai cả nghiệp vụ bảo hiểm nói chung qua phân tích cụ thể tình hình triển khai bảo hiểm cho khách du lịch trong nước qua biểu 8 sau:
Biểu 8 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch trong nước của PJICO
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
i. - Số khách du lịch nội địa (người)
- Số khách tham gia bảo hiểm du lịch (người)
- Số khách tham gia BH du lịch năm sau so với năm trước(%)
- Tỷ lệ tham gia BH tại PJICO(%)
II. – Doanh thu phí bảo hiểm ( nghìn đồng).
- Doanh thu năm sau so với năm trước.(%)
- Doanh thu phí bình quân một khách mua bảo hiểm du lịch (nghìn đồng).
- Doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm con người PNT (%).
- Tỷ lệ doanh thu so với tổng doanh thu của con người PNT(%)
6.500.000
13.672
-
0,21
68.230
-
4,99
6.764.842
1,006
8.500.000
10.416
76,18
0,123
48.115
70,55
4,619
12.225.136
0,394
9.600.000
15.916
145,89
0,166
70.367
146,88
4,421
14.325.081
0,494
10.000.000
20.804
136,90
0,208
121.292
127,37
5,830
17.097.929
0,709
12.000.000
23.964
115,19
0,199
162.707
134,15
6,789
16.318.308
0,997
13.500.000
35.497
150,00
0,263
275.922
169,58
7,773
19.995.565
1,38
Như vậy qua bảng trên ta thấy: Chỉ trừ năm 1997, còn số khách du lịch tham gia bảo hiểm của PJICO tăng khá nhanh qua các năm. Đặc biệt là vào năm 2001 vừa qua, số khách tham gia bảo hiểm du lịch tại PJICO đã là 35.497 người, tăng hơn 2,5 lần so với số khách tham gia năm 1996. Về tương đối, lượng khách tham gia bảo hiểm năm 2001 cũng tăng 50% so với năm 2000.
Vì tốc độ tăng lượng khách du lịch nội địa trong năm 1997 so với 1996 là rất cao (từ 6,5 triệu người lên tới 8,5 triệu người), trong khi số khách tham gia bảo hiểm tại PJICO lại giảm xuống (từ 13.672 người xuống còn 10.416 người), nên tỷ lệ người tham gia bảo hiểm tại PJICO giảm mạnh trong năm 1997 (từ 0,21% năm 1996 xuống còn 0,123 vào năm 1997). Còn lại ta thấy, tỷ lệ khách du lịch tham gia bảo hiểm du lịch tại PIJICO luôn tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1997 mới chỉ là 0,123% thì năm 2001 vừa qua, tỷ lệ này đã lên tới 0,263% số khách du lịch. Con số này cho ta thấy ý thức tham gia bảo hiểm du lịch của khách du lịch đã tăng lên khá rõ rệt qua các năm.
Cùng với sự gia tăng của lượng khách du lịch mua bảo hiểm qua các năm, doanh thu phí nghiệp vụ này cũng tăng nhanh. Nếu như năm 1996 doanh thu phí nghiệp vụ này mới chỉ là 68,203 triệu đồng, năm 1998 là 48,115 triệu đồng thì năm 2001 vừa qua đã lên tới 275,922 triệu đồng. Tốc độ tăng của doanh thu phí tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của số người tham gia bảo hiểm, điều này ta có thể thấy qua bảng. Từ đó dẫn tới doanh thu phí bình quân của một khách hàng tham gia bảo hiểm du lịch tại PIJICO tăng lên qua các năm. Năm 1996 là 4.990 đồng/người, năm 1997 là 4.619 đồng/người thì năm 1999 là 6.830 đồng/người, năm 2000 là 6.879 đồng/người và năm 2001 là 7.773 đồng/người. Sở dĩ có sự gia tăng trong doanh thu phí bình quân này là do khách du lịch mua bảo hiểm tại PIJICO với mức trách nhiệm cao hơn và họ đi dài ngày hơn (dẫn tới phí cao hơn).
Không chỉ có sự gia tăng về số lượng khách tham gia và doanh thu phí nghiệp vụ qua các năm mà qua bảng trên cũng có thể thấy vị trí, chỗ đứng của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PIJICO cũng đang được củng cố dần qua các năm, mặc dù so với các nghiệp vụ cơ bản khác, bảo hiểm du lịch vẫn đóng một vai trò hết sức mờ nhạt. Điều này có thể thấy rõ ở tỷ lệ giữa doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch so với tổng doanh thu của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ. Tính từ năm 1997, tỷ lệ này là 0,334%, năm 1998 là 0,494%, năm 1999 là 0,709% và năm 2001 tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm con người đã là 1,38%.
Là hình thức cơ bản trong ba hình thức bảo hiểm du lịch được triển khai tại PIJICO. Mặc dù chưa thực sự được quan tâm chú trọng nhiều từ phía công ty, nhưng bảo hiểm du lịch cho khách du lịch trong nước đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ qua các năm qua. Những thành công đạt được trong khâu khai thác này sẽ giúp các khâu còn lại của nghiệp vụ là giám định, bồi thường và đề phòng, hạn chế tổn thất được thực hiện tốt hơn.
1.2.2 kết quả khai thác bảo hiểm du lịch trên địa bàn Hà Nội.
PIJICO có trụ sở chính tại Hà Nội, nên Hà Nội chính là địa bàn hoạt động chính của PIJICO. Mặc dù cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng loạt các công ty phi nhân thọ khác mà có trụ sở và địa bàn hoạt động chính cũng ở tại Hà Nội là Bảo Việt, PVIC, PTI, ngoài ra còn có Bảo Minh, Bảo Long cũng hoạt động rất mạnh trên địa bàn Hà Nội, nhưng với sự nỗ lực của mình mà PIJICO đang từng bước giành giật và nâng cao thị phần của tại khu vực này. Doanh thu phí thu được trên địa bàn Hà Nội luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong doanh thu của toàn công ty. Nghiệp vụ bảo hiểm du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với việc thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm chủ yếu là các công ty và các tổ chức, cá nhân chứ không phải là từ các khu du lịch, nên doanh thu phí nghiệp vụ trên địa bàn Hà Nội luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn so với doanh thu phí nghiệp vụ của toàn công ty. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 9: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của PIJICO Hà Nội
Năm
Doanh thu phí trên địa bàn Hà Nội
(đồng)
Doanh thu phí của toàn công ty
( đồng)
Tỷ lệ giữa doanh thu phí tại HN so với toàn công ty ( %)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
10.000.000
23.752.796
43.470.252
68.514.00
70.013.000
62.445.500
68.203.000
52.140.000
78.614.000
131.338.000
175.904.000
289.725.000
14,66
45,50
55,18
52,17
39,80
21,55
Nguồn: PJICO Hà Nội
Như vậy, tỷ lệ doanh thu phí của PJICO Hà Nội so với toàn công ty là rất cao, cao nhất là vào năm 1998, doanh thu phí trên địa bàn Hà Nội chiếm tới 55,18% toàn công ty và năm 1999 là 52,17%. Tuy nhiên tỷ lệ này trong hai năm gần đây có xu hướng giảm. Nhất là vào năm 2001, trong khi doanh thu phí toàn công ty có sự tăng mạnh (từ 175,904 triệu đồng năm 2000 lên 289,925 triệu đồng năm 2001) thì doanh thu phí nghiệp vụ của PIJICO Hà Nội lại giảm xuống (từ 70,013 triệu đồng xuống còn 62,445 triệu đồng). Điều này đã dẫn đến việc doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của PIJICO Hà Nội chỉ còn chiếm 21,55% so với toàn công ty. Tuy nhiên, như đã khẳng định, địa bàn Hà Nội là nơi triển khai mạnh nhất nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của công ty cũng như đại đa số các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Do vậy chúng ta cần tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình khai thác nghiệp vụ của PIJICO trên địa bàn này.
Bao gồm 1 văn phòng công ty (PJICO Hà Nội) và 7 văn phòng diện khu vực dưới sự chỉ đạo trực tiếp của văn phòng công ty và gián tiếp của tổng công ty, các văn phòng này đóng chủ yếu ở các quận nội thành của Hà Nội và chỉ có một văn phòng đại diện khu vực ở Gia Lâm - Hà Nội.
Kết quả khai thác cụ thể của PIJICO Hà Nội được thể hiện qua biểu 10 sau:
Biểu 10: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của PIJICO Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Số khách tham gia bảo hiểm (người)
2. Số khách tham gia bảo hiểm năm sau so với năm trước (%).
3. Doanh thu phí bảo hiểm (nghìn đồng).
4. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân một người (nghìn đồng)
5. Doanh thu năm sau so với năm trước (%).
567
-
10.000
3,895
-
5.126
203,19
23.752,796
4,634
237,52
11.217
218,83
43.370,252
3,867
182,59
14.247
126,96
68.514
4,881
156,71
19.280
135,35
70.013
3,631
102,79
15.620
81,02
62.445
4,092
89,19
Nguồn: PJICO Hà Nội
Như vậy, chỉ có riêng năm 2001 là có sự giảm sút trong doanh thu phí cũng như số người tham gia bảo hiểm du lịch tại PIJICO trên địa bàn Hà Nội, còn số khách tham gia và doanh thu phí nghiệp vụ qua các năm luôn có sự gia tăng mạnh kể cả về con số tương đối lẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, sự gia tăng về tương đối lại có xu hướng giảm dần, chẳng hạn số khách tham gia bảo hiểm năm 1997 so với 1996 tăng 103,19%, năm 1998 so với 1997 tăng 118% thì năm 1999 so với 1998 chỉ tăng 26,96%, năm 2000 so với 1998 tăng 35,35%, thậm chí năm 2001 còn giảm so với năm 2000 là 18,98%. Mức gia tăng về doanh thu phí cũng tương tự, năm 1997 tăng lên 137,52% về doanh thu phí so với năm 1996, năm 1998 tăng 82,59% so với năm 1997, năm 1999 tăng 56,71% so với năm 1998, năm 2000 chỉ tăng 2,19% so với năm 1999 và năm 2001 giảm 10,81% so với năm 2000.
Không giống như doanh thu phí bình quân một khách du lịch tham gia tăng lên đáng kể qua các năm trong cả nước (năm 1996 là 4.990 đồng/người, năm 2000 bình quân 6.990 đồng/người, năm 2001 là 7.773 đồng/người), doanh thu phí bình quân một khách tham gia bảo hiểm du lịch tại PIJICO Hà Nội có sự giao động không đáng kể (năm 1996 là 3.867 đồng/người, năm 1997 là 4.634 đồng/người, năm 1998 là 3.867 đồng/người, năm 1999 là 4.811 đồng/người, năm 2000 là 3.631 đồng/người, năm 2001 là 4.092 đồng/người). Sở dĩ chỉ có sự tăng nhẹ này là do khách tham gia bảo hiểm du lịch tại PIJICO Hà Nội vẫn chủ yếu là các công ty du lịch mua bảo hiểm cho khách du lịch của họ, mà các công ty này luôn tìm cách mua bảo hiểm cho khách hàng của mình ở mức thấp nhất để nhằm giảm chi phí cho một chuyến hành trình, cạnh tranh về giá, họ thương mua phí ở mức thấp nhất là 1500 đồng/người/ngày. Do vậy, mức phí chỉ tăng nhẹ như đã thấy.
Trong 7 văn phòng đại diện khu vực và một văn phòng công ty đang tiến hành khai thác ở khu vực Hà Nội. Với mối quan hệ rộng rãi và phương thức khai thác thích hợp, văn phòng đại diện khu vực 1 (VPI) của công ty – 28 Lê Ngọc Hân – Hà Nội là văn phòng triển khai khâu khai thác đạt hiệu quả cao nhất đối với tất cả các nghiệp vụ nói chung đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm du lịch nói riêng. Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của VPI thường chiếm từ 25 đến 40% tổng doanh thu phí bảo hiểm du lịch tại khu vực Hà Nội, thậm chí còn lên tới 71%. Ta có thể thấy được biểu này qua biểu 11 sau với số liệu của hai năm 1998 và 2001 vừa qua mà trong đó năm 1998 là năm mà doanh thu phí bảo hiểm du lịch của VPI đạt tỷ lệ cao nhất :
Biểu 11: Doanh thu phí bảo hiểm du lịch của các văn phòng của PIJICO Hà Nội
Năm
1998
2001
Doanh thu phí (nghìn đồng)
DT của VP/DT toàn khu vực Hà Nội.(%)
Doanh thu phí (nghìn đồng)
DT của VP/DT toàn khu vực Hà Nội. (%)
VP công ty
VP1
VP2
VP3
VP4
VP5
VP6
1.208
30.001
6.943
4.937
-
-
-
2.43
70,81
16,38
10,38
-
-
-
9608,5
20.293
4.201
3.831
6.908,5
6.236,5
10.367
15,387
32,497
6,727
6,135
11,062
9,987
17,775
Tổng
42.370
100%
62.445,5
100%
Nguồn: PJICO Hà Nội
Năm 1998 là năm mà VPI khai thác đạt hiệu quả cao nhất, chiếm 70,81% doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của PJICO Hà Nội. Còn năm 2001 vừa qua, do sự nỗ lực cố gắng của tất cả các VP khác nên doanh thu phí của VPI chỉ còn đạt 32,497%, nhưng đây vẫn là tỷ lệ cao nhất trong các văn phòng tại khu vực Hà Nội
2 . Khâu giám định và bồi thường
Giám định
Giám định là một khâu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo hiểm. Giám định nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất, từ đó xem tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm không. Nếu như giám định chính xác thì kết quả bồi thường sẽ chính xác, tránh tình trạng trục lợi trong bảo hiểm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động du lịch có phạm vi khá rộng mà tổn thất xảy ra ảnh hưởng trưc tiếp đến tính mạng và tài sản của con người.
Nhận thức được điều này nên PJICO cũng rất chú trọng đến khâu này. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, tổn thất chủ yếu xảy ra khách du lịch trong nước, đối với khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tham gia bảo hiểm ở PJICO thì chưa xảy ra một vụ tổn thất đáng kể nào. Với khách du lịch trong nước, số vụ tổn thất cũng không nhiều và mức độ không nghiêm trọng. Do vậy, khâu giám định đối với nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại PJICO được tiến hành khá nhanh chóng và đơn giản. Chỉ một số ít trường hợp công ty mới phải cử hoặc thuê chuyên gia giám định xuống tận hiện trường, còn lại phần lớn các vụ tổn thất là giám định thông qua các giấy tờ khám nghiệm hiện trường của công an, chính quyền địa phương, giấy chứng thương, chứng tử của các cơ quan y tế… Tuy kết quả không hoàn toàn tuyệt đối chính xác nhưng với các vụ tổn thất nhỏ thì phương pháp này sẽ tiết kiệm chi phí cho công tác giám định, đồng thời còn đẩy nhanh thời gian giám định, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tồn đọng qua các năm. Qua 6 năm triển khai nghiệp vụ, tất cả các vụ tổn thất của nghiệp vụ hầu như đã được giải quyết ngay trong năm. Chỉ có một vụ tồn đọng vào năm 1998 và 1 vụ vào năm 2001 vừa qua do phải tiến hành bồi thường vượt cấp.
Tuy nhiên, không thể vì một thực trạng có thể gọi là “tốt” trong giai đoạn hiện nay mà PJICO có thể “coi thường” công tác giám định. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc phát triển nghiệp vụ vào những năm tới, PJICO vẫn thường xuyên tổ chức đào tạo những cán bộ giám định cho các nghiệp vụ bảo hiểm trong đó có bảo hiểm du lịch.
2.2 Bồi thường
Có thể nói bồi thường là khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định tới toàn bộ kết quả quá trình kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Xuất phát từ công thức : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, mà bồi thường là khoản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí nên sự biến động của chi bồi thường sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của công ty. Bồi thường thể hiện chất lượng của dịch vụ bảo hiểm nên việc bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ giữ được chữ tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Không những thế, nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội bởi công tác này thực hiện tốt sẽ động viên kịp thời cho khách hàng không may bị thiệt hại.
Trước hết ta xét đến các nội dung của chế độ bồi thường nghiệp vụ đang được tiến hành tại PJICO:
Quyền lợi của người được bảo hiểm.
Đối với khách du lịch trong nước: Bao gồm các quyền lợi sau:
1.Trường hợp người được bảo hiểm bị chết do tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, PJICO sẽ trả toàn bộ số tiền ghi trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.Trường hợp người được bảo hiểm bị thương do tại nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, PJICO trả tiền bảo hiểm theo quy định tại “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm” theo quy định của Bộ Tài Chính.
3. Trường hợp người được bảo hiểm bị chết do ốm đau, bệnh tật thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, PJICO sẽ trả 50% số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
4.Trường hợp trong vòng một năm kể từ ngày xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, người được bảo hiểm bị chết hoặc vết thương trầm trọng hơn do hậu quả của tai nạn đó, PJICO sẽ trả phần chênh lệch còn lại giữa số tiền bảo hiểm phải trả cho trường hợp này với số tiền đã trả trước đó.
5.Trường hợp hậu quả của tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm trầm trọng hơn do bệnh tật hoặc sự tàn tật có sẵn của người được bảo hiểm hoặc điều trị vết thương không kịp thời và không theo sự chỉ dẫn của cơ quan y tế, thì PJICO chỉ trả tiền bảo hiểm như đối với loại vết thương tương tự ở người có sức khỏe bình thường được điều trị một cách hợp lý.
Đối với người nước ngoài du lịch Việt Nam : Bao gồm các quyền lợi sau:
1.Trường hợp người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, PJICO sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. (Thương tật toàn bộ vĩnh viễn được hiểu theo quy tắc này bao gồm các trường hợp: mất một chân và một tay hoặc mất cả hai chân hoặc hai tay hoặc mù cả hai mắt. Mất chân tay có nghĩa là phẫu thuật cắt rời bàn tay hoặc bàn chân và mất hẳn chức năng tay hoặc chân)
2.PJICO trả tiền bảo hiểm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý do hậu quả củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13120.DOC