Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
TỔNG QUAN EU VÀ THỊ TRƯỜNG EU 3
I. Một số nét tổng quan về Liên minh châu Âu – EU 3
1. Thành viên của thị trường liên minh châu Âu (EU) 3
2. Quá trình hình thành liên minh châu Âu 7
3. Các thể chế của Liên minh châu Âu 9
4. Vị thế EU trên trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay 14
II. Quan hệ Việt nam – EU từ sau 1990 17
1. Khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác 17
2. Tình hình quan hệ thương mại của Việt nam và EU 18
III. Những chính sách EU áp dụng với hàng nông sản 22
1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU 22
2. Chính sách nông nghiệp chung 26
CHƯƠNG II 35
THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG THỜI GIAN QUA 35
I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang EU 35
1. Thực trạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam 35
2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt nam sang EU thời gian qua. 40
II. Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang EU 43
1. Thuận lợi 43
2. Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU 45
CHƯƠNG III 51
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU 51
I. Định hướng phát triển thương mại Việt nam – EU trong giai đoạn mới 51
1. Định hướng chung về phát triển thương mại của Việt nam 51
2. Định hướng chung về phát triển hàng nông sản Việt nam – EU 53
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang EU. 59
1. Các giải pháp cấp nhà nước 59
2. Nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Phụ Lục 75
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp, ứng dụng những sản phẩm đầu vào đã có những thay đổi, đáng chú ý là việc tiêu dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu đã giảm căn bản. EU đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo nền tảng của Hiệp ước về GATT (tại Uruguay).
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế mà nền nông nghiệp EU gặp phải và các nước thành viên sẽ còn phải cố gắng rất nhiều trên con đường phát triển nông nghiệp ở thế kỷ mới.
CAP III
Sau cải cách CAP II, những cuộc bàn luận tại cấp Hội đồng Bộ trưởng vẫn còn tiếp tục dựa trên cơ sở của những kiến nghị của Cộng đồng cho cải cách trong các lĩnh vực liên quan tới dầu ôliu, hoa quả và rau, rượu… Những cải cách này sẽ thực sự hoàn thành quá trình cải cách đã được bắt đầu từ năm 1991; kể từ năm 1997, tất cả những vấn đề được bàn luận và các dự án khác đã được đưa ra trong chương trình nghị sự năm 2000. Những thách thức chính cho cái gọi là CAP III được đề cập ở một số lĩnh vực sau:
Tự do hoá các thị trường nông nghiệp
Hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng đối với các thị trường nông nghiệp của EU. Đối với những sản phẩm có một số hạn chế về sản xuất hoặc thương mại, xu hướng của EU là tự do hoá từng bước các thị trường nông nghiệp. Với xu hướng này, tương lai chính sách nông nghiệp của EU sẽ vận động theo ba hướng như sau:
+ Xu hướng thứ nhất là tiếp tục thực hiện những chính sách hiện tại. Động lực thúc đẩy cho cải cách đó là chi phí cao của CAP và những áp lực cho thương mại tự do từ một số công ty và từ các quốc gia khác.
+ Xu hướng thứ hai là tiến hành tự do hoá thị trường một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa là loại bỏ tất cả trợ giá và các hạn chế về sản xuất, điều này sẽ dẫn đến giá thấp hơn cho hầu hết các sản phẩm nông nghiệp. Giá thấp sẽ thúc đẩy quá trình cơ cấu lại trong nông nghiệp như củng cố các trang trại và đóng cửa một số trang trại. EU cũng thuận lợi hơn tại vòng đàm phán của WTO về vấn đề tự do hoá thương mại
+ Xu hướng thứ ba trái ngược với xu hướng thứ hai đó là tăng cường can thiệp của chính phủ với tăng hạn ngạch sản xuất và những hạn chế thương mại. Lý do để tiếp tục chính sách bảo hộ là để trợ giúp thu nhập của nông dân, nhưng cũng có sự lo lắng về điều kiện môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng, chăm sóc động vật và điều kiện lao động. Giá cả cao sẽ dẫn đến thu nhập cao, điều này có ảnh hưởng tích cực đối với sự thịnh vượng của khu vực EU. Tuy nhiên sự tăng lên trong chính sách bảo hộ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng với các đối tác thương mại trên thế giới.
Khả năng xảy ra của ba xu hướng trên tuỳ thuộc vào những phát triển trong EU và trên thị trường thế giới.
Tóm lại, chính sách nông nghiệp chung của EU và những chính sách bảo hộ của họ đã tạo ra sự ổn định trong sản lượng nông nghiệp ở mức phù hợp hơn với lượng tiêu thụ của Liên minh. Các biện pháp được thực hiện đã kiểm soát được mức tăng sản lượng mà không gây ra những thiếu hụt nghiêm trọng. Triết lý cơ bản của EU đối với CAP thực chất có một sự chuyển dịch từ chủ nghĩa bảo hộ sang phụ thuộc nhiều hơn vào giá cả thị trường thế giới. Tư tưởng chủ đạo là, trong tương lai, lý do duy nhất để tăng sản lượng là để đáp ứng những cơ hội mới cho phép mở rộng nhu cầu của thị trường. Liên minh sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này bằng cách xuất khẩu những mặt hàng cạnh tranh và những mặt hàng không được trợ cấp. Việc cắt giảm trợ cấp cũng là đòi hỏi của các nước khác ngoài EU, phù hợp với đòi hỏi của xu hướng tự do hoá mậu dịch hàng nông sản.
Chương II
Thực trạng việc xuất khẩu hàng nông sản việt nam nói chung và sang thị trường liên minh châu âu trong thời gian qua
Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang EU
1. Thực trạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam
Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam tăng theo từng năm. Xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản năm 2002 đặt kim ngạch xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 9,3% về trị giá so với năm 2001. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 24%, giảm chút ít so với năm 2001. Tuy nhiên, với từng mặt hàng cụ thể, giá trị xuất khẩu không tăng đều, thậm chí có xu hướng giảm. (Bảng 2.1) Với mặt hàng gạo, vốn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam, giá trị xuất khẩu tăng không đáng kể, chỉ tăng 1,1 triệu USD năm 1999 so với năm 1998 và giá trị thậm chí còn giảm mạnh trong năm 2000. Xuất khẩu gạo năm 2002 đạt 3,24 triệu tấn, trị giá 725,5 triệu USD, giảm 13% về lượng.
Với mặt hàng cà phê, giá trị xuất khẩu duy trì ở mức tăng ổn định. Năm 2002 xuất khẩu đạt 718,5 ngàn tấn, trị giá 322 triệu USD, giẩm 22,8% về lượng và 17,6% về trị giá so với năm 2001. Giá xuất khẩu bình quân cả năm đạt 449USD/tấn, tăng 6,7% so với năm 2001.
Bảng 2.1 Kết quả xuất khẩu nông lâm sản chính
Số lượng: 1000 tấn Giá trị: triệu USD
Số TT
Chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản
2,371.8
2,456.5
2,670.7
2,730.8
2,894.4
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
1
Gạo
Số lượng
3,234.5
3,575
3,748.8
4.508.2
3,467.7
Giá trị
845.63
875.56
1024
1025.1
667.35
2
Cà phê
Số lượng
283.7
391.6
381.8
483.46
733.94
Giá trị
400.26
493.71
593.8
585.3
501.45
3
Chè
Số lượng
20.8
32.9
33.21
36.44
55.66
Giá trị
29
48.81
50.5
45.15
69.61
4
Hạt tiêu
Số lượng
25.33
24.7
15.1
34.78
37
Giá trị
46.75
67.23
64.5
137.26
145.93
5
Điều
Số lượng
16.6
33.3
25.2
18.39
34.2
Giá trị
75.6
133.33
116.95
109.75
167.32
6
Cao su
Số lượng
194.5
194.2
191
265.33
273.4
Giá trị
262.23
190.85
127.5
146.84
166.02
7
Lạc nhân
Số lượng
127.14
86.4
86.8
55.54
76.25
Giá trị
69.96
46.3
42.1
32.75
41.04
8
Rau quả
Số lượng
Giá trị
90.2
71.2
53.4
104.9
213.56
9
Thịt đông lạnh
Số lượng
10
6
4.16
7.56
Giá trị
28.8
11.24
9.67
21.72
10
Tơ tằm
Số lượng
0.245
0.236
0.125
0.227
0.37
Giá trị
7.67
7.22
3.6
6.59
9.08
11
Giá trị xuất khẩu lâm sản
238.9
281.7
239.8
363.7
455.7
Nguồn: Số liệu thống kê ngành nông nghiệp&PTNT 1996-2000
Xuất khẩu cao su của Việt nam vẫn chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường. Năm 2002, xuất khẩu cao su đạt 448,6 ngàn tấn, tị giá 267 triệu USD, tăng 46% về lượng và 61% về trị giá so với năm 2001.Giá xuất khẩu bình quân đạt 597USD/tấn, tăng gần 11% so với năm 2001.Thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt nam vẫn là các nước Trung Quốc, EU, Singapore. Xuất khẩu năm 2002 tăng mạnh về lượng một phần do sản lượng tăng, mặt khác do lượng cao su tồn kho của năm 2001 chuyển sang lớn hơn mọi năm (khoảng 100.000 tấn).
Lượng xuất khẩu hạt điều nhìn chung tăng qua các năm cả về số lượng cũng như giá trị. Xuất khẩu hạt điều năm 2002 đạt 62.235 tấn, trị giá 209 triệu USD, tăng 42,5% về lượng và 38% về trị giá so với năm 2001. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3358 USD/tấn, giảm 3% so với năm 2001. Thị trường xuất khẩu điều nhân chính của Việt nam là Mỹ, Trung Quốc, Australia và Hà lan.
Xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh qua các năm. Năm 2002 xuất khẩu hạt tiêu đạt 76,6 ngàn tấn, trị giá 107 triệu USD, tăng 34% về lượng và 17% về trị giá so với năm 2001. Lượng xuất khẩu năm 2002 tăng mạnh là do việc phát triển diện tích trong tiêu trong những năm trước, khi giá xuất khẩu tiêu còn ở mức cao (có thời kỳ lên tới 5000USD/tấn). Thị trường xuất khẩu tiêu chính của Việt nam là Mỹ, Singapore, Đức, Hà lan, Trung Quốc…Năm 2002 xuất khẩu vào Mỹ, Hà lan, Đức tăng mạnh trong khi vào các thị trường khác lại giảm.
Với mặt hàng rau quả, số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1997 là 71,2 triệu USD, năm 1998 giảm xuống còn gần 54 triệu USD. Từ khi có chế độ hoàn thuế GTGT, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã tăng rất mạnh (năm 1999là 105 triệu USD, năm 2000 là 214 triệu USD, 2001 là 330 triệu). Tốc độ tăng này là không bình thường bởi nó vượt quá xa so với tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm hàng nông sản.
Trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua, nông nghiệp Việt nam đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số nông sản đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều. Tỷ suất hàng hoá tăng nhanh, từ dưới 30% năm 1995 lên trên 40% năm 1999. Tỷ lệ gạo xuất khẩu gạo chiếm 20% trong tổng sản lượng sản xuất hàng năm; cà phê chiếm 95%; chè chiếm 60%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm tăng 15%, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính dao động và có phần giảm trong năm 2002 và dự tính sẽ giảm tiếp trong năm 2003 (xem bảng 2.2). Có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam trong đó cuộc chiến tại Iraq ảnh hưởng trầm trọng đến xuất khẩu chè vì Iraq là nước tiêu thụ số lượng lớn chè của Việt nam và là một trong các bạn hàng dễ tính.
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 1999-2002
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Kim ngạch XK
Tỷ USD
3.2
2.8
2.6
2.8
SPXK chủ yếu
Gạo
1000t/ Tr.USD
4.508
1.025
3.477
667
3.729,5
624,7
3.240,9
725,5
Cà phê
‘’
482
585
734
501
931
391
718,6
322,3
Cao su
‘’
265
147
273
166
308
166
448,6
267,8
Chè
‘’
36,5
45
55
69
68
78
74,8
82,5
Hạt điều
‘’
18,4
110
34
167
43,7
151,7
62,2
209,0
Hạt tiêu
‘’
34,8
138
37
146
57
91
76,6
107,2
Lạc nhân
‘’
55,5
33
76
41
78
38
105,1
50,9
Rau quả
Tr.USD
105
214
330
201,2
Lâm sản
‘’
250
288
413
460
Nguồn: Vụ kế hoạch quy hoạch –Bộ Nông nghiệp &PTNT
Về vấn đề giá thành, ngoài những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao như gạo, cà phê, điều, giá thành của hầu hết các mặt hàng nông sản khác của Việt nam như cao su, chè, rau quả, thịt lợn, đường đều không “đủ thấp” để tạo nên lợi thế đối với các nước cạnh tranh. Nguyên nhân chính là kỹ thuật sản xuất nguyên liệu thô và công nghệ chế biến lạc hậu. Do đó, khả năng xuất khẩu tuỳ thuộc vào biến động giá cả thị trường quốc tế, năm nào giá cao xuất khẩu có lợi, năm nào giá thấp chịu lỗ hoặc thu hẹp xuất khẩu.
Về xúc tiến thương mại, trong thời gian qua, phát triển nông nghiệp vẫn tập trung phát triển sản xuất, mà chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu của thị trường. Công tác quy hoạch, kế hoạch, nghiên cứu, khuyến nông, chính sách… chủ yếu là nhằm kích cung. Gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại các cấp đã bắt đầu được quan tâm nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tham gia các hội chợ và triển lãm, khảo sát thị trường nước ngoài. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại chưa gắn với dịch vụ phục vụ thương mại, chưa có dịch vụ cung cấp thông tin cho người sản xuất, kinh doanh; chi phí dịch vụ quảng cáo quá cao; xúc tiến thương mại cũng chưa gắn với công tác kiểm tra chất lượng và kiểm dịch, bởi vậy hàng tốt không bán được giá cao, doanh nghiệp làm ăn giỏi không xây dựng được uy tín, khách hàng trong và ngoài nước chưa có thông tin đầy đủ và đúng đắn về hàng hoá nông sản của Việt nam.
Về chính sách xuất khẩu, mặc dù có những cải cách về chính sách thương mại, nhưng chính sách thương mại của Việt nam vẫn rất phức tạp và làm giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hoá nông sản xuất khẩu.
Do khả năng cạnh tranh kém, xúc tiến thương mại yếu, khi thị trường thế giới có nhiều biến động như hai năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt nam gặp nhiều khó khăn hơn so với nước cạnh tranh. Ví dụ đối với mặt hàng gạo, trong khi xuất khẩu gạo Thái lan chỉ giảm có 6-7%, xuất khẩu gạo Trung Quốc tăng 11% thì thị phần gạo xuất khẩu của Việt nam giảm trên 20% tại các thị trường châu á, Trung Đông so với các năm trước. Đối với mặt hàng cà phê, cà phê Việt nam luôn bị khách hàng nước ngoài ép giá, làm khoảng cách chênh lệch mức giá cà phê của Việt nam với cà phê thế giới khá lớn (thấp hơn giá cà phê Indonesia từ 50-45 USD/tấn). Đối với các mặt hàng khác như rau quả, hạt tiêu, điều v.v.. thị trường xuất khẩu không ổn định, phụ thuộc vào khách hàng đến mua.
Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt nam sang EU thời gian qua.
Hiện nay châu Âu đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam. Xuất khẩu của Việt nam sang EU tăng khá nhanh: năm 1998 tăng 17 lần so với năm 1990, năm 1999 đạt 3,1 tỷ EURO, năm 2001 các công ty Việt nam đang phấn đấu đạt hơn 3,5 tỷ EURO hàng xuất khẩu bao gồm các mặt hàng như thuỷ sản, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, … Về phía EU, năm 2000 các nước khu vực này xuất khẩu sang Việt nam khoảng hơn 1 tỷ EURO, chủ yếu là máy công cụ, thiết bị kỹ thuật, dược phẩm. .. Các doanh nghiệp Việt nam tích cực tìm cách mở thị trường sang châu Âu và doanh nghiệp các nước EU cũng đến Việt nam ngày càng nhiều để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại đất nước giàu tiềm năng, văn hóa lâu đời và có hơn 80 triệu khách hàng này.
Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang EU là cà phê, cao su, gạo chè, gia vị và một số rau quả. Do đã và đang được tập trung thành các khu vực sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp nên các mặt hàng cao su, cà phê và chè xuất khẩu sang EU khá ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị cà phê, chè và các loại gia vị VN xuất sang EU qua các năm đều tăng.
Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt nam sang EU
Đơn vị: triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Giá trị cà phê, chè và các loại gia vị
234,7
146,9
277,9
357,7
357,9
397,8
Nguồn: Vụ kế hoạch và Quy hoạch, Bộ NN&PTNT
Nhìn chung, tuy giá cả có biến động theo từng năm nhưng tổng giá trị của các mặt hàng này tăng và năm sau cao hơn năm trước. Riêng mặt hàng cà phê, do giá cả trên thị trường thế giới từ năm 1996 giảm liên tục nên kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng chậm. Trong khi gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu sang EU nhung chưa nhiều lắm vì mức thuế nhập vào thị trường này rất cao (10)%) và nhập khẩu vào chủ yếu để tái xuất sang nước thứ ba. Rau quả là mặt hàng mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây nhưng kim ngạch tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam. Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt nam trong khối EU là Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Anh và Bỉ.
Hiện nay còn nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm Việt nam chưa đáp ứng được các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên chưa thể xuất khẩu được vào EU. Chẳng hạn đối với động vật và thực phẩm từ động vật, theo quy định của EU thì nước xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để giám sát dư lượng độc tố trong nhóm hàng này nhưng chúng ta chưa đáp ứng được (ví dụ trường hợp thịt động vật và mật ong).
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có vài cuộc tiếp xúc thương mại giữa các doanh nghiệp với các tổ chức thương mại của EU. Điển hình là thành công của cuộc thảo luận “cách tiếp cận thị trường EU” đã chứng minh tính đúng đắn của biện pháp trên. Đại diện một số tổ chức, hiệp hội thương mại của các nước thành viên EU tại Việt Nam đều bày tỏ sẵn sàng phát huy vai trò làm cầu nối, cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam và thị trường các nước thành viên EU cho doanh nghiệp hai bên. Ví dụ, Lãnh sự Đức đã cam kết cấp visa nhanh cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Đức. Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp mặc dù luôn giới hạn phạm vi hoạt động trong nước, nhưng vì sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với Việt Nam, nên đã cử đoàn sang Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu thị trường và gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam nhằm trao đổi kinh nghiệm. Cuối năm 2000, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp đã cử 80 doanh nghiệp Pháp sang gặp doanh nghiệp Việt Nam và sau đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Pháp.
Về phía Việt Nam, cũng đã manh nha ý định giới thiệu thị trường Việt Nam ở các nước EU. Đặc biệt là giữa năm 2001, Việt Nam đã tổ chức Tuần lễ Việt Nam tại Bỉ và có khả năng sẽ có một tuần lễ tương tự ở Luxembourg, nhằm giới thiệu hai ngành thương mại và du lịch. Đây sẽ là thời điểm thuận lợi và thích hợp cho các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường EU và đồng EURO, bởi sau đó không lâu đồng EURO sẽ chính thức có mặt trong lưu thông tiền tệ trong toàn EU. Nhân dịp này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tiếp xúc và trao đổi với một số doanh nghiệp nước bạn, từ đó có thể tìm được đối tác cho mình.
Quy mô xuất khẩu của Việt nam sang EU còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt nam và nhu cầu nhập khẩu của EU. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt nam-EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU là không đáng kể, chừng 0,19% và kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU cũng chỉ chiếm 16,87% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Để tình trạng này xảy ra trong khi khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang thị trường EU còn rất lớn là do vẫn tồn tại những trở ngại nhất định trong việc mở rộng quy mô xuất khẩu này, chẳng hạn như chưa có Hiệp định thương mại song phương, chính sách thương mại của EU chưa thực sự khuyến khích xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này,v.v. Với tỷ trọng nêu trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt nam sang thị trường EU phụ thuộc khá lớn vào EU. Trong tình hình này nếu không có thiện chí hợp tác và tương trợ lẫn nhau thì bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thương của EU hoặc của thị trường EU như sự trừng phạt buôn bán, các lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Việt nam, áp đặt hạn ngạch hoặc loại bỏ mặt hàng nào đó ra khỏi danh sách được hưởng GSP, áp dụng thuế trợ cấp xuất khẩu, thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt nam v.v.. đều gây tác hại cho Việt nam.
Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang EU
Thuận lợi
Trước hết, việc duy trì và cải thiện mối quan hệ Việt Nam – EU trong những năm qua đã và sẽ mang lại cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, không những chỉ trong hoạt động xuất khẩu mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như: đầu tư; ODA, du lịch,...
Một trong những thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việtnam sang EU là cơ sở pháp lý vững chắc. Điều đó được thể hiện bằng Hiệp định khung giữa EU và Việt nam. Bằng việc ký kết này, EU đã thể hiện mối quan tâm thực sự của mình đối với Việt nam và có chiến lược phát triển lâu dài không những trên phương diện thương mại mà còn ở các lĩnh vực khác như quan hệ chính trị, văn hoá v.v..
Việt nam cũng đã có mối quan hệ lâu dài rất tốt đẹp với các nước thành viên của EU như Pháp, Đức, Italia ... Với mối quan hệ tốt đẹp đối với các thị trường này, chúng ta có thể xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường của các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu.
Các mặt hàng nông sản của Việt nam đang có ưu thế hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước trong ASEAN, Trung Quốc … vì những mặt hàng này của các nước đã bị loại bỏ khỏi danh sách ưu đãi GSP hoặc đang bị hạn chế khối lượng nhập khẩu như tình trạng của Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, EU là một thị trường ổn định, có tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật tớn trên thế giới. Vì vậy, EU được coi là đối tác kinh tế chiếm hơn 4% buôn bán của thế giới, vừa là thị trường tiêu thụ lớn, 386 triệu dân. Do đó, EU là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới.
Việt Nam và EU là hai nền kinh tế thị trường ở các trình độ khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau, tăng cường thu hút đầu tư, công nghệ. Thực tế cho thấy EU bao gồm chủ yếu là các nước tư bản, nền kinh tế thị trường xuất hiện và chi phối hàng trăm năm qua, trong khi đó Việt Nam mới chỉ đang chuyển dần vào cơ chế thị trường. Do đó sự hợp tác trong quan hệ hai bên sẽ bổ sung cho nhau. Đi kèm với hoạt động thương mại là hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề của công nhân.
Hơn thế nữa Việt Nam đang trong thời gian được hưởng GSP trên một số hàng như: dệt may, giầy dép,... nên càng có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU với lợi thế lao động và nguyên vật liệu rẻ sẽ thu được một lượng kim ngạch lớn cho ngân sách nhà nước, được thể hiện băng tốc độ tăng bình quân khá cao của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990 – 2000(37,1%), xuất khẩu Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng trung bình là 18% trong kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1995-2000. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba sau ASEAN và Nhật Bản, mối quan hệ hợp tác với EU đã góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo nhiều quan hệ thương mại trên thế giới, nếu trước năm 1990 Việt Nam có quan hệ thương mại với 40 nước thì trong thập kỷ 20 này đã tăng lên 140 nước với 70 hiệp định thương mại cấp quốc gia, có thể nói đây là sự thay đổi tiến bộ vượt bậc của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nếu chỉ nói đến thuận lợi thôi thì sẽ là chưa đủ, vì bên cạnh những thuận lợi Việt Nam còn phải gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU.
Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU
Nước ta là một nước nông nghiệp phát triển ở trình độ thấp, nông nghiệp nước ta có nhiều khó khăn thách thức khi tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Những khó khăn chính của Việt nam là đất chật người đông (bình quân đất cho một người nông dân chỉ có 0,14 ha- thấp nhất khu vực, trong khi Thái lan là 0,6 ha, Indonesia 0,33ha, Malaysia 1,9 ha…) cho nên dù năng suất cây trồng vật nuôi có tăng nhanh nhưng năng suất lao động – một yếu tố quan trọng của sức cạnh tranh- luôn thấp, công nghiệp chế biến phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất hạ tầng yếu.
EU là thị trường khá kỹ tính, chọn lọc, người tiêu dùng EU sẽ không chấp nhận những thông số kĩ thuật về sự sai sót, hàng hoá không rõ nguồn gốc. Mặt khác các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quy định rất chặt chẽ, đây là một trong những khó khăn cơ bản cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Nhược điểm của hàng thủy sản là chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, tiêu chuẩn về độ tươi sống, kích cỡ, khối lượng của EU, do vậy nên trung bình mỗi năm có gần 10 trường hợp hàng thủy sản Việt Nam xuất sang EU bị các nước khuyến cáo do nhiễm vi sinh vật. Đây là kết quả của thiếu vốn, thiếu cán bộ kỹ thuật và cán bộ giỏi nên công nghiệp chế biến chưa phát triển, điều kiện an toàn vệ sinh và trang thiết bị chế biến bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng. Do vậy, tuy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm rất lớn nhưng thị phần hàng thủy sản của nước ta trên thị trưòng này còn rất nhỏ, chỉ mới có 79 doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh của EU.
Về các mặt hàng, Việt nam xuất sang EU nông sản, thuỷ sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, hoặc mới qua sơ chế. Như vậy, Việt nam đã xuất sang EU những hàng hoá sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên. Cơ cấu này phản ánh hiện tại của nền kinh tế Việt nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao động. Cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một hiện tượng lành mạnh của nền kinh tế Việt nam vì doanh thu ngoại tệ có thể chuyển thành hàng hoá vốn, giúp cho các ngành công nghiệp chế tạo phát triển và là cơ sở để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam trong tương lai. Cơ cấu này chỉ có ưu điểm trong một thời gian ngắn từ 3-5 năm hoặc tối đa là 7 năm, nhưng nếu kéo dài mãi sẽ hoàn toàn bất lợi cho Việt nam trong việc trao đổi mậu dịch. Bởi vì từ năm 1997 trở lại đây trong quan hệ buôn bán với EU, Việt nam thường xuyên có số dư nhờ xuất khẩu, chiếm 46,0% kim ngạch xuất khẩu và 29,9% kim ngạch xuất, nhập khẩu song phương. Nhưng thực chất “thặng dư thương mại” không phản ánh sự phồn vinh tăng trưởng kinh tế cũng như thế mạnh trong buôn bán với EU mà nó bộc lộ tính chất kém phát triển và có nhiểu điểm yếu của Việt nam trong cơ cấu thương mại với đối tác quan trọng này. Không những phải chịu thiệt thòi vì xuất khẩu một khối lượng hàng lớn, nhưng giá trị thu được không đáng là bao mà EU còn thường xuyên nêu ra hiện tượng xuất siêu của Việt nam trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên để đòi hỏi Việt nam mở cửa hơn nữa thị trường của mình cho các sản phẩm của EU. Mức thặng dư thương mại của Việt nam trong buôn bán với EU khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế thu được còn rất hạn chế. Tương lai chúng ta cần phải thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Về hình thức xuất khẩu, hàng hoá của Việt nam xuất sang EU còn giản đơn. Hàng hoá của Việt nam xuất sang EU chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian chứ chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế, đặc biệt là với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt nam chưa đứng vững trên thị trường này. Thời gian qua, kinh tế của phần lớn các nước châu Âu đã phát triển ổn định, song tăng chậm. Và cũng ít nhiều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tiền tệ châu á và Nam Mỹ. Chính sách thương mại mở rộng của EU hướng về châu á vừa mới bắt đầu thì châu lục này lại bị rơi vào khủng hoảng, làm giảm đáng kể lượng buôn bán và đầu tư của EU với khu vực này (trong đó có Việt nam). Mặt khác, do vị trí địa lý và thói quen buôn bán, Việt nam chủ yếu tập trung vào thị trường châu á, chiếm 60%-70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu. Trong đó có 40%-50% khối lượng hàng hoá nhập khẩu của Việt nam với c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi truong EU va kha nang xuat khau hang nong san Viet nam .doc
- trang bia khoa luan.doc