Trái phiếu công trình phát hành trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, đây là một kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đầu tư cho các công trình (chủ yếu là cơ sở hạ tầng). Việc phát hành trái phiếu công trình cũng làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình trái phiếu trên thị trường. Đồng thời, trái phiếu công trình TW đã được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham gia vào thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN. Nhờ có nguồn vốn huy động từ kênh phát hành này mà một số công trình (YaLy, Định Công. ) đã có nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, khai thác có hiệu quả; tạo ra nguồn thu ổn định đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín, tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo. Bên cạnh những mặt tích cực, việc phát hành trái phiếu công trình trong thời gian qua cũng bộc lộ ra một số vấn đề cần bàn, đó là:
- Thứ nhất, nguồn vốn huy động từ kênh phát hành trái phiếu công trình (loại trừ trái phiếu giao thông thuỷ lợi) chủ yếu là đầu tư cho những dự án có quy mô nhỏ và vừa. Tiến độ giải ngân còn chậm đặc biệt là trái phiếu giao thông thuỷ lợi tính đến tháng 12/2004 mới chỉ giải ngân được 6.804,994 tỷ đồng, đạt 68,1% so với kế hoạch giải ngân được giao. Nguyên nhân chủ yếu là còn nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng như thiết kế kỹ thuật, dự toán.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tín phiếu kho bạc còn thể hiện được vai trò cung cấp thông tin về lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng.
2.2.1.2. Trái phiếu kho bạc
- Thứ nhất, phát hành trực tiếp ra công chúng qua hệ thống KBNN
Từ năm 1995, KBNN đã phát hành loại trái phiếu với kỳ hạn từ 1 năm trở lên; trái phiếu được bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1999 KBNN đã phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, loại có ghi tên, không in trước mệnh giá, lãi suất 21%/ năm, trái phiếu được tự do chuyển nhượng, cầm cố và lãi suất hấp dẫn; do vậy, đã huy động được 7.316 tỷ đồng. Tiếp theo, kể từ ngày 1/3/1996 đến ngày 15/4/1996 KBNN đã phát hành tiếp loại trái phiếu có ghi tên, không in sẵn mệnh giá, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 16%/năm, kết quả huy động được 745 tỷ đồng. Như vậy, sau hai năm phát hành loại TPKB, kỳ hạn 1 năm, bán lẻ qua hệ thống kho bạc tổng số vốn đã huy động được là 8.106 tỷ đồng; bên cạnh những đặc điểm hấp dẫn của loại trái phiếu này đối với công chúng đầu tư, thì nó vẫn bộc lộ một số vướng mắc như: do kỳ hạn của TP là 1 năm, nếu đứng trên góc độ huy động vốn để đầu tư phát triển thì kỳ hạn này vẫn chưa thích hợp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay không cao; để khắc phục nhược điểm này, từ tháng 9/1996 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành loại TPKB, kỳ hạn 2 năm, có ghi tên và không in trước mệnh giá, bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam, tính đến cuối tháng 12/1996 kết quả đã huy động được 1.259 tỷ đồng. Trong năm 1994, Bộ tài chính (KBNN) đã phát hành loại TPKB, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 20,4%/năm (1,7%/tháng), kết quả đã huy động được 880 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả huy động vốn trong đợt này chưa cao là vì các tầng lớp dân cư chưa quen với hình thức đầu tư vào trái phiếu trung hạn; phần nữa là do lãi suất của đợt phát hành chưa thực sự hấp dẫn và thu hút đối với công chúng. Loại trái phiếu kho bạc, kỳ hạn 2 năm đã được liên tục phát hành trong các năm tiếp theo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TPCP đã phát hành. Đến thời điểm cuối năm 2004 số dư nợ gốc trái phiếu bán lẻ, loại 2 năm là trên 9.694 tỷ đồng.
Để cung cấp hàng hoá có chất lượng cho TTCK, trong năm 2001 KBNN đã phát hành thí điểm TPCP theo hình thức chiết khấu tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; trái phiếu chiết khấu có cùng một ngày phát hành 15/06/2001 và cùng một ngày đến hạn thanh toán 15/06/2006; kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,2%/ năm, trái phiếu được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam, hình thức phát hành dưới dạng chứng chỉ, không ghi tên và in trước mệnh giá, tiền lãi thanh toán định kỳ mỗi năm một lần. Trái phiếu phát hành đợt này có đủ điều kiện để niêm yết và giao dịch tại Trung tâm GDCK. Kết quả phát hành từ ngày16/4/2001 đến ngày15/06/2001 đã huy động được 48,6 tỷ đồng; lý do kết quả huy động chưa cao là vì đây là lần đầu KBNN phát hành TPCP theo hình thức chiết khấu, các tầng lớp dân cư chưa quen với hình thức đầu tư mới này; bên cạnh đó lãi suất 7,2%/năm tính cho cả kỳ hạn trái phiếu là 5 năm thực sự chưa có sự hẫn dẫn đối với người đầu tư.
Nhìn chung, Bộ Tài chính đã điều chỉnh kịp thời lãi suất TPKB trong từng giai đoạn cho phù hợp với lãi suất trên thị trường; giai đoạn 1994 - 2000 duy trì mức lãi suất bình quân khoảng 10,5% đến 12%; trong năm 2001 lãi suất bình quân là 6,8% - 7,2%; trong năm 2002 lãi suất bình quân là 7,1% - 8%; năm 2003 là 8,2% đến 8,4%; năm 2004 là 8,2 % đến 8,5%.
- Thứ hai, đấu thầu qua Trung tâm GDCK
Để thúc đẩy thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển và cung cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán hoạt động; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành TPCP thay thế cho Nghị định số 72/CP. Cơ chế này đã cho phép áp dụng phương thức đấu thầu TPCP (trái phiếu kho bạc) qua Trung tâm GDCK và Bảo lãnh Phát hành. Tính đến thời điểm 31/12/2004 này số lượng thành viên tham gia tham gia đấu thầu TPKB là 20 đơn vị bao gồm các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Từ tháng 7/2000 đến ngày 31/12/2004 KBNN đã phối hợp với TTGDCK tổ chức được 52 phiên đấu thầu; phương pháp đấu thầu áp dụng theo hình thức cạnh tranh lãi suất trong phạm vi lãi suất trần đã được quy định; TPKB đấu thầu qua TTGDCK được bán ngang mệnh giá, có kỳ hạn 5 năm và 7 năm, trả lãi hàng năm, TPKB phát hành dưới hình thức chứng chỉ và ghi sổ và được niêm yết tại TTGDCK. Tính 31/12/2004 tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là trên 10.000 tỷ đồng, tổng giá trị trái phiếu trúng thầu là 3.380 tỷ đồng, kết quả đấu thầu TPCP qua TTGDCK từ tháng 7/2000 đến tháng 12/2004 như sau:
Bảng số: 2.3
KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK
GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
SỐ TT
LOẠI TPCP
K. LƯỢNG
TRÚNG THẦU
(Tỷ đồng)
LÃI SUẤT
TRÚNG THẦU
(%)
LÃI SUẤT
TRẦN
(%)
1
Trái phiếu kho bạc
3.134,7
Năm 2000
600
6,5
6,5
Năm 2001
1.333
7,3 – 7,35
7,0 - 7,35
Năm 2002
231
7,4 - 8,6
7,4 - 8,6
Năm 2003
35
8,7
8,7
Năm 2004
935,7
8,35 - 8,5
8,7
2
Trái phiếu GTTL
1.127
Năm 2003
637
8,35 - 8,7
8,7
Năm 2004
485
8,35 - 8,7
8,7
CỘNG
4.261,7
Nguồn: Kho bạc Nhà nước - TTGDCK TP. Hồ Chí Minh
Kết quả huy động vốn kênh đấu thầu qua TTGDCK còn thấp là vì số lượng thành viên tham gia đấu thầu còn ít, bình quân mỗi phiên có từ 3-4 thành viên tham gia, khối lượng đặt thầu không đạt mức gọi thầu, lãi suất của các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra thường cao hơn khung lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính quy định. Mức lãi suất năm 2000 là 6,5%/năm đến 6,6%/ năm; năm 2001 lãi suất 7,3-7,35%; năm 2002 lãi suất 7,4-8,6%/năm; năm 2003 là 8,7%/ năm; năm 2004 lãi suất là 8,7%/năm. Hầu hết TPCP phát hành qua TTGDCK có thời hạn tối thiểu là 5 năm và tối đa lên tới 15 năm (trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển), để phương thức phát hành TPCP qua TTGDCK đạt kết quả cần có một thị trường thứ cấp cho hoạt động giao dịch trái phiếu; thực tế là, TTGDCK vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng để tiến hành giao dịch trái phiếu do các quy định chặt chẽ về khối lượng giao dịch, giá đặt mua, đặt bán và khớp giá, ngay cả ở các nước có TTCK phát triển, đa số các trái phiếu đều được giao dịch trên thị trường OTC. Một thực trạng là hầu hết các thành viên tham gia vào TTCK vẫn chưa có đủ thông tin về kế hoạch khối lượng, thời hạn TPCP phát hành qua kênh này hàng năm; nếu các thông tin này được công khai hoá và minh bạch thì nó rất có ích đối với những nhà bảo lãnh phát hành, các nhà đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt phát hành, tiến tới hạn chế được tình trạng chênh lệch quá lớn giữa khối lượng TPCP gọi thầu và khối lượng TPCP trúng thầu như hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao kết quả của phương thức phát hành TPCP qua TTGDCK cần công khai, minh bạch thông tin trong phạm vi cho phép của các phiên đấu thầu.
- Thứ ba, phát hành theo phương thức bảo lãnh
Để thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, đa dạng hoá các kênh huy động vốn; bên cạnh áp dụng phương thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK; Bộ Tài chính (KBNN) đã áp dụng phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành, TPCP được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ, chứng chỉ trái phiếu không ghi tên và in sẵn mệnh giá mục đích nhằm huy động nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho NSNN. Thông qua kênh phát hành này, Bộ Tài chính (KBNN) đã tạo ra được một khối lượng hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Tính đến thời điểm 31/12/2004 đã có 23 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành TPCP bao gồm các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
Từ năm 2000 đến 31/12/2004 Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức được 31 phiên bảo lãnh, đã huy động được 4.790 tỷ đồng (loại TPCP có kỳ hạn 5 năm); đặc biệt, trong năm 2004 KBNN đã tổ chức thực hiện được 21 phiên bảo lãnh phát hành TPCP, huy động được 2.390 tỷ đồng; trong đó huy động vốn cho NSNN là 1.755 tỷ đồng, cho các công trình giao thông thuỷ lợi là 635 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành tính đến 31/12/2004 là trên 2000 tỷ đồng, kết quả phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành giai đoạn 2000 - 2004 như sau:
Bảng số: 2.4
KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TPCP THEO PHƯƠNG
THỨC BẢO LÃNH GIAI ĐOẠN 2000-2004
NĂM
SỐ ĐỢT
BẢO LÃNH
(đợt)
KHỐI LƯỢNG PHÁT HÀNH
(tỷ đồng)
LÃI SUẤT
(%/năm)
KỲ HẠN
(năm)
2000
01
500
6,6
5
2001
02
250
7,0-7,35
5
2002
01*
0
0
0
2003
06
1.650**
8,3
5
2004
21
2.390***
8,35 – 8,5
5
Cộng
31
4.790
- Nguồn: Kho bạc Nhà nước - TTGDCK TP. Hồ Chí Minh
- Chú thích:
(*) Năm 2002 tổ chức 1 phiên bảo lãnh nhưng không có đơn vị
nào tham gia
(**) Trong đó có 1.430 tỷ đồng trái phiếu GTTL
(***) Trong đó có 635 tỷ đồng trái phiếu GTTL
Thông qua kênh bảo lãnh phát hành, mỗi năm KBNN đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng nguồn vốn dài hạn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. TPCP phát hành qua TTGDCK đã góp phần bổ sung một lượng hàng hoá lớn cho thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô hoạt động. Thị trường bảo lãnh phát hành ngày càng được hoàn thiện và phát triển, trở thành điểm hẹn hấp dẫn giữa nhà phát hành trái phiếu với nhà đầu tư, thông qua thị trường này KBNN có thể ước lượng được cung và cầu vốn trên thị trường với độ tin cậy cao, bám sát được diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn từ đó tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hài hoà lợi ích và quyền lợi giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán. Thông qua việc công khai và minh bạch thông tin liên quan đến phương thức bảo lãnh phát hành TPCP đã giúp các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết về thời điểm phát hành, khối lượng và thời hạn TPCP từ đó các nhà đầu tư có kế hoạch sử dụng và phân bổ nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
2.2.1.3. Trái phiếu công trình
Trong năm 1992, Đảng và Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500KV; ngày 20/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 134/HĐBT giao cho Bộ Tài chính và KBNN phát hành tín phiếu kho bạc (tín phiếu đường dây 500 KV), để huy động vốn cho công trình này. Đây là lần đầu KBNN phát hành trái phiếu công trình TW, phát hành bắt đầu từ tháng 7/1992. Tín phiếu đường dây 500 KV có kỳ hạn là 1 năm, 2 năm và 3 năm; lãi suất tương ứng là 4,2%/năm, 4,5/năm và 5%/ năm; từ ngày1/7/1993 các mức lãi suất này được điều chỉnh lên tương ứng là 6%/năm, 6,5%/năm và 7%/năm. Giá trị tín phiếu đường dây 500KV được bảo đảm theo giá trị của vàng; tín phiếu được ghi thu và chi bằng đồng Việt Nam; loại tín phiếu này không mang tính bắt buộc đối với các tầng lớp dân cư, nhưng lại mang tính chỉ tiêu và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Tín phiếu kho bạc phát hành để huy động vốn xây dựng đường dây tải điện Bắc Nam 500KV có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại tín phiếu khác phát hành cùng thời kỳ; có ba loại kỳ hạn tương ứng với ba mức lãi suất khác nhau, người dân có thể lựa chọn mua tín phiếu bằng vàng hoặc USD (chỉ áp dụng đối với các KBNN Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nam Hà) trên cơ sở giá quy đổi do KBNN công bố tại thời điểm phát hành;
Tổng số vốn huy động được của tín phiếu đường dây 500 KV tính từ tháng 7/1992 đến tháng 12/1994 là 334 tỷ đồng, đạt gần 28% trong tổng số vốn cần huy động là (1.213 tỷ đồng); lý do dẫn đến kết quả huy động vốn còn thấp chủ yếu là lãi suất tín phiếu đường dây 500KV thấp hơn so với các loại tín phiếu kho bạc phát hành cùng thời kỳ, nên chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn đối với người mua; ngoài ra trong thời kỳ này giá vàng trên thị trường có nhiều biến động; do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn. Tín phiếu đường dây 500KV, ngoài ý nghĩa thông thường về mặt kinh tế nó còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc; đợt phát hành này đã thực sự nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể từ TW đến cơ sở trong quá trình vận động, phát hành. Song do điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của các tầng lớp dân cư thời kỳ này còn nhiều khó khăn, thị trường có nhiều biến động về giá cả các loại hàng hoá, do vậy số vốn huy động để xây dựng đường dây tải điện 500KV mới chỉ đạt gần 7% tổng số vốn đầu tư cho công trình. Kể từ khi Nghị định số 72/CP về quy chế phát hành TPCP ra đời, tiếp theo là Nghị định số 01/2000/NĐ-CP và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP; phương thức phát hành trái phiếu công trình đã được hoàn thiện và nhân rộng ra nhiều công trình khác, kết quả phát hành trái phiếu công trình giai đoạn 1996 - 2004 như sau:
Bảng số: 2.5
KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN 1996 - 2004
Đơn vị: Tỷ đồng
TÊN CÔNG TRÌNH
KHỐI LƯỢNG VỐN ĐÃ HUY ĐỘNG
I. CÔNG TRÌNH TW
9.175,212
1.1. Thuỷ điện YaLy
184,7
1.2. Khu đô thị Định Công - Hà Nội
50
1.3. Khu đô thị Bắc Linh Đàm
41,6
1.4. Chí Linh
70,5
1.5. Các công trình GTTL
8.828,412*
II. CÔNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
2.302,4
2.1. Cà Mau
32
2.2. Tiền Giang
24,7
2.3. TP. Hồ Chí Minh
2.000
2.4. Khánh Hoà
50
2.5. Phúc Sơn
121,9
2.6. Bình Thuận
58,8
2.7. Lào Cai
15
- Nguồn: Kho bạc Nhà nước
- Chú thích: (*) chưa tính 75,758 triệu USD.
Trái phiếu công trình phát hành trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, đây là một kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đầu tư cho các công trình (chủ yếu là cơ sở hạ tầng). Việc phát hành trái phiếu công trình cũng làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình trái phiếu trên thị trường. Đồng thời, trái phiếu công trình TW đã được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham gia vào thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN. Nhờ có nguồn vốn huy động từ kênh phát hành này mà một số công trình (YaLy, Định Công... ) đã có nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, khai thác có hiệu quả; tạo ra nguồn thu ổn định đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín, tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo. Bên cạnh những mặt tích cực, việc phát hành trái phiếu công trình trong thời gian qua cũng bộc lộ ra một số vấn đề cần bàn, đó là:
- Thứ nhất, nguồn vốn huy động từ kênh phát hành trái phiếu công trình (loại trừ trái phiếu giao thông thuỷ lợi) chủ yếu là đầu tư cho những dự án có quy mô nhỏ và vừa. Tiến độ giải ngân còn chậm đặc biệt là trái phiếu giao thông thuỷ lợi tính đến tháng 12/2004 mới chỉ giải ngân được 6.804,994 tỷ đồng, đạt 68,1% so với kế hoạch giải ngân được giao. Nguyên nhân chủ yếu là còn nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng như thiết kế kỹ thuật, dự toán.
- Thứ hai, cơ chế xây dựng và xét duyệt dự án còn chưa được đồng bộ, còn nhiều thủ tục hành chính phức tạp, do vậy thời gian để chuẩn bị phát hành trái phiếu thường kéo dài, chưa tạo điều kiện khích lệ các chủ đầu tư trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
- Thứ ba, các chủ dự án (chủ đầu tư) thường có tư tưởng trông đợi vào nguồn vốn hỗ trợ từ phía NSNN hoặc vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
- Thứ tư, kỳ hạn, lãi suất và tính thanh khoản của trái phiếu chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trái phiếu, do đó khối lượng huy động vẫn ở mức kiêm tốn, chỉ có ý nghĩa bổ sung thêm nguồn vốn thanh toán mang tính chất ngắn hạn.
2.2.1.4. Trái phiếu ngoại tệ
Nghị định số 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/11/2003 đã mở ra một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm của đất nước; trong năm 2003 và 2004 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng USD, kết quả huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ (USD) giai đoạn 2003-2004, như sau:
Bảng số: 2.6
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CÓ MỆNH
GIÁ BẰNG NGOẠI TỆ GIAI ĐOẠN 2003-2004
NĂM
KỲ HẠN
(năm)
LÃI SUẤT
(%/ năm)
SỐ TIỀN
HUY ĐỘNG
(USD)
2003
32.794.000
+ Bán lẻ
5
3,5
23.794.000
+ Đấu thầu
qua NHNN
5
3,4
9.000.000
2004
44.358.000
+ Bán lẻ
5
3,5
38.858.000
+ Đấu thầu
qua NHNN
5
3,5
5.500.000
TỔNG
77.152.000
Nguồn: Kho bạc Nhà nước - NHNN
Phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng ngoại tệ, là một bước đi mới trong công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, tạo cơ hội đầu tư mới, giúp người dân làm quen với hình thức đầu tư trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ. Bên cạnh những kết quả ghi nhận trên vẫn còn một số khó khăn nhất định, cụ thể:
- Thứ nhất, khối lượng huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ đạt kết quả chưa cao chủ yếu là do lãi suất trái phiếu bằng ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu bằng VND (năm 2003 lãi suất là 8,5%/năm; năm 2004 mức lãi suất là 8,5%/ năm) trong cùng thời điểm phát hành; trái phiếu ngoại tệ không được thanh toán trước hạn.
- Thứ hai, vấn đề về tỷ giá cũng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi vì dễ dẫn đến rủi ro cao về ngoại tệ, điều này là hoàn toàn mâu thuẫn với đặc điểm của TPCP phát hành bằng đồng VND là có độ an toàn cao; bên cạnh đó việc đầu tư vào trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ có thể đưa đến tình trạng đô la hoá.
Trong 2 năm phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng ngoại tệ đã bộc lộ ra những mặt tích cực và những vướng mắc; điều này cho thấy, để thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo Bộ Tài chính (KBNN) cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề lãi suất huy động giữa đồng VND và USD, tỷ giá, thanh toán lãi, chuyển nhượng, chỉ có kết hợp tốt các yếu tố này mới tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu qua đó có nguồn ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.1.5. Trái phiếu đặc biệt
Theo Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 6/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính (KBNN) phát hành trái phiếu Chính phủ để cấp vốn bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL), khối lượng TPCP phát hành là 10.390 tỷ đồng, phát hành 4 đợt; đợt thứ nhất (tháng 8/2002) Bộ Tài chính đã phát hành loại trái phiếu này, khối lượng phát hành là 7.840 tỷ đồng và đợt thứ tư (ngày 21/01/2005) khối lượng phát hành là 520 tỷ); kỳ hạn của trái phiếu là 20 năm, lãi suất cố định là 3,3 % /năm, tiền lãi được thanh toán hàng năm. Theo quy định thì sau 5 năm kể từ ngày phát hành loại trái phiếu này mới được chuyển nhượng.
Loại trái phiếu Chính phủ phát hành trong đợt này không được bán ra công chúng, mà do các Ngân hàng Thương mại Nhà nước nắm giữ đây chính là giải pháp giúp Ngân hàng Thương mại Nhà nước tăng thêm vốn điều lệ; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng.
2.2.1.6. Công trái xây dựng tổ quốc
Giai đoạn từ năm 1990 - 2004, Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công 2 đợt phát hành công trái XDTQ vào năm 1999 và năm 2003; mục tiêu là huy động vốn để đầu tư cho các mục tiêu chương trình quốc gia. Ngày 27/4/1999, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12/5/1999 quy định về việc phát hành công trái XDTQ, mục tiêu của đợt phát hành công trái XDTQ đợt này là huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã nghèo đặc biệt khó khăn; đối tượng vận động là các tổ chức, cá nhân làm việc và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam. Công trái xây dựng tổ quốc có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm (được điều chỉnh theo mức trượt giá), được thanh toán 1 lần cùng tiền gốc khi đến hạn. Trường hợp lạm phát 5 năm vượt quá 42,5% thì chủ sở hữu công trái vẫn được đảm bảo hưởng lãi suất thực là 1,5%/năm. Trường hợp lạm phát 5 năm nhỏ hơn hoặc bằng 42,5% người sở hữu công trái được hưởng lãi suất 50% tính cho 5 năm.
Năm 2003, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công đợt phát hành công trái XDTQ (công trái giáo dục đợt I), huy động vốn trong xã hội để thực hiện mục tiêu “ xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá” ở các tỉnh miền núi, tây nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn. Công trái giáo dục có kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 40%/5 năm và được thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn.
Theo dự kiến, trong năm 2005 Bộ Tài chính (KBNN) sẽ tổ chức phát hành công trái giáo dục đợt II, công trái có kỳ hạn 5 năm, khối lượng dự kiến huy động khoảng trên 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh còn khó khăn tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá và kiên cố hoá trường lớp học. Kết quả phát hành công trái XDTQ giai đoạn 1990-2004, như sau:
Bảng số: 2.7
KẾT QUẢ PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI XÂY DỰNG TỔ QUỐC
GIAI ĐOẠN 1990 - 2004
NĂM
P.H
KHỐI LƯỢNG ĐÃ HUY ĐỘNG
(tỷ đồng)
KỲ HẠN
(năm)
LÃI SUẤT
(%/năm)
TỶ LỆ HOÀN THÀNH
(%)
1999
4.496
5
10
113
2003
2.580
5
8
129
CỘNG
7.076
Nguồn: Kho bạc Nhà nước - Vụ NSNN
Công trái XDTQ phát hành năm 1999 và năm 2003 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan và tổ chức trên địa bàn cả nước. Thành công của hai đợt phát hành công trái XDTQ là đã huy động được vượt mức kế hoạch vốn đã đề ra, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn để đầu tư cho các mục tiêu chương trình quốc gia; đồng thời cũng là một bước tiến mới trong công tác phát hành TPCP, từng bước tạo điều kiện cho người dân làm quen với hình thức đầu tư trung hạn.
2.2.2. Đánh giá hoạt động của thị trường sơ cấp
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, đối với lĩnh vực NSNN: Trong cơ chế kế hoạch hoá trước đây NSNN luôn ở trong tình trạng bội chi (bội chi bị động) và giải pháp chính để cân đối NSNN trong thời kỳ này là phát hành tiền, do đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế chậm phát triển, lạm phát tăng nhanh. Kể từ những năm 1990 cho đến nay thu NSNN về cơ bản đã đảm bảo trang trải chi thường xuyên của Nhà nước. Trước nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày càng cao, Chính phủ đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, mạnh dạn chủ chương bội chi chủ động với các nguồn bù đắp là vay nợ trong và ngoài nước; trong đó vay trong nước thông qua việc phát hành TPCP ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn bù đắp thiếu hụt NSNN từ đó Chính phủ chủ động hơn trong quá trình điều hành NSNN và hạn chế việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN.
Bên cạnh việc đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN để huy động vốn cho NSNN; Chính phủ còn phát hành trái phiếu công trình; trái phiếu đầu tư; công trái xây dựng tổ quốc với khối lượng huy động hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2003 và năm 2004 Chính phủ đã huy động được trên 10.066 tỷ đồng (đã tính cả số huy động bằng ngoại tệ), đạt gần 107% kế hoạch huy động vốn từ nguồn trái phiếu giao thông thuỷ lợi để đầu tư cho các công trình giao thông thuỷ lợi quan trọng của đất nước. Trong giai đoạn 2001 đến 2010, Chính phủ Việt Nam thực hiện chủ trương thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, khống chế bội chi NSNN ở mức dưới 5% GDP, trong đó vay trong nước chiếm khoảng 60%, do nhu cầu huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN và nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng; vì vậy, Chính phủ chủ trương phát triển thị trường TPCP trong nước. Đa dạng hoá các loại TPCP, trong đó tín phiếu kho bạc được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc điều hành NSNN, đồng thời là công cụ quan trọng để NHNN điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
- Thứ hai, đối với thị trường tiền tệ: Từ tháng 6/1995 Bộ Tài chính đã không phát hành tín phiếu KBNN dưới hình thức bán lẻ thay vào đó là loại tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN theo phương thức chiết khấu. Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004 Bộ Tài chính đã phối hợp với NHNN tổ chức được 388 phiên đấu thầu tín phiếu với doanh số phát hành 59.499,8 tỷ đồng. Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN là một trong những công cụ quan trọng để NHNN thực thi chính sách tiền tệ của mình. Tín phiếu kho bạc là hình thức huy động vốn ngắn hạn, có độ rủi ro không đáng kể, là hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã cho ra đời thị trường mở vào tháng 7/2001 là một bước đi mới trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Thông qua đây, NHNN đã chủ động hơn trong việc mua, bán các loại tín phiếu KBNN để điều tiết khối lượng tiền cung ứng. Hiện nay nghiệp vụ thị trường mở thực hiện 2 lần/ 1 tuần, với 22 thành viên tham gia, trong đó chỉ có 8 thành viên tham gia thường xuyên, kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2000 đến nay, nghiệp vụ thị trường mở trở thành một công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ; khối lượng giao dịch ngày càng tăng, cụ thể: Tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61.936 tỷ đồng, năm 2003 là 21.183 tỷ đồng, năm 2002 là 8.945 tỷ đồng, năm 2001 là 3.933 tỷ đồng. Hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã mang lại những kết quả thiết thực, thị trường đã từng bước đi vào ổn định và phát triển; khối lượng tín phiếu đấu thầu tăng dần qua các năm và là nguồn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt NSNN; cơ chế đấu thầu đã tạo ra một cơ hội cạnh tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.docx