MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼVÀ ĐỒTHỊ
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀTRÁI PHIẾU VÀ THỊTRƯỜNG
TRÁI PHIẾU .4
1.1.Khái niệm trái phiếu.4
1.2.Đặc điểm trái phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu .4
1.3.Phân loại trái phiếu.7
1.4.Cấu trúc kỳhạn của lãi suất .12
1.5.Thịtrường trái phiếu .20
1.6.Hoạt động repo trái phiếu.29
1.7.Các tổchức tài chính phi ngân hàng .31
1.8.Tổchức xếp hạng tín nhiệm.33
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU ỞMỘT SỐNƯỚC
TRÊN THẾGIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .40
2.1.Tổng quan thịtrường trái phiếu ởmột sốnước trên thếgiới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.40
2.2.Tổng quan thịtrường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua.54
2.3.Tình hình phát hành trái phiếu bằng ngoại tệtrong thời gian qua .66
2.4.Tình hình pháthành và giao dịch trái phiếu kèm theo chứng quyền trong thời gian qua .67
2.5.Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng trong thời gian qua.68
2.6.Tình hình đấu giá và nguyên nhân thất bại trong các đợt đấu giá và phát hành
TPCP trong thời gian qua .71
2.7.Xây dựng và đánh giá đường cong lãi suất TPCP của Việt Nam trong thời gian qua .73
2.8.Những nguyên nhân chính làm cho thịtrường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển .77
CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG TRÁI
PHIẾU TẠI VIỆT NAM .85
3.1.Định hướng phát triển TTTP của Việt Nam đến năm 2020 .85
3.2.Các giải pháp phát triển TTTP tại Việt Nam.85
3.3.Những vấn đềnghiên cứu tiếp theo .103
KẾT LUẬN .105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch. Hệ quả là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không thể phát hành chứng khoán nợ ra thị trường chứng khoán
được mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Đây là vấn đề lớn
xuyên suốt tại tất cả các nước Châu Á.
2.1.4.Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, đối với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như hiện nay ở Việt
Nam thì nhu cầu về vốn trung và dài hạn để vận hành và phát triển kinh tế đất nước
là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng giống như một số nước châu Á khác, Việt Nam
cũng đã quen việc huy động vốn thông qua các kênh huy động truyền thống như:
vốn vay ưu đãi của các quốc gia, vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ ở các nước hay vốn vay của các tổ chức tài chính lớn trên thế
giới như: IMF, WB và ADB… về phía doanh nghiệp thì cũng đã có thói quen huy
động vốn trung và dài hạn thông qua các ngân hàng. Điều này cũng đã góp phần
làm cho bức tranh về tỷ lệ nợ chính phủ trong tổng tài sản quốc gia ngày càng xấu
51
đi, từ đó ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia. Thêm vào đó, ngân sách nhà
nước vẫn còn là “bầu sữa” của các DNNN làm ăn kém hiệu quả hay “thần hộ mệnh”
của các doanh nghiệp khi được nhà nước đứng ra bảo lãnh đối với các tổ chức tài
chính hay trực tiếp cung cấp vốn cho các loại doanh nghiệp này. Chính vì điều này
đã làm cho thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu của Việt Nam
trong thời gian qua phát triển chậm mặc dù đã có hàng loạt các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ và các tổ chức tài chính lớn và uy tín trên thế giới. Do đó, bài học
kinh nghiệm ở đây là Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các chính sách và chủ
trương trong việc huy động vốn bằng trái phiếu nhằm tập cho các doanh nghiệp có
thói quen dần với cách huy động này, giảm bớt tính thụ động trong việc huy động
vốn, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và góp phần làm cho thị trường trái
phiếu phát triển sôi động.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam chú trọng phát triển thị trường trái phiếu tức là
góp phần giảm nhẹ tính phụ thuộc vào tài trợ từ các ngân hàng, từ đó góp phần hạn
chế các cú sốc tài chính từ bên ngoài mà cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 là
một minh chứng. Cụ thể, trong các nước ASEAN thì Thái Lan là nước bị ảnh hưởng
nặng nề nhất, bỏ qua các yếu tố khác chi phối như các tổ chức tài chính Thái Lan
đầu tư quá mức vào bất động sản hay chính sách cố định tỷ giá đồng Bath so với
USD trong thời gian qua… thì nguyên nhân quan trọng nữa là Thái Lan chưa chú
trọng phát triển thị trường trái phiếu do trước đó Thái Lan luôn trong tình trạng bội
thu. Trong khi đó Malaysia là nước ít bị ảnh hưởng nhất do Thủ tướng Mahatir
Mohammad lúc bấy giờ luôn kiên định trong việc giảm tỷ lệ dự trữ USD/nợ ngắn
hạn nước ngoài (tỷ lệ này quý II/1997 của Malaysia là 0,61% và là tỷ lệ thấp nhất
trong khu vực) và theo đuổi mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu trong nước.
Thứ hai, đối với các nền kinh tế đang phát triển thì TPCP luôn đóng vai trò
quan trọng trong việc huy động vốn cho NSNN, đồng thời là “cánh chim đầu đàn”
trong việc giao dịch tại các thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, góp phần
sôi động trong việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nếu việc phát hành các loại TPCP đi kèm với quá nhiều mức lãi suất và thời
52
gian đáo hạn khác nhau không những không định hướng được trong việc hình thành
lãi suất chuẩn của thị trường vốn mà ngược lại còn làm cho thị trường TPCP giao
dịch một cách hỗn độn bằng việc tung hỏa mù cho các nhà đầu tư trong việc lựa
chọn các chứng khoán cho danh mục đầu tư của mình. Bài học kinh nghiệm ở đây
là chính phủ nên phát hành các loại TPCP có thời gian đáo hạn từ 10 năm trở lên, có
thể làm 50 năm với các mức lãi suất phù hợp tương ứng với tình hình kinh tế chính
trị trong nước và trên thế giới nhằm định hướng cho sự hình thành lãi suất dài hạn
trên thị trường vốn. Từ đó hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường
được chính xác và rõ nét hơn.
Bảng 2.2:Quy mô và tỷ trọng của TPCP, TPDN và trái phiếu của các tổ chức tài
chính so với GDP của một số quốc gia năm 2004
Stt
Tên quốc
gia
Trái phiếu
Chính phủ
(Tỷ USD)
Trái phiếu
doanh
nghiệp
(Tỷ USD)
Trái phiếu của
các
tổ chức tài chính
(Tỷ USD)
Tỷ trọng so
với GDP
(%)
1 Trung Quốc 287,4 12,2 183,7 33,1%
2 Hồng Kông 15,8 61 0 5,3%
3 Indonesia 51 3,8 2,9 3,9%
4 Hàn Quốc 171,6 159,2 237,5 38,9%
5 Malaysia 45,2 45 16,4 7,3%
6 Philippines 24 1 0 1,7%
7 Singapore 44 34,6 0 5,4%
8 Thái Lan 36,2 19,9 8,8 4,4%
Nguồn: ADB, Asia Bonds online
Thứ ba, nâng tỷ trọng vốn hóa của thị trường trái phiếu trong GDP của quốc
gia ngang hoặc cao hơn tỷ trọng của các chứng khoán khác trong cùng thời kỳ, cũng
như tỷ trọng dư nợ của TPCP trong tổng GDP hay tổng giá trị tài sản của quốc gia.
Điều này góp phần cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường trái phiếu
53
trong nước hay thị trường tài chính của một quốc gia, sẵn sàng đối mặt với các diễn
biến bất thường của kinh tế thế giới.
Hình 2.1:Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP của một số quốc gia
QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU SO VỚI GDP
12,90%
26,40%
2,10%
56,90%
30,50%24,80%
7,10%
45%
97,60%
62,90%
23,50%
44,50%
29,30%
47,10%
22,40%
90,50%
29,70%
73,60%
40,70%
75,60%
191,70%
161,60%
48,80%
81,20%
0%
50%
100%
150%
200%
250%
Ch
ina
Ho
ng
K
on
g
Ind
on
es
ia
Ma
lay
sia
Ph
ilip
ine
Si
ng
ap
or
e
Th
ail
an
d
Ko
re
a
Ja
pa
n
US
A UK
Ge
rm
an
y
Q uốc gia
Tỷ lệ
Tỷ lệ (%)
năm 1997
Tỷ lệ (%)
năm 2004
Nguồn: IFS, ADB, Asian Bonds Online
ứ tư, từng bước xây dựng các chính sách chính trị, kinh tế nhằm củng cố,
duy tr
m, Chính phủ nên công bố rộng rãi và định kỳ các thông tin về tình
hình t
và nghiên cứu các chính sách thuế hiện
nay đ
Th
ì và nâng cao đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Từ đó, góp phần
cho việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu bằng nội tệ của các tổ chức tài
chính lớn và uy tín trên thế giới phát hành và giải ngân ngay tại thị trường tài chính
trong nước.
Thứ nă
hu chi NSNN, các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia trong dài
hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch huy động vốn và lịch trình phát hành TPCP trong năm
cũng được thông báo trước từ đầu năm và duy trì đều đặn để giúp các nhà đầu tư dễ
dàng có các kế hoạch đầu tư trong dài hạn.
Thứ sáu, Chính phủ cũng nên xem xét
ối với các khoản thu nhập từ việc đầu tư trái phiếu trên thị trường như chính
54
sách thuế đối với việc chuyển nhượng trái phiếu hay tiền lãi trái phiếu không những
cho riêng TPCP, mà cho cả các loại trái phiếu khác đang giao dịch trên thị trường
sao cho tạo tính thuận lợi cũng như khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị
trường. Ngoài ra, chính phủ cũng cần nghiên cứu và áp dụng chính sách thuế đối
với từng loại hình nhà đầu tư như nhà đầu tư là cá nhân hay nhà đầu tư là tổ chức.
Thứ bảy, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý trong
việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các chính sách ưu đãi về thuế hay tiền thuê đất…
nhằm khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài thành lập và hoạt
động tại Việt Nam nhằm môi trường xếp hạng tín nhiệm ngày càng chuyên nghiệp
và đa dạng.
Thứ tám, Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý về việc thành lập và hoạt động
thông thoáng cũng như có các chính sách ưu đãi nhằm góp phần thúc đẩy và phát
triển các tổ chức phi ngân hàng như quỹ hưu trí, quỹ an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm,
quỹ hỗ tương, quỹ mạo hiểm nhằm tăng nguồn cầu cho thị trường trái phiếu, từ đó
làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có các
chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính có
tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước trở thành là các
nhà tạo lập thị trường trên thị trường. Có như vậy, thì mới tạo cho thị trường hoạt
động ổn định và tạo tiền đề phát triển trong tương lai.
2.2.Tổng quan thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1.Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu
xuất hiện từ đầu thập niên 90 như các quy định về phát hành trái phiếu của công ty
cổ phần trong Luật công ty 1990.
Nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành
các loại trái phiếu Chính phủ.
Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/CP ngày 17/09/1994 kèm theo
quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của DNNN. Trong quy chế
55
chuyển nhượng, hình thức thanh toán, lãi suất
trái phiếu, quy định điều kiện để DNNN phát hành trái phiếu và các vấn đề liên
quan khác.
Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 23/CP ngày 22/03/1995 về việc
phát hành trái phiếu quốc tế. Hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn ở
nước ngoài cho mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh.
Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hướng dẫn về việc phát hành chứng
khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng
khoán và TTCK. Nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK và
tạo điều kiện kịp thời cho TTCK nước ta đi vào hoạt động.
Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999 và
có hiệu lực ngày 01/01/2000, đã thay thế cho Luật Công ty 1990 và việc phát hành
trái phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp.
Đến năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị định 72/CP
ngày 26/07/1994 được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000
ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Quy chế phát hành TPCP đã đổi
mới thể hiện qua việc áp dụng phương thức phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu
qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó
còn quy định việc TPCP niêm yết, giao dịch trên TTCK và phân định rõ trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước,
UBCKNN, các Bộ, các ngành… trong việc phát hành TPCP.
Đến năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày
20/11/2003 về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và
TPCQĐP thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP. Khác với Nghị định
01/2000/NĐ-CP, bên cạnh các quy chế về phát hành TPCP, Nghị định
141/2003/NĐ-CP đưa ra các quy chế về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và TPCQĐP. Trên cơ sở Nghị định 141, một loạt các TPCQĐP đã ra đời mà
đầu tiên có thể kể đến là trái phiếu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) do
56
phát triển đô thị (HIFU) phát hành theo ủy nhiệm của Ủy Ban Nhân
Dân (UBND) TP.HCM. Động thái này đã tạo cơ chế khuyến khích huy động vốn
qua việc phát hành trái phiếu.
Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003
về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP
ngày 11/07/1998.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006
về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định 120/CP ngày
17/09/1994. Nghị định đã giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể tiếp
cận các nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ, tạo lập các quy
định cơ bản về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thị trường nợ (người
phát hành, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước), tạo lập nội dung pháp lý ban
đầu để điều chỉnh hoạt động của thị trường trái phiếu.
Ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật chứng
khoán. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, các văn bản pháp lý hiện hành chỉ dừng
lại ở mức Nghị định, Luật chứng khoán là bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị
trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển ổn định,
công khai và minh bạch hơn.
Và gần đây nhất, Chính phủ vừa ban hành 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009
về điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, theo đó Chính phủ quy định
trị giá của mỗi đợt phát hành không dưới 500 triệu USD.
2.2.2.Trái phiếu chính phủ
a)Tình hình phát hành
Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từ năm
1991. Lúc này, KBNN đóng vai trò là kênh phát hành TPCP duy nhất để huy động
vốn từ ngắn hạn để bù đắp thâm hụt tạm thời NSNN thông qua việc phát hành tín
phiếu KBNN đến việc huy động vốn dài hạn thông qua phát hành công trái. Tuy
nhiên, nếu xét ở khía cạnh thị trường tài chính thì TPCP là một hàng hóa do đó cần
phải có một thị trường là nơi mà TPCP không chỉ được bán ra mà còn được chuyển
57
có thêm hai phương thức phát hành TPCP: phương thức đấu
thầu qua thị TTCK và bảo lãnh phát hành.
Hiện nay, TPCP được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam
phát hành hàng năm với khối lượng chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh phát hành
và đấu thầu qua TTCK. TPCP niêm yết tại các TTGDCK chiếm khoảng 82% thị
trường trái phiếu Việt Nam.
Hình 2.2:Giá trị TPCP phát hành từ 2000 đến 2008
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
Giá trị
(Tỷ đồng)
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
Năm
GIÁ TRỊ PHÁT HÀNH TPCP
Nguồn: Bộ Tài Chính
a.1)Đấu thầu TPCP thông qua TTGDCK
TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành từ 2000 đến 19/06/2009:
+ Từ 2000 đến 30/06/2006, tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE),
KBNN đã thực hiện 91 đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu là 19.800 tỷ
đồng. Kết quả có 74 đợt thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578,7 tỷ
đồng, đạt 53,43% so với khối lượng gọi thầu
58
+ Từ 30/06/2006 đến 30/06/2008, tại TTGDCK Hà Nội (HASTC), KBNN đã
thực hiện 59 đợt đầu thầu TPCP (trong đó có 10 phiên đấu thầu lô lớn) với tổng
khối lượng gọi thầu là 40.150 tỷ đồng (trong đó 8.000 tỷ đồng là của TPCP lô lớn),
khối lượng trúng thầu 24.360 tỷ đồng (trong đó 2.570 tỷ đồng là của TPCP lô lớn),
bằng 60,67% khối lượng gọi thầu.
+ Từ 30/06/2008 đến 19/06/2009, tại HASTC, KBNN đã thực hiện 18 đợt đầu
thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu là 17.400 tỷ đồng, khối lượng trúng thầu
2.760 tỷ đồng, đạt 15,86% khối lượng gọi thầu. Đồng thời, liên tiếp trong hai ngày
24/03/2009 và 27/03/2009 KBNN tiến hành hai đợt đấu thầu trái phiếu bằng ngoại
tệ với kỳ hạn lần lượt là 2 năm và 3 năm, tổng khối lượng gọi thầu là 200 triệu
USD, khối lượng trúng thầu 130,11 triệu USD, bằng 65,06% khối lượng gọi thầu.
TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) nay là Ngân hàng Phát triển Việt
Nam phát hành từ năm 2002 đến 19/06/2009:
+ Từ 2002 đến 30/06/2006 tại SGDCK TP.HCM, Quỹ HTPT đã thực hiện 60
đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu là 9.100 tỷ đồng. Kết quả chỉ có 18
đợt thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là 1.199 tỷ đồng, đạt 13,18% so với
khối lượng gọi thầu.
+ Từ 30/06/2006 đến 30/06/2008, tại TTGDCK Hà Nội, Quỹ HTPT đã thực
hiện 15 đợt đấu thầu TPCP với khối lượng gọi thầu là 7.394 tỷ đồng và khối lượng
trúng thầu là 1.730 tỷ đồng, bằng 23,4% khối lượng gọi thầu.
+ Từ 30/06/2008 đến 19/06/2009, tại TTGDCK Hà Nội, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam đã thực hiện 14 đợt đấu thầu TPCP với khối lượng gọi thầu là 9.000 tỷ
đồng và khối lượng trúng thầu là 1.371 tỷ đồng, bằng 15,23% khối lượng gọi thầu.
TPCP do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành tính đến 19/06/2009:
Từ đầu năm đến nay, tại TTGDCK Hà Nội, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã
thực hiện 1 đợt đấu thầu TPCP với khối lượng gọi thầu là 2.000 tỷ đồng và khối
lượng trúng thầu là 500 tỷ đồng, bằng 25,00% khối lượng gọi thầu.
Năm 2006, cùng với sự bùng nổ của TTCK và thực hiện Quyết định
2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại
59
TTGDCK Hà Nội, hoạt động đấu thầu đã có những thành công nhất định. Giá trị
TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885 tỷ đồng gấp 3,3 lần so với năm 2005. Hơn
nữa, đã có nhiều phiên đấu thầu TPCP trong năm 2006 có kết quả mời thầu từ 200
tỷ đồng trở lên và dành cho TPCP có cùng kỳ hạn nhưng ngày đáo hạn khác nhau.
Phiên đấu thầu ngày 09/06/2006 có giá trị mời thầu 700 tỷ đồng, giá trị trúng thầu là
650 tỷ đồng. Các phiên đấu thầu từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006 chỉ có một
phiên đạt tỷ lệ 90% còn lại tất cả đều đạt 100%. Những kết quả thành công trong
năm 2006, tạo tiền đề cho việc phát hành TPCP theo lô lớn.
Ðầu năm 2007, KBNN đã phát hành thành công TPCP theo lô lớn đầu tiên có
tổng khối lượng tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, được phát hành thành ba đợt
vào các ngày 19/03/2007, 27/04/2007 và 17/05/2007, có cùng ngày đến hạn thanh
toán là 19/03/2012, lãi suất thanh toán hằng năm (7,8%/năm). Đến lô thứ hai năm
2007, có tổng khối lượng gọi thầu là 2.000 tỷ, khối lượng trúng thầu 1.570 tỷ, đạt
78,5%, lô này cũng được phát hành thành ba đợt. Hoạt động đầu thầu TPCP tiếp tục
tạo ấn tượng mạnh đến sáu tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, theo thống kê của
TTGDCK Hà Nội dấu hiệu của những phiên đấu thầu thất bại đã xuất hiện. Cụ thể,
quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46%, quý III/2007
giảm còn 58,39% và quý IV/2007 chỉ còn là 67,3%. Điển hình là tại phiên đấu thầu
TPCP ngày 05/09/2007, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng
gọi thầu 700 tỷ đồng, tỷ lệ thành công ở mức khiêm tốn là 14,2%. Phiên đầu thầu
200 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 27/09/2007 do NHPTVN phát
hành với khối lượng trúng thầu bằng không. Đỉnh điểm của sự chú ý là phiên đầu
thầu TPCP đợt 16/2007, ngày 04/10/2007 có khối lượng trúng thầu bằng không,
toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu không phát hành được. Một nghịch lý là số lượng
thành viên tham gia đấu thầu ngày một tăng, khối lượng đăng ký đấu thầu cũng
vượt quá khối lượng gọi thầu, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, điều này
cho thấy nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu ngày một tăng nhưng khối lượng
trúng thầu ngày một giảm.
60
Đầu năm 2008, tình hình đấu thầu TPCP vẫn ế ẩm. Cụ thể, ngày 07/03/2008,
500 tỷ đồng TPCP, kỳ hạn 15 năm, do Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành tại
TTGDCK Hà Nội, chỉ có duy nhất 1 thành viên tham gia đấu thầu với tổng số tiền
đăng ký là 25 tỷ đồng. Kết thúc đợt đấu thầu, lãi suất đăng ký thấp nhất 9,3%/năm,
trong khi lãi suất trần do BTC đưa ra chỉ là 8,8%/năm. Ngày 14/03/2008, TTGDCK
Hà Nội tổ chức đấu thầu TPCP theo lô lớn, đợt 1, lô 1 do KBNN phát hành, với
tổng giá trị gọi thầu là 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm. Tham gia đấu thầu cũng chỉ có
1 thành viên, với tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ là 400 tỷ đồng. Lãi suất đăng
ký thấp nhất là 9%/năm, trong khi lãi suất trần mà Bộ Tài chính đưa ra là 8,5%/năm.
Đợt đấu thầu này cũng không thành công. Đợt đấu thầu TPCP chịu chung số phận
thất bại được tổ chức ngày 28/03/2008 do KBNN phát hành. Khối lượng trái phiếu
phát hành lần này là 1.500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, có 3 thành viên tham gia đấu
thầu, với tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ là 120 tỷ đồng. Nhưng lãi suất đăng
ký thấp nhất là 8,9%/năm (cao nhất là 9,5%/năm), so với mức lãi suất trần là
8,5%/năm thì khối lượng trúng thầu bằng không.
Tính đến 30/06/2008 đã có 63 thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu
TPCP tại TTGDCK Hà Nội. Ngoài 9 thành viên là các ngân hàng, quỹ đầu tư nước
ngoài, các thành viên còn lại chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty chứng
khoán và công ty bảo hiểm trong nước… Trong năm 2007, khối lượng tham gia đấu
thầu cao hơn khối lượng gọi thầu cho thấy nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu
vẫn cao, bởi các ngân hàng thương mại vẫn còn biểu hiện ứ đọng vốn do không
tăng được hoạt động cho vay, hệ thống quỹ đầu tư nước ngoài cũng ứ đọng vốn chờ
giải ngân vào thị trường cổ phiếu. Nhưng đến đầu năm 2008, các ngân hàng thương
mại đang khó khăn về vốn (do chính sách thắt chặt tiền tệ), lãi suất huy động vốn
cao hơn lãi suất đầu tư vào TPCP, nguồn tài chính của các công ty chứng khoán
không dồi dào do TTCK suy giảm mạnh. Do đó, đã làm cho số lượng thành viên
tham gia đấu thầu TPCP giảm trong thời gian gần đây.
a.2)Tình hình bảo lãnh phát hành
61
Cùng với việc triển khai phương thức đấu thấu TPCP qua TTGDCK, Bộ tài
chính đã thực hiện việc phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành kể từ
tháng 09/2000. Tính đến 30/04/2008, TPCP do KBNN phát hành theo phương thức
bảo lãnh phát hành đạt giá trị khoảng 52.816 tỷ đồng và TPCP do NHPTVN phát
hành qua bảo lãnh đạt giá trị khoảng 61.019 tỷ đồng. Về thành viên tham gia, có 46
thành viên bảo lãnh phát hành TPCP, trong đó có 24 thành viên là Ngân hàng
thương mại.
Với lợi thế về đặc trưng của phương thức bảo lãnh phát hành, lãi suất trái
phiếu được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo
lãnh phát hành, thành viên bảo lãnh chủ động trong việc quyết định đầu tư. Vì vậy
kết quả phát hành thường đạt 100% và thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia bảo lãnh
phát hành. Tháng 7/2000, TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động cũng là
lúc thị trường giao dịch trái phiếu xuất hiện. Từ năm 2000-2004, việc giao dịch trái
phiếu trên TTCK được thực hiện theo hai phương thức là giao dịch khớp lệnh và
giao dịch thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế trái phiếu giao dịch khớp lệnh rất ít,
phần lớn các giao dịch trái phiếu đều được thực hiện theo phương thức giao dịch
thỏa thuận. Với phương thức giao dịch thỏa thuận nhà đầu tư chủ động hoàn toàn
trong việc quyết định các giao dịch. Kể từ ngày 16/08/2004, giao dịch trái phiếu chỉ
còn phương thức giao dịch thỏa thuận và từ ngày 02/06/2008 toàn bộ TPCP niêm
yết tại SGDCK TP.HCM chuyển sang niêm yết và giao dịch tại TTGDCK Hà Nội.
b)Tình hình giao dịch TPCP
Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, hoạt động giao dịch trái phiếu nói chung
và TPCP nói riêng diễn ra rất thưa thớt. Trong giai đoạn này, số lượng trái phiếu
được niêm yết trên SGDCK TP.HCM rất ít mà chủ đạo là TPCP chỉ có khoảng 40
loại, các chủ sở hữu trái phiếu có khuynh hướng nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo
hạn hơn là giao dịch trên thị trường. Vì vậy, trong giai đoạn này khối lượng và giá
trị TPCP giao dịch trên thị trường không đáng kể, tỷ trọng giá trị giao dịch TPCP so
với giá trị TPCP niêm yết rất nhỏ.
62
Từ năm 2003 đến nay, giá trị giao dịch TPCP tăng mạnh. Do số lượng TPCP
được niêm yết tăng lên đáng kể. Mặt khác, do áp dụng các quy định như không giới
hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy giao
dịch trái phiếu. Mặt khác, các công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ Repo đối
với trái phiếu đã làm cho khối lượng giao dịch trái phiếu tăng lên rất nhiều. Từ năm
2005-2007, thị trường trái phiếu Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các quỹ
đầu tư trái phiếu quốc tế, các quỹ này đã mua 5 tỷ USD TPCP. Giá trị giao dịch
TPCP ngày càng tăng, đặc biệt đối với giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong tháng 3/2008, có những phiên nhà đầu tư nước ngoài mua đến hơn 10 triệu
TPCP, chiếm 80-90% tổng khối lượng TPCP giao dịch trên thị trường với tổng giá
trị giao dịch lên đến vài ngàn tỷ đồng mỗi phiên.
2.2.3.Trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP)
Phát hành TPCQĐP nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương cũng như địa phương. Từ năm 1995, triển
khai Nghị định 72/CP của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các
tỉnh xây dựng đề án huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương
về phát triển kinh tế xã hội. TPCQĐP được phát hành qua các hình thức: bán lẻ qua
KBNN (chỉ thực hiện đến năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành
hoặc đại lý phát hành. Do đó, sự phát triển của thị trường TPCQĐP có thể chia
thành 2 giai đoạn trước và sau năm 2003.
Giai đoạn trước năm 2003:
Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do Ủy ban nhân dân Thành phố đã khởi
động cho việc phát hành trái phiếu đô thị Nhằm huy động vốn cho việc đầu tư
đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15. Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài
chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc
phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ đồng), khu
đô thị mới Định Công (50 tỷ đồng), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ đồng), xi măng
Bút Sơn (122 tỷ đồng) và một số trái phiếu công trình của các địa phương khác
như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… Nhìn chung thị trường TPCQĐP ở
63
giai đoạn này còn sơ khai, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng
tương đối chậm.
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:
Cùng với tiến trình đô thị hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách
nhưng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn không thiếu hụt, đặc biệt đối với các
dự án phát triển hạ tầng cơ sở của các tỉnh và thành phố lớn. Do đó, trong 2003
TP.HCM là đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.BAI VIET LUAN VAN THAC SI KINH TE_THI TRUONG TRAI PHIEU_NE.pdf