Luận văn Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Kết cấu của luận văn. 2

CHƯƠNG 1 3

Tổng quan về vàng và thị trường vàng 3

1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI. 3

1.1.1 Vài nét khái quát về lịch sử của vàng. 3

1.1.2 Vàng đối với sự ra đời của tiền tệ 4

1.2 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 6

1.2.1 Chế độ hai bản vị (Double Standard System) 6

1.2.2 Chế độ bản vị vàng (Gold Standard System) 7

1.2.2.1 Chế độ bản vị tiền vàng 7

1.2.2.2 Bản vị vàng thoi 7

1.2.2.3 Bản vị vàng giấy 8

1.3 VÀNG TRONG HỆ THỐNG BRETTON WOODS (1946 - 1971) 8

1.4 CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG VÀNG 11

1.4.1 Thị trường giao ngay (Spot markets) 11

1.4.2 Thị trường kỳ hạn (Forward markets) 11

1.5 Dự trữ vàng trên thế giới. 12

1.6 CUNG VÀ CẦU VÀNG TRÊN THẾ GIỚI 16

1.7. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 25

2.1. THỰC TRẠNG: 25

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước: 25

2.1.2 Giai đoạn sau năm 1993 - 2000: 26

2.1.2.1. Chủ trương quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước 27

2.1.2.2. Tình hình phân bố mạng lưới các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng: 29

2.1.2.3. Thực trạng hoạt động của các DN kinh doanh vàng 30

2.1.2.3.1. Các DNNN: 30

2.1.2.3.2. DN ngoài quốc doanh 37

2.1.2.3.3. Các hộ gia công chế tác 42

2.1.2.3.4. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài 43

2.1.2.3.5. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng của các DN Việt Nam: 45

2.1.2.4. Đánh giá chính sách quản lý vàng giai đoạn sau 1993 đến 2000 45

2.1.2.4.1. Những kết quả 46

2.1.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47

2.1.3. Giai đoạn từ 2000 đến nay: 49

2.2. ĐÁNH GIÁ. 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 54

3.1. MỤC TIÊU ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 54

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM: 55

3.2.1. Nên đưa vàng ra khỏi khái niệm ngoại hối 55

3.2.2. Không nên quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo một quy chế riêng 57

3.2.3- Chính sách nhập khẩu vàng nguyên liệu 58

3.2.4. Chính sách quy hoạch phát triển của các tổ chức kinh doanh vàng 58

3.2.4.1. Đối với hệ thống DNNN 58

3.2.4.2. Đối với hệ thống tư nhân 59

3.2.4.3. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài 59

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 60

3.3.1. Chỉnh sửa hệ thống văn bản cho phù hợp với tinh thần đổi mới 60

3.3.2. Cần có chính sách thuế hợp lý- đây là yếu tố cơ bản tạo ra một động lực phát triển ngành vàng 60

3.3.3. Nghiên cứu ban hành các quy định phù hợp hơn làm cơ sở pháp lý cho việc huy động nguồn vốn bằng vàng 61

3.3.4. Thành lập trung tâm giao dịch vàng 62

3.3.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ phát triển ngành kim hoàn 63

3.3.5.1. Thành lập hiệp hội kinh doanh vàng 63

3.3.5.2. Hình thành trung tâm thông tin khuếch trương xuất khẩu kim hoàn 65

3.3.5.3. Tổ chức trường đào tạo chuyên ngành kim hoàn 65

3.3.6. Từng bước phát triển nghiệp vụ kinh doanh vàng theo thông lệ quốc tế và kinh doanh trên thị trường vàng quốc tế: 66

Kết luận 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Lời cảm ơn 70

 

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 0,1% - DN tư nhân: 6.169 97,81% - Liên hiệp hợp tác xã: 2 0,04% Giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công chế tác: 968 16,0% Số lượng các đơn vị kinh doanh, gia công chế tác vàng đến thời điểm 6/99 tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước khi ban hành Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993. Địa bàn sôi động tập trung hơn 50% số lượng các đơn vị kinh doanh gia công chế tác vàng trong cả nước là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Nam bộ, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 17%. Sau đây là đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh vàng của từng loại hình DN. 2.1.2.3. Thực trạng hoạt động của các DN kinh doanh vàng 2.1.2.3.1. Các DNNN: Số các DN kinh doanh vàng Nhà nước chỉ chiếm chưa đến 1% trên tổng số hơn 7.000 DN kinh doanh, chế tác vàng. Phần lớn các DN quốc doanh kinh doanh vàng đều được thành lập từ cuối thập niên năm 80 khi nền kinh tế đang ở thời kỳ khủng hoảng, lạm phát với tốc độ phi mã với mục đích là vừa kinh doanh trên thị trường vàng vừa tham gia can thiệp bình ổn giá vàng, ổn định giá cả giữ vững giá trị đồng tiền, góp phần chống lạm phát. Với mục đích như vậy, nên khi mới thành lập các DN chủ yếu kinh doanh vàng miếng, vàng lạng, nhẫn tròn... phục vụ nhu cầu cất trữ của dân chúng. Nguồn nguyên liệu được NHNN cho phép nhập khẩu hoặc bán trực tiếp cho các DN. Hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ mới được quan tâm sau này nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Hệ thống các DNNN đã góp phần quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường vàng tiền tệ, điều tiết giá cả đáp ứng nhu cầu dự trữ trong dân chúng, trong những thời điểm giá vàng có chiều hướng tăng đột biến, thông qua các DN này, NHNN đã tung ra thị trường hàng nghìn kg vàng mỗi ngày dập tắt mọi ý đồ đầu cơ, đẩy lùi nguy cơ biến động giá vàng góp phần ổn định giá cả chung, hạn chế lạm phát. Nhìn chung các DNNN từ khi mới thành lập đã cố gắng khắc phục khó khăn về chuyên môn, vốn liếng, cơ sở vật chất, phương tiện để sớm đi vào hoạt động góp phần kiềm chế giá vàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể: - DNNN đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường vàng miếng, một lĩnh vực cần sự chi phối của Nhà nước. Sản xuất vàng miếng chủ yếu tập trung ở khu vực các DNNN, tổ chức tín dụng, cụ thể có khoảng 7 loại vàng miếng đang lưu hành trên thị trường trong nước (vàng miếng SJC, PNJ, Vietgold, Công ty VBĐQ Quận 5, Ngân hàng TMCP Á Châu), trong đó chỉ vàng miếng SJC là sản xuất lớn, nhiều loại vàng miếng của các đơn vị đã phải ngừng sản xuất vì không có thị trường tiêu thụ. Cụ thể một số DN có hoạt động sản xuất vàng miếng lớn: Xí nghiệp vàng bạc đá quý - Công ty VBĐQ TP HCM SJC: Sản phẩm vàng miếng của Xí nghiệp đã tạo được uy tín và chiếm tới 90% tổng lượng vàng miếng cho thị trường. Công nghệ sản xuất vàng miếng không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và công nhân, mà điều cơ bản là phải tạo được uy tín thị trường. Sản lượng thực tế sản xuất của Xí nghiệp hàng năm lên tới gần 30 tấn mà vốn đầu tư thiết bị máy móc chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng, số công nhân là 13 người. Tính đến nay số vàng miếng do Xí nghiệp sản xuất đã lên tới 160 tấn. Cụ thể số vàng miếng sản xuất qua các năm: Bảng 2.1: Sản lượng vàng miếng sx của XNVBĐQ – CTVBĐQ TP HCM (ĐVT: tấn / năm) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Vàng miếng SX (Tấn) 3,08 12,41 9,57 17,1 14,55 27,41 32,01 31,0 30,5 27 (Nguồn: Tổng công ty VBĐQ Việt Nam) Vàng miếng có ưu điểm là đã tiêu chuẩn hóa về chất lượng, trọng lượng tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch mua bán và nâng cao tính chuyển đổi của vàng, dễ dàng cho việc huy động nguồn vốn dưới dạng vàng. Tuy nhiên đây không phải là một loại hàng hóa khuyến khích phát triển, vàng miếng chỉ mang tính chất thuận lợi cho cất giữ trao đổi, vì vậy không nên duy trì nhiều DN sản xuất loại vàng này. - Một số công ty đã có chiến lược phát triển ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ: Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ được xác định là hoạt động kinh doanh chính của các DN. Do thị trường vàng trang sức giai đoạn đầu chưa phát triển, nên lĩnh vực này chưa được các DN quan tâm. Tuy nhiên đã có một số DN mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mua sắm dây chuyền sản xuất hiện đại, đào tạo công nhân lành nghề bước đầu đã tạo được phương thức sản xuất công nghiệp là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp kim hoàn hướng tới xuất khẩu sau này. Có hai DN điển hình trong lĩnh vực này là Công ty VBĐQ Phú Nhuận và Trung tâm kim hoàn thuộc Công ty VBĐQ TP. Hồ Chí Minh - SJC. + Công ty VBĐQ Phú Nhuận Đây là DN được đánh giá là DN quốc doanh đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ và có công nghệ sản xuất vàng trang sức hiện đại nhất Việt Nam. Ngay từ những năm 1992 khi kinh doanh vàng tiền tệ đang thịnh vượng. Công ty đã sớm tìm cho mình chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh vàng và xác định sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là lĩnh vực kinh doanh cơ bản. Chính vì vậy Công ty đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất vàng trang sức trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại theo công nghệ của Italia (trị giá thiết bị khoảng 4 tỷ đồng). Công ty cũng xác định con người là yếu tố quyết định vì vậy đã tuyển dụng đào tạo đội ngũ thợ một cách bài bản, mỗi người chỉ tham gia vào một công đoạn sản xuất, vừa tăng tính chuyên môn hóa sản xuất, vừa tạo sự gắn bó của công nhân đối với Công ty (vì nhân dân chỉ biết một việc trong dây chuyền sản xuất nữ trang như thợ chuyên đánh bóng, thợ chuyên gắn mặt đá...) tổng số công nhân tới nay đã lên tới hơn 200 thợ. Hiện nay đơn vị chiếm lĩnh phần lớn thị phần về mặt hàng dây chuyền trên phạm vi toàn quốc. Trong tương lai gần Công ty cũng đã xây dựng kế hoạch từng bước tiếp cận thị trường vàng trang sức quốc tế. Trước mắt khai thác nguồn xuất khẩu trang sức tại chỗ thông qua việc xây dựng cụm liên hoàn kết hợp việc giới thiệu sản phẩm kim hoàn trong các tour du lịch. Vì tâm lý của khách mua hàng muốn mua trực tiếp tại nơi sản xuất. + Trung tâm kim hoàn Sài Gòn Đây là đơn vị bán lẻ, chuyên kinh doanh loại vàng trang sức sản xuất theo phương thức truyền thống. Với lợi thế có mặt bằng rộng, địa thế bán lẻ thuận lợi, Trung tâm đã quy tụ được sự hợp tác đông đảo của các nghệ nhân có tay nghề cao làm các vệ tinh sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, do có phương pháp quản lý tốt và có sự nhậy bén trong việc thay đổi mẫu mã nên sản phẩm của Trung tâm đã được thị trường tín nhiệm doanh số bán vàng trang sức của Công ty hàng năm lên tới trên 80 tỷ đồng. Thị trường vàng trang sức mỹ nghệ hiện nay sản phẩm làm thủ công và bán thủ công chiếm tới 80%. Trang sức làm bằng tay nhất là các mặt hàng chạm trổ, khắc đang được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên đội ngũ thợ có thể làm được các sản phẩm này ngày càng ít, nếu không duy trì đào tạo thì sẽ ngày càng mai một. Việc DNNN sử dụng lực lượng nghệ nhân làm vệ tinh có nhiều ưu điểm: + Không phải bỏ vốn đầu tư lớn vào thiết bị máy móc mặt bằng. + Không phải quản lý chi tiết nguyên liệu, lao động (nếu sản xuất tập trung thì đây là khâu khó quản lý nhất). + Hàng hóa đa dạng phong phú. + Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. + Các cơ sở tự cạnh tranh và tự nâng cao chất lượng uy tín. Ngoài những ưu điểm nêu trên, phương thức này đòi hỏi DNNN phải có đội ngũ kỹ thuật có trình độ kiểm tra chất lượng, mỹ thuật cao để đảm bảo uy tín và duy trì đội ngũ nghệ nhân. Tuy nhiên sản xuất nữ trang theo phương pháp truyền thống cũng gặp phải một số hạn chế. - Các DN quốc doanh đi đầu trong việc mở mang quan hệ với thị trường vàng nước ngoài. Một số Công ty lớn như Tổng công ty VBĐQ Việt Nam, Công ty VBĐQ SJC, Công ty VBĐQ Phú Nhuận đã có mối liên hệ tốt với các Tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng vàng Thế giới. Thông qua tổ chức này nhiều DN đã tham dự nhiều hội chợ triển lãm vàng trang sức lớn thế giới, đồng thời họ cũng tài trợ mở nhiều hội chợ triển lãm tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của DN vàng bạc Nhà nước còn nhiều bất cập: - Hệ thống các đơn vị kinh tế quốc doanh nhìn chung trình độ kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất non yếu. Các đơn vị quốc doanh còn chưa thể hiện được tính chủ động, khả năng chi phối trên thị trường. Điển hình như các công ty Quận, Huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị này có khoảng 10 đơn vị, với quy mô hoạt động không lớn với khoảng từ 2 đến 3 cửa hàng, mức vốn thấp chỉ từ 1 - 2 tỷ đồng và chủ yếu là hoạt động bán lẻ, được thành lập với mục đích chính là kinh doanh vàng tiền tệ, tranh thủ nguồn quota nhập khẩu của Nhà nước để hưởng chênh lệch giá. Do cơ chế nhập khẩu của Nhà nước trước đây nên mặc dù vốn của các DN này mức vốn thấp không đủ để nhập một lô hàng tối thiểu là 50kg (tương đương 5 tỷ) nhưng vẫn được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng, dẫn đến hiện tượng bán nguội vàng (cho tư thương ứng tiền trước), hoặc vàng vừa về là bán hết ngay để trả nợ Ngân hàng gây bất lợi cho các nhà nhập khẩu chính đáng. Về trang thiết bị máy móc và các phương tiện để sản xuất hàng trang sức hầu như không có gì, lại không có đội ngũ kim hoàn, lãnh đạo không am hiểu về nghề mỹ nghệ kim hoàn, bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu năng động, không cạnh tranh nổi với các đơn vị tư nhân nên khi NHNN không cấp Giấy phép nhập khẩu vàng, nhu cầu vàng tiền tệ giảm nhiều thì hoạt động của các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn phải chuyển hướng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Một số đơn vị lợi dụng mặt bằng cho tư thương thuê địa điểm kinh doanh núp bóng. - Các DN quốc doanh còn ỷ lại sự bảo trợ của Nhà nước, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, không tập trung vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mà chỉ mua, bán vàng miếng để hưởng chênh lệch giá. Do chính sách xuất nhập khẩu vàng của Nhà nước còn có sự ưu đãi đối với DN quốc doanh so với các thành phần kinh tế khác (chỉ DN thuộc sở hữu nhà nước mới được NHNN cho phép nhập khẩu vàng) nên các DN quốc doanh còn ỷ lại sự bảo trợ của Nhà nước, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, không tập trung vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mà chỉ mua, bán vàng miếng để hưởng chênh lệch giá. - Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của hệ thống các DNNN hầu như chưa được quan tâm đầu tư phát triển một cách đúng mức, chưa có chiến lược phát triển ngành này (trừ Công ty VBĐQ Phú Nhuận). Các DNNN kể cả hệ thống Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam việc sản xuất nữ trang còn đang trong giai đoạn khởi đầu - sản lượng nữ trang của các đơn vị này không đáp ứng nổi nhu cầu nữ trang để phục vụ cho các cửa hàng bán lẻ trong hệ thống, mặc dù doanh số bán vàng nữ trang trung bình chỉ chiếm hơn 20% tổng doanh số bán ra. Các đơn vị này phần lớn phải mua lại vàng nữ trang của tư nhân hoặc thuê các vệ tinh gia công chế tác để phục vụ bán lẻ nên nhiều khi sản phẩm không đạt chất lượng, trọng lượng gây thiệt thòi cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. Sản phẩm trang sức còn nghèo nàn về kiểu dáng mẫu mã, chủng loại không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng, do đó khả năng xuất khẩu còn hạn chế. Cụ thể: Tổng công ty VBĐQ Việt Nam Được thành lập cuối thập niên 80 là DN trực thuộc NHNN, có quy mô lớn nhất trong ngành vàng hiện nay: - Vốn điều lệ 550 tỷ đồng (thực tế đã được cấp 286 tỷ), - Có 45 Công ty thành viên ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, mạng lưới bán lẻ gồm 250 cửa hàng và có 2 xí nghiệp chế tác tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (2 xí nghiệp này mới được thành lập từ cuối năm 1998). - Tổng số cán bộ công nhân viên trên 2.200 người, trong đó 1.278 cán bộ quản lý chiếm 58%, 465 thợ kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 7, có 450 người chưa có trình độ chuyên môn chiếm 21,06% tổng số lao động. Với hệ thống các Công ty thành viên rộng khắp trong toàn quốc, từ năm 1996 trở về trước Tổng Công ty đã hoàn thành vai trò lịch sử và đóng góp cho việc phát triển hệ thống kinh doanh vàng trong thời kỳ đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu vàng của thị trường, kìm giữ giá vàng góp phần ổn định giá cả, ổn định tiền tệ chống lạm phát. Để thực hiện mục tiêu bình ổn giá vàng, từ năm 1992 - 1999 Tổng Công ty đã được NHNN cho phép nhập khẩu 69.060 kg, trong đó nhập khẩu uỷ thác cho các công ty ngoài hệ thống khoảng 35%. Đây chính là nguồn thu nhập chính của Tổng Công ty, thực chất là mức chênh lệch giá vàng nhập khẩu và giá bán ra trên thị trường. Từ năm 1992 - 1995 lãi gộp tăng từ năm 57 tỷ năm 1992 lên 109 tỷ năm 1995. Năm 1997 do Nhà nước ngừng chủ trương nhập khẩu vàng lãi gộp của Tổng Công ty chỉ còn 75 tỷ. Chính do được ưu đãi trong kinh doanh nhập khẩu vàng mang lại lợi nhuận cao lại không phải đầu tư vốn, đầu tư kỹ thuật nên Tổng Công ty chỉ tập trung vào sản xuất nhẫn tròn trơn, vàng miếng, bán vàng kg từ nhập khẩu mà không chú trọng triển khai sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Việc tập hợp nghệ nhân, thợ lành nghề, các chuyên viên kỹ thuật về thẩm định đá quý, việc nâng cao tay nghề cho số cán bộ sẵn có, đào tạo kỹ thuật viên thiết kế mẫu chưa được quan tâm đúng mức. Tuy đã thành lập 2 Xí nghiệp kim hoàn và một loạt các xưởng chế tác ở các Công ty thành viên, nhưng do chưa đầu tư đúng mức về kỹ thuật máy móc thiết bị và không có công nhân sản xuất lành nghề nên hầu hết các Xí nghiệp sản xuất và các xưởng chế tác sản phẩm chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Khối lượng vàng đã qua gia công chế tác chiếm tỷ lệ thấp chưa tới 20% trên tổng khối lượng bán ra và ngày càng giảm sút, lợi nhuận từ kinh doanh vàng cũng chỉ chiếm từ 30 - 35% tổng số lợi nhuận thu được. Kinh doanh bán lẻ có xu hướng bị thu hẹp, chỉ tập trung vào một số công ty như Công ty Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cà Mau. Một số Công ty hoạt động kinh doanh vàng gần như bị tê liệt như Công ty Khánh Hoà, Yên Bái... Vì vậy, khi thị trường vàng miếng bão hoà, không còn nguồn vàng nhập khẩu, Tổng Công ty đã thực sự lúng túng trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. - Việc kinh doanh vàng hiện nay đang trong quá trình khép kín, từng đơn vị kinh doanh tự do buôn bán, lấy hiệu quả kinh doanh của đơn vị làm mục tiêu chính, chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh. Tình hình huy động nguồn vàng trong dân Trong những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90 trong điều kiện nền kinh tế chưa ổn định, lạm phát cao, người dân chưa tin tưởng vào sự ổn định giá trị Đồng Việt Nam thì việc mua vàng làm công cụ cất trữ giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là một nguồn vốn lớn tiềm năng có thể khai thác được. Để huy động nguồn vốn này, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-NH1 ngày 21/2/1992 về việc huy động kỳ phiếu bằng vàng của Tổ chức tín dụng. Trong đó chỉ cho phép các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư phát triển, Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam (hoạt động theo điều lệ cũ) được phép huy động vốn và cho vay đảm bảo giá trị theo vàng, chưa có quy định cho các tổ chức tín dụng khác được thực hiện. Vì huy động vàng là một hoạt động tín dụng, nhưng đặc thù hơn là nó gắn liền với rủi ro về biến động giá vàng nhất là giá vàng quốc tế. Tuy nhiên do nội dung Quyết định số 42/QĐ-NH1 chưa thể hiện rõ nét các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi biến động giá vàng và các đối tượng được phép huy động vàng cũng chưa phải thực sự là các tổ chức kinh doanh vàng nên chỉ có Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam và một số tổ chức tín dụng huy động với một số lượng hạn chế. Cụ thể: + Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam cho phép 23 đơn vị thành viên huy động vàng, số dư bình quân đến năm 2000 đạt khoảng 60 tỷ đồng tương đương 400 kg vàng. + Ngân hàng TMCP Á Châu phát hành kỳ phiếu bằng vàng từ năm 1997, đến nay số dư huy động cũng đạt khoảng 225 kg vàng. + Công ty tài chính Cổ phần Sài gòn có số dư huy động vàng đạt khoảng 80 tỷ đồng tương đương 500 kg vàng. Trong các đơn vị huy động vàng thì Công ty tài chính Cổ phần Sài gòn là đơn vị thực hiện nghiệp vụ này có hiệu quả nhất. Do thế mạnh là đơn vị hoạt động tín dụng, lại có Công ty VBĐQ TP.Hồ Chí Minh (SJC) hỗ trợ về vấn đề quy đổi các loại vàng thành vàng tiêu chuẩn, cho nên đơn vị rất thuận lợi trong việc huy động và cho vay vàng. Ngoài ra các đơn vị khác như Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam chủ yếu sử dụng vàng huy động để cho vay cầm đồ, rủi ro cao nên hoạt động này cũng không có hiệu quả. 2.1.2.3.2. DN ngoài quốc doanh Khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN kinh doanh vàng khoảng 98%. Do điều kiện kinh doanh vàng tương đối dễ dàng chỉ cần mức vốn tối thiểu từ 25 triệu đồng (tương đương 5 lạng vàng 99,99%) tới 200 triệu đồng (tương đương 20 lạng vàng 99,99%) tuỳ theo từng địa phương với một hoặc vài người thợ và một vài dụng cụ cân đo là có thể thành lập DN kinh doanh vàng nên số DN ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Việc ngày càng có nhiều DN ra đời là yếu tố tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Tạo sự cạnh tranh và động lực phát triển thị trường. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho giá cả mua bán vàng không có chênh lệch nhiều, mẫu mã, chất lượng được chú trọng hơn. Ngoài ra, các DN ngoài quốc doanh còn có lợi thế là có thể khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên; lao động có tay nghề tinh xảo trong các làng nghề truyền thống cũng như các bí quyết nghề nghiệp thông qua quan hệ gia đình huyết thống... Tuy nhiên, xu hướng chung trong thời gian qua là các DN ngoài quốc doanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ nhiều hơn là khu vực sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Do trong Nghị định không có sự phân biệt giữa điều kiện sản xuất và kinh doanh mua bán nên trên thực tế phần lớn các DN tư nhân chỉ kinh doanh buôn bán các loại vàng nhằm kiếm chênh lệch giá, chỉ có một số ít DN sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Căn cứ vào hoạt động của các DN trên thị trường có thể phân các DN tư nhân kinh doanh vàng thành ba loại chính như sau: - Các DN chuyên kinh doanh vàng nguyên liệu: Đây là các DN chuyên kinh doanh vàng ký, vàng miếng với số vốn lên tới hàng 100 kg vàng (chủ yếu tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội), do để trốn thuế nên các DN này cũng không công khai số vốn thực có của mình mà chỉ kê khai số vốn tối thiểu. Nhìn bề ngoài các đơn vị này vẫn bày bán những hàng nữ trang, vàng miếng, nhưng thực chất hoạt động với quy mô vốn lớn, mua bán buôn vàng ký, kinh doanh ngoại tệ trái phép và một số còn liên quan đến các hoạt động gần giống như một Ngân hàng: huy động, cho vay, thanh toán. Loại hình này hoạt động không công khai, rất khó kiểm soát và nó có tác động quan trọng đến giá cả thị trường. Về lâu dài để kiểm soát và hạn chế hoạt động kinh doanh trốn thuế của các loại hình DN này cần hình thành nên các kênh phân phối hàng nguyên liệu và hình thành trung tâm giao dịch vàng chính thức. - Các DN chuyên sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ: Đây là loại DN chuyên sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp ra thị trường (chiếm khoảng 80% thị trường vàng trang sức mỹ nghệ trong cả nước). Các DN loại này chủ yếu tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội và một số tỉnh thành phố lớn có ngành nghề sản xuất hàng trang sức truyền thống như Thái Bình, Tiền Giang... Tuy nhiên, những DN sản xuất có quy mô lớn với số lượng khoảng từ 50 công nhân cho đến trên 100 công nhân thì chỉ có ở Tp. Hồ Chí Minh (thường gọi là trành sản xuất). Các "trành" này thường không tập trung sản xuất tại một nơi mà sử dụng hệ thống vệ tinh phân tán giống như hình thức nhận gia công. Mỗi cơ sở nghệ nhân quy tụ từ khoảng 10 lao động chủ yếu là bà con thân quyến trong gia đình chuyên chế tác một loại mặt hàng tập trung hay một thể loại và đó cũng được xem như một mặt hàng sở trường có tính chất cha truyền con nối của gia đình họ. Cũng do di truyền về một thể loại và biết cách kết hợp thêm một số máy móc thiết bị nội địa mà sản phẩm truyền thống ngày một tinh xảo. Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ theo phương thức thủ công và bán thủ công vẫn còn một số hạn chế nhất định: + Sản phẩm khó đồng nhất cả về mặt mỹ thuật và kỹ thuật. Có sản phẩm nổi trội hẳn, cũng có sản phẩm kém hơn tuỳ theo tay nghề của mỗi người thợ. + Không tập trung quy mô lớn, năng suất thấp. + Khó quản lý về mặt chất lượng để quản lý về mặt quy cách. + Không thể thực hiện hợp đồng lớn với thời hạn giao hàng ngắn. + Sản phẩm đạt tiêu chuẩn về độ bóng và chất lượng để xuất khẩu thì tiền công, hao hụt quá cao (chưa thu gom tối đa được phần hao hụt trong quá trình sản xuất). + Trình độ văn hóa của lực lượng lao động còn ở mức thấp, đa số mới chỉ học hết cấp I, nếu cao cũng chỉ cấp II nên ảnh hưỏng đến trình độ tay nghề chỉ phát triển đến một mức độ nhất định. - Các DN chuyên mua bán lẻ:(đây là DN chiếm phần lớn). Nhìn chung các đơn vị này hoạt động với quy mô nhỏ, phần nhiều mang tính gia đình với quy mô như một cửa hàng mua bán vàng trang sức, vàng miếng, một số ít chuyên mua bán vàng nữ trang (các quầy bán nữ trang trong các khu chợ, các trung tâm), vốn đầu tư trang thiết bị không đáng kể, gồm một cửa hàng, chủ cửa hàng kiêm thợ kỹ thuật, 1 người bán hàng và thêm 1 - 3 thợ sản xuất - sửa chữa hàng trang sức. Thực chất các DN này hoạt động như một cửa hàng đại lý bán lẻ, quản lý mang tính chất gia đình, trình độ chủ DN thấp, không có nhân viên kế toán, vì vậy việc ghi chép sổ sách, chứng từ hóa đơn theo Luật DN không được thực hiện một cách nghiêm túc. Đối với loại hình kinh doanh nhỏ này mà bắt buộc họ phải thực hiện quy định về thành lập DN như quy định tại Nghị định 63/CP là không phù hợp. Có thể đánh giá với lợi thế nhỏ gọn, tính linh hoạt cao các DN tư nhân đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường vàng bán lẻ, lĩnh vực sản xuát vàng trang sức mỹ nghệ. Nếu hạn chế tốt những mặt tiêu cực của nó thì đây là lực lượng chính trên thị trường vàng trong tương lai. Đánh giá hoạt động của DN ngoài quốc doanh Mặt tích cực: Qua hoạt động kinh doanh vàng của hệ thóng DN tư nhân với vai trò chủ đạo trong mạng lưới bán lẻ, không thể phủ nhận được sự tồn tại tất yếu của lực lượng này trong cơ chế thị trường. Cụ thể: - Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Do chỉ cần một lượng vốn và lao động không nhiều để thành lập một DN, vì vậy các DN ngoài quốc doanh dễ dàng trong việc thay đổi mặt hàng sản xuất - kinh doanh và nhìn tổng thể thì tốc độ phát triển về mặt số lượng của các DN ngoài quốc doanh hơn nhiều so với việc thành lập mới các DN có quy mô lớn. Chính khả năng gia tăng nhanh chóng của các DN ngoài quốc doanh làm cho số DN trong nền kinh tế tăng lên rất lớn, và do đó mà làm tăng tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Hơn nữa sự có mặt của các DN ngoài quốc doanh cũng sẽ hỗ trợ cho các DN có quy mô lớn hoạt động có hiệu quả hơn, như làm đại lý, vệ tinh cho các DN lớn trong việc tiêu thụ hàng hóa, thâm nhập các thị trường nhỏ... - Ngoài việc khai thác và thu hút vốn như đã trình bày ở phần trên, các DN ngoài quốc doanh còn có lợi thế là có thể khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên; lao động có tay nghề tinh xảo trong các làng nghề truyền thống cũng như các bí quyết nghề nghiệp thông qua quan hệ gia đình, huyết thống... Phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống hiện nay là một trong những hướng quan trọng để phát huy tay nghề của các nghệ nhân tại địa phương cũng như thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Những tồn tại: Tuy nhiên với tổng số gần 7.000 đơn vị tư nhân bao gồm cả đơn vị kinh doanh và gia công chế tác vàng là quá lớn so với dung lượng của thị trường vàng. Ở nhiều địa phương tổng số DN tư nhân kinh doanh vàng chiếm hơn 1/3 tổng số DN tư nhân sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác. Điều đó làm cho thị trường vàng trong tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính tập trung khó khăn trong việc đầu tư chuyên môn hoá ngành sản xuất kinh doanh vàng. Tình hình trên gắn liền với thực tế hoạt động quá phạm vi cho phép của một số DN tư nhân kinh doanh vàng như mua bán ngoại tệ, tự động huy động, cho vay vốn... gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước của các bộ ngành ở các địa phương. Cụ thể: - Hầu hết các DN ngoài quốc doanh đều có quy mô vốn tự có thấp, thiếu vốn kinh doanh. Vì vậy không có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ mà chỉ tập trung vào mục đích kinh doanh buôn bán. Để giải quyết nhu cầu vốn các DN này thường dựa vào thị trường tài chính phi chính thức để giải quyết nhu cầu về vốn (như vay của người thân, bạn bè, của những người cho vay lãi...). Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là các DN ngoài quốc doanh nhìn chung còn rất hạn chế. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là: - Thứ nhất, bản thân các DN, không có khả năng đáp ứng các điều kiện để vay vốn ngân hàng, như không đủ tài sản thế chấp, không có các dự án đầu tư có tính khả thi, không bảo đảm an toàn và hiệu quả đối với vốn đầu tư của ngân hàng... - Thứ hai, hoạt động của hệ thống ngân hàng còn kém phát triển, chưa chủ động tiếp cận được với nhu cầu tín dụng của các DN ngoài quốc doanh, các ngân hàng vẫn còn tâm lý ưu tiên đầu tư cho các DN có quy mô lớn, chưa thực sự chú ý đúng mức tới khu vực DN ngoài quốc doanh, nhất là các DN ngoài quốc doanh. - Công nghệ, thiết bị lạc hậu. Cũng như tình trạng chung về công nghệ, thiết bị của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33916.doc
Tài liệu liên quan