Luận văn Thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của trường cao đẳng cảnh sát nhân dân I

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 3

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4

5. Phạm vi nghiên cứu. 4

6. Giả thuyết khoa học . 4

7. Phương pháp nghiên cứu. 5

8. Cấu trúc luận văn . 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI NỘI QUY

CỦA SINH VIÊN. 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu về thích ứng và thích ứng tâm lý . 6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 6

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước. 10

1.2. Một số khái niệm cơ bản . 13

1.2.1. Khái niệm thích ứng. 13

1.2.2 Khái niệm thích ứng tâm lý. 18

1.2.3 Một số nội quy của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I . 20

1.2.4 Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm học tập của sinh viên

Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. 21

1.3 Thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của Trường

Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. 27

1.4 Biểu hiện thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy

của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. 28

1.4.1 Biểu hiện thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy

thể hiện ở mặt nhận thức . 28

pdf48 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của trường cao đẳng cảnh sát nhân dân I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng một môi trường văn hóa mới (từ học sinh Trung học phổ thông lên Sinh viên đại học) với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của sinh viên như học tập, việc ứng phó với stress, việc hòa nhập cộng đồng... Môi trường văn hóa xã hội luôn luôn thay đổi, phát triển qua từng thời kỳ và ngày càng mang tính chất giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội trong sinh viên quốc tế có vai trò quan trọng trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay, hơn nữa vấn đề nghiên cứu này luôn là một đề tài mở đối với các nhà nghiên cứu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Tác giả Lê Thị Hương (1998) với đề tài: “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa” đã cho thấy sinh viên thích ứng với các mối quan hệ mới nhanh hơn là sự thích ứng với hoạt động học tập [11]. Năm 1983, Hoàng Trần Doãn với luận văn Thạc sỹ: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa văn và toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội I”. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng: Thích ứng học tập là một quá trình thích nghi đặc biệt của cá nhân đối với điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào điều kiện mới một cách thuần thục và chính trong quá trình đó, con người không thụ động mà được bộc lộ trong quá trình hoạt động có đối tượng như một chủ thể động [dẫn theo 16, tr. 15]. Trong 2 năm học 2002 – 2003 và 2003 – 2004 nhằm mục đích định hướng cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên tại trường ĐH sư phạm Hà Nội, tác giả Nguyễn Xuân Thức đã tiến hành nghiên cứu “Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội” trên ba mặt: Nhận thức về các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và hành vi rèn 11 luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả nghiên cứu đưa tác giả đến kết luận rằng: Nhìn chung tất cả các sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhưng mức độ thích ứng không cao, chỉ ở mức trung bình và khá; hơn nữa sự thích ứng của sinh viên là không đồng đều trên các mặt được nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên [15, tr.46 – 50]. Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Đại học quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học” do Trần Thị Minh Đức là Chủ nhiệm đề tài vv. Năm 2006, Vũ Mộng Đóa với luận văn Thạc sỹ “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng đồng trường Đại học Đà Lạt”. Tác giả đã nêu lên một số vấn đề: Mức độ thích ứng học tập có sự khác biệt giữa các năm học, khác biệt theo nơi sinh sống của các em trước khi vào đại học và có các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng học tập: Sự thích ứng học tập bị tác động với thái độ học tập của sinh viên, sự thích ứng còn bị tác động bởi cách dạy của giáo viên và sự thích ứng còn bị tác động bởi sự tìm hiểu thông tin về ngành học mà mình đang học. Vì thế các em chưa có một tâm thế sẵn sàng để đón nhận nó [16]. Năm 2009, Đỗ Thị Thanh Mai với luận án tiến sĩ về “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hệ Cao đẳng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Tác giả đã cho rằng: Sinh viên hệ cao đẳng thích ứng không giống nhau với hoạt động thực hành các môn học tại trường. Đa số sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng thực hành môn học tại trường. Trước khi tốt nghiệp, số sinh viên thích ứng với hoạt động thực hành của sinh viên chịu sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nâng cao nhận thức và thái độ đối với hoạt động thực hành môn học của sinh viên sẽ 12 nâng cao được kỹ năng thực hành môn học và kết quả học tập của sinh viên. Năm 2009, Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Lan về “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của SV Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN”. Tác giả đã đưa ra một số kết luận như sau: Mức độ thích ứng với hoạt động học tập một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên trong trường còn thấp, so với mức độ thích ứng với hoạt động học tập một số môn học chung thì mức độ thích ứng hoạt động học tập môn học hiểu tiếng nước ngoài còn thấp hơn. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên [dẫn theo 16, tr. 16 - 17]. Luận án Tiến sĩ của Đỗ Mạnh Tôn năm 1996 về sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội cho kết quả nghiên cứu như sau: Sự thích ứng đối với hoạt động học tập và rèn luyện của học viên sĩ quan phụ thuộc vào động cơ học tập, xu hướng nghề nghiệp quân sự rõ ràng, ổn định, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, đào tạo. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm hoàn thiện kỹ năng nghe, ghi bài giảng của học viên để nâng cao khả năng thích ứng cho họ [14]. Trong nghiên cứu “Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại Đại học Huế” của tác giả Trần Thị Tú Anh (2010) đã cho thấy sinh viên phải đứng trước rất nhiều khó khăn về tài chính, thích ứng, học tập... Tác giả cho rằng: Thích ứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè, thích ứng với điều kiện và phương pháp học tập là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải [1]. Lĩnh vực thích ứng lao động, thích ứng nghề cũng được một số nhà tâm lý quan tâm. Một số tác giả như Đào Thị Oanh, Trần Trọng Thủy tiến hành nghiên cứu về mặt lý luận nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên, 13 sinh viên, học viên cao học có chuyên ngành liên quan. Còn tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rất mang tính thời sự của nền kinh tế thị trường non trẻ nước ta, đó là mối liên hệ giữa thái độ đối với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện nay [2]. Như vậy, có thể thấy vấn đề thích ứng đã được quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Trong đó, các công trình nghiên cứu đã được tiến hành, các tác giả vừa tập trung vào làm rõ vấn đề thích ứng về mặt lí luận, vừa cố gắng tìm hiểu thực trạng vấn đề trên những mẫu nghiên cứu cụ thể, chỉ ra đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng. Đặc biệt, cần ghi nhận sự nỗ lực của một số tác giả trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào hoạt động thực tiễn thông qua các thực nghiệm tác động đến khách thể nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình thích ứng. Có thể thấy phần lớn các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sự thích ứng trong học tập, được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về sự thích ứng tâm lý với nội quy thì chưa có, do đó những nghiên cứu về thích ứng là những cơ sở tiền đề quan trọng để tác giả tham khảo và xây dựng các tiêu chí thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của Trường Cao đẳng CSND I. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm thích ứng Thích ứng là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều trong tâm lý học hiện đại. Một khái niệm thường được dùng chung với thích ứng là thích nghi. Thuật ngữ “Thích ứng” hay “thích nghi” theo tiếng pháp là adapter, tiếng La tinh là adaptare được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù hợp”. Ban đầu, thế kỷ XV, khái niệm “thích nghi” được dùng phổ biến trong ngành sinh vật học để chỉ quá trình liên tục biến thiên về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật để duy trì sự cân bằng trước 14 những tác động của môi trường xung quanh. “Thích ứng” là khái niệm của tâm lý học dùng để chỉ quá trình mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể hoạt động thâm nhập vào điều kiện mới một cách thành thục. Đó là quá trình con người chủ động, tích cực thu nhận những tri thức mới, những kỹ năng mới, kỹ xảo mới để hoạt động có hiệu quả. Năm 1979, A.E. Golomstooc đã định nghĩa:“Sự thích nghi nghề nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động nghề nghiệp có hiệu quả. Đồng thời thể hiện tính chất thỏa mãn với công việc của mình”. Tác giả này cũng cho rằng: Sự thích ứng là tổng hòa những đặc điểm cá thể bền vững, có nguồn gốc tự nhiên của nhân cách, đảm bảo cho lao động của con người được thổi phồng một cách quá mức, còn cơ sở xã hội thì hầu như không có ý nghĩa gì cả. Tác giả đã xem thích ứng là một quá trình nhận thức và điều này dựa trên nguyên tắc của lý thuyết hoạt động, sự phù hợp giữa đặc điểm tâm sinh lý của con người với yêu cầu nghề nghiệp được hình thành, và đó chính là thể hiện sự thích nghi nghề nghiệp [13]. Thích ứng là quá trình cá nhân thông qua những hoạt động tích cực để lĩnh hội các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới qua đó đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và tự trưởng thành về tâm lý. A.Maslow coi thích ứng là sự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Sự không thích ứng chính là sự không được tự thể hiện, sẽ tạo ra xung đột và ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách. Tiền đề để tạo ra sự thích ứng là một hệ thống nhu cầu của nhân cách, được sắp xếp theo thứ bậc mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện - một nhu cầu bẩm sinh nhưng có tính chất nhân văn, chỉ xuất hiện khi các nhu cầu bậc thấp được thoả mãn. Mặc dù không phủ nhận vai trò của cái vô thức, bản năng (của phân tâm học) hay quá trình học tập (của chủ nghĩa hành vi), nhưng Maslow có quan niệm khác về yếu tố quy định sự thích ứng. Theo ông, nhu cầu “tự thể 15 hiện” mong muốn phát triển hết mức khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một cách có ý thức những mục tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người [dẫn theo 16, tr. 19 - 20]. Trong từ điển Tâm lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên (1994), khái niệm “thích ứng” và “thích nghi” để chung một mục. Tác giả cho rằng: “Một sinh vật sống trong một môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh phản ứng sinh lý (thích nghi với điều kiện nhiệt độ, môi trường). Sau này là thay đổi các ứng xử, đây là thích nghi tâm lý [20]. Trong Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng xuất bản năm 2008, “Thích ứng là phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường”. Về nguyên tắc có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể đối với những thay đổi các điều kiện của môi trường: 1/ Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan; đây là phương thức phổ biến với động vật và thực vật. 2/ Thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức; phương thức này chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý. Theo quan niệm này thì khái niệm thích ứng cũng có điểm đồng nghĩa với thích nghi [3, tr.805- 806]. Thích ứng là quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý xã hội [6, tr.30] . Theo từ điển tiếng việt thuộc Trung tâm Từ điển học của Nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa: “Thích ứng là có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới” [18] . Hòa nhập tích cực là sự chủ động thay đổi bản thân và sự cải tạo hoàn cảnh trong sự hài hài hòa nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinh nghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh thay đổi phù hợp với bản thân. 16 Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng. Sự trưởng thành về mặt tâm lý – xã hội: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá nhân, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội [6]. Như vậy, trong tâm lý học, thích ứng được coi là quá trình cá nhân tham gia vào môi trường xã hội, đòi hỏi cá nhân phải định hướng trong môi trường đó, nhận thức những vấn đề nảy sinh và tìm cách giải quyết chúng. Vậy, theo chúng tôi, “Thích ứng là quá trình chủ thể tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động và đạt kết quả cao trong hoạt động đó, thích ứng được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành động của họ”. 1.2.1.1 Đặc điểm của thích ứng Sự thích ứng của con người có đặc điểm sau đây: - Thích ứng là quá trình tích cực của chủ thể trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường mới, với những hoạt động có những yêu cầu mới. - Kích thích chỉ xảy ra khi xuất hiện kích thích mới từ môi trường sống mới. Khi điều kiện kích thích thay đổi, những đặc điểm về cơ thể, đặc điểm tâm lý trong cấu trúc tâm lý không còn thích hợp để phản ứng thích hợp với môi trường sống mới buộc chủ thể phải thay đổi cấu trúc tâm lý bên trong, trên cơ sở đó điều chỉnh, hình thành hành vi mới cho phù hợp với điều kiện kích thích mới. Kích thích tác động đến chủ thể có thể là một kích thích đơn, có thể là hệ thống kích thích. Tùy theo dạng kích thích này, thì phản ứng thích ứng của chủ thể có tính chất khác nhau. - Sự phản ứng của con người được thể hiện bằng một hệ thống phản ứng phù hợp với các kích thích nhằm tạo ra sự cân bằng, sự hòa nhập trong 17 môi trường sống mới. Kết quả là cá nhân hòa nhập được với cộng đồng, hòa nhập với cuộc sống lao động sản xuất, với đời sống văn hóa xã hội và sinh hoạt cộng đồng tại môi trường sống mới, đem lại sự thoải mái tinh thần trong môi trường sống mới. - Kết quả của sự thích ứng là làm thay đổi cấu trúc bên trong hoặc dẫn đến sự thay đổi cấu trúc bên trong của chủ thể. Đối với sự thích ứng của con người thì đó là sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể thích ứng. - Biểu hiện khách quan nhất, rõ nét nhất của thích ứng là có được hành vi phù hợp với hoạt động. Sự thay đổi trực tiếp của cấu trúc bên trong (cấu trúc cơ thể - như thay đổi nội tiết tố, chiều cao, cân nặng, cấu tạo của cơ thể sinh vật...) để thích ứng với sự thay đổi của môi trường sẽ tạo ra dạng kích thích đơn giản nhất – kích thích sinh học. Sự thay đổi cấu trúc tâm lý: thay đổi tư duy, tình cảm, tính cách, thái độ 1.2.1.2 Vai trò của thích ứng Đối với sinh vật nói chung, thích ứng nhằm duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ cơ thể - môi trường, là cái không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Mọi sinh vật, khi điều kiện sống thay đổi có hai sự lựa chọn, hoặc là thích ứng với điều kiện mới hoặc là sẽ bị tiêu diệt. Bởi vậy, xu hướng chung trong thế giới sinh vật là sự tự biến đổi cấu trúc cơ thể phù hợp với môi trường. Khác với các loài sinh vật khác, con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội. Sống trong môi trường xã hội, ngoài sự thích ứng mang tính chất sinh học giúp duy trì sự tồn tại và phát triển, con người còn cần hòa nhập với các mối quan hệ xã hội khác. Điều đó càng khẳng định được vai trò quan trọng của thích ứng. Thích ứng là điều kiện cần thiết đảm 18 bảo sự cân bằng của con người với môi trường xã hội, cho sự thành công trong điều kiện sống và hoạt động mới những ứng xử thích hợp là cơ sở và biểu hiện của những phẩm chất nhân cách mới. Để thích ứng, cá nhân phải hình thành được những cấu tạo tâm lý mới. Vì vậy, thích ứng như là điều kiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, đảm bảo cho nhân cách đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống và hoạt hoạt động thay đổi. Việc cá nhân không thích ứng với những yêu cầu của điều kiện sống và hoạt động mới sẽ làm cho họ hoạt động kém hiệu quả, không phát triển tâm lý và không hòa nhập được với cuộc sống xã hội. Thích ứng là điều kiện của tiếp thu hoạt động mới, phát triển tâm lý cá nhân trong điều kiện cuộc sống thay đổi. 1.2.2 Khái niệm thích ứng tâm lý Sự thích ứng tâm lý là quá trình cơ thể sinh vật xác lập được sự cân bằng với môi trường thường xuyên biến động thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh não bộ. Sự thích ứng này có được khi hệ thần kinh phát triển, cho phép có khả năng đáp ứng với những kích thích gián tiếp, đón trước, hoặc tái tạo gần kề. Như vậy, thích ứng tâm lý đã làm cho cơ thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển tốt hơn trong môi trường đầy biến động. Theo tác giả Tremblay Monique thì thích ứng tâm lý – xã hội là tìm kiếm sự cân bằng giữa các xung năng, những ham muốn của bản thân với những đòi hỏi, mong đợi từ phía môi trường bên ngoài [25]. Thích ứng tâm lý: Đây là hình thức thích nghi cao hơn thích nghi sinh học. Thích ứng tâm lý có cả ở người và động vật. Ở động vật đó là quá trình cơ thể xác lập sự cân bằng với môi trường thường xuyên thay đổi, biến động, bằng cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh. Sự thích ứng này có khi hệ thần kinh phát triển cho phép cơ thể sinh vật có khả năng đáp ứng với những kích thích gián tiếp hoặc đón trước, hoặc tái tạo gần kề. Nhờ đó mà cơ thể 19 động vật có thể đảm bảo tồn tại và phát triển tốt hơn trước môi trường đầy biến động [25]. Theo Nguyễn Thị Minh Hằng (2001): Thích ứng tâm lý là một hình thức thích ứng bên trong mà kết quả của nó là một trạng thái cân bằng tâm lý của mỗi một cá nhân. Biểu hiện của trạng thái cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi và tràn đầy năng lượng cho hoạt động. Thích ứng tâm lý – xã hội: Đây là hình thức thích ứng cao nhất của con người, con người sống trong xã hội, xã hội ấy có nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc đòi hỏi mỗi người đều phải tuân theo. Như vậy, để tồn tại trong xã hội, con người không những cần phải thích ứng với các điều kiện của môi trường tự nhiên mà còn phải có sự thay đổi bản thân sao cho phù hợp với các yêu cầu xã hội đặt ra. Đó chính là sự thích ứng tâm lý – xã hội và là loại thích ứng duy nhất chỉ có ở con người [9]. Tác giả Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng: Thích ứng tâm lý – xã hội là khả năng một cá nhân tiếp cận các giá trị của một xã hội, hòa nhập được vào xã hội ấy. Nghĩa là sự thích ứng xã hội được đồng nhất với kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân. Không thích ứng được biểu hiện qua những hành vi trái ngược [19]. Như vậy, quá trình thích ứng trong hoạt động được đặc trưng bởi những biến đổi ở cá nhân trên hai mặt. Thứ nhất là sự biến đổi về mặt tâm lý với việc phát sinh, hình thành và phát triển của các cấu tạo tâm lý mới. Thứ hai là những biến đổi về mặt hành vi với việc hình thành các phương thức hành vi mới. Cả hai mặt này đều giúp chủ thể thích ứng tốt với môi trường sống. Từ đó, chúng tôi cho rằng: Thích ứng tâm lý là quá trình con người tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi nhằm đáp lại một cách phù hợp những yêu cầu của điều kiện, môi trường sống luôn luôn thay đổi để tồn tại và phát triển. 20 1.2.3 Một số nội quy của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I * Nội quy phòng học Cán bộ, giảng viên, học viên nhà tường khi sử dụng hội trường, phòng học có trách nhiệm thực hiện nghiệm túc một số quy định sau: 1. Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản, trang thiết bị tại hội trường, phòng học; đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi sử dụng; sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp; không viết, vẽ, làm bẩn lên tường, bàn ghế và các trang thiết bị khác. 2. Khi sử dụng các trang thiết bị tại hội trường, phòng học phải tuân thủ đúng thao tác và quy trình kỹ thuật; không tự ý dịch chuyển, tháo lắp các đầu giắc cắm của thiết bị. Khi có sự cố về kỹ thuật cần báo ngay cho phòng HCTH (qua bộ phận Quản lý hội trường, phòng học) để phối hợp khắc phục. 3. Cán bộ, giảng viên và các lớp học đề xuất sử dụng hội trường, phòng học phải ký nhận bàn giao chìa khóa, tài sản với cán bộ quản lý. Sử dụng xong phải tắt các hệ thống điện, cầu dao tổng; chốt, khóa cửa và bàn giao lại cho bộ phần quản lý hội trường, phòng học. 4. Đơn vị hoặc cá nhân sử dụng hội trường, phòng học làm hư hỏng, mất tài sản, mất vệ sinh trang thiết bị trong hội trường, phòng học có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục hoặc bồi hoàn theo quy định. 5. Cán bộ, chủ nhiệm lớp thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành nội quy phòng học của lớp mình, tổ chức tổng vệ sinh hàng tuần theo quy định. 6. Cán bộ quản lý hội trường, phòng học tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và lập biên bản đề nghị hình thức xử lý đối với các tường hợp vi phạm. * Nội quy phòng ở 21 1. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng ở, hành lang, cầu thang, khu phụ; sắp xếp đồ đạc, tư trang phải gọn gàng theo quy định. 2. Không dịch chuyển tài sản, tự ý trang trí, khoan tường, lắp đặt thêm đường điện và thiết bị khác trong phòng. 3. Quần áo, giày dép, mũ, tư trang phải để đúng nơi quy định. 4. Cấm tổ chức nấu ăn, đun bằng ấm siêu tốc, ăn uống, liên hoan và dùng các dụng cụ điện tự tạo để đun nấu tại phòng ở. 5. Các loại rác, phế thải phải bỏ đúng nơi quy định, cấm khạc, nhổ, hắt nước, ném phế thải, đồ vật nơi ở, hành lang, cầu thang, lên tường hoặc từ trên tầng xuống. 6. Phải có ý thức giữ gìn trật tự chung, đi lại nhẹ nhàng, cấm gây ồn ào trong khu vực ở, phải đi ngủ và dậy đúng giờ. 7. Mọi hư hỏng trong phòng phải báo cáo cho lớp Phó Hậu cần và Chủ nhiệm lớp. Phải tắt các thiết bị điện khi không có người trong phòng hoặc khi đi ngủ. 8. Nghiêm cấm xem ti vi và sử dụng điện thoại quá 22 giờ đêm. 9. Phải nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ. 10. Ai thực hiện tốt sẽ được biểu dương, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. 1.2.4 Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I 1.2.4.1 Khái niệm sinh viên Từ “sinh viên” (gốc tiếng Anh là “students”) nghĩa là “người làm việc”, “người học tập tận tâm” Hiện nay, từ này được dùng để chỉ thanh niên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được hiểu là “Người đang học ở bậc đại học” [17]. 22 Sinh viên là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: Họ đến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường vì thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không học [24]. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã viết: Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, hai tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó là thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non nớt, thơ ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một cách nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện, ước mơ. Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại [24]. Khái niệm “Sinh viên” được dùng với nghĩa rộng rãi “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau” [30, tr. 30]. Theo tác giả Đinh Quang Hùng, sinh viên là những người đang học tập tại các trường Đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp [10, tr. 26 ]. Có nhiều quan niệm khác nhau về sinh viên, tuy nhiên chúng tôi lựa chọn khái niệm của tác giả Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị làm công cụ cho đề tài của mình: “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau” [10, tr. 30]. 23 1.2.4.2 Một số đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Như chúng ta đã biết, có nhiều sự khác biệt giữa môi trường trung học phổ thông và môi trường đại học từ phương pháp học tập, kiểm tra đến nội dung, phương tiện học tập. Vai trò của người học thay đổi. Người học trở thành “trung tâm” của việc học bởi học tập tại trường đại học buộc sinh viên phải chủ động xây dựng kế hoạch học tập, tìm tòi kiến thức, thầy cô chỉ là người hỗ trợ. Ngược lại, tại các bậc học dưới, kiến thức phần lớn do thầy cô cung cấp. Bên cạnh đó, các hình thức kiểm tra ở trường đại học như thi vấn đáp hay thuyết trình báo cáo khoa học bắt buộc người học phải tham gia. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc học tập tại trường Đại học hiệu quả khi sinh viên có thể sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc học như phòng đọc, thư viện điện tử, máy tính, máy chiếu... Bên cạnh đó, ngoài sự thay đổi môi trường học tập, nhiều học sinh khi trở thành sinh viên có sự thay đổi về môi trường sống đó là sống xa gia đình, cần phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ mới như bạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004708_1_0071_2002796.pdf
Tài liệu liên quan