Luận văn Thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 - 1975

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 4

PHẦN DẪN LUẬN. 6

1. Lý do chọn đề tài: .6

2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu : .7

3. Lịch sử nghiên cúu : .8

4. Phương pháp nghiên cứu:.13

5. Những đóng góp mới của luận án : .14

6. Cấu trúc của luận án :.14

CHƯƠNG 1: THƠ VỚI TUỔI THƠ. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 16

1.1. Thơ ca – món ăn tinh thần cần thiết cho trẻ em :.16

1.2. Đôi điều cần lưu ý trong việc nghiên cứu thơ viết cho thiếu nhi: .22

1.2.1. Về chức năng giáo dục:.22

1.2.2. Về đặc điểm tâm lý thiếu nhi:.25

CHƯƠNG 2: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI TRƯỚC 1975. 31

2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam trước 1975: .31

2.1.1. Trước Cách mang tháng Tám 1945 : .31

2.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám : .35

2.2. Đề tài chính và các loại thơ viết cho thiếu nhi: .43

2.2.1. Về đề tài:.43

2.2.2. Các loại thơ thiếu nhi:.47

CHƯƠNG 3: THIÊN NHIÊN - ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU

NHI NHỮNG NĂM 60, 70. 65

3.1. Thiên nhiên trong thơ thiếu nhi: thế giới loài vật, hoa cỏ và cảnh vật đất nước :.65

3.1.1. Thế giới loài vật, hoa cỏ trong thơ thiếu nhi: .65

3.1.2. Thiên nhiên – cảnh vật diệu kỳ qua mắt các em thơ: .83

3.1.3. Thiên nhiên – cảnh vật đất nước trên trang thơ “người lớn” viết cho các em:.101

3.2. Dấu ấn thời đại - đất nước, con người trong thơ cho thiếu nhi: .115

3.2.1. Thiên nhiên - đất nước trong xây dựng quê hương, cuộc sống mới, chế độ mới,

chủ nghĩa xã hôi:.116

3.2.2. Thiên nhiên - đất nước trong chống Mỹ: .1245

3.2.3. Đất nước, con người mới thiếu nhi trong chống Mỹ:.130

3.3. Vài nét về nghệ thuật - những đóng góp và hạn chế: .142

3.3.1. Những đóng góp: .142

3.3.2. Một vài hạn chế: .162

PHẦN KẾT LUẬN. 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 169

pdf172 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vườn khoai / vườn cà. Vậy mà chưa hết. Thật lạ lùng với : Kiến đen “la đà” uống rượu và cả lũ kiến gió bay ra chia phần ... Cuối bài thơ hóa ra đám ma lại biến thành “tiệc nhậu” ...!? Từ thơ viết về loài vật của các em nhỏ, ta lại suy gẫm đến những “bí quyết làm thơ cho tuổi nhi đồng” - mà Cooc-nây Tru-côp-xki, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi đã phát biểu. Đúng là trong thơ của Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Vàng Anh, Nguyễn Hồng Kiên các bài thơ đặc sắc bao giờ cũng mang tính hội hoa, tính nhạc, tính sinh động... Những bức tranh bằng lời ấy đồng thời mang chất trữ tình. Câu thơ giản dị mà cứ như một trò chơi, trò chơi bằng âm thanh ngôn ngữ. Ở cách chọn đề tài cho thơ cũng ngộ và lạ như trẻ con đang bày trò chơi. Theo Cooc-nây Tru-côp-xki:.”Trò chơi ngôn ngữ được quan tâm đồng thời với 72 chức năng giáo dục cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn. Đó chính là hiệu quả của thơ ca thiếu nhi cũng như thơ ca dân gian truyền miệng.” [44. 45]. Thơ của các em viết mới là một bộ phận, còn một bộ phận khác quan trọng không kém, đó là thơ của người lớn viết cho các em. Dĩ nhiên với thơ của người lớn, sẽ còn có thêm những yêu cầu như: lời thơ, ý thơ cần gọt giũa công phu, chủ đề tư tưởng cần đúc kết nổi bật. Các bài thơ này có thể chưa đạt tới cái đẹp thơ ngây, hồn nhiên như của chính các em viết, nhưng lại thường sâu sắc hơn về ý nghĩa giáo dục. Khác với thơ của chính các em viết, các con vật hiện ra trong thơ Võ Quảng, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Vũ Ngọc Bình ... thường kèm theo một bài học ngụ ngôn, một bài học đạo đức gắn với sinh hoạt hằng ngày của các em. Vấn đề là để chuyển tải một triết lý sống, một lời răn, các nhà thơ luôn hết sức khéo léo. Ý thơ, hình ảnh, ngôn ngữ cần tinh tế mà giản dị, tự nhiên. Thế giới loài vật trong thơ Phạm Hổ, thơ Võ Quảng luôn hồn nhiên, sống động, đáng yêu không kém gì thơ của các em viết. Có khi lại còn “cựa quậy”, còn “nhao nhao” cả lên ngay trong giấc ngủ, khác gì bầy trẻ hiếu động. Thật thú vị khi ta đọc “Ngả rồi” của Phạm Hổ : Mẹ gà hỏi con - Ngủ chưa đấy hả? Cả đàn nhao nhao - Ngủ rồi đấy ạ! Ở đây, trong thơ viết cho thiếu nhi vừa có chất vui, chất ngộ và cả chất truyện, ngôn ngữ đối đáp. Cái nhìn thiếu nhi, nét hồn nhiên bất ngờ đã đem đến thành công cho nhiều bài thơ : Ngựa cha đi móng sắt Bật lửa đá dưới chân 73 Ngựa con thấy kêu ầm: “Bố ơi chân bố cháy!” (Phạm Hổ - Ngựa con) Kia là cha con nhà ngựa, còn đây là chú bê con đang sống yên lành trong sự âu yếm của tất cả người thân, bè bạn, không có gì đe dọa chú cả. Con bê lông vàng Cổ lang màu trắng Bê đi liến thoắng Miệng cứ: bê ... ê (Võ Quảng - Chú bê con) Thế nhưng đến chú nghé trong bài thơ Nghé ngoan của Trần Đình Tuấn thì cuộc sống hoàn toàn đổi khác. Thơ cho thiếu nhi, dù là lứa tuổi mẫu giáo, thì dấu ấn của thời đại chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn tràn ngập trong văn thơ viết cho các em. Chú nghé con giờ phải tập xuống hầm khi nghe tiếng kẻng báo động. Có điều phải bình tĩnh một chút, đừng hoảng hốt : Miệng còn ngậm cỏ Nghé vểnh đôi tai Sợ khi bom nổ Nằm yên nghé nhai (Trần Đình Tuấn - Nghé ngoan) Và khi tàu bay Mỹ đã cút thẳng thì nghé ta lại ra đồng, tiếp tục ăn cỏ. Định Hải có bài thơ Gọi nghé. Cuộc chuyện trò giữa người và vật trong bài thơ làm ta liên tưởng đến câu ca dao xưa: “Trâu ơi ta bảo trâu này!”. Cũng là tâm tình thân thiết, trìu mến dành cho con vật nuôi, đặc biệt lại là chú nghé con, thế nhưng nội dung câu chuyện quả là mới mẻ : nghé ăn 74 nhiều chóng lớn là để theo bầy đàn góp công hợp tác. Công cuộc dựng xây chủ nghĩa xã hội với phong trào làm ăn tập thể cũng là một nét mới trong sinh hoạt đời thường, mà trẻ con cũng cần được biết, để rồi chính các em sẽ là người góp phần tham dự nay mai. “Liên hệ” như thơ Định Hải thì chẳng “sượng”, trẻ dễ tiếp nhận. ...Cỏ ngọt mùa xuân Nghé ăn thoa thích An nhiều chóng lớn Theo bạn theo bầy Góp công hợp tác Thẳng băng đường cày... ... Giữa trời xuân ấm Nghé bước thênh thênh (Gọi nghé. Chồng nụ chồng hoa) Viết về các con vật quen thuộc quanh cuộc sống các em, thơ của Võ Quảng trước hết là những niềm vui. Niềm vui có khi cất lên thành tiếng, thậm chí rất nhiều tiếng; có khi chỉ là những nụ cười tủm tỉm, niềm vui không cất lên thành tiếng. Trong Gà mái hoa, chúng ta nghe đầy những tiếng kêu vui của Mái hoa, Trống xám, của vịt, ngỗng, chó, lợn và ếch nữa. Ta còn nghe những tiếng cười hát của Tý và các bạn Tý chung quanh đàn gà con vừa mới nở. Gà mái hoa có thể nói đó là niềm vui của sự sinh sôi. Thuyền lướt cũng là niềm vui, niềm vui của đàn vịt khi gặp nước, niềm vui của sự hòa hợp, những gì cần được sống bên nhau. Còn Anh Đom đóm, Ba chị gà mái, đó là niềm vui của những con người lao động, của những đóng góp lặng lẽ mà lớn lao. Bài thơ “Anh Đom đóm” có 5 khổ, 40 câu, kể chuyện anh Đom đóm đêm đến lên đèn đi gác cho cò con, chim non ngon giấc và đến hừng đông thì tắt đèn về nghỉ. Đó là hiểu về mặt hàm ngôn. Còn về mặt hàm ngôn thì ta thấy sự phát và tỏa sáng trong đêm của anh 75 Đom đóm, dầu rất nhỏ nhoi nhưng lại là việc làm chuyên cần và tự nguyện của sự cống hiến, cách sống hữu ích, có ý nghĩa. Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. Cái vòng liên tưởng mở ra. Bài thơ chan chứa một tình cảm nhân đạo đẹp đẽ , anh đom đóm là một người lính gác chuyên cần đêm đêm xách đèn đi bảo vệ cho giấc ngủ của mọi người, bảo vệ cho cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của làng xóm. Một con người bình thường bằng sự hiện diện và hoạt động của mình đã góp cho cuộc sống những đốm sáng. Từng bước từng bước Vung ngọn đèn lồng Anh Đóm quay vòng Như sao bừng nở Như sao rực rỡ Rụng giữa vườn cam ... (Anh đom đóm. Ánh nắng sớm) Đến Sáu chú bói cá thì rõ ràng đây là niềm vui của cả sáu chú bói cá con đang hăm hở nhào lên, lộn xuống. Thật là vui vui đến rộn ràng, vui đến rối mắt. Thấy cái hoa nở là câu chuyện của một chú bê con, nhưng đấy cũng chính là tấm lòng của tác giả trước nỗi buồn của chú bê kia hay của những em bé như chú bê kia. Chú bê đang nhớ mẹ, đi tìm mẹ, đi vào vườn ớt, đi qua vườn cà, vấp phải cái cọc nằm lăn kềnh gọi mẹ, chẳng thấy mẹ đâu đành đứng dậy và thấy cái hoa nở, quên hết mọi chuyện, kề mũi hít hít. Cái hoa đã hiện ra, an ủi chú bê, làm dịu đi nỗi đau và quên cả nỗi nhớ. Một con bê hay một 76 chú bé nghịch ngợm, hay vòi, hờn dỗi ăn vạ, nhưng khóc đấy rồi lại cười ngay đấy, thấy cái gì cũng lạ, cũng vui ngay được. Trong thơ Võ Quảng còn có con trâu mộng luôn cảnh giác : Trợn tròn đôi mắt Nó cứ nhìn nhìn Coi bộ không tin Những người lạ mặt. (Con trâu mộng. Thấy cái hoa nở) Khác Con trâu vành đai - mạnh mẽ, mài sừng nhọn hoắt, quyết liệt góp công, góp sức diệt giặc đi càn, nhưng sau chiến công lại hiền lành, mơ mộng : Tôi mài sừng nhọn hoắt Để đón giặc đi càn, Chém thằng giặc nghênh ngang Rách bươm như xơ mướp. Đánh tan tành lữ cướp, Tôi đằm nước hố bom, Ngắm trăng trời chiều hồng Như chiếc sừng vừa ló. (Con trâu vành đai. Anh Đom đóm) Ta gặp trong thơ Võ Quảng một xã hội chim thú đông vui náo động. Có những con vịt háu ăn cứ kéo nhau xếp hàng xung quanh chuồng lợn mà lên tiếng đòi: “Mau chia cám! chia cám!”. Có chú chó vàng tinh nghịch, thấy cái gì cũng chẳng để yên, cũng sủa, cũng 77 cào, cũng trêu, cũng chọc, không may chọc phải cái tổ ong, bị ong đốt sưng cả mặt mũi. Có chú nghé con đòi học lái máy kéo, có chú rùa con biết thương mẹ, có chú voi con ngộ nghĩnh chăm tập thể dục... Phải chăng đây cũng chính là một xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát của bầy trẻ? Một xã hội trẻ con luôn náo động, nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, luôn muốn làm việc tốt. Nhà thơ Võ Quảng có một nghệ thuật miêu tả loài vật rất tinh tế. Chỉ bằng một vài nét, một vài chi tiết có chọn lọc, dựa trên vốn hiểu biết, biệt tài quan sát kỹ về chúng, ông đã khắc họa chúng rất nổi. Đồng thời Võ Quảng lại nhìn chúng bằng con mắt trẻ thơ, nói về chúng bằng cái giọng trẻ thơ. Nhờ vậy dưới ngòi bút của ông bao giờ chúng cũng hiện ra thu hút, khá dễ thương. Như con trâu thì: Da đen bóng loáng Ức rộng thênh thênh Đôi sừng chênh vênh Chóp sừng nhọn hoắt (Con trâu mộng. Thấy cái hoa nở) Còn chú lợn : Lưng mày múp míp Mắt mày húp híp Đuôi mày ngúc ngoắc Miệng thì nhóp nhép. Con gà mái nhảy ổ thì: Bỗng mái hoa đổi nết Cái đầu nó nghếch nghếch 78 Cái cổ nó thót thót Nổ kêu tót, tót, tót... Không chỉ quan sát ngoại hình tinh tế, nhà thơ còn phát hiện ra tâm tình, tính nết, đặc điểm của con vật đằng sau những nét ngoại hình ấy. Như trong Ba chị gà mái, chị mái nâu “uống ngụm nước mưa, như người say sưa, nhắp ly rượu ngọt”, chị gà mái trắng yếm đỏ hoa vông thì “mắt nhìn tha thiết”, chị mái đen thì “đi đứng loãng quãng” như người mất của, có lúc “dừng lại tần ngần, mắt nhìn dớn dác ...” Mỗi con vật - nhân vật trong thơ Võ Quảng luôn hiện ra với hoạt động và các động tác của chúng, luôn đưa lại những bất ngờ, vì thế càng hấp dẫn tuổi thơ. “Nhiều bài thơ của Võ Quảng giống như một cuốn phim hoạt hình, hay một hoạt cảnh, một màn kịch ngắn có kịch tính, có thắt nút, cởi nứt” [23.129]. Võ Quảng thường dựng lên những cảnh sống động với câu chuyện luôn biến đổi, không khí luôn sôi nổi, ông dẫn trẻ em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tiêu biểu cho phong cách này của Võ Quảng là bài Mời vào, với một loạt những cuộc đối thoại tay đôi nối tiếp. Những lời đối đáp ấy hết sức ngắn gọn, linh hoạt, làm nổi bật ngay lên hình ảnh mỗi con vật với một đặc điểm tiêu biểu nhất của nó: con thỏ thì vểnh cái tai, con nai thì ghếch bộ gạc, con vạc thì giơ cái chân : - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó ? - Tôi là Thỏ - Nếu là Thỏ Cho xem tai. - Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Tôi là Nai - Thật là Nai 79 - Cho xem gạc. - Cốc , cốc, cốc! - Ai gọi đó - Tối là Vạc - Đúng là Vạc Cho xem chân... (Mời vào. Thấy cái hoa nở) Trẻ em mẫu giáo có thể đem trình diễn bài thơ này thành một hoạt cảnh hoặc một điệu múa có lời ca. Bài thơ đã được phổ nhạc và các em nhỏ rất thích hát. Cứ như vậy mà thơ Võ Quảng đã đến và lưu lại trong lòng tuổi thơ nhiều thế hệ. Bên cạnh “Mời vào”, các bài “Được! Được!, Thuyền lướt, Chị chẫu chàng, Gà mái hoa ...” Đều là những bức tranh sống động và nhộn nhịp điều này rất hợp với tính hiếu động của các bạn đọc nhỏ tuổi. Các em luôn yêu thích và dễ thuộc thơ của bác Võ Quảng chính nhờ vậy, nhờ cả yếu tố nhạc điệu có trong thơ. Đọc xong các tập thơ của Võ Quảng, xếp cuốn sách lại, ta thấy bao trùm lên tất cả là một tấm lòng yêu thương con người đằm thắm, đặc biệt là tình yêu thương dành cho trẻ em. Dưới ngòi bút của ông những em bé và những con vật luôn hiện lên ngây thơ, đẹp đẽ và đáng yêu. Những câu chuyện trong thơ ông đã gây được những xúc động thường là dịu dàng, nhẹ nhàng mà thấm thìa. Nếu thơ Võ Quảng thường chú ý giáo dục các em làm những việc tốt theo Năm điều Bác Hồ dạy như: Chăm học, chăm làm, giúp mẹ, dậy sớm, ăn ở sạch sẽ, chăm tập thể dục ... thì nhà thơ Phạm Hổ lại đặc biệt chú ý giáo dục quan hệ bạn bè, yêu thương cho các em. Mỗi bài thơ của Phạm Hổ là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái giúp các em tìm hiểu về tình bạn trong đời sống con người và về tự nhiên, xã hội sinh động quanh các em. 80 Nét nổi bật rất dễ bắt gặp trong thơ Phạm Hổ, trên cái nền chung yêu thương là ca ngợi tình bạn với nhiều khía cạnh tinh tế, cảm động của nó. Chú bò tìm bạn là một bài thơ tiêu biểu : Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào: “Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây!” Một chú bò ra sông uống nước lúc chiều về, chợt thấy bóng mình. Bò ngỡ là có một cậu bạn bò từ đáy nước đến chơi, liền cất lời chào. Lầm lẫn của bò làm nước buồn cười quá, rung lên, bóng bò tan biến. “Bò ngỡ bạn đi đâu - Cứ ngoái trước nhìn sau - Ậm ò tìm gọi mãi”. Cái thú của bài thơ là trên thực tế chỉ có một động vật - chú bò con biết cảm nghĩ, mà như vậy quả thật là cô đơn - và bằng cái tình, với tấm lòng đôn hậu, nhà thơ đã tạo ra một không gian đông đúc, ấm áp tình bạn giữa bò với mặt trời, nước, mây và cả bóng của bò nữa. Tất cả những người bạn ấy đều đáng yêu, đều để lại ấn tượng, góp phần bồi dưỡng tâm hồn các thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Trẻ em khắp mọi miền đất nước đều biết và đọc thuộc bài thơ. Nó đã được đưa vào chương trình Tiếng Việt lớp 3, qua môn Học thuộc lòng. Người dạy và người học đều thích thú trước tình bạn hồn nhiên vô tư, học được cách nhìn cởi mở, yêu đời của chú bò con và cảm nhận sâu sắc tấm lòng của nhà thơ dành cho tuổi nhỏ qua từng câu, chữ nhuần nhị, hình ảnh nhân hóa sinh động trong bài thơ . Từ thế giới loài vật quen thuộc: gà, chó, mèo, chim, cá, bê, thỏ, ngan, ngỗng ... Phạm Hổ đã để cho các con vật hoạt động và đối thoại với nhau. Từ đó bài học về nhận thức, về giáo dục nhẹ nhàng tự nhiên đến với trẻ : đừng như chú ngỗng lười học bị lật tẩy : Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi 81 Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả đọc nhầm Làm vịt phì cười Vịt khuyên một hồi - Ngỗng ơi! Học! Học (Ngỗng và vịt) Từ tình bạn, thơ Phạm Hổ còn hướng tới giáo dục các em lòng vị tha, cách sống quên mình, âm thầm vì người khác. “Xe chữa cháy” hồn nhiên, ngộ nghĩnh như một bé trai tinh nghịch, hiếu động, thích làm việc tốt: Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập tắt ngay Ai gọi: “Chữa cháy” “Có ... ngay! có ... ngay!” (Xe chữa cháy) Trong một bài viết, Phạm Hổ tâm sự : “Có nhiều chuyện rất thật, mà lạ vô cùng”, luôn khiến ông sững sờ. Từ chuyện con sáo ăn na rơi hạt, mùa sau hạt thành cây, sáo trồng na mà không biết. Đến lạc ra hoa rồi mang củ giấu dưới đất. Còn Đom đóm thắp đèn bằng nguồn lửa nào? Tai châu chấu sao lại ở chân chứ không ở đầu ... Từ những nỗi ngạc nhiên chân 82 thành đó của mình, Phạm Hổ đã mang vào thơ tặng các em. Đáng quý hơn, là từ những điều ấy, nhà thơ khơi gợi cho các em nghĩ tới cuộc đời, cung cấp cho trẻ một góc nhìn mới, một cách lý giải độc đáo, đôi khi không bình thường nhưng lại trở thành có lý trong thơ cho thiếu nhi. Mặt mạnh của nhà thơ là viết về những cảm giác, những ấn tượng tươi mát, cụ thể, từ đó mà khái quát lên. Chú gà con đứng trước quả trứng, Xuân Quỳnh có bài thơ Bầu trời trong quả trứng; còn Phạm Hổ thì để cho mẹ gà giảng giải : -“Tròn nhẵn, trắng hồng Quả gì thế mẹ? Hay là đá chăng? Mổ xem thử nhé!” - “Chính là con đó Những ngày trước xa Con nằm trong vỏ Lớn dần chui ra ...” - “Mẹ lại hói đùa Con bay, con chạy Còn hòn đá này Mãi không động đậy!” - “Mẹ nói đúng đấy Lớn, con hiểu dần Nhiều chuyện rất thật Mà lạ vô cùng!” 83 (Gà con và quả trứng. Chú bò tìm bạn) Rõ ràng người lớn làm thơ cho các em thường trau chuốt câu, chữ, lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, phong cách miêu tả phù hợp. Thơ Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Khánh Chi ... đều mang được hơi thở của cuộc sống thật; tập cho các em quan sát, miêu tả, mở ra thế giới nhận thức bắt đầu từ con vật, thiên nhiên gần gũi; truyền đến cho bạn đọc nhỏ tuổi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật. Từ đó hướng các em tới một mục tiêu rộng hơn: yêu cái đẹp, điều thiện, ghét cái xấu xa, ích kỷ, bất công... 3.1.2. Thiên nhiên – cảnh vật diệu kỳ qua mắt các em thơ: Thế giới loài vật, hoa cỏ không tách rời thế giới thiên nhiên, cảnh vật. Tinh cảm con người phong phú thì thiên nhiên cũng được nhìn, nghe, cảm, nghĩ một cách phong phú hơn, được chiếu rọi bằng nhiều khía cạnh hơn. Thiên nhiên với tất cả vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng, sự biến hóa kỳ diệu ... luôn bổ ích cho tuổi thơ về hiểu biết nhận thức, về sự phát triển của trí tưởng tượng và cả sự bồi đắp về tâm hồn ... Do vậy, thiên nhiên không thể thiếu mặt trong thơ cho thiếu nhi mọi thời đại, khắp mọi nơi. Trẻ em lớn lên, cùng với việc tiếp xúc với con người, các em cũng tiếp xúc với một thế giới tự nhiên kỳ diệu. Thiên nhiên trong thơ viết cho các em chưa phải là thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng, kiểu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều) hay thiên nhiên thường gắn với số phận, nỗi niềm của con người trong thơ xưa ... Mà trước tiên, trong thơ viết cho thiếu nhi, đó phải là thiên nhiên qua ánh mắt các em thơ, là “góc sân và khoảng trời” đầu tiên các em tiếp xúc để rồi luôn hằn sâu trong trí nhớ, góp nền quan trọng trong việc hình thành tính cách của các em ... Đó là một thiên nhiên sinh động, đầy hấp dẫn trong những đôi mắt ngây thơ, soi vào đấy ta như thấy được cả một thế hệ cháu ngoan Bác Hồ với những tâm hồn trong sáng tin yêu - Mà xuất phát làm nền cho nguồn cảm hứng chung của tất cả các em đó lòng mến yêu tha thiết và niềm tự hào chính đáng về quê hương đất nước, yêu mến Bác Hồ và chế độ mới. Giác quan nhạy bén và tấm lòng non tơ đã giúp các em dựng nên những khung cảnh thật nên thơ. Đây là quê hương núi rừng của em : 84 Lũng Ca một buổi sáng mai Nắng thơm nắng nhuộm vàng hai má đồi Suối reo hoa tiếng em cười Chim ca hoa với những lời ca vang Nhà sàn mái tỏa khói lam Nhấp nhô núi biếc rừng chàm lựng hương (Đoàn Thị Lam Luyến - Lũng Ca) Đoạn thơ thật rộn ràng, bừng sáng. Cảnh núi rừng sớm mai như nhảy múa. Bình minh lên, ngày mới bắt đầu với sự hoà điệu của nhiều thanh âm: suối reo, tiếng em cười, chim chóc hoà ca... Từ âm thanh đến hình ảnh, màu sắc đều chứa chan tình yêu quê hương, yêu cuộc sống... Cái nhìn trẻ thơ cứ tươi nguyên, phơi phới qua từng chi tiết sinh động: “Nắng thơm nắng nhuộm vàng hai má đồi”... rồi : “Nhấp nhô núi biếc rừng chàm lựng hương”... Thiên nhiên trong thơ Lam Luyến tươi sáng, nồng nàn thiết tha như tấm lòng trẻ thơ của em vậy - (Sẽ còn rất lâu... đến bây giờ, thiên nhiên trong thơ Lam Luyến đã khác hẳn, đó là thiên nhiên trĩu nặng khát khao, yêu thương, thiên nhiên gắn với tâm trạng khắc khoải đợi chờ và mong ước : Em sẽ chờ như hòn đá biếc xanh rêu Của bến sông xa mùa cạn nước Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa. (Đoàn Thị Lam Luyến - Huyền thoại. 1988) Có lẽ Lam Luyến khi làm bài thơ “Lũng Ca” sẽ không thể nào ngờ được cái nhìn trong trẻo, ngây thơ, yêu đời, yêu cuộc sống, từ bài thơ ấy đến giờ thật khó tìm lại được, khi mà Lam Luyến đã ở vào độ tuổi gần 40.) 85 Còn đây là cảnh thôn xóm em ở đồng bằng, có: “Xóm làng xanh mát bóng cây- Sông xa trắng cánh buồm bay ngang trời” với những ngày vào mùa tưng bừng nhộn nhịp : Hạt mẩy uốn cong bông Chim ngói bay đầy đồng Đường thôn tiếng cười nở Vàng tươi hoa cải ngồng Sân kho máy tuốt lúa Mở miệng cười ầm ầm Thóc mặc áo vàng óng Cười hí hóp trên sân, (Trần Đăng Khoa - Thôn xóm vào mùa ) Trần Đăng Khoa đã nhìn kỹ, lắng nghe cuộc sống xung quanh. Cảnh nông thôn Bắc bộ, những ngày vào mùa với không khí lao động sôi nổi, khẩn trương của một cuộc sống từng ngày đổi mới. Thiên nhiên ở đây được cảm nhận trong trạng thái động: “Hạt mẩy uốn cong”, “chim bay đầy đồng”, “tiếng cười nở” nơi nơi, máy tuốt “cười ầm ầm”, “thóc mặc áo vàng ống - cười hí hóp” ... Trước mắt các em là những mùa gặt náo nức mà hạt thóc vàng cũng “hí hóp” thở trên sân bồi hồi sự sống. Từ dùng của Trần Đăng Khoa thật đặc biệt, thổi sự sống vào cho sự vật. Cái nhìn trẻ thơ hiếu động đã giúp Trần Đăng Khoa phát hiện ra chất thơ tinh tế, từ những hình ảnh bình dị, quen thuộc của làng quê. Tỉnh giấc trong đêm, chú bé Khoa bước ra hè nhà và cảm nhận : Nghe ri rỉ tiếng sâu Nó đang thở cuối tường Nghe rì rầm rặng duối Há miệng đòi uống sương 86 Nghe hàng chuối vườn em Gió giở mình trăn trở Chuột chạy giàn bí đỏ Loáng vỡ ánh trăng vàng Cây cao nó bức quá Phanh phách quạt liên hồi Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời. (Nửa đêm tỉnh giấc) Ở đây, có một sự nhập thân giữa con người và sự vật. Trần Đăng Khoa đã tạo sự bất ngờ thú vị cho người đọc trước những chi tiết miêu tả... Từ tiếng sâu thở “rỉ rỉ” đến “rặng duối rì rầm”, “há miệng đòi uống sương”, rồi đến “hàng chuối trở mình”... sự vật luôn động đậy và có tâm hồn trong thơ Khoa... Hình ảnh, chi tiết trong thơ thiếu nhi thật giản dị, gần gùi nhưng lại lạ lùng, độc đáo sinh động qua miêu tả: chuột chạy trên giàn bí làm loáng vỡ ánh trăng; cây cau nóng bức “phanh phách quạt liên hồi”. Hai câu kết cuối bài thơ phải chăng là ít nhiều có quan hệ với câu thơ của Nguyễn Khuyến : “Một tiếng trên không ngỗng nước nào” Điểm nổi bật ở đây là từ những âm thanh nhỏ và nhẹ tỉ ti, khe khé ban đầu, sự cảm nhận của chú bé Khoa cứ nâng cấp dần lên để rồi hoa ra, ngân vang đến cuối bài: một âm thanh bất ngờ trong đêm khuya. Có chút gì đó vừa thật lại vừa ảo : “Một tiếng gì khổng rõ Xôn xao cả đất trời”. 87 Khi đi tìm sự lý giải: “Cái hồn thơ Khoa đã lớn lên từ miếng đất nào?” Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rằng Trần Đăng Khoa chính là nhà thơ của nông thôn, làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến tâm hồn. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, khi kể đến những nhà thơ của nông thôn Việt Nam thuở trước chỉ có thể nhắc đến tên tuổi Nguyễn Khuyến, còn sau này (thời kỳ 30-45) phong trào thơ mới có xuất hiện một vài cây bút viết về nông thôn như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Ông cho rằng thực ra đây mới chỉ là sự vay mượn đề tài và cảm xúc, chứ thực tế họ chưa nhập thân vào với hiện thực đó; còn Trần Đăng Khoa có thể được coi là một cây bút chuyên môn thật sự trong đội ngũ những người viết về nông thôn kể từ sau Cách mạng tháng Tám. [22. 104] Từ Góc sân nhà em Khoa đã nhìn, đã cảm, đã nghĩ và đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam. Này là một mảnh vườn hả hê đón nhận cơn mưa với vô số những tre, bưởi, dừa, mía, ngọn mồng tơi, cỏ gà ... (Mưa). Đây là đàn gà con đang liếp chiếp kiếm mồi trong “vườn em”. Kia là đêm trăng sáng với những cây cau, cây chuối im lìm (Trăng sáng sân nhà em). Nào là một buổi hái trầu đêm (Đánh thức trầu), một tiếng gà gáy đánh thức vạn vật (Ò ó o ...), một sớm heo may về, hoa cau rụng đầy vại nước (Hoa cau). Rồi còn những chiều chăn trâu, thả diều (Thả diều), một buổi bắt cá ngoài đồng lúa (Em kể chuyện này), một buổi bình minh bận rộn của nhà nông (Buổi sớm nhà em), về một lời tâm tình với người bạn của nhà nông (Con trâu lông mượt), về những công việc hằng ngày của đứa trẻ ở nông thôn (Khi mẹ vắng nhà...) Đặc biệt, Trần Đăng Khoa nói nhiều đến “Cánh đồng làng Trực Trì” quê nhà, nơi cha mẹ và bà con làng xóm ngày ngày đổ giọt mồ hôi để làm nên “Hạt gạo làng ta - gửi ra tiền tuyến - gửi về phương xa ...” Hạt gạo đã ngấm bao mồ hôi công sức, gội bao mưa nắng, bão bùng, tắm qua bao khói lửa chiến tranh góp phần nuôi bộ đội đánh thắng giặc Mỹ. Đọc những bài thơ viết về làng quê của Trần Đăng Khoa, người ta như được cảm nhận sự phóng khoáng, ngây ngất, trong lành của hương đồng, gió nội. Chú bé Trần Đăng Khoa đã lột tả được cái hương vị, cái thần thái, cái hồn quê Việt Nam. Hồn quê Việt Nam phảng phất trong những hình ảnh rất bình thường, quen thuộc, qua cái triết lý của Trần Đăng Khoa: Mái gianh ơi hỡi mái gianh 88 Ngấm bao nhiêu nắng mà thành quê hương. Đọc những bài, những đoạn thơ Trần Đăng Khoa viết về thiên nhiên, về đất nước, người ta không còn nghi ngại gì về chất lượng, giá trị nghệ thuật của thơ do chính thiếu nhi viết. Dư luận văn học nhìn chung vẫn xem tác phẩm viết cho thiếu nhi là “non tay”, là không thể yêu cầu cao về chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật... Thơ Trần Đăng Khoa là một bất ngờ lớn. Từ chiều sâu nội tâm, từ sự cảm nhận tinh tế kết hợp tài năng vận dụng ngôn ngữ lột tả mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền được cho người đọc cả tình yêu ấy: Trời đất đêm nay Như chim mới hót Như rượu mới cất Như mật mới đông Đi trong ngào ngạt Niềm vui gieo trồng Thịt da ta cũng Tỏa hơi ruộng đồng. ( Hương đồng. Từ góc sân nhà em ) Với sự cảm nhận tinh tế, Trần Đăng Khoa nghe được “tiếng cây lách chách đâm chồi”; “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” của chiếc lá đa đêm vắng, tiếng “thở hỉ hóp trên sân” của thóc ngày mùa, tiếng “gió giở mình trăn trở” đêm thu, cánh đồng ngất ngây bởi “mùi bùn đang ngấu - mùi phân đang hoai - vôi chưa tan hẳn, còn hăng rãnh cày...” Có thể nói tâm hồn Khoa luôn hòa hợp với thiên nhiên, với đời sống lao động nơi thôn xóm. Ánh trăng cũng gợi cho Trần Đăng Khoa nhiều liên tưởng bất ngờ rất trẻ thơ. Qua mắt nhìn trẻ thơ nên trăng mới được ví là “quả bóng, đứa nào đá lên trời” và như “mắt cá, không bao giờ chớp mi”. Xuất phát của hình tượng trong thơ phải chăng đã được liên hệ từ 89 những trò chơi quen thuộc, là dấu ấn của những lần mò cua, bắt cá trên đồng mà có lần Khoa cùng các bạn phải chứng minh bằng được rằng mắt cá bóng đỏ ngầu hay là mắt cá dói, cho câu thơ: Này thằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_08_0066408813_5271_1872279.pdf
Tài liệu liên quan