MỞ ĐẦU. 4
1. Lý do chọn đề tài . 4
2. Lịch sử vấn đề. 5
3. Mục đích nghiên cứu. 10
4. Phạm vi nghiên cứu. 10
5. Phương pháp nghiên cứu. 11
6. Đóng góp của đề tài. 11
7. Cấu trúc của luận văn. 12
NỘI DUNG . 13
Chuơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG . 13
1.1. Thiên nhiên trong quan niệm Việt Nam thời trung đại. 13
1.1.1. Quan niệm của tam giáo về quan hệ thiên – nhân 13
1.1.2. Thiên nhiên trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam. 16
1.2. Nhìn lại “nữ luu” trong lịch sử văn chuơng thời trung đại. =
1.3. Những nét phác về phê bình sinh thái và tiềm năng của nó trong nghiên
cứu văn chuơng .
1.3.1. Đôi nét về phê bình sinh thái
1.3.2. Phê bình sinh thái với nghiên cứu văn chương
Tiểu kết.
Chuơng 2 TOÀN CẢNH THIÊN NHIÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC
CÂY BÚT NỮ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
2.1. Sáng tác về thiên nhiên của các tác giả nữ qua những con số thống kê.
28 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại - Nhìn từ phê bình sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lai Thuý , nhƣ̃ng hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hƣơng , trong đó có
hình ảnh của thế giới tự nhiên (nhƣ: Ốc nhồi , Quả mít ,... và chùm bài vịnh cảnh ,
đối đáp) tuy dƣạ trên nhƣ̃ng quan sát thƣc̣ tế và đƣơc̣ mô tả bằng các chi tiết cu ̣thể
nhƣng chúng chủ yếu thuôc̣ về thế giới biểu tƣơṇg của sƣ ̣sùng ngƣỡng phồn thƣc̣ .
Thứ hai về lịch sử nghiên cứu thơ văn Bà Huyện Thanh Quan - tác giả nữ của
những năm đầu thế kỷ XIX. Thơ bà để lại không nhiều chủ yếu là thơ Nôm viết theo
thể Đƣờng luật. Giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm nhận xét “Những bài thơ Nôm của bà
phần nhiều là tả cảnh, tả tình nhƣng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một ngƣời có tính
tình đoan chính, thanh tao, một ngƣời có học thức, thƣờng nghĩ ngợi đến nhà đến
nƣớc, lời văn rất trang nhã điêu luyện” [19, tr.396-397]. Qua khảo sát có thể thấy thơ
Bà Huyện Thanh Quan đƣợc quan tâm nghiên cứu từ khá sớm với nhiều cuốn sách
đƣợc xuất bản nhƣ Luận đề về Bà Huyện Thanh Quan của Nguyễn Sỹ Tế xuất bản
năm 1953, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều tuyển chọn và
trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà nghiên cứu văn học Việt
Nam và thế giới của Tiến Quỳnh xuất bản năm 1991, Người đẹp Nghi Tàm cuộc đời
và thơ Bà Huyện Thanh Quan của Bội Tinh xuất bản năm 1996
Khác đôi chút với Hồ Xuân Hƣơng, thiên nhiên trong thơ Bà Huyện Thanh
Quan đƣợc các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Trong cuốn Bà Huyện
Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm , Nguyễn Gia Thiều tuyển chọn và trích dẫn những
bài phê bình, bình luận văn học của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam và thế
giới (1991), soạn giả Tiến Quỳnh đã tập hợp những bài phê bình, bình luận về thơ
3
Đỗ Lai Thúy (in lần thƣ́ hai, 2010), Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, NXB Văn hoc̣, Hà Nội.
8
Huyện Thanh Quan, trong đó những bài thơ viết thiên nhiên của Huyện Thanh
Quan đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phân tích. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Phạm Văn
Diêu cho rằng “tâm hồn bà là một không gian lặng lẽ đìu hiu và thơ bà là tiếng
lòng sầu muộn, những hơi thở dài chán nản” [48, tr.8] và vì thế nên khung cảnh
trong thơ văn bà Huyện Thanh Quan thƣờng là thu cảnh và chiều tà, những cảnh
mờ nhạt của cổ họa, cổ thi [48].
Một nữ tác gia nữa cũng làm tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu,
đó là Đoàn Thị Điểm. Bà có biệt hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, một nữ sĩ tài hoa hội tụ
đủ công, dung, ngôn, hạnh, nổi tiếng về tài thơ văn đối đáp. Theo các nhà văn bản
học thì bà sáng tác nhiều nhƣng tản mát phần lớn, ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm
bà còn là tác giả của tập truyện Truyền kì tân phả và một số ít câu văn câu đối chữ
Hán và chữ Nôm. Viết về Đoàn Thị Điểm ngoài Thơ tình nữ sĩ Việt Nam (Kiều
Văn tuyển chọn), Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm [12], Nữ lưu văn học sử [11] còn một số
luận án nhƣ Về từ ngữ Hán Việt trong bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn
Thị Điểm4, Nhân vật người phụ nữ trong Truyền kì Tân phả và Lan trì kiến văn
học5, Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị Thực Lục6, Không gian và thời
gian trong Chinh phụ ngâm khúc7 Tuy nhiên, xét riêng về thiên nhiên trong thơ
Đoàn Thị Điểm thì chƣa thấy ai bàn luận đến.
Ngoài ba nữ tác gia trên, văn học trung đại Việt Nam còn ghi nhận sự đóng
góp của nhiều nữ sĩ tài hoa nhƣ: Trƣơng Thị (Ngọc) Trong, Ngô Chi Lan, Nguyễn
Thị Nhƣợc Bích, Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Trinh Thận tuy nhiên do số lƣợng
tác phẩm của các tác giả nữ này không nhiều hoặc chƣa đƣợc dịch nên việc tìm
hiểu về họ còn hạn hẹp.
4
Nguyễn Thúy Hồng (1988), Về từ ngữ Hán Việt trong bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, NXB
ĐHSP Hà Nội.
5
Lê Thu Trang (2013), Nhân vật người phụ nữ trong Truyền kì Tân phả và Lan trì kiến văn học, NXB ĐHSP Hà
Nội.
6
Nguyễn Thị Thanh Vân (2007), Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị Thực Lục, NXB ĐHSP Hà Nội.
7
Phạm Thị Thanh Hải (1999), Không gian và thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc, NXB ĐHSP Hà Nội.
9
Từ những lƣợc điểm trên, có thể nhận thấy hầu hết các bài nghiên cứu,
chuyên luận đều tập trung tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, tìm hiểu khát vọng hạnh
phúc lứa đôi của ngƣời phụ nữ trong văn học, còn ở một số tác giả nữ tiêu biểu,
thiên nhiên đƣợc quan tâm nhƣ một vấn đề trung gian để phục vụ cho các mục tiêu
nghiên cứu khác.
2.2. Lịch sử dẫn nhập và thử nghiệm tìm hiểu văn chương từ phê bình
sinh thái ở Việt Nam
Đƣợc manh nha vào những năm 70 của thế kỷ XX nhƣng phải đến những
năm 90 của thế kỷ XX phê bình sinh thái mới thực sự trở thành một khuynh hƣớng
nghiên cứu văn học ở Mỹ và tiếp đó lan ra nhiều nƣớc trên thế giới. Theo Scott
Slovic, phê bình sinh thái “khảo sát cặn kẽ những ngụ ý về môi trƣờng sinh thái và
quan hệ giữa con ngƣời - tự nhiên trong bất kỳ văn bản văn chƣơng nào, kể cả
những văn bản (thoạt nhìn) dƣờng nhƣ không để ý gì đến thế giới con ngƣời” [39].
Nhƣ vâỵ, phê bình sinh thái ra đời bổ sung thêm môṭ hƣớng tiếp câṇ văn chƣơng ,
và hứa hẹn đem lại những gợi ý đối với việc “đọc” lại các sáng tác thời trung đại
vốn hình dung môṭ quan niêṃ con ngƣời hài hoà với thế giới tƣ ̣nhiên.
Ở Việt Nam từ sau đổi mới, giới nghiên cứu khá cởi mở trong việc tiếp thu
các luồng tƣ tƣởng, học thuyết mới nhƣng đối với phê bình sinh thái thì vẫn còn
nhiều dè dặt. Lí giải hiện tƣợng đó, Đỗ Văn Hiểu với bài viết Phê bình sinh thái –
khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) đã chỉ ra những đặc
điểm riêng khiến phê bình sinh thái gặp trở ngại cho sự phát triển, mở rộng ở Việt
Nam nhƣ: sự cách tân về tƣ tƣởng nòng cốt, chuyển đổi từ tƣ tƣởng “nhân loại
trung tâm luận” sang lấy “sinh thái trung tâm luận” làm nền tảng, mang sứ mệnh
mới là “nhìn nhận lại văn hóa nhân loại”, đồng thời có nguyên tắc mỹ học riêng và
xác lập đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu riêng.
Những dẫn nhập về phê bình sinh thái đƣợc giới thiệu ở Việt Nam chủ yếu là
qua các bài dịch của Đỗ Văn Hiểu và Hải Ngọc nhƣ Những tương lai của Phê bình
10
sinh thái và văn học [39] [40], Phê bình sinh thái cội nguồn và sự phát triển [3]
và Trần Đình Sử với bài viết Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học
hiện nay [33] thì tƣ tƣởng sinh thái đã đƣợc vận dụng để xem xét quan hệ giữa văn
học và môi trƣờng văn hóa, tinh thần xã hội. Những bài viết trên là nguồn tƣ liệu
quan trọng cho giới nghiên cứu Việt Nam vận dụng những lí thuyết của phê bình
sinh thái vào nghiên cứu văn học. Đến nay nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn sinh
thái học ở nƣớc ta đã có những thử nghiệm với các bài viết Đọc cánh đồng bất tận
từ điểm nhìn phê bình sinh thái và Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp của Đặng Thị Thái Hà, Khí quyển thơ sinh thái của Mai Văn Phấn: Thơ, bầu
trời và những linh hồn của Nhã Thuyên trình bày tại một số hội thảo. Những
tham luận đó có ý nghĩa nhƣ môṭ thƣ̉ nghiêṃ tìm tòi cho một hƣớng nghiên cứu
mới ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Tƣ̀ nhƣ̃ng khảo sát cu ̣thể thế giới thiên nhiên qua ngòi bút nƣ̃ , phƣơng thƣ́c
hình dung/biểu tả thiên nhiên , ngƣời viết se ̃tìm hiểu : 1) các chủ thể sáng tạo văn
chƣơng nƣ̃ giới này quan niêṃ nhƣ thế nào về mối quan hê ̣thiên - nhân quen thuôc̣
đó; 2) quan hê ̣chi phối , tƣơng tác giƣ̃a diêñ ngôn chung của môṭ thời đaị với môṭ
bô ̣phâṇ của nó là giới nƣ̃.
Nói cách khác, có thể coi đây là một thử nghiệm tiếp cận văn chƣơng từ phê
bình sinh thái với sự kết hợp với góc nhìn giới ở mức độ nhất định.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tƣ liêụ: Triển khai đề tài Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác
giả Việt Nam thời trung đại - nhìn từ phê bình sinh thái, tôi sử dụng các tác phẩm
đƣợc tuyển chọn trong cuốn Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam với các tác giả nữ
nhƣ: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Trƣơng Thị (Ngọc) Trong, Nguyễn
Trinh Thận, Nguyễn Tĩnh Hòa. Ngoài ra, ngƣời viết cũng tham khảo các tuyển tâp̣
thơ văn riêng biêṭ của những nhà văn nƣ̃ tiêu biểu.
11
- Phạm vi vấn đề : Luâṇ văn chỉ tâp̣ trung tìm hiểu các sáng tác của các nhà
văn nƣ̃ thời trung đaị viết về thiên nhiên với tƣ cách môṭ môi trƣờng sống chứ
không tìm hiểu toàn bộ thế giới văn thơ của họ.
Trong thực tế, đề tài có phần liên quan đến một hƣớn g tiếp cận khác là giới
và đòi hỏi phải đƣợc xử lý cả từ góc nhìn nhƣ vậy mới thấu đáo. Tuy nhiên, do
khuôn khổ hạn hẹp của một tiểu luận Cao học, chúng tôi xin đƣợc gác lại đòi hỏi
này, hy vọng sẽ có dịp trở lại trong một dịp khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do đối tƣơṇg và phaṃ vi nghiên cƣ́u quy điṇh , phƣơng pháp chủ yếu của
luận văn là vận dụng kết hợp giữa phƣơng pháp văn học sử và phƣơng pháp liên
ngành để giải quyết vấn đề. Đồng thời, luâṇ văn se ̃kết hơp̣ phân tích, lý giải các sáng
tác về thiên nhiên của giới nữ cầm bút thời trung đại Việt Nam với những gợi ý của phê
bình sinh thái học (và thi thoảng với vấn đề giới).
Tất cả những tiếp câṇ trên se ̃đƣơc̣ cu ̣thể hoá thành thao tác nhƣ : phân tích,
thống kê, so sánh, để từ đó có cái nhìn chi tiết , đầy đủ và chính xác các nôị dung
nghiên cƣ́u.
6. Đóng góp của đề tài
Với đề tài này , Luâṇ văn se ̃góp phần làm rõ thêm môṭ vài phƣơng diêṇ của
đời sống văn chƣơng Viêṭ Nam thời trung đaị , nhƣ: đăc̣ điểm của nhóm tác giả nƣ̃
trong cách cảm nhận và hình dung môi trƣờng thiên nhiên , thiên nhiên trong văn
chƣơng nhƣ môṭ phản chiếu của quan niêṃ về quan hê ̣con ngƣời [nữ] với thế giới
tƣ ̣nhiên.
Nguy cơ sinh thái đang là vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan đến sự tồn vong
của nhân loại. Với việc nghiên cứu “Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả
Việt Nam thời trung – nhìn từ phê bình sinh thái” chúng tôi thử nghiệm một cách
tiếp cận mới với sáng tác của các nữ tác giả trung đại. Bằng việc thống kê và dựng
lại bức tranh thiên nhiên của các tác giả nữ, luận văn sẽ chỉ ra các đặc điểm của
12
việc thể hiện đề tài này qua cái nhìn của ngƣời viết [nữ]. Và thiên nhiên ở đây sẽ
đƣợc luận giải chủ yếu nhƣ một môi trƣờng sống, thể hiện qua cách hình dung [nữ]
về mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên, tác động giữa con ngƣời với tự
nhiên và ngƣợc lại trong thời kì trung đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUÂṆ, và danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO,
luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Toàn cảnh thiên nhiên trong sáng tác của các cây bút nữ Việt
Nam thời trung đaị
Chương 3: Thiên nhiên – hình dung và biểu tả của nữ giới về môi sinh
trong văn hoá thời trung đaị
13
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thiên nhiên trong quan niệm Việt Nam thời trung đại
1.1.1. Quan niệm của tam giáo về quan hệ thiên – nhân
Quan niệm của Phật giáo về mối quan hệ thiên - nhân
Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông, đã tạo nên sự hòa hợp con ngƣời và thế
giới bên ngoài , trong đó có tự nhiên, xóa bỏ ranh giới ta – vật, nội tâm – ngoại
cảnh, trạng thái hòa hợp đó cùng với quan niệm “đối cảnh vô tâm” đƣợc coi là
chuẩn mực trong cách ứng xử với tự nhiên, xã hội. Bên cạnh đó, Phật giáo coi
thiên nhiên là sự bảo đảm cho trạng thái cân bằng của con ngƣời vì vậy con ngƣời
phải có nghĩa vụ đối với thế giới tự nhiên. Nói cách khác đây là vấn đề đạo đức
sinh thái mà Phật giáo đã đặt ra cho con ngƣời.
Phật giáo coi chúng sinh bình đẳng ở Phật tính. Phật giáo Đại thừa xem vạn
pháp đều có Phật tính. Vạn pháp này không chỉ bao gồm loài vật hữu tình mà bao
gồm cả thực vật, vật vô cơ không có tình cảm ý thức. Đại sƣ Trạm Nhiên (711–
782) của Thiên Thai Tông định nghĩa rõ ràng: “Loài vô tình có tính giác là chỉ
sông núi, đất đai, gạch đá không có tình cảm ý thức đều có phật tính” [17,
tr.128]. Thiền Tông còn nhấn mạnh hơn “Hoa vàng thơm ngát không gì chẳng phải
là Bát – nhã, trúc biếc xanh tƣơi há lại chẳng phải là Pháp thân” [17, tr.128] Dựa
trên những nguyên lý này ta có thể thấy theo Phật giáo một cành cây, ngọn cỏ đều
có giá trị tồn tại của nó, hành vi của con ngƣời phải có lợi ích cho sự cộng tồn của
vạn vật, yêu quý thiên nhiên cũng chính là bổn phận của mỗi con ngƣời.
Hơn thế, Phật giáo chủ trƣơng hiếu sinh, luôn răn bảo con ngƣời không sát
sinh. Theo thuyết vũ trụ học của Phật giáo thì có hàng hà sa số các thế giới và
chủng loài, vì vậy mỗi con ngƣời cần phải mở rộng tấm lòng từ bi hỉ xả của mình
14
với tất cả các loài dù là có nhìn thấy hay không nhìn thấy. Tất cả các loài có sự
sống và không có sự sống trong thiên nhiên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau,
giúp đỡ nhau để sinh tồn lâu dài hơn. Phật giáo vì vậy đƣợc coi là một tôn giáo
thân thiện với môi trƣờng, đề xuất một chuẩn mực đạo đức môi sinh cho con
ngƣời.
Quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ thiên – nhân
Nếu Phật giáo đề xuất tƣ tƣởng thiên nhân bất nhị (con ngƣời và thế giới sinh
tồn là một) thì Nho giáo lại chủ trƣơng con ngƣời và thiên nhân hợp nhất, coi sự
hài hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên là chuẩn mực sống của nhân sinh.
Nho giáo là một học thuyết đạo đức, quan tâm các quan hệ ứng xử của con
ngƣời trong gia đình và xã hội nhƣ “tam cƣơng ngũ thƣờng”, “tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ” Tuy xuất phát từ mối quan tâm đến cuộc sống xã hội của con ngƣời
nhƣng Nho giáo cũng có những luận bàn cụ thể về quan hệ của con ngƣời với thế
giới bên ngoài, nhất là từ thời kỳ Tống Nho.
Nho giáo quan niệm rằng, con ngƣời sở dĩ có vị trí hàng đầu là bởi hội tụ
mọi tinh hoa của vạn vật trong trời đất "Thủy hỏa hữu khí nhi vô sinh, thảo mộc
hữu sinh nhi vô tri, cầm thú hữu tri nhi vô nghĩa. Nhân hữu khí, hữu sinh, hữu tri
diệc thả hữu nghĩa. Cố tối vi thiên hạ quý dã" (Nƣớc lửa có khí, nhƣng không có sự
sống, cây cỏ có sự sống, nhƣng không hiểu biết, cầm thú hiểu biết nhƣng lại không
có nghĩa. Con ngƣời có khí, có sự sống có hiểu biết lại có nghĩa. Do đó con ngƣời
là quý nhất trên đời) [13, tr.11].
Đổng Trọng Thƣ cũng nhận thấy con ngƣời có địa vị trọng yếu giúp trời đất
mà hoàn thành vạn vật. Ông khẳng định: trời, đất, âm, dƣơng, mộc, hỏa, thổ, kim,
thủy, cộng với ngƣời nữa là mƣời, đến đó là con số của trời. Nhƣ vậy theo ông khi
con ngƣời đạt đƣợc khí, có sự sống, có hiểu biếtthì con ngƣời sẽ đạt tới con số
của trời tức là sự hoàn thiện, hoàn mỹ, mới trở thành ngƣời đứng đầu vạn vật [13,
tr.11]. Mặc dù xếp con ngƣời vào vị trí hàng đầu trong tự nhiên nhƣ vậy nhƣng
15
Nho giáo cũng nhận thấy rằng con ngƣời và tự nhiên luôn hài hòa với nhau. Nho
giáo nhìn vũ trụ thành trời, đất và ngƣời, nhƣng cho rằng ba bộ phận này hài hòa
thể hợp trong một “thiên nhân hợp nhất”. Theo đó mỗi bộ phận trên cơ thể con
ngƣời đều tƣơng ứng với một thực tiễn tự nhiên, mỗi đặc tính của con ngƣời sẽ là
một đặc tính của thiên nhiên phù hợp, con ngƣời có cái gì thì trời có cái đó và
ngƣợc lại "Nhân hữu tam bách lục thập tiết, ngẫu nhiên chi số dã; hình thể cốt
nhục, ngẫu địa chi hậu dã; thƣợng hữu nhĩ mục thông minh, nhật nguyệt chi tƣợng
dã; thể hữu không khiếu lý mạch, xuyên cốc chi tƣợng dã" (Ngƣời có ba trăm sáu
chục đốt xƣơng, số đó tƣơng phù với số của trời; hình thể xƣơng thịt của ngƣời hợp
với hình thể dày dặn của đất, trên có tai mắt sáng tỏ là hình tƣợng của mặt trời, mặt
trăng, đó là hình tƣợng của sông, hang) [13, tr.15-16].
Nhìn chung, triết lý Nho giáo về con ngƣời cố gắng chứng minh con ngƣời
luôn gắn liền với trời đất, là hạt nhân của trời đất, hòa quyện với trời đất, là cầu nối
giữa trời và đất. Con ngƣời không chỉ đƣợc hình dung là sản phẩm của giới tự
nhiên một cách trừu tƣợng mà còn đƣợc cụ thể hóa là kết quả của sự giao cảm giữa
trời và đất, giữa âm và dƣơng.
Quan điểm của Đạo giáo về mối quan hệ thiên - nhân
Nhƣ đã nói ở trên, Nho giáo là một học thuyết đạo đức, chính trị, chủ trƣơng
cai trị bằng Đức thông qua những quy ƣớc ứng xử gọi là Lễ. Quan niệm này bị Lão
Tử “phản ứng” lại bởi tính chất “nhân vi”. Thay vào đó, Lão Tử chủ trƣơng phải
thuận theo tự nhiên.
Đối với Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là Đạo. Đạo là thể vô
hình vô tƣớng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Ở chƣơng bốn, sách Đạo
đức kinh ông viết: “Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất danh, uyên hề tự vạn vật chi
tôn. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần, trạm hề tự hoặc tồn”
(Đạo bản thể thì hƣ không mà tác dụng thì vô cùng, nó uyên áo mà tựa nhƣ làm
chủ mọi vật. Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánh sáng, hòa
16
đồng với trần tục, nó sâu kín mà dƣờng nhƣ trƣờng tồn) [14, tr.11-12]. Cũng trong sách
này, Lão Tử khẳng định “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo
pháp tự nhiên” (Ngƣời bắt chƣớc Đất, Đất bắt chƣớc Trời, Trời bắt chƣớc Đạo,
Đạo bắt chƣớc Tự nhiên). Có thể thấy Lão Tử đã coi tự nhiên là điểm đầu và cũng
là tối thƣợng của vũ trụ. Từ quan điểm này, Lão Tử khẳng định triết lý sống tối ƣu
là vô vi với ý nghĩa không làm những gì trái với tự nhiên.
Phát triển tƣ tƣởng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa
nhòa mọi ranh giới giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa tồn tại và hƣ vô. Trang Tử đề
xuất quan điểm con ngƣời cần biết hƣởng thụ tự nhiên, ông đề xuất tƣ tƣởng “tiêu
dao phóng nhiệm”.
Tựu chung, Lão Trang chủ trƣơng trở lại với trật tự thế giới vốn có, cổ súy
sống theo tự nhiên, hòa nhập vào tự nhiên, hƣởng thụ tự nhiên. Thiên nhiên là
nguyên tố hàng đầu của vũ trụ và con ngƣời vì thế con ngƣời có bổn phận thuận
theo tự nhiên.
Có thể thấy Nho, Phật, Đạo là ba học thuyết quan trọng có ảnh hƣởng lớn
đến tƣ tƣởng, đạo đức và văn hóa văn chƣơng Việt Nam thời trung đại, tuy có xuất
phát điểm quan tâm khác nhau nhƣ: Nho giáo quan tâm đến xã hội loài ngƣời, Phật
giáo quan tâm đến đời sống tâm linh, còn Đạo giáo lại coi trọng mô hình đời sống
tự nhiên, nhƣng cả ba học thuyết này lại có điểm gặp gỡ là khẳng định sự gắn bó,
quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên.
1.1.2. Thiên nhiên trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam
Sáng tác về thiên nhiên chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Phật giáo có ảnh hƣởng đến đời sống và văn hóa Việt Nam trong suốt chiều
dài lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, tuy nhiên nó có ảnh hƣởng sâu đậm nhất ở
thời kỳ Lý - Trần. Vì vậy, ở đây chúng tôi xin khoanh lại phạm vi khảo sát trong
giai đoạn Lý - Trần nhƣ một trƣờng hợp tiêu biểu về ảnh hƣởng của quan niệm
Phật giáo (Thiền) đối với sáng tác văn chƣơng thời trung đại.
17
Vào thời Lý, Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong đời sống tinh thần dân tộc.
Văn học thời kỳ này vì thế mang đậm tinh thần Phật giáo với lực lƣợng sáng tác
chủ yếu là các nhà sƣ. Đáp ứng nhu cầu truyền bá rộng rãi đạo Phật các nhà sƣ đã
tìm cách thể hiện những triết lý Phật giáo vốn trừu tƣợng qua hình thức các bài kệ
ngắn gọn, sinh động. Và họ đã tìm thấy một phƣơng tiện hữu hiệu là văn thơ, đặc
biệt là thơ.
Phật giáo cho rằng vạn vật trong vũ trụ này cùng chung một bản thể. Cùng
một bản thể mà lại biến hóa và biểu hiện dƣới muôn vàn dạng thức khác nhau.
Cũng nhƣ con ngƣời, trời đất và muôn loài chẳng qua chỉ là cùng một thể chất. Với
quan niệm ấy, văn học Thiền Tông đã dễ dàng đem nhập con ngƣời làm một với
thiên nhiên. Đoàn Văn Khâm trong Vãn Quảng Trí thiền sư đã tỏ lòng thƣơng tiếc
nhà sƣ vừa qua đời:
Đạo lữ bất tu thƣơng vĩnh biệt,
Viện tiền sơn thủy thị chân hình
(Các bạn tu hành chớ nên đau thƣơng vì nỗi vĩnh biệt,
Núi sông trƣớc chùa trông xa, ấy là hình ảnh chân thực của
ngƣời)
Nhƣ vậy quan niệm của Phật đồng nhất bản thể của con ngƣời với thiên
nhiên. Cho dù nhà sƣ có mất đi thì đó chỉ là sự hủy diệt về thân xác, còn bản thể
của nhà sƣ vẫn tồn tại mãi trong thiên nhiên, cỏ cây, sông núi.
Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong thơ văn thời Lý không chỉ giúp các nhà
sƣ giảng dạy lý thuyết nhà Phật của họ mà còn bày tỏ quan niệm về sự hài hòa giữa
vạn vật và con ngƣời. Trong bài Cáo tật thị chúng, Mãn Giác thiền sƣ đã làm sáng
tỏ cho quan niệm "sắc không" của nhà Phật qua sự đối sánh giữa thời gian tuần
hoàn của vũ trụ với thời gian ngắn ngủi của đời ngƣời, đồng thời thể hiện niềm hi
vọng của con ngƣời trong cuộc sống:
18
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thƣợng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở.
Việc đời trôi qua trƣớc mắt,
Cảnh già hiện ra trên mái đầu.
Chớ bảo rằng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trƣớc một nhành mai.)
Còn Vạn Hạnh thì chủ trƣơng con ngƣời cũng nhƣ muôn vật không thể thoát
khỏi lẽ sinh hóa:
Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phô.
(Thân nhƣ bóng chớp có rồi không,
Cây cối xuân tƣơi thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sƣơng đông.)
(Thị đệ tử - Dặn học trò)
Ngƣời không giác ngộ thƣờng sợ hãi, đau buồn trƣớc cái chết. Còn bậc tu
hành có thể vƣợt lên trên “sự biến động vô thƣờng” mà đến với cái đại ngã của vũ
trụ. Đó là tinh thần “vô úy” chấp nhận sự kết thúc của một dạng thức tồn tại, hƣớng
19
tới bản thể trƣờng tồn. Đó là sự hài hòa giữa nội tâm và ngoại cảnh đạt đến cảnh
giới cao của Phật giáo . Trạng thái này đƣợc nhánh Phật giáo Thiền tông của Việt
Nam thể hiêṇ khá nhiều ở sự hài hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên trong thơ văn.
Không chỉ thể hiện những yếu chỉ của Phật giáo mà sáng tác của các nhà sƣ
thời kỳ này còn thể hiện mối lo đối với đất nƣớc:
Quốc tộ nhƣ đằng lạc,
Nam thiên lí thái bình.
Vô vi cƣ điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
(Ngôi nƣớc nhƣ dây leo quấn quýt
Ở góc trời nam mở ra cảnh thái bình
Dùng đƣờng lối vô vi ở nơi cung điện
Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)
(Quốc sƣ Pháp Thuận - Quốc tộ - Vận nƣớc)
Tác giả mƣợn hình ảnh cây đằng lạc – môṭ sinh vâṭ tự nhiên để nói về mối lo
đối với đất nƣớc, giang sơn. Đất nƣớc muốn đƣợc thái bình thịnh trị thì trên dƣới
triều đình phải đoàn kết nhƣ cây đằng lạc – sống quấn quýt, bền chặt thì mới có
sức mạnh. Ở đây tác giả cũng đề xuất ý niệm trong trị quốc, đó là dùng Đức trị -
lấy Đức giáo hóa chúng dân. Tâm thế của nhà sƣ là tâm thế rất đặc biệt của con
ngƣời thời đó. Thiên nhiên lúc này không chỉ gắn với số phận của một cá nhân
riêng lẻ mà nó là biểu tƣợng của vận nƣớc – của cộng đồng ngƣời rộng lớn, tƣơng
đồng với vận mệnh đất nƣớc.
Nếu nhƣ trong thời kỳ Phật giáo chiếm vị trí độc tôn, thiên nhiên trong thơ
văn thời Lý gắn liền với những thuyết giáo của nhà Phật thì đến đời Trần xu hƣớng
tam giáo đồng nguyên bộc lộ mạnh mẽ , văn học chịu ảnh hƣởng của cả Nho , Phật,
20
Đạo thì thiên nhiên trong thơ văn lúc này lại có những sắc thái bổ sung. Ngƣời viết bắt
đầu chú ý đến miêu tả cuộc sống bình dị xung quanh:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dƣơng biên.
Mục đồng địch lý ngƣu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Xóm trƣớc, thôn sau tựa khói lồng,
Bóng chiều nhƣ có thoắt dƣờng không.
Mục đồng thổi sáo trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.)
(Trần Nhân Tông - Thiên Trƣờng vãn vọng –
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trƣờng trông ra)
Bài thơ tƣạ nhƣ một bức tranh phong cảnh thực, không biểu tƣợng, không ẩn
dụ, điển tích. Thiên nhiên gần nhƣ độc chiếm, chỉ có một hình bóng nhỏ của con
ngƣời (mục đồng) chìm trong cảnh. Nhìn và khắc họa ngƣời – cảnh nhƣ thế rõ ràng
phản ánh một hàm ý đặc biệt về môi sinh.
Trong một tình huống khác, thiên nhiên lại đƣợc các nhà thơ vay mƣợn để
giãi bày, bộc lộ tâm sự. Ân hận, day dứt khôn nguôi suốt ba mƣơi năm vì một
quyết định sai lầm của mình mà dẫn đến cái chết vô tội của hàng trăm ngƣời trong
vụ án Trần Quốc Chẩn (1328) Trần Minh Tông đã mƣợn cảnh vật để giãi bày:
Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích điêu song ngoại độ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bã nhàn sầu đối vũ thanh.
(Hơi thu hòa cùng ánh đèn mờ đi trƣớc ánh ban mai,
Giọt mƣa rơi trên tàu là chuối ngoài song cửa tiễn canh tàn.
Tự biết sai lầm của mình ba mƣơi năm trƣớc,
21
Nay đành ôm sầu ngồi nghe mƣa rơi.)
(Trần Minh Tông – Dạ vũ – Mƣa đêm)
Còn Trần Nhân Tông lại viết về mùa xuân với những tín hiệu đầy sức sống:
Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quý.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.
(Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay.
Song song đôi bƣớm trắng,
Phấp phới sấn hoa bay)
(Xuân hiểu – Sớm xuân)
Không gian vũ trụ đƣợc miêu tả bằng những gì tinh khôi, trong sáng nhất.
Con ngƣời trƣớc thiên nhiên đó mang một tâm thế ngƣỡng mộ, tin yêu. Thiên
nhiên lúc này trở thành phƣơng tiện để nhà thơ bộc lộ tình yêu đối với vẻ đẹp của
đất nƣớc, tâm hồn con ngƣời và thiên nhiên nhƣ đƣợc hòa làm một.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004418_2803_2006734.pdf