Luận văn Thiết kế E- Book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương đại cương về kim loại chương trình cơ bản

Bảng tuần hoàn do tác giảNguyễn ThịThu Hà (Lớp Cao Học Khóa 16) thiết kế.

Trang “Bảng tuần hoàn” được thiết kếcông phu, cung cấp cho HS bảng tuần hoàn của 111

nguyên tốhóa học với 4 nhóm nguyên tốgồm các nguyên tốs, nguyên tốp, nguyên tốd và nguyên

tốf. Mỗi nguyên tố được giới thiệu chi tiết, hình ảnh minh hoạ đẹp; đặc biệt bảng tuần hoàn còn

giúp xác định nguyên tốnào thuộc chất khí, lỏng hoặc rắn.

Bảng tuần hoàn được thiết kếdựa vào bảng tuần hoàn trong SGK lớp 10 nâng cao, trang 41.

Hình ảnh mức năng lượng, cấu trúc lớp electron của từng nguyên tố được tham khảo từbảng tuần

hoàn của Plato. Thông tin từnguyên tố104 đến 111 được tham khảo từbảng tuần hoàn của IUPAC

(ngày 22/6/2007).

pdf112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế E- Book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương đại cương về kim loại chương trình cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoàn: [17] Bảng tuần hoàn của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (Trường THPT Ngô Quyền, Biên Hòa, Đồng Nai) được thiết kế đẹp mắt với 111 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố có chú thích với hình ảnh minh họa rõ nét; đặc biệt khi nhìn vào bảng tuần hoàn sẽ phân biệt được nguyên tố thuộc chất khí, chất lỏng hay chất rắn; ngoài ra còn giới thiệu thêm mức năng lượng của các obitan và cấu trúc lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tố được tham khảo từ phần mềm Plato. Một điểm độc đáo khác là nó được cập nhật thông tin mới nhất từ bảng tuần hoàn của IUPAC (22/6/2007).  Trợ giúp: hướng dẫn cách sử dụng E-book.  Liên hệ: họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế E-book. b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver;photoshop và swf text  Dùng Dreamweaver để thiết kế trang chủ - Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang. + Ở chế độ Layout View, vẽ các Layout Table tại nơi muốn chèn bảng. + Trong mỗi Layout Table vẽ các Layout cell để chèn các file hình ảnh. - Chèn banner 1 vào trang chủ bằng cách đặt con trỏ ở vị trí cần chèn, trên thanh menu chọn Insert > Media > Flash (Ctrl+Shift+F). Hộp thoại Select File hiển thị, chọn tập tin Flash Movie Banner 1 và nhấp OK. - Định thuộc tính và thiết lập các liên kết cho hình ảnh đến các trang con bằng Rollover Image: đặt con trỏ ở vị trí cần chèn Rollover Image, trên thanh menu chọn Insert > Image Object > Rollover Image; hộp thoại Insert Rollover Image xuất hiện: + Image name: đặt tên + Original image: chọn hình thứ nhất, hình này hiện ra trước tiên + Rollover image: chọn hình thứ hai, hình này sẽ hiện ra khi người xem đưa chuột vào hình 1. + URL: địa chỉ trang web liên kết đến khi người xem nhấp chuột vào. => Nhấp OK.  Theo cách trên, chúng tôi lập 7 Rollover Image, tương ứng với các trang con: Giáo khoa, Bài tập, Tài liệu học thi, Tài nguyên học tập, Liên hệ, Trợ giúp, Bảng tuần hoàn. - Chèn background vào table bằng cách: + Đặt con trỏ chuột tại vị trí table muốn tạo background Banner 1 Liên kết đến các trang con bằng Rollover Image Background + Trong hộp kiểm soát Properties, chọn ô Bg, chọn đường dẫn đến thư mục chứa hình nền.  Sản phẩm thu được:  Dùng Photoshop để thiết kế hình nền và các hình ảnh dùng cho 7 Rollover Image ở trên  Dùng SWF text để thiết kế banner 1 cho trang chủ Mở chương trình SWF Text từ biểu tượng: => Hiện bảng điều khiển SWF Text: + Định kích thước Movie: Width: 1000; Height: 140 + Chọn Background làm nền cho movie: + Chọn hiệu ứng cho Background: vào Background Effect + Thêm chữ : vào Text, chọn Add Text => Gõ chữ; sau đó chọn font chữ, màu chữ ở Font; cuối cùng chọn hiệu ứng cho chữ bằng cách vào Text Effect; chọn 1 hiệu ứng thích hợp. - Sản phẩm thu được: - Xuất thành file flash: nhấp nút Publish => Hiện bảng điều khiển Publish: Chọn kiểu file xuất ra => OK => Hiện hộp thoại Save As; chọn đường dẫn lưu file, đặt tên cho file xuất ra => Nhấp Save 2.2.2.2. Trang “Giáo khoa” a. Ý tưởng thiết kế Đây là phần chính của E-book, cung cấp các kiến thức trong chương “Đại cương về kim loại” theo sách giáo khoa lớp 12 cơ bản.  Trang “Giáo khoa” bao gồm: - Tựa đề: Chương 5 – Đại cương về kim loại. - 8 bài trong chương ”Đại cương về kim loại” tương ứng với 8 trang.  Cấu trúc trang “Giáo khoa” GIÁO KHOA Vị trí- Cấu tạo của kim loại Hợp kim Lý thuyết Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Sự ăn mòn kim loại Điều chế kim loại Luyện tập: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại Bài tập sách giáo khoa Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa iệ Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại. Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa Lý thuyết Bài tập sách giáo khoa Từ trang “Giáo khoa”, HS sẽ đi đến các bài học cụ thể thuộc chương “Đại cương về kim loại” khi nhấp vào tên bài tương ứng. Mỗi bài được cấu trúc gồm 2 phần: Lý thuyết và bài tập sách giáo khoa (trừ bài thực hành). Trong phần lý thuyết, mỗi bài học đều được soạn chủ yếu dựa vào sách giáo khoa có thêm nhiều hình ảnh minh họa phong phú, các câu hỏi hướng dẫn tư duy để học sinh tự suy nghĩ tìm ra kiến thức, các phim thí nghiệm rõ nét và một số nội dung giáo khoa mở rộng,… b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda  Dùng Sothink Glanda để thiết kế tiêu đề chương và tiêu đề các bài học - Mở chương trình Sothink Glanda: Start > Sothink Glanda. - Trong cửa sổ New From Template chọn Banner, rồi nhấp OK. - Chọn banner kiểu line trong ô Template, nhấp Next, cuối cùng nhấp Finish. - Chỉnh sửa kích thước và đánh chữ vào banner cho phù hợp. Ví dụ tiêu đề “Bài 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại”: Width: 740 ; Height: 75 - Xuất ra file .swf bằng cách nhấp chọn Export Movie trên thanh menu.  Dùng Dreamweaver để thiết kế trang “Giáo khoa” - Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang bằng cách vẽ Layout table và Layout cell. - Background “Giáo khoa” được tạo ra từ phần mềm photoshop. - Chèn hình ảnh, đặt thuộc tính liên kết đến các trang Giáo khoa, Bài tập, Tài liệu học thi, Tài nguyên học tập, Trợ giúp, Liên hệ, Bảng tuần hoàn được làm tương tự trang chủ. - Đối với tên các bài học cần tạo class CSS và áp cho tên bài học. - Mỗi tên bài sẽ được liên kết đến trang bài học của bài bằng cách điền vào mục Link trong hộp kiểm soát Property. Ví dụ đối với tên bài “Bài 20. Sự ăn mòn kim loại”, gõ địa chỉ: giaokhoa20.html vào mục Link. Khi nhấp vào tựa bài “Bài 20. Sự ăn mòn kim loại”: Bài 20. Sự ăn mòn kim loại sẽ hiện ra - Trong mỗi bài học có 2 phần Lý thuyết và Bài tập sách giáo khoa. + Tạo liên kết cho từng phần, khi nhấp vào nút >> Lý thuyết sẽ liên kết với trang giaokhoa20.LT.html; nhấp vào nút >> Bài tập sách giáo khoa sẽ liên kết với trang giaokhoa20.BT.html. + Trong phần Bài tập sách giáo khoa gồm 2 phần : Đề bài và Hướng dẫn giải, tạo liên kết cho từng phần, khi nhấp vào nút Đề bài sẽ liên kết với trang giaokhoa20.BT.html; nhấp vào nút Hướng dẫn giải sẽ liên kết với trang giaokhoa20.BT-gi.html. - Chèn tiêu đề từng trang và file flash của phần Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải bằng cách chọn Insert > Media > Flash.=> Chọn file Flash tương ứng.  Dùng Flash để thiết kế phần Lý thuyết của bài học Trong phần này có thể lấy Bài 20. Sự ăn mòn kim loại làm ví dụ. - Tạo một Presentation: File > New > Flash Slide Presentation. - Lưu lại với tên: bai20_anmonkl.fla. - Trên slide Presentation: tạo nút back và previous trong 1 layer. - Tạo các slide tương ứng với bố cục và nội dung của bài. Đặt tên cho từng slide. Ví dụ cấu trúc của bài Bài 20. Sự ăn mòn kim loại: gồm slide Presentation và 4 slide; trong 4 slide còn có các slide con. Presentation - Đánh nội dung, chèn hình ảnh và film vào các slide. Chú ý các film phải được chuyển thành đuôi .flv. Ví dụ chèn film giới thiệu về sự ăn mòn kim loại vào bài Bài 20. Sự ăn mòn kim loại: + Chuyển movie thành file .flv bằng phần mềm Macromedia Flash 8 Video Encoder và đặt tên là anmonkl1.flv. + Chọn slide cần đặt movie. Từ menu Window chọn Components. Cửa sổ Component Inspector & Components xuất hiện. Chọn FLV Playback – Player 8 và kéo FLV Playback vào Stage. Chống ăn mòn kim loại Các dạng ăn mòn kim loại Khái niệm Giới thiệu về sự ăn mòn kim loại trong tự nhiên + Chọn mục Component Inspector > Parameters và điền các nội dung cần thiết vào bảng: - Sau khi hoàn tất, bấm Ctrl + Enter để kiểm tra và xuất file từ .fla sang .swf. 2.2.2.3. Trang “Bài tập” a. Ý tưởng thiết kế Trong dạy học không thể thiếu bài tập, và việc sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để HS nắm vững kiến thức, hiểu bài học một cách sâu sắc, và biết cách vận dụng các kiến thức đã học, do đó giúp nâng cao chất lượng dạy học. Trang “Bài tập” cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận của chương “Đại cương về kim loại”, hai bài kiểm tra cuối chương 5, một bài kiểm tra học kỳ I năm học trước (2008- 2009) của Sở GD & ĐT Tỉnh Đồng Nai; giúp HS tự ôn tập, củng cố kiến thức và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Cấu trúc trang “Bài tập” bao gồm: BÀI TẬP Vị trí- Cấu tạo của kim loại Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại Hợp kim Sự ăn mòn kim loại Điều chế kim loại Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập tự luận BÀI TẬP Luyện tập: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Bài kiểm tra cuối chương số 1 Bài kiểm tra cuối chương số 2 Bài kiểm tra học kỳ I Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Đề bài Hướng dẫn giải Các bài tập trắc nghiệm và tự luận đều có đáp án để HS tự kiểm tra lại kết quả sau khi làm bài xong. Đối với các bài kiểm tra, gồm 30 câu trắc nghiệm làm trong 45 phút, máy tính sẽ hiện kết quả số câu đúng, số câu sai và phần trăm số điểm đạt được; HS phải hoàn thành bài đúng thời gian quy định, nếu hết giờ mà HS chưa làm xong bài thì máy sẽ tự động khóa lại và chấm điểm 0 cho những câu chưa làm. ... b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda  Dùng Dreamweaver để thiết kế trang “Bài tập” - Do cấu trúc gần như tương tự trang “Giáo khoa” nên từ trang “Giáo khoa” chọn File > Save As và lưu lại với tên là Bài tập. Từ trang “Bài tập” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. - Background “Bài tập” được tạo ra từ phần mềm photoshop. - Dùng CSS đã tạo trong trang “Giáo khoa” áp vào tựa đề các bài tương ứng; sau đó tạo liên kết cho từng bài; khi chọn 1 bài, sẽ hiện ra các phần: Bài tập trắc nghiệm, Bài tập tự luận; trong Bài tập tự luận gồm 2 phần: Đề bài, Hướng dẫn giải; nhấp vào các phần tương ứng sẽ liên kết đến các trang bài tập.  Dùng Violet để thiết kế phần “Bài tập trắc nghiệm” Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:  Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án  Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc  Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai  Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng. Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. - Nhấp vào nút Thêm đề mục để tạo câu hỏi mới  Hiện hộp thoại Nhập đề mục: nhập Mục và Tiêu đề màn hình  Nhấp nút Tiếp tục: Hiện hộp thoại Nhập các hình ảnh và văn bản Vào Công cụ > Bài tập trắc nghiệm  Hiện hộp thoại Nhập mẫu bài tập trắc nghiệm: Ta nhập liệu cho bài tập trên như sau: Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:  Dùng Articulate Quizmaker '09 để thiết kế các bài kiểm tra - Do cấu trúc gần như tương tự trang “Bài tập” nên từ trang “Bài tập” chọn File > Save As và lưu lại với tên là baitap.dektcuoichuong1.html. Từ trang “Bài kiểm tra” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. - Tiêu đề “Đề kiểm tra cuối chương” được tạo bằng phần mềm Sothink Glanda. - Thiết kế bài trắc nghiệm bằng phần mềm Articulate Quizmaker '09 (AQ) Khởi động Articulate Quizmaker từ biểu tượng ở desktop. Tại giao diện chính, nhấp Create a new Articulate Quizmaker Quiz, chọn tên của bộ đề (đánh tiếng Việt với mã Unicode) > Next > Begin. Bấm vào nút Quiz Properties để hiệu chỉnh các thông số cho bài trắc nghiệm. Tại thẻ Quiz Info, phần Passing Score, bạn gõ vào phần trăm số điểm để đủ tiêu chuẩn đậu: 50%. Tại thẻ QuestionFeedback, ở khung trên và dưới bạn lần lượt gõ các thông báo khi người thi trả lời đúng hoặc sai. Thẻ Result, ở hai khung trên và dưới bạn lần lượt gõ dòng chữ sẽ hiện ra khi người thi đạt hoặc không đạt điểm quy định cho bộ đề này. Sau đó bấm OK để đồng ý các thông số thiết lập. Ở cửa sổ chính bạn bấm vào nút Graded Question để bắt đầu tạo câu hỏi. Câu hỏi có nhiều thể loại như đúng/sai (True/False), nhiều lựa chọn (Multi Choice), nhiều đáp án (Multi Response)... Multi Choice, các thể loại khác cũng tương tự. Ở đây chúng tôi chọn Multi Choice:  Hiện hộp thoại Multi Choice: + Trong hộp thoại Multi Choice, bạn vào ô Enter the Question, có thể bấm vào Media > Picture để thêm vào hình ảnh minh họa; hoặc chọn Flash Movie… để thêm vào các film flash. + Ở khung Enter the choices, phần Choice bên trái bạn gõ vào các lựa chọn, sau đó đánh dấu vào lựa chọn đúng ở phần Correct bên phải. + Ở hộp Number of attempts permitted bạn chọn số lần trả lời được phép hay đánh dấu vào Shuffle answer để không hạn chế. + Ở ô Points bạn nhập vào số điểm đạt được khi trả lời đúng. Sau đó nhấn Review để xem thử. + Để trả lời, người làm bài chọn đáp án rồi nhấn Submit, nếu trả lời đúng hoặc sai thì sẽ hiện ra thông báo với nội dung bạn đã tạo ở bước 2. Sau khi nhập xong ta được câu hỏi như sau: Cứ tiếp tục như trên để tạo thêm các câu hỏi. Sau đó bấm vào Save Quiz để lưu lại bộ câu hỏi. Nhập câu hỏi Để Việt hóa toàn bộ bộ đề, bấm vào nút Player Text Label, gõ tiếng Việt tương ứng vào các ô tiếng Anh ở khung Custom Text > OK. Sau đó bấm PublishColors and Effects. Tại nơi lưu, bạn vào thư mục tên bộ đề-output, kích hoạt tập tin để xem kết quả.  Hiện hộp thoại Player Template Builder: Gõ Tiếng Việt vào cột Custom text tương ứng với cột Buttons/Messages Sử dụng bộ đề thi trắc nghiệm: sau khi hoàn thành, bạn bấm vào Publish, chọn thẻ Web, bấm vào Browse để xác định nơi lưu. Sau khi hoàn thành, insert file bài kiểm tra vừa tạo ra vào trang baitap.dektcuoichuong1.html; ta thu được kết quả cuối cùng như sau: 2.2.2.4. Trang “Tài liệu học- thi” a. Ý tưởng thiết kế Trang “Tài liệu học- thi” giới thiệu cho GV và HS một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại, đề thi tốt nghiệp- Cao đẳng- Đại học các năm; và cung cấp cho HS cẩm nang học- thi hiệu quả. Cấu trúc trang “Tài liệu học- thi” bao gồm: Từ trang “Tài liệu học- thi”, HS sẽ đi đến các trang “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại”; trang “Đề thi các năm” và trang “Cách học- thi hiệu quả”. PP GIẢI NHANH BTTN VỀ KL ĐỀ THI CÁC NĂM CÁCH HỌC- THI HIỆU QUẢ KL + dd HCl/H2SO4 loãng Oxit kim loại + dd Axit Phản ứng nhiệt luyện KL + dd muối KL + ddHNO3 và H2SO4 đặc, nóng PP trung bình TÀI LIỆU HỌC- THI - Trang “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại” cung cấp cho HS các công thức giải nhanh bài toán kim loại, các ví dụ có lời giải cụ thể và 1 số ví dụ để HS tự vận dụng các công thức vừa học. Trang “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại” giới thiệu 6 phương pháp giải nhanh bài toán hóa học về kim loại: 1. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng 2. Oxit kim loại tác dụng với dung dịch Axit 3. Phản ứng nhiệt luyện 4. Kim loại tác dụng với dung dịch muối 5. Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng 6. Xác định kim loại bằng phương pháp trung bình b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda  Dùng Dreamweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Tài liệu học- thi” - Cấu trúc trang được thiết kế tương tự như trang “Bài tập”. - Background “Tài liệu học- thi” được tạo ra từ phần mềm photoshop. - Các tiêu đề được thiết kế bằng Flash Text. Các tiêu đề này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text). Ví dụ như tạo tiêu đề Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại: Để con trỏ tại vị trí cần chèn, trên thanh menu chọn Insert > Media > Flash Text và điền thông tin vào cửa sổ sau, rồi nhấp OK. - Khi nhấp vào các tiêu đề, sẽ dẫn đến các trang tương ứng: tailieuhocthi.ppgiaiBTTN.html;tailieuhocthi.dethicacnam.html; tailieuhocthi.cachhocthi.html.  Dùng Dreamweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “PP giải nhanh bài tập trắc nghiệm” - Do cấu trúc gần như tương tự trang “Tài liệu học- thi” nên từ trang “Tài liệu học- thi” chọn File > Save As và lưu lại với tên là tailieuhocthi.ppgiaiBTTN.html. Từ trang “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại” mới tạo cần chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp. - Tiêu đề “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại” được tạo ra từ phần mềm Sothink Glanda. - D¹ng 1. Kim lo¹i t¸c dông víi dung dÞch axit HCl vµ H2SO4 lo·ng... được thiết kế bằng Flash Text. Các tiêu đề này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text).  Dùng Dreamweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Đề thi các năm” - Do cấu trúc gần như tương tự trang “Tài liệu học- thi” nên từ trang “Tài liệu học- thi” chọn File > Save As và lưu lại với tên là tailieuhocthi.dethicacnam.html. Từ trang “Đề thi các năm” mới tạo cần chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp. - Tiêu đề “Đề thi các năm” được tạo ra từ phần mềm Sothink Glanda. - , … được thiết kế bằng Flash Text. Các tiêu đề này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text). Ví dụ khi chọn , sẽ liên kết đến trang: Ở đây ta nhấp chọn các đề thi và đáp án tương ứng bên phải, các đề thi và đáp án là các file *.pdf.  Dùng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda để thiết kế trang “Cách học- thi hiệu quả” - Cấu trúc trang được thiết kế tương tự trang “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm về kim loại”. - Tiêu đề “Cách học và thi hiệu quả” được tạo từ phần mềm Sothink Glanda. - Tiêu đề , … được thiết kế bằng Flash Text. Các tiêu đề này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text). 2.2.2.5. Trang “Tài nguyên học tập” a. Ý tưởng thiết kế Trang “Tài nguyên học tập” được thiết kế với phần mềm trắc nghiệm Toán- Lý- Hóa, thư viện bài tập + bài giảng; và trang hóa học vui giúp HS vừa học vừa giải trí với những kiến thức bổ ích, hấp dẫn. Cấu trúc trang “Tài nguyên học tập” gồm: b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda  Dùng Dreamweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Tài nguyên học tập” Tài nguyên học tập Trắc nghiệm Toán- Lý- Hóa Thư viện bài tập + bài giảng Hóa học vui - Cấu trúc trang được thiết kế tương tự trang “Tài liệu học- thi”. - Background “Tài nguyên học tập” được tạo ra từ phần mềm photoshop. - Tiêu đề được thiết kế bằng Flash Text. Các tiêu đề này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text).  Trắc nghiệm Toán- Lý- Hóa: được download về từ website www.dayvahoc.net [97] - Sau khi nhấp chọn mục “Trắc nghiệm Toán- Lý- Hóa”, hiện ra giao diện của chương trình  Chọn môn Toán, Lý hoặc Hóa:  Nhấp chọn môn Hóa Học, hiện câu hỏi, nhấp chọn dấu sao trước 1 đáp án để trả lời.  Dùng Dreamweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Thư viện bài tập - bài giảng” - Tiêu đề “Thư viện bài tập - bài giảng” được làm từ phần mềm Sothink Glanda. - Các đề mục “1. Bài giảng của Thầy Nguyễn Tấn Trung”, … được thiết kế bằng Flash Text. Các đề mục này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text). - Khi nhấp chọn các mục sẽ liên kết đến các trang tương ứng sau đây: + Trang tainguyen.btap-bgiang.1.html: cung cấp các Bài giảng của Thầy Nguyễn Tấn Trung, giáo viên Trung tâm Luyện Thi Vĩnh Viễn, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. [82] + Trang tainguyen.btap-bgiang.2.html: cung cấp cho HS ngân hàng bài tập trắc nghiệm hóa học. + Trang tainguyen.btap-bgiang.3.html: cung cấp cho HS ngân hàng đề thi tự luyện, có hướng dẫn giải cụ thể để HS tham khảo và tự kiểm tra.  Dùng Dreamweaver để thiết kế trang “Hóa học vui” - Tiêu đề Hóa học vui được làm từ phần mềm Sothink Glanda. - Các đề mục “Cách nhớ nhanh, Truyện vui về các nhà hóa học, …” được thiết kế bằng Flash Text. Các đề mục này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text). - Khi nhấp chọn các mục sẽ liên kết đến các trang tương ứng sau đây: + Trang Cách nhớ nhanh: Gồm các câu thơ, câu văn vui nhộn, dễ nhớ giúp HS thuộc tên các nguyên tố hóa học ở các nhóm từ IA đến VIIIA, và dãy điện hóa của kim loại. - Nút , … được làm từ phần mềm Photoshop. - Các cách nhớ nhanh được thiết kế ở bên trái, chỉ khi rê chuột đến các nút , … tương ứng thì cách nhớ nhanh từng nhóm mới hiện ra ở bên phải. Mỗi nút , … và cách nhớ nhanh được đặt trên các layer; các layer chứa cách nhớ nhanh ẩn; các layer chứa nút , … hiện. Tạo hiệu ứng ẩn hiện với Behavior. + Trang Truyện vui hóa học: Cung cấp cho HS các câu truyện vui về cuộc đời, sự nghiệp các nhà hóa học, và lịch sử phát minh ra các nguyên tố hóa học. Truyện vui hóa học được làm bằng phần mềm Articulate Engage '09, là một phần mềm đi kèm với Articulate Quizmaker '09 trong bộ phần mềm Articulate Studio-09.  Mở chương trình, tạo mới bằng cách nhấp chọn Create a new interaction => Hiện hộp thoại New Interaction: Chọn Glossary => OK Để tạo các trang con, chọn Add Entry, sau đó điền tựa đề và nội dung truyện. Để xuất ra film dạng flash chèn vào web, chọn Publish > Web => Publish + Trang Thơ hóa học: gồm những bài thơ hóa học, vừa dí dỏm vừa mang các kiến thức hóa học giúp HS dễ nhớ bài, đồng thời HS được thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Thơ hóa học được làm bằng phần mềm Articulate Engage '09.  Mở chương trình, tạo mới bằng cách nhấp chọn Create a new interaction => Hiện hộp thoại New Interaction: Chọn Tabs => OK + Trang Sắc màu hóa học: cung cấp hình ảnh các thí nghiệm đẹp, có màu sắc hấp dẫn giúp HS biết được các quá trình xảy ra phản ứng; tạo hứng thú làm HS thêm yêu thích môn học. Trang Sắc màu hóa học được làm bằng phần mềm Articulate Engage '09, tương tự như trang Thơ hóa học.  Dùng Dreamweaver để thiết kế trang Hỏi- đáp hóa học: Trang này gồm 19 câu hỏi, thiết kế bằng phần mềm Dreamwaver. Mỗi câu hỏi được tạo liên kết với một phần của trang khác chứa câu trả lời. Ví dụ khi nhấp vào câu hỏi thứ nhất: Vì sao kính đổi màu được? sẽ liên kết đến trang tainguyen.hhvui6.1.html. Thêm nhạc Thêm hình ảnh Cuối mỗi câu hỏi có liên kết Về đầu trang, nhấp vào sẽ trở lại trang Hỏi- đáp hóa học ban đầu. 2.2.2.6. Trang “Liên hệ” Trang Liên hệ được thiết kế nhằm cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế E-book để mong nhận được sự phản hồi từ phía HS, GV sau khi sử dụng E-book, góp phần nâng cao chất lượng của E-book. 2.2.2.7. Trang “Trợ giúp” Trang Trợ giúp nhằm hướng dẫn cách sử dụng từng phần trong E-book. Ở đây hướng dẫn chi tiết cách sử dụng trang Giáo khoa, trang Bài tập, trang Tài liệu học thi, trang tài nguyên học tập bằng phim minh họa, giúp HS nhanh chóng làm quen và sử dụng E-book, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tự học với E-book. 2.2.2.7. Trang “Bảng tuần hoàn” [17] Bảng tuần hoàn do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (Lớp Cao Học Khóa 16) thiết kế. Trang “Bảng tuần hoàn” được thiết kế công phu, cung cấp cho HS bảng tuần hoàn của 111 nguyên tố hóa học với 4 nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d và nguyên tố f. Mỗi nguyên tố được giới thiệu chi tiết, hình ảnh minh hoạ đẹp; đặc biệt bảng tuần hoàn còn giúp xác định nguyên tố nào thuộc chất khí, lỏng hoặc rắn. Bảng tuần hoàn được thiết kế dựa vào bảng tuần hoàn trong SGK lớp 10 nâng cao, trang 41. Hình ảnh mức năng lượng, cấu trúc lớp electron của từng nguyên tố được tham khảo từ bảng tuần hoàn của Plato. Thông tin từ nguyên tố 104 đến 111 được tham khảo từ bảng tuần hoàn của IUPAC (ngày 22/6/2007). Bảng tuần hoàn được thiết kế trên Flash, được chuyển qua file .swf rồi insert vào Dreamweaver. - Khi rê chuột lên mỗi nguyên tố sẽ hiện ra hình ảnh nguyên tố và chú thích kí hiệu về nguyên tố đó. - Khi nhấp chuột lên mỗi nguyên tử sẽ hiện ra trang chứa hình ảnh về mức năng lượng và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó. Nhấp nút để quay lại bảng tuần hoàn. Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng E-book. 3.1.1. Tính khả thi Tính khả thi được thể hiện qua số lượng HS sử dụng được E-book để tự học. 3.1.2. Tính hiệu quả Tính hiệu quả của việc sử dụng E-book được thể hiện qua: -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThietkeEBookhotrokhanan.pdf
Tài liệu liên quan