+ Đối với mỗi bài thực hành, GV cần rèn luyện cho HS tinh thần kỷluật(thực
hiện đúng nội quy thí nghiệm), rèn cho HS tiết kiệmhoá chất (chỉlấy lượng vừa
đủcho thí nghiệm), rèn cho HS ý thức giữgìn vệsinh chung. Những điều này tuy
nhỏnhưng rất có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách cho HS.
+ Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình lớp 10 nên GV cần hướng dẫn
HS thao tác thực hành thí nghiệm. Giáo án điện tửtrên đã giúp GV không phải
thuyết trình vềthao tác thực hành, mà cho HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm
đểchọn lựa thao tác đúng – sai, phương pháp này vừa phát huy tính tích cực của
HS mà vừa làm tiết học thêm sôi nổi, hứng thú. Qua việc các nhóm trảlời câu hỏi
đặt ra, HS sẽnắm vững lí thuyết vềcác thao tác thực hành và sau đó được ứng
dụng ngay các thao tác đểlàm thí nghiệm, điều đó giúp HS ghi nhớ, khắc sâu các
thao tác, đó chính là bước đầu rèn luyện kĩnăng cho các em.
+ Vì hoá chất ởtrường phổthông không đủnên HS chỉ được làm hai thí nghiệm.
Giáo án điện tửtrên đã dùng đoạn phim các phản ứng của kim loại nhóm IA với
nước, qua đoạn phim đó và kết hợp với thí nghiệm đã làm, HS sẽdễdàng rút ra sự
biến đổi tính kim loại trong nhóm và chu kì.
200 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án điện tử môn hoá học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–
tính axit biến đổi như thế nào ?
+ GV nhấn nút hyperlink quay lại slide 1,
củng cố toàn bài cho HS bằng ví dụ.
+ HS thực hiện ví dụ.
+ GV dặn dò và hướng dẫn BTVN.
Nhận xét :
+ Đây là bài ôn tập lại kiến thức HS đã học trong chương bảng tuần hoàn, qua đó
HS rút ra ý nghĩa của bảng tuần hoàn. Bài này muốn HS hệ thống hoá lại mối quan
hệ giữa cấu tạo - vị trí – tính chất, mà để thấy rõ mối quan hệ thì tốt nhất là dùng
phương pháp grap dạy học. Trong giáo án điện tử trên, ngay từ đầu HS được yêu
cầu nối các kiến thức chốt của bài thành grap nội dung toàn bài, nhưng GV không
kết luận ngay lập tức mà từ đó khai triển, củng cố lại các mối quan hệ rồi sau đó
mới tổng kết grap nội dụng toàn bài và cho bài tập ứng dụng.
+ Trong phần xác định số thứ tự nhóm của nguyên tố và từ số thứ xác định tính kim
loại - phi kim, GV yêu cầu HS xây dựng algorit các bước giải. Tất nhiên HS không
hiểu từ algorit nghĩa là gì, GV cũng không cần phải đề cập đến danh từ đó với HS.
Nhưng việc xây dựng sơ đồ các bước biện luận để giải quyết một bài toán thì rất
quen thuộc với HS ở môn Toán và môn Tin học, do đó HS hoàn toàn có thể xây
dựng được. Sử dụng phương pháp này vừa giúp HS hệ thống hoá, củng cố vững
chắc kiến thức vừa giúp HS rèn luyện tư duy logic.
+ Với lợi thế về hình ảnh của mình, giáo án điện tử trên đã vẽ lại bảng tuần hoàn
(lược bỏ những phần phụ) để HS dễ dàng nhận thấy sự biến thiên có tính chất tuần
hoàn của tính kim loại – phi kim, tính axit – bazơ và dựa vào đó để so sánh tính
chất.
2.4. Dạng bài thực hành
Bài 15 – Bài thực hành số - Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá
học. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Củng cố lại sự biến đổi tính chất trong mỗi chu kì và nhóm.
2. Về kỹ năng : Rèn luyện một số kỹ năng sử dụng hoá chất và dụng cụ thí
nghiệm một cách an toàn và hiệu quả.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : đàm thoại, dạy học cộng tác nhóm nhỏ,
nghiên cứ SGK, thí nghiệm của HS.
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Hoạt động 1 : GV phổ biến nội qui phòng thí nghiệm, chia nhóm thực hành.
Hoạt động 2 : một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học.
GV chia lớp thành các nhóm. Đối với mỗi thao tác thí nghiệm, GV cho HS
xem hai hình minh hoạ, một hình đúng một hình sai; các nhóm sẽ phải thảo luận
và đưa ra chọn lựa. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính điểm vào bài thực hành.
Sau khi chọn lựa đúng – sai, GV hỏi thêm những câu hỏi phụ để HS giải thích
chọn lựa và xác định rõ cách làm trong mỗi trường hợp (ví dụ cách trộn lẫn hoá
chất với lượng nhỏ thì khác với lượng lớn…).
Slide 2 Slide 3 Slide 4
Slide 5 Slide 6 Slide 7
Slide 8 Slide 9 Slide 10
Hoạt động 3 : thực hành về sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong
chu kì và nhóm
Các nhóm làm thực hành theo hướng dẫn. Trong lúc HS làm thí nghiệm, GV
quan sát thao tác của HS, những nhóm nào làm sai thao tác sẽ bị trừ điểm vào
bài thực hành. Cuối giờ, GV yêu cầu một nhóm đại diện trình bày kết quả, các
nhóm khác có ý kiến, sau đó GV tổng kết lại kiến thức.
Slide 12 Slide 13 Slide 14
Hoạt động 4 : HS viết tường trình, dọn dẹp chỗ làm thí nghiệm. GV thu
tường trình và tính điểm vệ sinh cho mỗi nhóm.
Nhận xét :
+ Đối với mỗi bài thực hành, GV cần rèn luyện cho HS tinh thần kỷ luật (thực
hiện đúng nội quy thí nghiệm), rèn cho HS tiết kiệm hoá chất (chỉ lấy lượng vừa
đủ cho thí nghiệm), rèn cho HS ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Những điều này tuy
nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách cho HS.
+ Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình lớp 10 nên GV cần hướng dẫn
HS thao tác thực hành thí nghiệm. Giáo án điện tử trên đã giúp GV không phải
thuyết trình về thao tác thực hành, mà cho HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm
để chọn lựa thao tác đúng – sai, phương pháp này vừa phát huy tính tích cực của
HS mà vừa làm tiết học thêm sôi nổi, hứng thú. Qua việc các nhóm trả lời câu hỏi
đặt ra, HS sẽ nắm vững lí thuyết về các thao tác thực hành và sau đó được ứng
dụng ngay các thao tác để làm thí nghiệm, điều đó giúp HS ghi nhớ, khắc sâu các
thao tác, đó chính là bước đầu rèn luyện kĩ năng cho các em.
+ Vì hoá chất ở trường phổ thông không đủ nên HS chỉ được làm hai thí nghiệm.
Giáo án điện tử trên đã dùng đoạn phim các phản ứng của kim loại nhóm IA với
nước, qua đoạn phim đó và kết hợp với thí nghiệm đã làm, HS sẽ dễ dàng rút ra sự
biến đổi tính kim loại trong nhóm và chu kì.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một hệ thống các giáo án điện
tử cho các bài tiêu biểu trong chương trình Hoá học lớp 10 nâng cao theo như
nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra từ ban đầu . Tuy nhiên do độ dài luận văn có giới
hạn, chúng tôi chỉ chọn trình bày một số bài thuộc các dạng bài lên lớp tiêu biểu.
Tổng cộng là có 11 giáo án được trình bày trong chương này. Các giáo án khác
được để ở phần phụ lục. Sau mỗi giáo án điện tử được trình bày, chúng tôi có
phân tích thêm về những ưu điểm trong thiết kế, trong việc sử dụng phương pháp
sẽ phát huy tính tích cực và sự hứng thú của HS như thế nào. Đó vừa là nền tảng
của việc thiết kế giáo án, vừa là căn cứ để dự đoán tính hiệu quả và khả thi của
giáo án điện tử đó. Nhưng để chắc chắn những giáo án điện tử đó thực sự có tính
hiệu quả và khả thi, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm sư phạm. Đó chính là
nội dung của chương 3.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giáo án điện tử đã được thiết kế ở
chương 2.
- Phần nào đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực ở trường
phổ thông.
- Khẳng định sự cần thiết và hướng đi của đề tài là đúng đắn trên cơ sở lí
thuyết và thực tiễn đã đề ra ở chương 1.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Tiến hành giảng dạy các giáo án điện tử trên ở những cặp lớp đối chứng –
thực nghiệm khác nhau. Mỗi cặp lớp đối chứng – thực nghiệm phải có số
lượng HS gần bằng nhau, trình độ tương đương nhau. Ở lớp thực nghiệm sẽ
được học theo giáo án điện tử đã thiết kế, còn lớp đối chứng thì học theo giáo
án thông thường (không dùng giáo án điện tử, chỉ dùng những phương pháp
truyền thống như thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích , thí nghiệm
theo hướng minh hoạ … ).
- Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá kiến thức HS có được sau mỗi giờ dạy.
- Tiến hành kiểm tra và thống kê kết quả để so sánh hiệu quả giảng dạy giữa
các cặp lớp đối chứng – thực nghiệm.
3.3. Quá trình thực nghiệm
- Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong suốt năm học 2007 – 2008.
- Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 10 ở các trường :
+ Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp TPHCM) : có 2 cặp lớp
thực nghiệm - đối chứng là 10A1 – 10A3 và 10A7 – 10A8, các lớp này luân
phiên làm lớp thực nghiệm hay đối chứng ở hầu hết các bài học đã nêu ở
chương 2. Có một số bài do điều kiện thực tế không thực hiện được ở lớp
10A7 hay 10A8 thì thay thế bằng lớp 10A5. GV tiến hành giảng dạy chính là
tác giả luận văn này.
+ Trường THPT Trường Chinh (quận 12 TPHCM) : có 1 cặp lớp thực
nghiệm –đối chứng là 10A1 – 10A2 do GV Lê Thị Kim Thoa tiến hành
giảng dạy ở bài 30 (Clo).
+ Trường THPT Gò Vấp III (quận Gò Vấp TPHCM) : có 1 cặp lớp thực
nghiệm – đối chứng là 10C4 – 10C6 do GV Trương Thục Uyển tiến hành
giảng dạy ở bài 31 (Hiđro clorua – Axit clohiđric).
+ Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận TPHCM) : có 1 cặp lớp đối
chứng – thực nghiệm là 10A2 – 10A7 do GV Lưu Hạnh Dung tiến hành
giảng dạy ở bài 45 (Hợp chất có oxi của lưu huỳnh).
Bảng 3.1. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm.
Trường Cặp lớp ĐC– TN Lớp Ban
Sĩ
số
10A1 Khoa học tự nhiên 51 1 10A3 Khoa học tự nhiên 50
10A7 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 45
10A8 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 46
Nguyễn Công Trứ
2
10A5 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 45
10A1 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 45 Trường Chinh 1 10A2 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 45
10C4 Khoa học tự nhiên 43 Gò Vấp 1 10C6 Khoa học tự nhiên 44
10A2 Khoa học tự nhiên 45 Phú Nhuận 1 10A7 Cơ bản nâng cao Toán Lý Hoá 47
Lưu ý : + hai ban trên đều học SGK Hoá 10 nâng cao
+ số bài kiểm tra thu được không phải lúc nào cũng bằng với sĩ số
lớp do có một vài trường hợp HS nghỉ học hoặc có làm bài kiểm tra nhưng
không ghi rõ làm đề nào nên không chấm lấy kết quả được .
- Sau khi tiến hành giảng dạy ở các lớp nêu trên, GV cho HS làm kiểm tra để
đánh giá kiến thức HS nắm được, sau đó tiến hành chấm điểm và thống kê.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả định lượng
3.4.1.1. Tổng quan về các loại kết quả định lượng [4]
Bảng phân phối kết quả kiểm tra : Là một bảng liệt kê tất cả các đơn vị
điểm số trên một cột (hay hàng), và số HS có mỗi đơn vị điểm ấy được
liệt kê ở một cột (hay hàng) thứ hai , gọi là tần số.
Ví dụ : bảng phân phối kết quả kiểm tra của lớp 10A7 và 10A8 ở bài 1 :
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng
số HS
ĐC 10A7 0 0 0 0 0 3 4 3 18 11 6 45 Lớp
TN 10A8 0 0 0 0 0 0 0 4 9 5 25 43
Bảng phân phối tần suất luỹ tích: cho biết phần trăm số HS đạt điểm x
trở xuống. Để lập bảng tính tần suất luỹ tích, ta làm như sau :
+ Tính tần suất của các điểm số : ví dụ tần suất của điểm 7 (phần trăm số
HS đạt điểm 7) ở lớp 10A7 là %67,6100.
45
3 …
+ Lập bảng phân phối tần suất kết quả kiểm tra : ví dụ bảng phân phối tần
suất kết quả kiểm tra của lớp 10A7 và 10A8 ở bài 1 là
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
ĐC 10A7 0 0 0 0 0 6,7 8,9 6,7 40 24,4 13,3 100 Lớp
TN 10A8 0 0 0 0 0 0 0 9,3 20,9 11,6 58,2 100
+ Tính tần suất luỹ tích của mỗi điểm : ví dụ phần trăm số HS đạt điểm 7
trở xuống ở lớp 10A7 là (0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 6,7 + 8,9 + 6,7) = 22,3%.
+ Lập bảng phân phối tần suất luỹ tích kết quả kiểm tra : ví dụ bảng phân
phối tần suất luỹ tích kết quả kiểm tra của lớp 10A7 và 10A8 ở bài 1 :
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 10A7 0 0 0 0 0 6,7 15,6 22,3 62,3 86,7 100Lớp
TN 10A8 0 0 0 0 0 0 0 9,3 30,2 41,8 100
Đồ thị đường luỹ tích : thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Ví dụ đồ thị đường luỹ tích về kết quả kiểm tra
của lớp 10A7 và 10A8 ở bài 1 như sau :
Đồ thị đường luỹ tích Bài 1
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
tr
ở x
uố
ng
10A7
10A8
Đồ thị trên cho phép ta trả lời các câu hỏi để so sánh kết quả giữa hai lớp :
+ Có bao nhiêu phần trăm HS ở mỗi lớp đạt điểm 5 trở xuống ? Từ điểm
5 trên trục hoành, ta kẻ một đường song song với trục tung thì thấy ở lớp
10A8 có 0% HS đạt điểm 5 trở xuống còn ở lớp 10A7 là 6,7% HS.
+ 60 % HS ở mỗi lớp đạt mức điểm nào trở xuống ? Từ mốc 60% trên
trục tung, ta kẻ đường thẳng song song với trục hoành thì thấy 60% HS ở lớp
10A7 đạt điểm 8 trở xuống, còn 60% HS ở lớp 10A8 đạt điểm 9 trở xuống.
Như vậy, đồ thị đường luỹ tích của lớp 10A8 nằm ở phía dưới bên phải
so với đồ thị đường luỹ tích của lớp 10A7 cho thấy kết quả học tập của lớp
10A8 cao hơn của lớp 10A7.
Điểm trung bình cộng : điểm trung bình cộng của mỗi lớp được tính
bằng cách cộng tất cả các điểm số lại và chia cho số bài làm của HS.
k
i
ii
k
kk xn
nnnn
xnxnxnx
121
2211 .1
...
......
ni : tần số của điểm xi (tức là số HS đạt điểm xi, i từ 1 10)
n : tổng số bài làm của HS.
Ví dụ : điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp 10A7 ở bài 1 là
07,8
6111834300000
10.69.118.187.36.45.34.03.02.01.00.0
x
Còn ở lớp 10A8, 19,9
43
10.259.58.97.4...0.0 x
Trong ví dụ trên ta có thể nhận xét điểm trung bình của lớp thực nghiệm
(10A8) cao hơn lớp đối chứng (10A7). Điểm trung bình cộng phần nào
cho phép đánh giá xem hiệu quả giảng dạy ở lớp nào cao hơn. Nhưng
không thể chỉ dựa vào điểm trung bình cộng mà còn dựa vào các tham số
như độ lệch tiêu chuẩn, sai số tiêu chuẩn, hệ số biến thiên.
Độ lệch tiêu chuẩn : phản ánh sự dao động của số liệu quanh giá trị
trung bình cộng. Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ bao nhiêu thì số liệu càng
ít phân tán bấy nhiêu. Để tính độ lệch tiêu chuẩn, trước tiên phải tính
phương sai theo công thức sau :
1
)( 22
n
xxn
s ii
Độ lệch tiêu chuẩn chính là căn bậc hai của phương sai :
1
)( 2
n
xxn
S ii
Ví dụ : độ lệch chuẩn quanh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của
lớp 10A8 ở bài 1 là :
07,1
143
)19,910.(25)19,99.(5)19,98.(9)19,97.(4...)19,90.(0 22222
S
Còn ở lớp 10A7, S = 1,36 . Như vậy độ lệch chuẩn của lớp thực
nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, chứng tỏ điểm các bài kiểm tra ở lớp thực
nghiệm phân tán gần điểm trung bình hơn là ở lớp đối chứng. Tuy nhiên,
do điểm trung bình của hai lớp khác nhau, nên sự so sánh này cũng chưa
thực sự có ý nghĩa. Chỉ khi nào giữa hai lớp có điểm trung bình bằng
nhau thì độ lệch tiêu chuẩn mới cho ta thấy lớp nào có chất lượng đều
hơn.
Hệ số biến thiên : được tính theo công thức : %100.)/( xSV
Khi hai lớp cần so sánh có điểm trung bình khác nhau thì phải tính hệ số
biên thiên V, lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều
hơn.
Ví dụ : hệ số biến thiên của lớp 10A7 là 85,16100.
07,8
36,1 V ,còn ở lớp
10A8 là 64,11100.
19,9
07,1 V . Như vậy kết quả của lớp 10A8 đều hơn lớp
10A7.
Sai số tiêu chuẩn : tức là khoảng sai số của điểm trung bình.
Sai số tiêu chuẩn được tính theo công thức :
n
Sm .
Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
Ví dụ : sai số tiêu chuẩn của điểm trung bình kiểm tra bài 1 ở lớp 10A7 là
20,0
45
36,1 m , còn ở lớp 10A8 là 16,0
43
07,1 m , như vậy điểm trung
bình cộng của lớp 10A8 ít sai số hơn 10A7.
Kiểm định giả thuyết thống kê
Một khi đã xác định được lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng cao
hơn lớp đối chứng và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn
nhỏ hơn lớp đối chứng thì vẫn chưa thể kết luận hoàn toàn rằng phương
pháp dạy học hiện đại có hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền
thống hay không . Vì vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó là do
hiệu quả của phương pháp mới hay chỉ do ngẫu nhiên ? Nếu áp dụng
rộng rãi phương pháp mới thì nói chung kết quả có tốt hơn không ?
Để trả lời câu hỏi trên, ta đề ra giả thuyết thống kê H0 là «không có
sự khác nhau giữa hai phương pháp» và tiến hành kiểm định để loại bỏ
giả thuyết H0, nghĩa là đi tới kết luận sự khác nhau về điểm số giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là do hiệu quả của phương pháp giảng dạy
mới chứ không phải là do sự ngẫu nhiên.
Để tiến hành kiểm định ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá
trị tới hạn t . Nếu t t thì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ở đây, ta chỉ kiểm
định một phía, nghĩa là khi bác bỏ giả thuyết H0 thì ta công nhận hiệu quả
của phương pháp mới cao hơn phương pháp cũ (chứ không chỉ là khác
biệt có ý nghĩa so với phương pháp cũ như trong kiểm định hai phía).
Trường hợp 1 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong
trường hợp hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng
kể).
Đại lượng được dùng để kiểm định là
21
2112 ..
nn
nn
s
xxt
Với : 1x , 2x là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm;
1n , 2n là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm;
Còn giá trị
2
)1()1(
21
2
22
2
11
nn
snsns
với 21s , 22s là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Giá trị tới hạn là t , giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng
với xác suất sai lầm và bậc tự do f = n1 + n2 – 2.
Trường hợp 2 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong
trường hợp hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể.
Đại lượng được dùng để kiểm định là
2
2
2
1
2
1
12
n
s
n
s
xxt
Với : 1x , 2x là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm;
1n , 2n là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm;
2
1s , 22s là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .
Giá trị tới hạn là t , giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng
với xác suất sai lầm và bậc tự do được tính như sau :
1
)1(
1
1
2
2
1
2
n
c
n
c
f ; trong đó
2
2
2
1
2
11
2
1 1.
n
s
n
sn
sc
Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai
Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý
nghĩa.
Đại lượng được dùng để kiểm định là : 2
2
2
1
s
sF (s1 > s2)
Giá trị tới hạn F được dò trong bảng phân phối F với xác suất sai lầm
và bậc tự do f1 = n1 – 1 , f2 = n2 – 2 .
Nếu F < F thì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo
trường hợp 1. Nếu ngược lại, H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai
phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.
Ví dụ ta tiến hành kiểm định kết quả bài 1 của lớp 10A7 (đối chứng)
và 10A8 (thực nghiệm).
Lớp 10A7 : n1 = 45 , 1x = 8,07 , 21s =(1,36)2.
Lớp 10A8 : n2 = 43, 2x = 9,19 , 22s = (1,07)2.
Đầu tiên ta kiểm định F xem sự khác nhau về phương sai có ý nghĩa hay
không. Đại lượng kiểm định 615,1
)07,1(
)36,1(
2
2
F .
Bậc tự do : f1 = 45 – 1 = 44 ; f2 = 43 – 1 = 42. Dò giá trị tới hạn F trong
bảng phân phối f , với = 0,05 , ta chỉ thấy giá trị F ứng với f1 và f2 là
40 và 50, do đó ta phải suy ra giá trị F cần tìm bằng cách tính tỉ lệ.
Bảng 3.2. Một phần bảng phân phối f , ứng với = 0,05, f1 là 40 và f2 là 50
f1
f2
40 50
f1
f2
40 (44) 50
40 1,69 1,66 40 1,69 1,678 1,66
50 1,63 1,60 (42) 1,678 1,666 1,648
50 1,63 1,618 1,60
Ta thấy, f2 khi tăng từ 40 50 thì F giảm 0,06 đơn vị, vậy ứng với f2 =
42 và f1 = 40 thì F = 1,69 - 2(0,06/10) = 1,678 ; còn với f2 = 42 và f1 = 50
thì F = 1,66 - 2(0,06/10) = 1,648.
Còn khi f1 tăng từ 40 50 thì F giảm 0,03 đơn vị, vậy ứng với f1 = 44 và
f2 = 40 thì F = 1,69 - 4(0,03/10) = 1,678 ; còn với f1 = 44 và f2 = 50 thì
F = 1,63 - 4(0,03/10) = 1,618.
Vậy ứng với f1 = 44, f2 = 42 thì F = 1,678 - 4(0,003/10) = 1,678 –
2(0,06/10) = 1,666. Vậy : F < F (1, 615 < 1,666) chứng tỏ sự khác nhau
giữa hai phương sai là không có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường
hợp 1.
23,1
24543
)07,1).(143()36,1).(145( 22
s ; 305,4
4543
45.43.
22,1
07,819,9
t
Dò giá trị tới hạn t trong bảng phân phối t (kiểm định một phía) ứng với
xác suất sai lầm = 0,05 và bậc tự do f = 43 + 45 – 2 = 86. Ta thấy khi bậc
tự do tăng từ 60120, giá trị t nằm trong khoảng 1,671,66.
Vậy : t > t (4,305 > 1,67) kết quả học tập ở bài 1 của lớp 10A8 (thực
nghiệm) cao hơn lớp 10A7 (đối chứng) là do hiệu quả của sử dụng giáo án
điện tử theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên.
3.3.1.2. Kết quả định lượng thu được
Bài 1 : Thành phần nguyên tử.
Bài này được thực nghiệm ở 2 cặp lớp của trường Nguyễn Công Trứ : cặp 10A1
(đối chứng) & 10A3 (thực nghiệm) ; cặp 10A7 (đối chứng) & 10A8 (thực
nghiệm).
Bảng 3.3. Bảng phân phối kết quả kiểm tra, phân loại kết quả và phân phối
tần số luỹ tích của bài 1 “Thành phần nguyên tử”.
Phân phối kết quả kiểm tra Bài 1 Tổng
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 số HS
ĐC 10A1 0 0 0 0 0 1 3 4 16 15 11 50
Lớp TN 10A3 0 0 0 0 0 0 0 1 1 6 42 50
ĐC 10A7 0 0 0 0 0 3 4 3 18 11 6 45
TN 10A8 0 0 0 0 0 0 0 4 9 5 25 43
Phân loại kết quả Bài 1 Tổng
Phân loại Yếu - Kém (%) TB (%) Khá (%) Giỏi (%)
ĐC 10A1 0.00 8.00 40.00 52.00 100
Lớp TN 10A3 0.00 0.00 4.00 96.00 100
ĐC 10A7 0.00 15.56 46.67 37.78 100
TN 10A8 0.00 0.00 30.23 69.77 100
Phân phối tần suất luỹ tích - Bài 1
Điểm (x) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 10A1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 8.0 16.0 48.0 78.0 100.0
Lớp TN 10A3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 4.0 16.0 100.0
ĐC 10A7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 6.7 15.6 22.2 62.2 86.7 100.0
TN 10A8 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 9.3 30.2 41.9 100.0
Đồ thị đường luỹ tích Bài 1
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
tr
ở x
uố
ng
10A1
10A3
Đồ thị đường luỹ tích Bài 1
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
tr
ở x
uố
ng
10A7
10A8
Hình 3.1. Các đồ thị đường luỹ tích bài 1 “Thành phần nguyên tử”
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 1 “Thành phần nguyên tử” .
Lớp Tổng số
HS
Điểm trung
bình cộng x
Độ lệch tiêu
chuẩn S
Hệ số biến
thiên V
Sai số tiêu
chuẩn m
ĐC 10A1 50 8.48 1.22 14.34 0.17
TN 10A3 50 9.78 0.58 5.95 0.08
ĐC 10A7 45 8.07 1.36 16.80 0.20
TN 10A8 43 9.19 1.07 11.70 0.16
Kiểm định giả thuyết thống kê (bài 1) :
Giữa cặp lớp 10A1 (đối chứng) và 10A3 (thực nghiệm) :
+ Kiểm định F : F = 4,42 , bậc tự do : f1 = 49 ; f2 = 49, = 0,05 , F =
1,609 F > F chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa,
ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.
+ Kiểm định t : t = 6,804 , bậc tự do f ~ 73, = 0,05 , với f từ 60 120,
t nằm trong khoảng 1,67 1,66. Vậy : t > t (6,804 > 1,67).
Giữa cặp lớp 10A7 (đối chứng) và 10A8 (thực nghiệm) :
+ Kiểm định F : F = 1,1615 , bậc tự do : f1 = 44 ; f2 = 42, = 0,05 , F =
1,666 F < F chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý
nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.
+ Kiểm định t : t = 4,305 , bậc tự do f = 86, = 0,05 , với f từ 60 120,
t nằm trong khoảng 1,67 1,66. Vậy : t > t (4,305 > 1,67).
Bài 13 : Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Bài này được thực nghiệm ở 2 cặp lớp của trường Nguyễn Công Trứ : cặp
10A1 (đối chứng) & 10A3 (thực nghiệm) ; cặp 10A8 (đối chứng) & 10A7 (thực
nghiệm).
Bảng 3.5. Bảng phân phối kết quả kiểm tra, phân loại kết quả và phân phối tần
số luỹ tích của bài 13 “Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học”.
Phân phối kết quả kiểm tra Bài 13 Tổng
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 số HS
ĐC 10A1 0 0 0 1 1 11 3 7 8 11 5 47
Lớp TN 10A3 0 0 0 0 0 2 6 3 12 10 15 48
TN 10A7 0 0 1 0 1 2 6 6 11 12 3 42
ĐC 10A8 0 0 1 3 4 10 10 5 5 7 0 45
Phân loại kết quả Bài 13 Tổng
Phân loại Yếu - Kém (%) TB (%) Khá (%) Giỏi (%)
ĐC 10A1 4.26 29.79 31.91 34.04 100
Lớp TN 10A3 0.00 16.67 31.25 52.08 100
TN 10A7 4.76 19.05 40.48 35.71 100
ĐC 10A8 17.78 44.44 22.22 15.56 100
Phân phối tần suất luỹ tích - Bài 13
Điểm (x) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 10A1 0.0 0.0 0.0 2.1 4.3 27.7 34.0 48.9 66.0 89.4 100.0
Lớp TN 10A3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 4.2 16.7 22.9 47.9 68.8 100.0
TN 10A7 0.0 0.0 2.4 2.4 4.8 9.5 23.8 38.1 64.3 92.9 100.0
ĐC 10A8 0.0 0.0 2.2 8.9 17.8 40.0 62.2 73.3 84.4 100.0 100.0
Đồ thị đường luỹ tích Bài 13
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
tr
ở x
uố
ng
10A1
10A3
Đồ thị đường luỹ tích Bài 13
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điềm số
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
tr
ở x
uố
ng
10A8
10A7
Hình 3.2. Các đồ thị đường luỹ tích bài 13 “Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học”.
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 13 “Ý nghĩa của bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học”.
Lớp Tổng số
HS
Điểm trung
bình cộng x
Độ lệch tiêu
chuẩn S
Hệ số biến
thiên V
Sai số tiêu
chuẩn m
ĐC 10A1 47 7.28 1.90 26.06 0.28
TN 10A3 48 8.40 1.51 18.01 0.22
TN 10A7 42 7.62 1.70 22.26 0.26
ĐC 10A8 45 6.11 1.89 30.86 0.28
Kiểm định giả thuyết thống kê (bài 13) :
Giữa cặp lớp 10A1 (đối chứng) và 10A3 (thực nghiệm) :
+ Kiểm định F : F = 1,583 , bậc tự do : f1 = 46 ; f2 = 47 , = 0,05 , F =
1,63 F < F chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý
nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.
+ Kiểm định t : t = 3,18 , bậc tự do f = 93, = 0,05 , với f từ 60 120, t
nằm trong khoảng 1,67 1,66. Vậy : t > t (3,18 > 1,67).
Giữa cặp lớp 10A8 (đối chứng) và 10A7 (thực nghiệm):
+ Kiểm định F : F = 1,236 , bậc tự do : f1 = 44 ; f2 = 41, = 0,05 , F =
1,672 F < F chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý
nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.
+ Kiểm định t : t = 3,91 , bậc tự do f = 85, = 0,05 , với f từ 60 120, t
nằm trong khoảng 1,67 1,66. Vậy : t > t (3,91 > 1,67).
Bài 15 : Bài thực hành số 1 : Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá
học. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
Bài này được thực nghiệm ở 2 cặp lớp của trường Nguyễn Công Trứ : cặp
10A1 (đối chứng) & 10A3 (thực nghiệm) ; cặp 10A5 (đối chứng) & 10A7 (thực
nghiệm).
Bảng 3.7. Bảng phân phối kết quả kiểm tra, phân loại kết quả và phân phối tần
số luỹ tích của bài 15 “Bài thực hành số 1”.
Phân phối kết quả kiểm tra Bài 15 Tổng
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 số HS
ĐC 10A1 0 0 0 1 1 6 17 13 8 3 2 51
Lớp TN 10A3 0 0 0 0 1 2 6 12 12 14 3 50
TN 10A7 0 0 0 0 0 7 8 9 13 5 3 45
ĐC 10A5 0 0 0 1 2 9 12 10 8 2 2 46
Phân loại kết quả Bài 15 Tổng
Phân loại Yếu - Kém (%) TB (%) Khá (%) Giỏi (%)
ĐC 10A1 3.92 45.10 41.18 9.80 100
L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90101-LVHH-PPDH009.pdf