Đểgóp phần khảo sát, phân tích đánh giá đúng thực trạng việc dạy học phần
cơchếphản ứng hóa hữu cơ ởcác trường Cao đẳng Sưphạm chúng tôi đã đềra một
sốmục đích cụthểcủa việc điều tra nhưsau:
a. Có cơsở đểnhận định và đánh giá một cách khách quan vềthực trạng dạy và
học phần cơchếphản ứng hóa hữu cơ ởcác trường Cao đẳng Sưphạm hiện
nay.
b. Thông qua quá trình điều tra, đi sâu phân tích các phương pháp dạy phần cơ
chếphản ứng hóa hữu cơmà các giảng viên đang sửdụng và việc tiếp thu
phần kiến thức này ởsinh viên. Tìm ra ưu, nhược điểm của phương pháp dạy
và học. Nguyên nhân?
c. Nắm được mức độ ứng dụng công nghệthông tin trong việc dạy học phần cơ
chếphản ứng hóa hữu cơ ởcác trường Cao đẳng Sưphạm hiện nay.
149 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế hệ thống mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN
O-
CN-: là tác nhân tấn công ở giai đoạn chậm.
Thêm OH- làm cho cân bằng (*) dịch chuyển về bên phải, làm tăng nồng độ
CN- .
Thêm H+ làm cho cân bằng dịch chuyển về bên trái, làm giảm nồng độ CN-
1.3.4.2. Cơ chế phản ứng este hóa
Về mặt lý thuyết dự đoán có thể xảy ra theo 4 cơ chế:
Cách phân cắt Xúc tác axit
Cắt Ac – O
(Cắt Acyl – oxi)
H
+
R - C - O - R'
O
Ac – A2 Ac – A1
Cắt Al – O
(Cắt Alkyl – oxi)
H
+
R - C - O - R'
O
Al – A2 Al – A1
- Thực nghiệm chưa tìm thấy A1 – A2
- Rất ít gặp Ac – A1
- Phổ biến nhất là Ac – A2
- Sau đó là Al – A1
a. Đặc điểm cơ chế Ac – A2
Thực chất là cơ chế SN2 (CO)
H+ hoaëcR - C - OH
O
+
R - C - OH
O
2 R - C - OH
+
OH
+R'OH -H+R - C - OH
O+
H
R'
OH
R - C - OH2
+
OR'
OH
R-C
OR'
OH
+ R-C-OR'
O
-H2OR - C - OH
+
OH
+ H2O + H
+
Tất cả các giai đoạn đều thuận nghịch. Chiều thuận là phản ứng este hóa.
Chiều nghịch là phản ứng thủy phân este.
b. Dẫn chứng
- Phương pháp nguyên tử đánh dấu:
18
Ph-C-OH + CH3OH
O
Ph-C-O-CH3 + H2O
18
O
Chứng tỏ trong phản ứng có sự phân cắt acyl – oxi.
- Phương pháp hóa lập thể:
Nếu xuất phát từ ancol có cấu hình (S), sau khi este hóa và thủy phân ta nhận
lại ancol vẫn có cấu hình (S).
R - C - OH
O
+ HO-R'
(S)
R-C-OR'
O
+H2O RCOOH + R'OH
(S)
Chứng tỏ liên kết R’ – O không bị phân cắt.
- Phương pháp động học: Tốc độ phản ứng thủy phân este:
v = k [RCOOR’][H2O][H+].
Nồng độ nước trong dung dịch không thay đổi nên v = k [RCOOR’][H+].
1.3.4.3. Cơ chế phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm
Về mặt lý thuyết dự đoán có 4 cơ chế.
Cách phân cắt Xúc tác axit
Cắt Ac – O
(cắt Acil – oxy)
R - C - O - R'
O
Ac – B2 Ac – B1
Cắt Al – O
(cắt Alkyl – oxy)
R - C - O - R'
O
Al – B2 Al – B1
Thực nghiệm:
- Chưa thấy Ac – B1
- Rất ít gặp A1 – B2
- Phổ biến nhất là Ac – B2
- Sau đó đến A1 – B1
a. Đặc điểm cơ chế Ac – B2
Thực chất là cơ chế SN2 (CO)
chaäm
R'OH+ +R'O RCOO
nhanh
+ HOR-C-OR'
O
R - C - OH
O
R-C-OR'
O
OH
Đây là phản ứng một chiều vì giai đoạn cuối là bất thuận nghịch.
b. Dẫn chứng
- Phản ứng có bậc 2: v = k [RCOOR’][OH-].
- Thủy phân CH3COOC5H11 trong 182H O được
18
3
- và C5H11OH. CH CO O
+
CH3-C-O-C5H11 + H-OH CH3C-OC5H11 CH3-C-O-H + C5H11OH
1818
O
18
O
OH2
O
CH3COOH + OH CH3COO + H2O
18 18
1.3.5. Phản ứng thế ở nhân thơm
1.3.5.1. Cơ chế phản ứng thế electrophin
Phản ứng giữa hợp chất thơm Ar – H và tác nhân E+ tạo ra sản phẩm Ar-E và
H+ có thể xảy ra theo 3 cơ chế khác nhau:
- Cơ chế một giai đoạn: tương tự cơ chế SN2 ở dãy no
E+ + Ar – H E-Ar + H+ δ+ δ+ E .......Ar......H
- Cơ chế hai giai đoạn đơn phân phân tử: tương tự cơ chế SN1 ở dãy no.
Ar - H Ar + H+
cacbanion
chaäm -
Ar + E+ Ar - Enhanh-
- Cơ chế hai giai đoạn lưỡng phân tử: (Cơ chế phức )
Ar - H + E Ar - H + H+nhanh
chaäm Ar
H
E
phöùc
Kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm cho thấy hầu hết các phản ứng thế
electrophin ở nhân thơm đều xảy ra theo cơ chế 2 giai đoạn lưỡng phân tử. Còn gọi
là cơ chế phức hay cơ chế SE2 Ar.
Cơ chế SE2 Ar
a. Đặc điểm cơ chế
Phản ứng lưỡng phân tử, nhiều giai đoạn, sản phẩm trung gian là một
cacbocation vòng gọi là phức .
RR + E
+ E
+
R
+ E
H
R
E
H+
R
E
H++
Phöùc Saûn phaåmPhöùc III Phöùc
Nếu bỏ qua phức I và II ta có:
chaäm
nhanhR + E
+
R
+ E
H
B
R
E
BH+
Phöùc
E+ là tác nhân electrophin trực tiếp tấn công vào vòng thơm.
E+ có thể là một ion dương thực sự , R+, hoặc chỉ mang một phần điện
tích dương như:
+
2N O
δ+ δ- δ-
3S O I CI , I Br....
b. Cấu tạo của phức
- Là sản phẩm trung gian không bền.
- Là một cacbocation vòng không no trong đó 4e được phân bố ở 5 nguyên
tử cacbon, còn nguyên tử cacbon thứ 6 ở trạng thái lai tạo sp3 .
hoaëc
1
3
+
1
3
1
3
hoaëc EE
HH
+ E
H
sp3 sp3
H
- Sự có mặt của phức : Trong một số phản ứng, người ta đã tách được phức
.
Thí dụ:
C2H5F
xt BF3 , 80
0C
H3C
C2H5H
CH3
Menilen
[BF4]
-HF
-BF3
CH3
CH3 CH3
CH3
CH3
CH3
C2H5
H3C
Phöùc
Phức là một chất rắn, Tnc = - 150C.
Bằng nhiều phản ứng khác nhau, người ta đã chứng minh sự có mặt của tác
nhân E+ như … + +2N O , Br , R +
Thí dụ:
Người ta đã tách được muối nitronipeclorat , ClO2N O
4
, Trên phổ khuếch tán
tổ hợp của hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đ có vạch 1400cm-1 đặc trưng cho ion . 2N O
1.3.5.2. Cơ chế phản ứng halogen hóa
Halogen hay dùng là Cl2, Br2, xúc tác là bột Fe hoặc các muối AlBr3, AlCl3,
ZnCl2….
Thí dụ: phản ứng Brom hóa xúc tác là bột Fe.
2Fe + 3Br2 = 2FeBr3
FeBr3 + Br – Br …. , FeBr3. δ+B r δ -B r
Hoặc: + 4Br[FeBr ]
Hoặc: Br+ + [FeBr4]-
+ Br+..... -Br.FeBr3
HBr FeBr3
chaäm + FeBr4
-
+ +
Phöùc
H
Br
nhanh
+ FeBr4
-
H
Br
Br
+
+
1.3.5.3. Phản ứng thế nucleophin - Cơ chế SN2Ar
Cơ chế SN2Ar xảy ra khi ở vị trí ortho hoặc para trong nhân thơm có nhóm
thế Z với hiệu ứng – C mạnh: NO2, CN, COR…
a. Đặc điểm cơ chế
Phản ứng lưỡng phân tử, hai giai đoạn sản phẩm trung gian là một anion
vòng tương tự phức nhưng mang điện tích âm.
X
Z Z
X
+ Y
Y X
Z
+ X --
Anion trung gian
Nhóm Z có tác dụng làm giảm điện tích âm nên làm tăng độ bền của anion
trung gian.
Thí dụ: Khi Z = NO2, X = Cl, Y- = C2H5O-, anion trung gian có cấu tạo như
sau:
Cl OC2H5
N
O O
b. Dẫn chứng
- Phản ứng có bậc hai: v = k[ArX][Y-]
- Trong một số trường hợp, đã tách được sản phẩm trung gian.
NO2
Anion trung gian
OCH3
NO2
C2H5O
- -
O2N
CH3O OC2H5
NO2
-CH3O
-
O2NO2N
OC2H5
NO2
NO2 NO2
2,4,6 - trinitro anizol
Khi đưa thêm nhóm thế cồng kềnh vào vị trí ortho đối với nhóm Z, khả năng
phản ứng giảm vì hiệu ứng SII.
Thực nghiệm đã xác nhận điều đó.
coù knpö 27 laàn>O2N Br
CH3
O2N Br
CH3
c. Ảnh hưởng của cấu trúc đến khả năng phản ứng
- Bản chất của Z: Z hút electron càng mạnh thì khả năng phản ứng càng cao.
- Bản chất của X: X hút electron càng mạnh thì khả năng phản ứng càng cao:
Ar-F >> Ar-Cl >> Ar-Br >> Ar-I.
1.4. Thực trạng dạy học phần cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở các trường
Cao đẳng Sư phạm
1.4.1. Mục đích điều tra
Để góp phần khảo sát, phân tích đánh giá đúng thực trạng việc dạy học phần
cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng Sư phạm chúng tôi đã đề ra một
số mục đích cụ thể của việc điều tra như sau:
a. Có cơ sở để nhận định và đánh giá một cách khách quan về thực trạng dạy và
học phần cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện
nay.
b. Thông qua quá trình điều tra, đi sâu phân tích các phương pháp dạy phần cơ
chế phản ứng hóa hữu cơ mà các giảng viên đang sử dụng và việc tiếp thu
phần kiến thức này ở sinh viên. Tìm ra ưu, nhược điểm của phương pháp dạy
và học. Nguyên nhân?
c. Nắm được mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học phần cơ
chế phản ứng hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay.
1.4.2. Nội dung, đối tượng, phương pháp điều tra
a. Nội dung điều tra
- Điều tra về tình hình dạy học phần kiến thức cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ
trong phân phối chương trình môn học này ở hệ Cao đẳng Sư phạm mà các
giảng viên đang thực hiện.
- Điều tra thái độ, khả năng tiếp thu của sinh viên đối với phần kiến thức cơ
chế phản ứng trong phân môn Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm.
- Điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học
phần cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm.
- Điều tra khả năng và thái độ của các giảng viên trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần cơ chế phản ứng
Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm.
b. Đối tượng điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra:
- 23 giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng
Sư phạm Đồng Nai, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đắk Lắk, Cần
Thơ, Long An, Nha Trang.
- 78 sinh viên học năm 2, năm 3 ở các trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai,
Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu.
c. Phương pháp điều tra
- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi qua email, điện thoại và phỏng vấn các giảng viên
dạy Hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, Đà Lạt, Bà Rịa
Vũng Tàu, Bình Dương.
- Gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn các sinh viên ở các trường Cao đẳng Sư phạm
Đồng Nai, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phát phiếu thu thập ý kiến (phụ lục 1) cho 23 giảng viên ở các trường Cao
đẳng Sư phạm Đồng Nai, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đắk Lắk,
Cần Thơ, Long An, Nha Trang.
- Phát phiếu thu thập ý kiến (phụ lục 2) cho 78 sinh viên ở ở các trường Cao
đẳng Sư phạm Đồng Nai, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu.
1.4.3. Kết quả điều tra
1.4.3.1. Kết quả điều tra giảng viên
a. Về độ khó của bài truyền đạt kiến thức về cơ chế phản ứng
Phần lớn giảng viên (95,65%) cho rằng việc truyền đạt kiến thức về cơ chế
phản ứng cho sinh viên hệ CĐSP là khó.
Mặt khác, khi phỏng vấn trực tiếp các giảng viên cho biết thêm:
Phần cơ chế phản ứng trong chương trình Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng Sư phạm
được lồng chung vào bài dạy của từng chương, chứ không tách riêng ra thành một
môn như môn Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ ở hệ Đại học. Với thời gian ít, khối lượng
kiến thức nhiều, giảng viên không thể nào truyền đạt chi tiết nội dung của từng cơ
chế. Mặt khác, trình độ của sinh viên hệ Cao đẳng cũng hạn chế nên việc tiếp thu
mảng kiến thức này gặp khó khăn.
b. Về thái độ tiếp thu của sinh viên đối với kiến thức về cơ chế phản ứng
Phần lớn giảng viên (91,3%) cho biết sinh viên không tập trung chú ý hoặc
chú ý hời hợt.
Theo giải thích của các giảng viên khi được phỏng vấn, nguyên nhân là đa số
các sinh viên đều cho phần kiến thức này khó, trừu tượng nên thái độ tiếp thu hời
hợt, không tập trung. Mặt khác, như trên đã nói, với việc phân bố chương trình
không hợp lý (lồng ghép vào các chương về các chất cụ thể chứ không tách riêng
thành phần cơ chế phản ứng, thời gian hạn hẹp), giảng viên không thể dạy kỹ nên
sinh viên cũng có thái độ xem nhẹ phần kiến thức này. Thêm vào đó, trình độ đầu
vào của sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm còn thấp nên khả năng tiếp thu phần cơ chế
phản ứng còn kém.
c. Về việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học
phần cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học trong bài giảng về
cơ chế phản ứng hóa hữu cơ được thống kê qua bảng 1.2:
Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học trong bài
giảng về cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
STT Phương pháp Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử dụng
1 Diễn giảng, mô tả cơ chế bằng
các hình vẽ trên bảng 100% 0% 0% 0%
2 Dùng giáo án điện tử, sử dụng
các phần mềm mô phỏng để
mô tả các cơ chế.
0% 0% 13% 87%
Qua bảng 1.2 có thể nhận thấy 100% giảng viên rất thường xuyên sử dụng
phương pháp diễn giảng thông thường, mô tả bằng lời nói và hình vẽ trên bảng đen
để truyền đạt cho sinh viên. Phương pháp này có ưu điểm là chủ động nhưng lại có
nhược điểm là tốn thời gian, trừu tượng, không trực quan. Còn phương pháp dùng
giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm mô phỏng để mô tả các cơ chế thì chỉ có
13% giảng viên thỉnh thoảng có sử dụng, còn lại phần lớn giảng viên (87%) không
sử dụng phương pháp này. Phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải có trình độ
công nghệ thông tin tốt để có thể chủ động thiết kế và điều khiển bài giảng của
mình.
d. Về khả năng và thái độ của các giảng viên trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần cơ chế phản
ứng hóa hữu cơ
Để khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy cơ chế phản ứng
Hóa hữu cơ ở trường CĐSP, chúng tôi điều tra mức độ thường xuyên và khả năng
sử dụng các phần mềm powerpoint, các phần mềm hóa học, các phần mềm đồ họa
trong giảng dạy cơ chế phản ứng.
Mức độ thường xuyên sử dụng các phần mềm powerpoint, các phần mềm
hóa học và đồ họa trong giảng dạy cơ chế phản ứng được thống kê qua bảng 1.3:
Bảng 1.3. Mức độ thường xuyên sử dụng các phần mềm powerpoint, các
phần mềm hóa học và đồ họa trong bài giảng về cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
STT Phần mềm Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử
dụng
1 Powerpoint 0% 0% 34,8% 65,2%
2 Các phần mềm hóa học
(Chemwin, Chemdraw, Chem
3D…)
0% 0% 8,7% 91,3%
3 Các phần mềm đồ họa (Flash,
Corel draw…)
0% 0% 0% 100%
Qua bảng 1.3 có thể nhận thấy phần lớn giảng viên thỉnh thoảng (34,8%)
hoặc không sử dụng (65,2%) phần mềm powerpoint, đa số giảng viên (91,3%)
không sử dụng các phần mềm hóa học (Chemwin, Chemdraw, Chem 3D…) và
100% giảng viên không sử dụng các phần mềm đồ họa (Flash, Corel draw…) trong
bài giảng về cơ chế phản ứng hóa hữu cơ của mình.
Về khả năng sử dụng các phần mềm hóa học và đồ họa trong giảng dạy, có
8,7% giảng viên cho biết có khả năng sử dụng thành thạo, 26% không thành thạo và
65,21% không biết sử dụng.
Qua các kết quả khảo sát trên có thể thấy đa số (65,21% - 91,3%) giảng viên
chưa ứng dụng CNTT trong giảng dạy cơ chế phản ứng, đồng thời cũng thấy được
trình độ CNTT của các giảng viên còn yếu. Tuy nhiên, 100% giảng viên đều cho
rằng việc thiết kế một hệ thống các flash mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
dùng cho giảng dạy là cần thiết hoặc rất cần thiết.
1.4.3.2. Kết quả điều tra sinh viên
a. Về độ khó của kiến thức về cơ chế phản ứng
Theo kết quả khảo sát sinh viên, có 87,18% sinh viên cho rằng kiến thức về
cơ chế phản ứng rất khó hiểu nên khó tiếp thu. Có 57,69% sinh viên cho biết kiến
thức về cơ chế phản ứng được dạy sơ lược; 12,82% sinh viên cho biết họ không
được dạy phần kiến thức này.
Mặt khác, khi phỏng vấn trực tiếp các sinh viên cho biết thêm:
Phần cơ chế phản ứng được dạy rất sơ lược, không có tính hệ thống. Một số
giảng viên không dạy phần này mà chỉ tập trung vào các phần: danh pháp, đồng
phân, tính chất vật lí, tính chất hóa học hoặc chỉ nhắc tới tên cơ chế phản ứng có
liên quan đến bài học, sinh viên có thắc mắc thì hỏi thêm. Nếu không hỏi thêm, sinh
viên nghe giảng biết tên cơ chế đó và về nhà tự tham khảo giáo trình. Một số giảng
viên có dạy phần cơ chế này thì cũng dạy ở một mức độ chung chung: mô tả, cho ví
dụ chứ không đào sâu thêm để sinh viên có thể tự vận dụng để giải thích cơ chế đó
ở các bài tập nâng cao.
b. Về tầm quan trọng của việc học kiến thức cơ chế phản ứng
Chỉ có 2,56% sinh viên cho rằng việc học cơ chế phản ứng là rất quan trọng,
17,95% ý kiến cho là quan trọng và 76,92% sinh viên cho là không quan trọng.
Điều này cũng phù hợp với số liệu khảo sát về mức độ hứng thú và mức độ tập
trung của sinh viên trong giờ học về cơ chế phản ứng.
c. Về mức độ hứng thú đối với giờ học về cơ chế phản ứng
Chỉ có 6,41% ý kiến hứng thú với giờ học về cơ chế phản ứng, phần lớn ý
kiến (64,10%) không hứng thú và 29,49% ý kiến chán.
d. Về mức độ tập trung trong giờ học về cơ chế phản ứng
Chỉ có17,95% sinh viên tập trung chú ý trong giờ học về cơ chế phản ứng.
Phần lớn sinh viên không tập trung chú ý (51,28%) hoặc chỉ chú ý một cách hời hợt
(30,77%).
e. Về khả năng giải bài tập sau khi được học các bài về cơ chế phản ứng
Phần lớn sinh viên cho biết họ chỉ giải được bài tập dễ (61,54%) hoặc không
giải được bài tập (15,38%), chỉ có 12,82% sinh viên giải được bài tập ở mức độ
trung bình và 5,13% sinh viên giải được bài tập ở mức độ khó.
f. Về mức độ thường xuyên được học bài về cơ chế phản ứng bằng giáo án
điện tử có sử dụng mô phỏng
Phần lớn ý kiến cho biết không được học (97,43%), chỉ có 2,56% ý kiến cho
biết thỉnh thoảng được học và không có ý kiến nào (0%) cho biết việc học theo
phương pháp này được diễn ra thường xuyên.
Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng việc dạy và học cơ chế phản ứng
Hóa hữu cơ ở trường CĐSP chưa được chú trọng nên chất lượng dạy và học chưa
cao. Qua đó, có thể thấy nhu cầu có một hệ thống các mô phỏng cơ chế phản ứng để
nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong bài giảng điện tử của giảng viên là rất
lớn. Vì vậy việc thiết kế hệ thống các mô phỏng cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ là rất
cần thiết.
Kết luận chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lý
luận và thực tiễn của đề tài luận văn.
1. Trước hết chúng tôi trình bày về vai trò của công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học hóa học. Đồng thời trình bày về phần mềm Macromedia
Flash, là phần mềm được sử dụng để thiết kế các cơ chế phản ứng của đề tài
luận văn.
2. Chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày chương trình Hóa hữu cơ hệ Cao đẳng
Sư phạm về các mặt: mục tiêu chương trình, nội dung chương trình và những
yêu cầu khi thực hiện chương trình. Đây là phần cơ sở để giúp việc thiết kế
giáo án giảng dạy được hợp lý và đúng chuẩn.
3. Với tư cách là sơ sở lý luận trực tiếp của đề tài, nội dung của các cơ chế phản
ứng Hóa hữu cơ sẽ thiết kế trong đề tài đã được chú trọng đi sâu nghiên cứu
theo các nội dung: đặc điểm cơ chế (sơ đồ mô tả cơ chế), tiến trình lập thể,
dẫn chứng. Các cơ chế được nghiên cứu bao gồm: Cơ chế phản ứng thế ở
nguyên tử cacbon no (SN1, SN2, SR); Cơ chế phản ứng tách tạo liên kết bội
cacbon-cacbon (E1, E2); Cơ chế phản ứng cộng vào liên kết bội Cacbon-
cacbon (AE); Cơ chế phản ứng cộng vào hợp chất cacbonyl (AN); Cơ chế
phản ứng thế ở nhân thơm (SE2Ar, SN2Ar).
4. Phần cuối của chương 1 là kết quả điều tra thực trạng dạy học phần cơ chế
phản ứng Hóa hữu cơ ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay. Kết quả
điều tra cho thấy rằng việc dạy và học cơ chế phản ứng hóa hữu cơ ở trường
CĐSP hiện nay chưa được chú trọng nên chất lượng dạy và học chưa cao.
Phương pháp dạy học chủ yếu hiện nay là diễn giảng thông thường (100%),
còn việc dùng giáo án điện tử sử dụng các mô phỏng trong giảng dạy còn ít
(13%). Thực tế đòi hỏi rất cần thiết có một hệ thống các mô phỏng cơ chế
phản ứng đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa hữu cơ
ở trường CĐSP.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi quyết
định sử dụng phần mềm Macromedia Flash thiết kế mô phỏng các cơ chế phản ứng
áp dụng vào dạy học môn Hóa hữu cơ ở trường Cao đẳng Sư phạm. Đó chính là nội
dung chương 2 mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.
Chương 2
THIẾT KẾ CÁC MÔ PHỎNG CƠ CHẾ PHẢN ỨNG
HÓA HỮU CƠ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
2.1. Qui trình chung khi thiết kế mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
2.1.1. Nguyên tắc chung
Cơ chế phản ứng hóa học là toàn bộ các trạng thái xảy ra nối tiếp nhau hay
là con đường chi tiết mà hệ các chất phải đi qua để tạo ra sản phẩm.
Vì vậy, để mô hình hóa một cơ chế phản ứng hóa hữu cơ thì cần đảm bảo các
nguyên tắc chung sau:
Hiểu rõ cơ chế phản ứng: chất tham gia, chất tạo thành, các chất trung gian, chất
xúc tác, các giai đoạn, tốc độ phản ứng của từng giai đoạn…
Nắm được cấu trúc hợp lý của các chất, các ion …trong từng giai đoạn của phản
ứng. Từ đó, sử dụng các công cụ của Flash để thiết kế các đối tượng (symbol) và
mô hình phân tử của các chất có liên quan đến cơ chế phản ứng cần thiết kế.
Chuyển từng đối tượng đã vẽ (hình cầu nguyên tử, các liên kết, các biểu tượng
điện tích, các đoạn text…) vào từng layer riêng rẽ, mỗi đối tượng là một layer.
Sử dụng thế mạnh của Flash để tạo hoạt hình thể hiện cơ chế dựa trên các biến
đổi hợp lý của các giai đoạn phản ứng đã tìm hiểu. Đối với luận văn này, chúng
tôi sử dụng chủ yếu dạng biến hình chuyển động (motion tween): sử dụng các
công cụ trong Flash tạo các trạng thái khác nhau của hệ phân tử chất ở hai frame
khác nhau trên cùng một layer, sau đó chọn motion tween giữa hai frame này ta
sẽ tạo ra một hoạt hình chuyển động.
2.1.2. Các bước tiến hành trên Flash
2.1.2.1. Chuẩn bị các đối tượng để tạo hoạt hình
Các đối tượng cần chuẩn bị ở đây là mô hình các nguyên tử như: cacbon,
hiđro, oxi, nitơ, brom, Fe, Clo…. Các nguyên tử này được vẽ bằng công cụ oval,
chế độ màu radial, có hiệu chỉnh độ bóng bằng công cụ Gradient transform. Bằng
cách hiệu chỉnh hợp lý các màu trên thanh màu trong bảng Color mixer, ta sẽ tạo ra
các quả cầu có dạng không gian 3D.
Hình 2.1. Mô hình 3D các nguyên tử cacbon, hiđro, brom, oxi
Ngoài ra còn có các đối tượng là các thanh liên kết. Các thanh này được vẽ
bằng công cụ Rectangle tool, chọn loại phối màu là Type: linear.
Hình 2.2. Mô hình 3D thanh liên kết giữa các nguyên tử
2.1.2.2. Phối hợp các đối tượng thành một cấu trúc hợp lý
Mỗi một nguyên tử và liên kết đều có một trật tự sắp xếp trong không gian.
Do đó, để vẽ một cấu trúc phân tử hợp lý cần có kiến thức về phân bố không gian
của phân tử. Để đảm bảo khoa học, chính xác, trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng thêm phần mềm Chem3D Ultra 9.0 để vẽ cấu trúc của các hệ phân tử cần mô
phỏng, chọn các góc quay cho hệ phân tử, sau đó copy hình vẽ trong Chem3D qua
Flash và sử dụng các công cụ vẽ của Flash để vẽ lại.
Ví dụ:
Hình 2.3. Mô hình phân tử metan trong Chem 3D
2.1.2.3. Chuyển các đối tượng về từng layer riêng rẽ
Một hệ phân tử gồm nhiều đối tượng. Muốn hoạt hình cho một phân tử thì
phải hoạt hình cho từng đối tượng. Để làm được điều đó, ta chọn toàn bộ hệ phân tử
đã vẽ, click phải chuột, dùng lệnh distributed to layers để chuyển từng đối tượng về
từng layer riêng rẽ.
Ví dụ: Phân tử CH4 có 9 đối tượng: 4 liên kết, 4 nguyên tử H và 1 nguyên tử
C. Ta sẽ chuyển 9 đối tượng này về 9 layer như sau:
Hình 2.4. Mô hình 3D phân tử metan trong Flash trên một layer
Hình 2.5. Mô hình 3D phân tử metan trong Flash trên các layer
2.1.2.4. Chuẩn bị kịch bản để tạo hoạt hình
Sau khi đã vẽ các đối tượng cần thiết cho một mô phỏng, chuyển các đối
tượng về từng layer, ta cần chuẩn bị một "kịch bản" để làm hoạt hình cho cơ chế đó.
Nghĩa là, phải phác thảo ra ý tưởng về những hoạt cảnh sẽ diễn ra trong cơ
chế đó, cần những hoạt hình nào, đối tượng nào sẽ biến đổi ra sao, thứ thự biến đổi
vị trí như thế nào…. Có được một kịch bản tốt sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho
việc tạo hoạt hình. Bởi vì, một hoạt hình trong Flash cần rất nhiều thao tác,
lệnh…chỉ cần nhầm lẫn một vài chỗ sẽ khó tìm ra để chỉnh sửa, có khi phải làm lại
từ đầu.
Do đó, việc lên sẵn ý tưởng cho một kịch bản mô phỏng cơ chế phản ứng là
điều cần thiết phải làm.
Ví dụ: Kịch bản cho mô phỏng phản ứng thế của Cl2 vào CH4 sẽ chứa đựng nhiều
đoạn hoạt hình. Sau đây chỉ mô tả một đoạn hoạt hình đầu tiên.
Hoạt hình 1: Cl2 bị tách ra thành 2 nguyên tử Cl. dưới tác dụng của ánh
sáng:
Gồm các hành động sau:
Ánh sáng xuất hiện, tác động vào liên kết Cl – Cl.
Liên kết Cl – Cl bị mờ dần và biến mất, thay vào đó là 2 nguyên tử •Cl xuất hiện.
2 nguyên tử •Cl chuyển động ra xa trung tâm màn hình để chuẩn bị cho hoạt hình
2: xuất hiện phân tử CH4.
….
2.1.2.5. Tạo hoạt hình cho từng đối tượng
Sử dụng lệnh Insert keyframe (hay F6) để tạo ra các vị trí mới cho từng đối
tượng cần tạo hoạt hình trên thanh Timeline. Sau đó, tại vị trí mới này, ta thay đổi vị
trí, hoặc kích thước, hoặc các giá trị màu sắc, alpha của đối tượng. Cuối cùng, chọn
lệnh Create Motion Tween để tạo một hoạt hình cho đối tượng đó.
Hình 2.6. Hộp thoại thiết lập lệnh insert keyframe cho phân tử metan
Hình 2.7. Hộp thoại thiết lập lệnh motion tween cho phân tử metan
Như vậy, ta đã tạo ra được một hoạt hình cho đối tượng cần mô phỏng trong
cơ chế phản ứng.
2.1.3. Yêu cầu đối với một mô phỏng cơ chế phản ứng
2.1.3.1. Đảm bảo tính khoa học
Cơ chế được mô phỏng phải chính xác, khoa học, đúng theo giáo trình chuẩn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phải đảm bảo mô phỏng chính xác, hợp lý các cấu trúc trong không gian của
phân tử, hệ các chất trung gian …
Mỗi phản ứng có những giai đoạn nhanh, giai đoạn chậm cần phải mô phỏng
rõ ràng, có thể phân biệt được.
2.1.3.2. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Cơ chế được mô phỏng cần đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ sau:
- Mô hình các chất trong cơ chế phải được thiết kế hài hòa về bố cục, màu sắc,
đúng trật tự phân bố trong không gian (đảm bảo qui luật xa, gần, che khuất,
ẩn hiện…).
- Hoạt hình phải lưu loát, nhịp nhàng, đều đặn, liền mạch, không bị nhòe hình.
- Hình ảnh rõ nét, dễ phân biệt giữa các chất, các giai đoạn phản ứng.
2.1.3.3. Đảm bảo tính sư phạm
Cơ chế được mô phỏng cần đáp ứng các yêu cầu về sư phạm sau:
- Rõ ràng, dễ hiểu.
- Dễ sử dụng trong dạy học: giảng viên, sinh viên có thể chủ động trong việc
điều khiển mô phỏng, phục vụ cho việc dạy và học của mình.
2.2. Thiết kế các mô phỏng cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
2.2.1. Mô phỏng cơ chế phản ứng thế ở nguyên tử cacbon no
2.2.1.1. Cơ chế SN1
a. Sơ đồ phản ứng
Hình 2.8a Hình 2.8b
Hình 2.8c Hình 2.8d
Hình 2.8e Hình 2.8f
Hình 2.8(a→f). Mô phỏng diễn tiến sơ đồ phản ứng cơ chế SN1
b. Ví dụ minh họa cơ chế SN1
Hình 2.9a Hình 2.9b
Hình 2.9c Hình 2.9d
Hình 2.9e Hình 2.9f
Hình 2.9(a→f). Mô phỏng diễn tiến ví dụ minh họa cơ chế SN1
2.2.1.2. Cơ chế SN2
Hình 2.10a Hình 2.10b
Hình 2.10c Hình 2.10d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90147-LVHH-PPDH010.pdf