Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả về lượng lẫn về chất với năng lực sản xuất ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa còn rất non trẻ. Cho đến năm 1990 sản lượng chất dẻo trong nước chưa đáng kể, lượng chất dẻo tiêu thụ tính trên đầu người chỉ xấp xỉ đạt 1kg/năm, trong khi của Nhật Bản và Đức là 89,97 và 130 kg (thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới). Điều này được thể hiện:
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thiết kế phân xưởng sản xuất màng mỏng PVC năng xuất 4100 tấn/năm có in hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU
Nền kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh theo xu thế toàn cầu.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, các công ty trên thế giới đang
ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm có sử dụng vật liệu là nhựa. Và điều đó mở ra triển vọng khả quan cho thị trường nhựa tổng hợp (như polyehthylene PE và polypropylene PP). Trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng nhựa tổng hợp ngày một gia tăng trong các ngành như bao bì, đóng gói thực phẩm, sản xuất các phụ tùng ôtô, các thiết bị y tế và phim ảnh. Năm 2006 được dự báo là năm tiếp tục đà tăng trưởng của thị trường nhựa tổng hợp (mà PE, PP chiếm tỷ trọng cao) và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tiếp theo.
Hình 1:Biểu đồ tỉ lệ các loại nhựa trên tổng thể
Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả về lượng lẫn về chất với năng lực sản xuất ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa còn rất non trẻ. Cho đến năm 1990 sản lượng chất dẻo trong nước chưa đáng kể, lượng chất dẻo tiêu thụ tính trên đầu người chỉ xấp xỉ đạt 1kg/năm, trong khi của Nhật Bản và Đức là 89,97 và 130 kg (thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới). Điều này được thể hiện:
Hình 1.2: Biểu đồ chỉ số chất dẻo sản xuất trên đầu người tại Việt Nam
Tuy nhiên những con số trên cũng nói lên sự phát triển nhanh chóng của ngành nhựa Việt Nam. Xuất khẩu nhựa trong 8 tháng đầu năm 2007 đạt trị giá 443 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo của bộ thương mại đến năm 2010 xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sẽ là 1,5 tỷ USD. Dự báo trên rất khả thi bởi ngày 17/2/2004 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã ký quyết định số 11/2004/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010, trong đó chỉ tiêu cụ thể về nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia như sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu sản lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia [11]
Nguyên liệu
Năm 2010 (tấn/năm)
Bột PVC
500.000
Hạt PP
450.000
Hạt PE
450.00
Màng BOPP
40.000
Hoá dẻo DOP
60.000
Hạt PS
60.000
Tổng cộng
1.560.000
Số liệu trên cũng cho thấy PVC là loại nhựa chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng được đẩy mạnh sản xuất. Hiện nay tổng mức tiêu thụ PVC trên toàn cầu đạt khoảng 33 triệu tấn/năm. Sản xuất PVC đang tăng trưởng tốt tại Châu Á do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất màng. Trong đó Trung Quốc là thị trường PVC rộng lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng cao nhất 8%.
Điều này cho thấy, ngành nhựa Việt Nam có một tiền năng trong tương lai.
Màng PVC với đặc tính khác biệt vốn có so với màng làm từ các vật liệu khác như độ trong suốt cao, bề mặt phân cực nên mực in bám trên màng tốt thuận lợi cho việc in ấn, khả năng bắt lửa chậm cũng như tự dập tắt lửa, chống thấm khí tốt, bền trong các môi trường acid, bazơ… và có thể gia công bằng nhiều phương pháp khác nhau: cán tráng, đùn thổi, đùn tấm … nên màng PVC đang được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trên nhiều mặt hàng: áo mưa, khăn trải bàn, tấm che, bao bì, phao bơi, băng keo, decal màng PVC …
Một vài hình ảnh về màng PVC và những ứng dụng
Hình 1.3: Một vài ứng dụng của màng PVC
Qua đó ta thấy được sự thiết yếu của sản phẩm màng mỏng trong giai đoạn phát triển như hiện nay của đất nước. Dựa vào nhu cầu thực tế trong thời điểm hiện nay của thị trường và của các doanh nghiệp, đồng thời xem như triển khai từng bước của dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam”, Tổng công ty nhựa Việt Nam tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển các dự án liên quan đến chế tạo khuôn mẫu ngành nhựa và sản xuất bao bì, để hạn chế nhập khẩu các loại mặt hàng này. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước đi thực sự cần thiết cho việc phát triển của ngành trước mắt cũng như lâu dài. Bởi lẻ, theo tính toán của các chuyên gia lập dự án cho thấy, ngành Bao Bì nhựa Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển. khá cao, sản lương năm 2000 gấp 4 lần năm 1995, chiếm 38% tỷ trọng trong cơ cấu tỷ trọng toàn ngành, năm 2005 gấp 2,22 lần năm 2001, chiếm 38% tỷ trọng trong cơ cấu tỷ trọng toàn ngành. Do vậy việc xây các nhà máy sản xuất bao bì cũng như bao bì cao cấp (dùng cho các lĩnh vực khác nhau như bao bì thuốc lá, thực phẩm, may mặc, bột giăt… mà đang nhập khẩu 100%) thì có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển không chỉ riêng đối với Tổng công ty Nhựa Việt Nam mà cho cả ngành nhựa nói chung.