MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG E-BOOK ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ . 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. . 5
1.2. Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. 8
1.3. Cơ sở lý luận của dạy – tự học. 11
1.4. Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học trong dạy học vật lí. . 18
1.5. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng e-book trong dạy học vật lý ở trường
THPT hiện nay. . 32
1.6. Kết luận của chương 1. . 35
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY – TỰ
HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA E-BOOK . 36
2.1. Phân tích nội dung chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao. . 36
2.2. Thiết kế e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí” – Vật lí 10
nâng cao. . 41
2.3. Xây dựng tiến trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí 10 nâng cao với
sự hỗ trợ của e-book. 60
2.4. Kết luận của chương 2. . 81
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 82
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. 82
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm. . 82
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 84
3.4. Kết luận của chương 3. . 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 99
PHỤ LỤC. 103
143 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng E-Book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “chất khí” – Vật lí lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chủ”
b. Cách xây dựng.
* Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink SWF Easy.
* Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer.
Giới thiệu sơ qua những hình ảnh, ứng dụng của chương có kèm theo lời giới
thiệu của tác giả.
* Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng
Action trong CourseLab
* Giao diện chính: Thiết kế bằng CourseLab 2.4
Trong phần trang chủ sẽ có các nút liên kết đến tận từng nội dung : Giới thiệu,
bài học, kiến thức trọng tâm, bài tập, tìm hiểu.
c. Nội dung.
Đây là trang giới thiệu nội dung chính và cho cái nhìn bố cục toàn cảnh “cuốn
sách này”. Trước khi đi vào các trang khác thì người sử dụng có thể đọc một vài
thông tin tóm tắt và lựa chọn mục kiến thức mà mình cần tìm kiếm.
2.1.2.2. Trang “Giới thiệu”.
Trang 45
a. Hình ảnh.
Hình 2.4: Trang “Giới thiệu”
b. Cách xây dựng.
- “Giới thiệu” là trang dùng để giới thiệu về e-book và tác giả.
- Trang này bao gồm 3 Slide nhỏ: Giới thiệu e-book, giới thiệu tác giả, nhiệm
vụ học tập.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau:
+ Click chuột phải vào tên mỗi slide chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
- Ở mỗi Slide sẽ có nút bấm hình chữ “X” để quay về trang “Giới thiệu”.
- Thanh tựa đề “Giới thiệu” thiết kế bằng Sothink Glanda.
c. Nội dung.
♦ Giới thiệu e-book.
Trang 46
Trang này giúp người sử dụng hiểu rõ:
+ Lịch sử sơ lược của e-book.
+ Mục đích xây dựng và sử dụng của e-book.
Hình 2.5: Trang “Giới thiệu e-book”
♦ Giới thiệu tác giả.
Trang này giúp người sử dụng biết qua những nén cơ bản về tác giả đã xây
dựng e-book.
Trang 47
Hình 2.6: Trang “Giới thiệu tác giả”
♦ Nhiệm vụ học tập.
Trang này gồm: Các nhiệm vụ học tập cá nhân mà giáo viên đã hướng dẫn để
biết cách chuẩn bị bài học mới, cách tìm kiếm kiến thức hỗ trợ bài học, cách ôn
tập kiến thức.
Trang 48
Hình 2.7: Trang “Nhiệm vụ học tập”
2.1.2.3. Trang “Bài học”.
a. Hình ảnh.
Hình 2.8: Trang “Bài học”
b. Cách xây dựng.
Trang 49
Trang này bao gồm 5 trang nhỏ: Bài 44, Bài 45, Bài 46, Bài 47, Bài 48.
Trang này gồm các bài học được cấu trúc như sách giáo khoa. Nội dung từng
bài được chia thành các mục lớn để tiện theo dõi.
- Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink SWF Easy.
- Các nút nhấn liên kết được thiết kế bằng Crystal Button 2007.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
- Nội dung bài học được thiết kế trên nền CourseLab
Đối với phần nội dung bài học, gồm 5 slide ứng với mỗi bài, mỗi Slide chia ra
nhiều Frame chứa toàn bộ nội dung bài học.
Có 5 slide tương ứng với 5 bài lí thuyết : Bài 44, Bài 45, Bài 46, Bài 47, Bài 48.
Ở mỗi bài chứa đựng lý thuyết trong SGK, hình và video minh hoạ, các
câu hỏi củng cố và phần “Em có biết”.
Mỗi slide đều có thanh menu để di chuyển dễ dàng đến các trang khác, các bài
khác và các frame khác trong bài.
c. Nội dung.
Bài giảng đã được xây dựng chương trình hóa theo cấu trúc bài học dưới dạng
các câu hỏi kết hợp hình ảnh tĩnh, ảnh động, phim, video, flash minh họa.
d. Cách sử dụng.
♦ Học sinh.
Kết hợp với nhiệm vụ học tập (nhiệm vụ chuẩn bị bài mới và nhiệm vụ
học tập ở nhà) đã được GV định hướng, HS chuẩn bị bài kĩ hơn, sâu sắc hơn và
dành nhiều thời gian cho việc thảo luận trên lớp hình thành kiến thức mới. Cụ
thể:
+ HS dựa vào định hướng đưa ra của giáo viên (phần “Nhiệm vụ chuẩn
bị bài mới”), vào trang “Bài giảng” của e-book để chuẩn bị trước các
kiến thức mới của bài học.
Trang 50
+ Khi về nhà, HS xem lại trang “Bài giảng” nếu có những vấn đề chưa
hiểu rõ.
♦ Giáo viên.
GV sử dụng hình ảnh tĩnh, ảnh động, phim, video, flash minh họa trong
trang “Bài giảng” của e-book chiếu cho HS xem trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập trên lớp, giúp HS hiểu rõ hơn.
2.1.2.4. Trang “Kiến thức trọng tâm”.
a. Hình ảnh.
Hình 2.9: Trang “Kiến thức trọng tâm”
b. Cách xây dựng.
Trang này bao gồm 5 trang nhỏ: Bài 44, Bài 45, Bài 46, Bài 47, Bài 48.
- Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink SWF Easy.
- Các nút nhấn liên kết được thiết kế bằng Crystal Button 2007.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
Trang 51
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
Phần nội dung tóm tắt được đưa vào từng trang như sau: Inser Text Box.
Sau đó nhấp Double chuột trái vào Text Box vừa xuất hiện và nhập nội dung
cần thiết vào và ấn OK.
c. Nội dung.
Đây là trang tóm tắt kiến thức trọng tâm của mỗi bài học, gồm hai phần:
- Phần 1: Tóm tắt kiến thức theo sơ đồ.
- Phần 2: Tóm tắt triển khai những kiến thức trên sơ đồ.
d. Cách sử dụng.
Trang này giúp HS có cái nhìn tổng quát về các kiến thức đã học:
- Sau khi học xong một bài học, HS vào trang này nắm lại các kiến thức trọng
tâm của bài học.
- Các kiến thức được tóm tắt dưới dạng sơ đồ giúp cho HS hệ thống hóa kiến
thức trong bài, nắm lại các mối quan hệ giữa các kiến thức. Từ đó, HS dễ dàng
kiểm soát được kiến thức mà mình đã lĩnh hội trên lớp đã đầy đủ chưa và nếu
chưa thì sẽ được bổ sung kịp thời. Do vậy, HS sẽ dễ nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn.
2.1.2.5. Trang “Bài tập tự luận”.
a. Hình ảnh.
Trang 52
Hình 2.10: Trang “Bài tập tự luận”
b. Cách xây dựng.
Trang này bao gồm 5 trang nhỏ: Bài 44, Bài 45, Bài 46, Bài 47, Bài 48.
- Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink SWF Easy.
- Các nút nhấn liên kết được thiết kế bằng Crystal Button 2007.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
Phần nội dung bài tập được đưa vào từng trang như sau: Inser Text Box.
Sau đó nhấp Double chuột trái vào Text Box vừa xuất hiện và nhập nội dung
bài tập vào và ấn OK.
c. Nội dung.
Trang này bao gồm 3 phần:
Trang 53
+ Bài tập mẫu.
+ Bài tập có hướng dẫn.
+ Bài tập tự làm, có đáp án.
Trang được xây dựng theo hình thức từ dễ đến khó, từ hướng dẫn từng
bước sang hướng dẫn sơ lược đến việc HS tự làm. Ngoài ta trong trang các bài
tập được phân dạng có hệ thống, mỗi dạng lại đưa ra cách giải, cách trình bày
và có bài tập minh họa, từ đó dễ dàng giúp HS nhanh chóng hiểu bài và định
hướng được cách giải các dạng bài tập, từ đó giúp HS dễ dàng tự học, tự tiếp
nhận kiến thức theo nhiều trình độ khác nhau.
d. Cách sử dụng.
Hệ thống bài tập tự luận đã được soạn sẵn theo các dạng trong phần
“Hướng dẫn giải bài tập” giúp HS có thể cũng cố kiến kiến thức, và rèn luyện kĩ
năng giải bài tập một cách tốt nhất.
Sau khi học xong các bài học, HS đã nắm được các kiến thức lí thuyết.
Để vận dụng củng cố nó, HS vào trang chọn dạng bài tập tương ứng với bài học
và tự tìm hiểu các dạng toán, cách giải toán tương ứng với từng dạng.
Sau khi đã tìm hiểu các dạng toán và cách giải bài tập trong phần “hướng
dẫn giải bài tập”, HS vào site này để luyện tập các bài tập, có hướng dẫn kèm
theo và tiếp tục thực hiện các bài tập tự giải, có đáp án.
2.1.2.6. Trang “Bài tập trắc nghiệm”.
a. Hình ảnh.
Trang 54
Hình 2.11: Trang “Bài tập trắc nghiệm”
b. Cách xây dựng.
Trang này bao gồm 5 trang nhỏ: Bài 44, Bài 45, Bài 46, Bài 47, Bài 48.
- Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink SWF Easy.
- Các nút nhấn liên kết được thiết kế bằng Crystal Button 2007.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
Phần nội dung bài tập được đưa vào từng trang như sau: Inser Text Box.
Sau đó nhấp Double chuột trái vào Text Box vừa xuất hiện và nhập nội dung
bài tập vào và ấn OK.
c. Nội dung.
Trang 55
Mỗi bài học tương ứng có một bài trắc nghiệm phù hợp với nội dung của
phần “bài giảng” giúp HS ôn tập.
Mỗi bài trắc nghiệm gồm số lượng câu tương ứng với thời gian GV đặt ra (ví
dụ: 10 câu làm trong 15 phút). Khi làm, các câu hiện ra lần lượt, làm xong HS
sẽ nhận được kết quả ngay lập tức.
d. Cách sử dụng
Trắc nghiệm trực tuyến giúp học sinh có thể kiểm tra kiến thức một cách
nhanh chóng và rèn luyện kỹ năng làm bài tập. Sau mỗi bài học HS vào làm bài
kiểm tra thử nhằm ôn tập và kiểm tra nhanh kiến thức của chính mình.
2.1.2.7. Trang “Tư liệu vật lý”.
a.Hình ảnh.
Hình 2.12: Trang “Tư liệu vật lý”
Trang này bao gồm 4 trang nhỏ: Lịch sử vật lý, Thí nghiệm vật lý, Ứng dụng
vật lý, Vật lý vui.
b.Nội dung.
♦ Lịch sử vật lý.
Trang 56
Hình 2.13: Trang “Lịch sử vật lý”
Trong trang này, chỉ đề cập những vấn đề liên quan đến lịch sử vật lý của
chương trình đang học giúp HS tìm hiểu rõ hơn về các quá trình hình thành các
định luật, hiểu sâu hơn về cuộc đời của các nhà khoa học một cách sâu sắc nhất,
cô đọng nhất để phục vụ cho việc học tập và tăng thêm tình yêu khoa học, trân
trọng những đóng góp của các nhà khoa học cho nhân loại.
Trang này gồm 2 phần chính:
-Trình bày về tiểu sử của các nhà bác học Bôi-lơ; Ma-ri-ôt; Sác-lơ; Gay-luy-
xác; Cla-pê-ron-Men-đê-lê-ep.
-Trình bày về sự phát triển của các định luật chất khí.
♦ Thí nghiệm vật lý.
Trong trang gồm 2 phần :
- Thí nghiệm thực hành: Các thí nghiệm thực hành trong chương nhằm hỗ trợ
một số bài học có phần thực hành mà học sinh không có điều kiện thực hiện do
thời gian không cho phép và do điều kiện của nhà trường.
Trang 57
- Thí nghiệm vui: giúp học sinh tìm hiểu thêm một số thí nghiệm sáng tạo, thí
nghiệm vận dụng những dụng cụ trong thực tế, từ đó giúp học sinh phát huy óc
sáng tạo và tăng thêm hứng thú cho môn học.
Hình 2.14: Trang “Thí nghiệm vật lí”
♦ Ứng dụng vật lý.
Trong trang là tập hợp các câu hỏi về đời sống hằng ngày, về các hiện
tượng vật lý xảy ra xung quanh học sinh nhưng có liên quan đến bài học.
Trang 58
Hình 2.15: Trang “Ứng dụng vật lí”
♦ Vật lý vui.
Trang gồm những hình ảnh, đoạn phim vui, những câu chuyện cười xung
quanh những vấn đề của chương “Chất khí” giúp học sinh có thể thư giãn sau
những lúc học tập căng thẳng nhưng vẫn có thể hiểu biết thêm những vấn đề
liên qua đến kiến thức đã học.
Trang 59
Hình 2.16: Trang “Vật lí vui”
d. Cách sử dụng.
♦ Lịch sử vật lý.
Khi chuẩn bị bài học, HS vào site “lịch sử vật lí” nghiên cứu để có cái
nhìn tổng quát về vấn đề mình đang tìm hiểu: vị trí, tầm quan trọng, ảnh hưởng
của vấn đề trong lịch sử.
♦ Thí nghiệm vật lý.
♦ Học sinh:
Khi chuẩn bị bài học đến những vấn đề đặt ra mà có liên quan đến thí
nghiệm, HS sẽ vào trang này để tìm hiểu.
♦ Giáo viên:
Trong quá trình thực hiện bài giảng, có những thí nghiệm mà điều kiện
không cho phép, GV trình chiếu đê HS hiểu thêm và nắm vững các phương
pháp tiến hành thí nghiệm mặc dù không được trực tiếp làm.
♦ Ứng dụng vật lý:
Trang 60
Sau khi học bài, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học để giải thích các
hiện tượng đó, từ đó góp phần góp phần hình thành kỹ năng trong quá trình học
tập ở mức độ cao hơn và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
2.3. Xây dựng tiến trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí 10 nâng
cao với sự hỗ trợ của e-book.
2.3.1. Tiến trình chung của quá trình dạy - tự học với sự hỗ trợ của e-book.
Tiến trình chung của quá trình dạy học dựa trên nền tảng người GV đóng
vai trò hướng dẫn cho HS tự nghiên cứu, tự thể hiện, hợp tác với nhau để lĩnh
hội và vận dụng tri thức. Tiến trình này bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau:
♦ Giai đoạn chuẩn bị bài học ở nhà:
- Người học dựa trên các câu hỏi “chuẩn bị bài học” trong phần “nhiệm vụ học
tập” mà GV đã giao để tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề,
tự tìm ra kiến thức mới. HS thực hiện các nhiệm vụ đó một cách tích cực và tự
lực, từ đó có thể nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.
♦ Giai đoạn tổ chức HS học trên lớp:
- Trong quá trình HS học trên lớp, GV tạo ra các tình huống có vấn đề và thực
hiện các thí nghiệm thực tế liên quan đến bài học giúp kích thích quá trình học
của học sinh.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, sau đó một nhóm bất kì trình bày kết quả,
các nhóm còn lại nêu bổ sung, chỉnh sửa.
- Sau đó, giáo viên nhận xét, hỗ trợ HS rút ra kết luận đúng, từ đó học sinh hình
thành kiến thức đúng và tự mình điều chỉnh kiến thức ban đầu chưa hoàn chỉnh.
♦ Giai đoạn cũng cố kiến thức ở nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà vào phần “Thí nghiệm vật lí”, “Bài tập tự luận”, “Bài
tập trắc nghiệm”, “Ứng dụng vật lí” để tự kiểm tra, đánh giá.
Trang 61
2.3.2. Định hướng tổng quát về phương pháp dạy học từng nội dung cụ thể.
* Hình thành kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí:
+ HS tìm kiếm các thông tin dựa vào kiến thức đã biết; các kiến thức trong sách
giáo khoa; quan sát hình vẽ, sơ đồ, phim và các kiến thức trong e-book.
* Hình thành kiến thức về các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, định luật Sác-lơ:
+ Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí, HS dự đoán mối quan hệ giữa áp
suất và thể tích khi nhiệt độ không đổi, mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ khi
thể tích không đổi.
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ trước thí nghiệm, sau đó lên lớp các nhóm tiến
hành và trình bày kết quả.
+ Từ kết quả thí nghiệm, GV giúp HS hình thành định luật.
* Hình thành kiến thức về phương trình trạng thái khí lí tưởng và định luật Gay
Luy-xắc:
+ Dựa trên kiến thức của bài học trước (định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt và định luật
Sác-lơ), HS tự thiết lập mối quan hệ giữa các thông số trạng thái trong quá
trình biến đổi bất kỳ của khối khí.
+ HS kiểm tra dự đoán bằng cách: Làm thí nghiệm ( thí nghiệm nghiên cứu và
thí nghiệm kiểm chứng,) kiến thức cũ, kiến thúc thực tiễn, thông tin trong
SGK hoặc xem băng hình, đĩa hình,
* Hình thành kiến thức về phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép:
+ Dựa trên kiến thức về phương trình trạng thái khí lí tưởng và các kiến thức về
điều kiện chuẩn của khí lí tưởng, từ đó xây dựng phương trình.
+ HS kiểm tra dự đoán bằng cách vận dụng định luật vào bài tập và xây dựng
lại các định luật về chất khí đã học ở các bài học trước dựa vào phương trình.
Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép.
* Hình thành kiến thức về đồ thị của các định luật:
+ Dựa trên các kiến thức toán học, học sinh vẽ đồ thị của các định luật
* Hình thành kến thức về ứng dụng của các định luật:
+ HS vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế và sử dụng một cách có hiệu
quả các đồ dùng, vật liệu
+ HS nêu một số ứng dụng của các chất có liên quan trong thực tiễn đời sống.
Trang 62
+ HS vận dụng để giải được các bài tập liên quan.
2.3.3. Một số tiến trình mẫu về dạy - tự học chương “Chất khí” - Vật lí 10
nâng cao với sự hỗ trợ của e-book.
Tác giả đã xây dựng được bốn tiến trình dạy – tự học cho bốn bài học
của chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao (Bài 44: Thuyết động học phân tử
chất khí. Cấu tạo chất; Bài 45: Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt; Bài 46: Định luật
Sác-lơ; Bài 47: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật Gay Luy-
xác). Tất cả những tiến trình đã được vận dụng giảng dạy trong quá trình thực
nghiệm sư phạm. Dưới đây là hai tiến trình mẫu (Các tiến trình của các bài học
còn lại trình bày ở phần phụ lục).
Bài 44: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ - CẤU TẠO CHẤT
A.Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Chuẩn KT, KN Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Phát biểu được nội
dung cơ bản của
thuyết động học
phân tử chất khí.
[Thông hiểu]
Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử của chất khí :
a) Chất khí bao gồm các phân tử. Kích thước của phân tử là
rất nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể bỏ qua kích
thước ấy và coi mỗi phân tử như một chất điểm.
b) Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt
độ càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn càng lớn.
Chuyển động hỗn loạn của các phân tử gọi là chuyển động
nhiệt.
c) Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với các phân tử
khác và va chạm với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử
gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này
va chạm với phân tử khác, thì cả hai phân tử tương tác, làm
thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử.
Khi va chạm với thành bình, phân tử truyền động lượng cho
Trang 63
thành bình. Rất nhiều phân tử va chạm lên thành bình và tạo
nên lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của chất
khí lên thành bình.
Nêu được các đặc
điểm của khí lí
tưởng.
[Thông hiểu]
• Khí lí tưởng là khí, trong đó mỗi phân tử coi như chất
điểm, chuyển động hỗn loạn không ngừng và chỉ tương tác
với nhau khi va chạm.
• Đặc điểm của khí lí tưởng:
- Kích thước các phân tử không đáng kể (bỏ qua).
- Khi chưa va chạm với nhau thì lực tương tác giữa các phân
tử rất yếu (bỏ qua).
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn, chỉ tương tác khi va
chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
- Khí lí tưởng, theo quan điểm vĩ mô, là khí tuân theo hai
định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt và Sác-lơ.
Vận dụng được
thuyết động học
phân tử để giải
thích đặc điểm về
hình dạng, thể tích
của các chất ở thể
khí, thể lỏng, thể
rắn.
[Vận dụng]
Giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất ở
thể khí, thể lỏng, thể rắn như sau :
Ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau,
khi đó lực tương tác giữa các phân tử rất yếu, phân tử
chuyển động hỗ loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm toàn
bộ thể tích bình chứa, không có hình dáng và thể tích xác
định.
Ở thể rắn và thể lỏng, mỗi phân tử luôn luôn có các phân tử
khác ở gần (trong phạm vi khoảng cách một vài lần kích
thước phân tử); ngoài ra các phân tử được sắp xếp với một
trật tự nhất định, có thêm liên kết giữa những phân tử lân
cận. Vì phân tử ở gần nhau và có thêm liên kết, nên lực
tương tác giữa một phân tử và các phân tử lân cận luôn luôn
Trang 64
là mạnh, giữ cho phân tử ấy không đi ra xa mà chỉ dao động
quanh một vị trí cân bằng. Kết quả là chất rắn và chất lỏng
có thể tích xác định.
Ở thể rắn, các vị trí cân bằng của phân tử là cố định, nên
mỗi vật rắn có hình dạng xác định.
Ở thể lỏng, vị trí cân bằng của mỗi phân tử có thể dời chỗ
sau khoảng thời gian trung bình vào cỡ 10-11s. Vì có sự dời
chỗ của các vị trí cân bằng nên chất lỏng không có hình
dạng xác định mà có thể chảy, và do đó có hình dạng của
phần bình chứa nó.
B.Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Giao e-book cho HS sau khi kết thúc chương V, hướng dẫn cách sử dụng.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học dựa trên e-book.
+ Xác định nội dung cơ bản về cấu tạo chất đã dạy ở lớp 8.
- Học sinh:
+ Ôn các kiến thức về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
+ Xem trước e-book, tìm hiểu trước nội dung bài học ở nhà theo hướng dẫn
trong e-book.
C. Ổn định tổ chức, giới thiệu chương “Chất khí” (3 phút)
♦ Kiểm tra sĩ số, giới thiệu chương “Chất khí” .
- GV giới thiệu chương mới: Chương này sẽ trình bày sơ lược về cấu trúc
phân tử của chất khí, ba định luật và phương trình trạng thái của chất khí. Ngoài
ra, chương này còn đề cập đến khái niệm khí lí tưởng và nhiệt độ tuyệt đối.
♦ Chia nhóm, phát phiếu nhiệm vụ học tập.
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Nội dung Stt
Thời
gian
Nhiệm vụ
Tính chất và cấu 1 2 phút - Chất khí có những tính chất đặc biệt nào?
Trang 65
trúc của chất khí - Cho ví dụ minh họa cho mỗi tính chất của
chất khí.
2 2 phút - Nêu cấu trúc của chất khí.
Ôn tập khái niệm
lượng chất, mol
3 2 phút
- Nêu định nghĩa mol.
- Khối lượng mol của một chất là gì?
4 2 phút
- Có một khối lượng khí m.
+Tìm khối lượng của một phân tử chất khí đó.
+Tìm số mol khí.
+Tìm số phân tử có trong khối lượng khí đó.
Thuyết động học
phân tử chất khí
5 5 phút
-Thuyết động học phân tử chất khí cho biết
điều gì?
-Vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình?
-Khí lí tưởng là gì?
Cấu tạo phân tử
của chất
6 5 phút
-Chất khí có những tính chất đặc biệt nào?
-Chất rắn có những tính chất đặc biệt nào?
-Chất lỏng có những tính chất đặc biệt nào?
-Sự khác nhau giữa các thể này được giải
thích trên cơ sở nào?
-Vì sao chất khí không có hình dạng và thể
tích xác định?
-Vì sao chất lỏng không có hình dạng xác
định, chỉ có thể tích xác định?
-Vì sao chất rắn có hình dạng, thể tích xác
định?
Vận dụng 7 7 phút
-So sánh khối lượng phân tử của các chất khí
2 2 2, , ,H He O N .
-Có thể bỏ qua kích thước phân tử của chất
lỏng và chất rắn (so với khoảng cách giữa
chúng) không? Tại sao?
-Tại sao săm xe đạp bơm căng, để ngoài trời
Trang 66
nắng bị nổ?
-Trong các trường hợp sau áp suất của chất
khí lên thành bình sẽ thay đổi như thế nào?
Tại sao?
+Giữ nguyên thể tích, tăng nhiệt độ.
+Giữ nguyên nhiệt độ, tăng thể tích.
D.Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Mở đầu bài học ( 2 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đặt câu hỏi:
+Trình bày kiến thức đã biết về cấu tạo
chất về chất khí ở lớp 8 mà các em đã
học.
+Hãy kể một số hiện tượng xảy ra xung
quanh em mà có liên quan đến chất khí.
-Thông báo: Để hiểu rõ và giải thích
được các hiện tượng liên quan đến chất
khí thì chúng ta phải tìm hiểu về cấu tạo
chất của nó.
-Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của
GV.
-Tiếp nhận vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất khí. (6 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thảo luận
và trình bày các nhiệm
vụ 1 và 2 trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Cho HS xem phim
trong e-book trong quá
-Thực hiện thảo luận, một
nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
-Trả lời:
+Chất khí có các tính chất:
dễ nén, bành trướng, có khối
1. Tính chất của chất
khí.
- Bành trướng.
- Dễ nén.
- Có khối lượng riêng
nhỏ so với chất lỏng và
chất rắn.
Trang 67
trình thảo luận: phim
mô tả về các tính chất
của chất khí.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
lượng riêng nhỏ.
+Mỗi chất khí được tạo
thành từ những phân tử
giống hệt nhau. Mỗi phân tử
có thể bao gồm một hoặc
nhiều nguyên tử.
-Tổng hợp, ghi chép vào vở.
2. Cấu trúc của chất
khí.
Xem SGK.
Hoạt động 3: Ôn tập khái niệm lượng chất, mol (6 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thảo luận
và trình bày các nhiệm
vụ 3 và 4 trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Thực hiện thảo luận, một
nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
-Trả lời:
+Mol là lượng chất trong đó
có chứa một số phân tử hay
nguyên tử bằng số nguyên tử
có trong 12g cacbon 12.
+Khối lượng mol của một
chất được đo bằng khối
lượng của một mol chất ấy.
+ Khối lượng:
0
A
m
N
µ
= với
NA=6,023.1023mol-1
+Số mol:
mν
µ
=
+ A
mN N
µ
=
3. Các khái niệm cơ
bản.
-Định nghĩa mol: SGK
-Định nghĩa số
Avogadro: SGK
NA = 6,02.1023 mol-1
0
A
m
N
µ
=
Số mol:
mν
µ
=
A
mN N
µ
=
*Ở điều kiện chuẩn
(0oC, 1atm), thể tích
mol của mọi chất khí
đều bằng 22,4 lít/mol
hay 0,0224 m3/mol.
Trang 68
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
-Tổng hợp, ghi chép vào vở.
Đánh dấu định nghĩa mol và
số Avogadro trong SGK.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung thuyết động học phân tử chất khí (8 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Đặt vấn đề: Chúng ta
biết thuyết động học
phân tử chất khí ra đời
vào những năm đầu thế
kỷ XVIII. Chúng ta sẽ
tìm hiểu những nội
dung cơ bản của thuyết.
-Yêu cầu HS thảo luận
và trình bày các nhiệm
vụ 5 trong phiếu nhiệm
vụ học tập.
-Cho HS xem phim
trong e-book trong quá
trình thảo luận: phim
chuyển động hỗn loạn
của các phân tử khí,
phim chuyển động của
từng phân tử riêng biệt
và phim chuyển động
của tập hợp phân tử
trong một khoảng thời
gian.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
-Thực hiện thảo luận, một
nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
-Trả lời:
+Nêu nội dung thuyết động
học phân tử chất khí.
+Chất khí gây ra áp suất lên
thành bình vì các phân tử khí
va chạm vào thành bình một
lực đáng kể.
+Phát biểu nội dung thuyết
động học phân tử chất khí.
-Tổng hợp, ghi chép vào vở.
Đánh dấu ba nội dung cơ
4. Thuyết động học
phân tử chất khí
*Chất khí trong đó các
phân tử được coi là
chất điểm và chỉ tương
tác khi va chạm được
gọi là khí lí tưởng.
Trang 69
bản của thuyết trong SGK.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_30_1223287766_6786_1872335.pdf