Luận văn Thiết kế và sử dụng E-Book trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11, ban cơ bản

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC.4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.9

MỞ ĐẦU .10

1.Lý do chọn đề tài .10

2.Mục đích đề tài.12

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.12

4.Giả thuyết của đề tài .12

5.Nhiệm vụ nghiên cứu .12

6.Phạm vi nghiên cứu.13

7.Các đóng góp của luận văn .13

8.Các phương pháp nghiên cứu.13

8.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận .13

8.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.14

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG

TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH .15

1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.15

1.1.1. Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011 –2020 15

1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước .15

1.1.1.2. Thời cơ và thách thức.15

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học .16

1.1.2.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay .165

1.1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.18

1.1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [17] .19

1.1.3. Nghiên cứu một số E-book hiện có.19

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỰ HỌC.21

1.2.1. Khái niệm về tự học .21

1.2.2. Vai trò của tự học .22

1.2.3. Hình thức của tự học .22

1.2.4. Bốn nhóm kỹ năng tự học cần thiết .23

1.2.5. Chu trình của tự học.24

1.2.6. Những hành động tự lực học tập .26

1.2.7. Một số biện pháp hướng dẫn HS tự lực học tập.27

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦAHS 29

1.3.1. Tính tích cực của học sinh trong học tập .29

1.3.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập. .29

1.3.3. Các hình thức thể hiện của tính tích cực học tập [7]; [8] .31

1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức.32

1.3.5. Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HS .32

1.4. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ E-BOOK.34

1.4.1. Vai trò của CNTT trong dạy học ở trường phổ thông [23]; [35] .34

1.4.2. E-book.35

1.4.2.1. Khái niệm E-book.35

1.4.2.3. Lợi ích của E-book trong hoạt động tự học .38

1.4.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của E-book.38

1.5. THIẾT KẾ E-BOOK NHẰM HỖ TRỢ CHO HỌC SINH TÍCH CỰC VÀ TỰ

LỰC HỌC TẬP .396

1.5.2. Xây dựng E-book hỗ trợ HS tự lực, tích cực học tập .40

1.5.3. Các yêu cầu thiết kế E-book .43

1.5.4. Các phần mềm tin học thiết kế E-book.44

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC,

VẬT LÍ LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN .49

2.1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT

LÍ 11 – BAN CƠ BẢN.49

2.1.1. Cấu trúc của chương .49

2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng .50

2.1.3. Phân tích nội dung cơ bản của phần Quang hình học, Vật lí lớp 11, ban cơbản 54

2.1.3.1. Những vấn đề cần lưu ý trong phần Quang hình học, Vật lí 11, ban cơ bản54

2.1.3.2. Cấu trúc phần Quang hình học.57

2.1.3.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy phần Quang hình học, Vật

lí 11, ban cơ bản .57

2.2. CẤU TRÚC CỦA E-BOOK PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT LÍ 11, BAN CƠBẢN 59

2.2.1. Trang chủ.63

2.2.2. Trang “nội dung E-book phần Quang hình học” .65

2.2.3. Trang “hướng dẫn học tập”.66

2.2.4. Trang giới thiệu .71

2.2.5. Trang bài giảng .72

2.2.6. Trang bài học.73

2.2.7. Trang bài tập tự luận.74

2.2.8. Trang trắc nghiệm .76

2.2.9. Trang tư liệu .807

2.2.10. Trang vui học.82

2.3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG E-BOOK.83

2.4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦAE-BOOK.84

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.92

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .92

3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.92

3.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.92

3.2.2. Chọn mẫu thực nghiệm.92

3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.93

3.3.1. Chuẩn bị. .93

3.3.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp.93

3.3.3. Thực hiện kiểm tra đánh giá.94

3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM .94

3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.94

3.5.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm .94

3.5.2. Nhận xét về E-book qua phiếu điều tra .96

3.5.2.1. Nhận xét của GV về E-book .96

3.5.2.2. Nhận xét của HS về E-book.97

3.5.3. Đánh giá quá trình học tập của HS lớp thực nghiệm.98

3.5.3.1. Qua quan sát .98

3.5.3.2. Qua phiếu thăm dò ý kiến.99

3.5.3.3. Qua điều tra .99

3.5.4. Xử lí số liệu thu thập được từ quá trình thực nghiệm .100

3.5.4.1. Kết quả .100

3.5.4.2. Xử lí số liệu .1048

3.5.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê.105

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .108

TÀI LIỆU THAM KHẢO .110

PHỤ LỤC .113

pdf157 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng E-Book trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11, ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong tỉ mỉ, cận thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc nhóm - Thể hiện thái độ hứng thú, tinh thần tích cực và tự lực học tập. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí của mình vào đời sống để cải thiện đời sống. Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương VI: Mắt. Các dụng cụ quang học theo qui định Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú a. Lăng kính b. Thấu kính mỏng c. Mắt, các tật của mắt, hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới d. Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn Kiến thức - Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng qua nó - Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì? - Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu đơn vị đo độ tụ - Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì - Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn - Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì - Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này - Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và Không yêu cầu HS sử dụng các công thức lăng kính để tính toán Không yêu cầu HS tính toán với công thức 𝐷 = (𝑠 − 1)( 1 𝑅1 + 1 𝑅2 ) Chỉ đề cập tới kính thiên văn khúc xạ 53 nêu được ví dụ thực tế ứng dụng của hiện tượng này - Nêu được nguyên tắc cấu tạo, công dụng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn - Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn là gì. Kĩ năng - Vẽ được tia ló ra khỏi thấu kính hội tụ, phân kì và hệ hai thấu kính đồng trục - Dựng được ảnh của vật thật tạo bởi thấu kính - Vận dụng các công thức của thấu kính để giải các bài tập đơn giản - Vẽ được ảnh của vật tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của mỗi loại kính - Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm Không yêu cầu HS giải bài tập về vật ảo Chuẩn kiến thức, kĩ năng theo cách dạy học có sự hỗ trợ của E-book Kiến thức Nếu sử dụng phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của E-book thì HS thực hiện được các yêu cầu sau: - Tự tìm lại các kiến thức về lăng kính đã học ở lớp 9, kết hợp với việc quan sát lăng kính thực tế để nêu cấu tạo của lăng kính. - Quan sát thí nghiệm và nhận thấy được rằng lăng kính có tác dụng tán sắc ánh sáng trắng và làm lệch tia sáng đơn sắc. - Dựa vào E-book tìm hiểu về đường truyền của tia sáng qua lăng kính. - Dựa vào hình vẽ tự tìm ra các công thức của lăng kính. - Tự tìm ra công dụng của lăng kính và một số dụng cụ có sử dụng lăng kính trong thực tế. - Tự tìm lại các kiến thức về thấu kính đã học ở lớp 9, kết hợp với việc quan sát thấu kính để nêu cấu tạo của thấu kính và phân loại thấu kính. 54 - Quan sát hình ảnh, tiến hành thí nghiệm kết hợp với sự trợ giúp của GV, HS nhận biết được các vị trí quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện cho hai loại thấu kính. - Phát hiện ra được vật qua thấu kính hội tụ có thể cho ảnh thật hoặc ảo tùy theo vị trí đặt vật. - Thiết lập được công thức tính tiêu cự và độ phóng đại của thấu kính. - Tự tìm hiểu về chức năng của các bộ phận của mắt. - Nhận thấy được hoạt động của mắt giống như hoạt động của máy ảnh - Tự tìm hiểu về nguyên nhân và đề xuất được cách khắc phục các tật của mắt. - Tìm hiểu được có hai nhóm dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt: nhóm nhìn vật nhỏ và nhóm nhìn vật ở xa - Tự tìm hiểu về cấu tạo của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. - Thiết lập được công thức cho tính độ bội giác cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ở cực cận đối với các loại kính. Kĩ năng - Phát triển ngôn ngữ Vật lí: HS có thể trình bày lại nội dung bài học theo cách suy nghĩ của bản thân. - Bên cạnh vận dụng các công thức để giải các bài tập thì HS còn có thể tự tìm ra các hiện tượng Vật lí xung quanh và giải thích hiện tượng đó trước lớp. Thái độ - Có niềm tin vào khoa học - Có thái độ khách quan, trung thực ; có tác phong tỉ mỉ, cận thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc nhóm - Thể hiện thái độ hứng thú, tinh thần tích cực và tự lực học tập. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết của mình về các tật của mắt để bảo vệ sức khỏe bản thân. Như vậy, nếu so sánh với chuẩn kiến thức theo qui định cũ thì chuẩn kiến thức theo phương pháp dạy học mới yêu cầu HS tự lực và tích cực học tập nhiều hơn. HS biết thu thập thông tin, đề xuất những phương án thí nghiệm và xử lí kết quả để rút ra những kết luận cần thiết. 2.1.3. Phân tích nội dung cơ bản của phần Quang hình học, Vật lí lớp 11, ban cơ bản 2.1.3.1. Những vấn đề cần lưu ý trong phần Quang hình học, Vật lí 11, ban cơ bản Định luật khúc xạ ánh sáng (định luật Snell) 55 Định luật khúc xạ ánh sáng dưới đây là do Snell đầu tiên viết ra tại đại học Leyden và ngay sau đó là nhà toán học người Pháp Descartes. Nội dung như sau: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới - Tỉ số giữa sin góc tới với sin góc khúc xạ là một số không đổi 𝑠𝑠𝑠𝑠 𝑠𝑠𝑠𝑟 = 𝑠2 𝑠1 Định luật này khó ở vấn đề tìm ra biểu thức của định luật, SGK chỉ đưa ra kết quả thí nghiệm, điều này gây khó khăn cho HS khi tự học, HS chưa thật sự tin vào kết quả đó. E- book định hướng phần này bằng cách đưa vào một thí nghiệm đã được thực hiện. HS có thể xem và ghi nhận kết quả từ thí nghiệm đó. Hiện tượng phản xạ toàn phần Nếu tăng dần góc tới i thì góc khúc xạ r cũng tăng. Với một giá trị xác định i = i0 nào đó thì góc r sẽ đạt 900 trước góc i 𝑠1𝑠𝑠𝑠𝑠0 = 𝑠2𝑠𝑠𝑠900 ⟹ 𝑠𝑠𝑠𝑠0 = 𝑛2𝑛1, i0 là góc tới hạn Nếu góc tới i > i0 sẽ không cón tia khúc xạ, ánh sáng phản xạ hoàn toàn và chỉ tuân theo định luật phản xạ i = i’. Hiện tượng trên gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần. Nếu như HS tự học thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tìm được góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng thí nghiệm. Để giúp cho HS tự học được dễ dàng thì E-book có thí nghiệm cho HS theo dõi, quan sát và có sự gợi ý nhằm giúp HS tìm được góc igh Đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính Tia tới hướng từ đáy đến mặt AB của lăng kính dưới góc tới i, sau khi khúc xạ vào lăng kính sẽ cho tia ló ra ngoài không khí lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính. SGK chưa hướng dẫn cho HS cách vẽ chi tiết đường truyền của tia sáng qua lăng kính. Trong E-book có file ghi âm hướng dẫn HS nhờ đó mà HS cảm thấy dễ dáng hơn khi tự học phần kiến thức này. Khó khăn ở các dạng bài tập i r 56 Các bài tập định lượng về lăng kính Theo phân phối chương trình của bộ thì những công thức lăng kính đã được giảm tải, tuy nhiên vẫn phải cho HS thực hiện một số bài tập có liên quan đến các công thức này. Cách dựng ảnh và các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính HS còn lúng túng khi vẽ ảnh của vật thật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Cách xác định thấu kính, tính chất ảnh của một điểm cho sẵn và điểm ảnh của nó. Các dạng bài tập về thấu kính Bài tập về thấu kính rất đa dạng nhưng hầu như trong SGK và sách bài tập chưa phân loại cho HS các dạng bài tập đó. Vì vậy, HS không nhận dạng được bài tập, không biết sử dụng công thức nào để tính toán tìm kết quả, dẫn đến tính trạng chán và ngán không làm bài tập vì khó hiểu. Các dạng bài tập về tật của mắt Phần bài tập của mắt trong SGK và sách bài tập không nhiều, đây là bài tập dạng khó, đa số HS khi làm dạng bài tập này thường không hiểu, không xác định được các đại lượng tương ứng d, d’. Đặc biệt là dạng toán kính đeo cách mắt một khoảng l cho trước. Trong E-book có hệ thống các bài tập tự luận và trắc nghiệm, được phân dạng rõ ràng (đối với bài tập về thấu kính), có gợi ý cách làm bài (ở tất cả các bài tập trong E-book), có ghi âm hướng dẫn (đối với trường hợp vẽ ảnh của vật qua thấu kính), giúp HS có thể vận dụng chính xác công thức làm bài tốt. Một số dụng cụ quang học Vì chương trình giảm tải bài hệ thấu kính do đó khi HS tự học các bài kính (kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn) theo SGK thì có thể không hiểu được sự tạo ảnh của vật qua các loại kính đó. Công thức tính độ bội giác chỉ được thông báo, chưa hướng dẫn cho HS cách thiết lập các công thức tính độ bội giác ở cực cận và ở vô cực. HS chỉ chấp nhận kiến thức mà không hiểu được cách hình thành. Điều này làm cho HS dễ quên các công thức. E-book có thiết kế thêm phần bài giảng của bài hệ thấu kính nhằm bổ sung thêm cho HS kiến thức làm nền tảng cho việc tự học ba bài kính. Ngoài ra, trong phần bài giảng của E-book có hướng dẫn HS cách thiết lập công thức tính độ bội giác ở cực cận và ở vô cực từ hình vẽ. 57 2.1.3.2. Cấu trúc phần Quang hình học Cấu trúc và cách hình thành các đơn vị kiến thức của phần quang hình học ánh sáng có thể được tóm tắt qua sơ đồ như sau: Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc của phần Quang hình học 2.1.3.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy phần Quang hình học, Vật lí 11, ban cơ bản a. Thuận lợi: Sự truyền sáng qua thấu kính Sự truyền sáng qua lăng kính Lăng kính Thấu kính Mắt Ứng dụng của lăng kính Ứng dụng khúc xạ ánh sáng Khúc xạ ánh sáng Phản xạ toàn phần Khúc xạ ánh sáng Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Định luật khúc xạ ánh sáng Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn Ứng dụng của thấu kính 58 - Quang hình học là môn học liên quan đến đường truyền của ánh sáng qua các môi trường trong suốt. Như vậy, môn học này gắn liến với các hiện tượng xảy ra trong thế giới thực đang diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta, điều này là một thuận lợi lớn để kích thích HS tham gia vào quá trình học tập. - Các dụng cụ quang học hỗ trợ cho việc giảng dạy của chương hầu hết được cung cấp đầy đủ nên sẽ tạo thuận lợi cho GV và HS khi dạy và học. - Thực chất các quang cụ: kính lúp, thấu kính, kính thiên văn các em đã được làm quen trong chương trình vật lí lớp 9 ở THCS, do vậy HS đã có sẵn những khái niệm cơ bản nên ở chương trình học lớp 11 sẽ tiếp tục phát triển những kiến thức này đầy đủ và cụ thể hơn b. Khó khăn: - Nội dung chương trình học được giảm tải nên các bài học về hệ thấu kính không được đề cập trong chương trình, đây là một khó khăn lớn cho GV và HS khi học các bài về mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. - Các công thức xây dựng trong sách giáo khoa đều xét cho trường hợp đặc biệt hoặc công thức đã được giảm tải nhưng một số bài tập trong sách giáo khoa vẫn cho các dạng bài tập tổng quát và sử dụng công thức giảm tải đó. - Theo cấu trúc nội dung của sách giáo khoa thì không hấp dẫn cho HS vì nội dung bài học khô khan, nặng nề. Thêm vào đó, khả năng tưởng tượng và kiến thức về hình học của HS không được tốt thì cũng là trở ngại lớn cho các em khi học phần này. - Đây là chương cuối cùng của chương trình vật lí 11 nên áp lực về thời gian và thi cử cũng ảnh hưởng đến thời gian học tập. Theo phân phối chương trình thì với 15 tiết/7 bài học là quá ít để có thể hoàn thành chương trình. Do vậy, để dạy kịp theo phân phối chương trình thì HS không có thời gian để luyện tập. Nhờ E-book, HS có thể tự học những phần kiến thức trong phần Quang hình học nhiều hơn. Trong E-book mà tác giả sẽ thiết kế khai thác được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên như sau: - Nội dung kiến thức phần Quang hình học liên quan đến các hiện tượng thực tế. Vì vậy, E-book có những tư liệu trình bày về các hiện tượng Vật lí xảy ra xung quanh. Bên cạnh bổ sung thêm hiểu biết cho HS thì những tư liệu đó còn làm 59 cho HS thấy được vai trò của Vật lí trong cuộc sống giúp HS thích thú hơn khi học môn Vật lí. - Việc có sẵn những dụng cụ quang học hỗ trợ cho việc dạy học và một số nội dung mà HS đã được học ở THCS thì E-book chỉ cần gợi ý thông qua câu hỏi, hình ảnh minh họa dụng cụ đó đã có thể giúp HS nhớ lại những kiến thức cũ làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức mới. - Vì là chương cuối cùng của chương trình Vật lí lớp 11 và không có kiến thức trước đó làm nền tảng (chương trình giảm tải bài hệ thấu kính) nên hầu như ba bài kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn ít được GV quan tâm vì thế mà HS khi học phần này rất khó hiểu. Để khắc phục nhược điểm này thì E-book được thiết kế sẽ có thêm phần bài giảng về hệ thấu kính giúp HS trang bị kiến thức để học các bài kính tốt hơn. - Để cho việc học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn, E-book được thiết kế có hình ảnh minh họa, có flash, phim thí nghiệm, dữ liệu ghi âm hướng dẫn (đường truyền tia sáng đơn sắc qua lăng kính, vẽ ảnh của vật thật qua thấu kính) góp phần làm cho bài học được sinh động hơn, HS không cảm thấy bài học khô khan, nhàm chán và khó hiểu trong khi tự học. - Do phân phối chương trình hạn hẹp nên việc luyện tập những nội dung kiến thức trong phần Quang hình cũng hạn chế. Vì vậy, E-book có một kho dữ liệu các bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp HS củng cố kiến thức, luyện tập kiểm tra khả năng của chính mình. 2.2. CẤU TRÚC CỦA E-BOOK PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT LÍ 11, BAN CƠ BẢN Thông thường một bài giảng của E-book sẽ có cấu trúc như sau: - Trang chủ tức là bìa bài giảng: trang này giới thiệu thông tin về tên trường, tên bài học và các thông tin về tác giả - Trang kiểm tra bài cũ: gồm những câu hỏi có thể tự luận hay trắc nghiệm của bài học trước để kiểm tra kiến thức cũ của HS - Trang giới thiệu bài học: là trang mà giáo viên dùng để mở đầu bài học mới bằng một tình huống có vấn đề, thí nghiệm, hình ảnh hay đoạn phim về kiến thức mà HS sẽ được học trong bài mới. - Trang nội dung bài học: bao gồm các nội dung chi tiết của bài học. 60 - Trang củng cố kiến thức và vận dụng: trang này GV trình bày lại những nội dung kiến thức trọng tâm mà HS phải nắm vững, đồng thời đưa ra một số bài tập để HS áp dụng kiến thức vừa học được giải quyết nó. Trên những cơ sở lí luận đã nghiên cứu và cấu trúc E-book ở trên, chúng tôi đưa ra cấu trúc cho E-book trong luận văn này nhằm phát huy tính tự lực và tích cực học tập của HS như sau: 61 Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc của E-book Trang chủ Hướng dẫn học tập Bài 26 Bài Bài 34 Giới thiệu E-book Tác giả Bài giảng Bài 26 Bài Bài 34 Bài học Bài 26 Bài Bài 34 Bài tập tự luận Bài 26 Bài Bài 34 Trắc nghiệm Bài 26 Bài Bài 34 Vui học Ô chữ Lật tranh, đoán hình Game giải trí Tư liệu Kính Lippershey và Kính Galilei 10 KTV tiêu biểu KTV lớn nhất TG Em có biết Nội dung E- book QHH 62 Trong E-book này, tác giả đã chọn cách thiết kế bằng việc sử dụng phần mềm COURSELAB 2.4 kết hợp với một số phần mềm công cụ khác để tạo ra các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim Lý do mà tác giả chọn phần mềm COURSELAB 2.4 là vì nó có những đặc trưng nổi bật hơn so với các phần mềm soạn thảo khác. Cụ thể như sau: − Môi trường soạn thảo “thấy gì được nấy” dùng để tạo ra và quản lý các nội dung E-book tương tác chất lượng cao. − Không đòi hỏi kỹ năng về HTML hoặc lập trình. − Có khả năng tạo ra các bài kiểm tra tích hợp vào bài học. − Thêm bất kỳ nội dung đa phương tiện nào (Macromedia Flash, Shockwave, Java) và video dưới các định dạng khác nhau. − Dễ dàng thêm và đồng bộ hóa các tập tin âm thanh; − Nhập các trình chiếu của PowerPoint vào mô-đun học tập (cần phải cài thêm gói tùy chọn PowerPoint Import). − Cơ chế sao chụp màn hình dùng để mô phỏng hoạt động của các phần mềm khác nhau (cần phải cài thêm gói tùy chọn Screen Capture). − Ngôn ngữ mô tả hành động đơn giản (Simple intuitive action description language). − Không yêu cầu Java đối với lớp bài giảng. 63 2.2.1. Trang chủ Hình 2.3: Giao diện trang chủ Thanh tiêu đề (banner) và giao diện chính: thiết kế bằng Sothink Glanda xuất file dưới dạng flash rồi chèn vào Ebook cách làm như sau: - Mở chương trình Sothink Glanda, ở bảng New From Template chọn banner, sau đó chọn mẫu banner thích hợp. - Thay đổi hình ảnh của mẫu banner đã chọn: trên thanh tiêu đề vào Import rồi mở thư mục lưu hình ảnh muốn chọn thay thế → chọn open, sắp xếp hình ảnh vào theo sở thích. - Gõ chữ: chọn font chữ (bảng mã là VNI Windows), đánh chữ, chọn hiệu ứng cho chữ. - Chèn âm thanh: trên thanh tiêu đề chọn add sound → thư mục lưu âm thanh → chọn âm thanh thích hợp → nhấp OK. - Xem trước sản phẩm: trên thanh tiêu đề chọn biểu tượng của Preview để xem trước sản phẩm trước khi lưu. Nút nhấn liên kết Tựa đề Tên tác giả 64 - Lưu file: trên thanh tiêu đề chọn Export Movie → chọn thư mục đã tạo sẵn để lưu file → đặt tên rồi nhấp Ok. File xuất sẽ có dạng flash, chèn vào Ebook bằng các chức năng có trong CourseLab (Insert → Object → Media →Flash) Hình 2.4: Hình ảnh thanh tiêu đề của Sothink Glanda Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng Action trong CourseLab như sau: - Chọn nút cần tạo liên kết → nhấp chuột phải → chọn Action → trong Event chọn onclick (ở thanh bên trái) → trong action chọn GO TO (thanh bên phải) → trong khung Object nhấp double click vào GOTO rồi chọn Frame cần liên kết đến → OK. - Các nút liên kết này được thiết kế để đi đến từng nội dung: hướng dẫn học tập, giới thiệu, bài giảng, bài học, bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, tư liệu, vui học. Tạo một cửa sổ mới Nút Preview xem trước sản phẩm Chèn/thay đổi hình ảnh 65 2.2.2. Trang “nội dung E-book phần Quang hình học” Hình 2.5: Hình ảnh trang “nội dung E-book của phần Quang hình học” Thanh tiêu đề của trang được thiết kế bằng phần mềm Sothink Glanda. Nội dung chính của trang là file ghi âm của tác giả trình bày về các trang có trong E- book mà tác giả thiết kế giúp cho người học bước đầu tổng quát được nội dung mà mình sẽ được học. 66 2.2.3. Trang “hướng dẫn học tập” Hình 2.6: Hình ảnh trang “hướng dẫn học tập” Thanh tựa đề và hình ảnh trên giao diện: Thiết kế bằng Sothink Glanda - Mở chương trình lên, vào cửa sổ làm việc File → New (Blank Document), import hình nền, gõ chữ, thêm hiệu ứng cho chữ. - Xem trước file và lưu file như hướng dẫn trên trang chủ - Nếu muốn làm nhiều Scene thì ta làm như sau: làm trước scene 1 như trên rồi nhấp chuột phải vào cửa sổ scene 1 → Add scene. Làm tương tự như scene 1 để thêm các scene 2, 3, Để cho tập tin ở chế độ trình chiếu tự động: diễn hết scene này rồi chuyển sang scene kế tiếp, chọn scene, chuột phải, Properties → Action → Exit scene → Goto scene, chọn scene kế tiếp trong phim trình chiếu. - Insert vào Ebook bằng Insert → Object → Media → Flash - Các nút đi đến các bài được tạo bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng Action trong CourseLab - Những quả cầu liên kết giữa các trang được tạo bằng Photoshop CS4 Hướng dẫn cách tạo các quả cầu liên kết bằng phần mềm Photoshop CS4 67 Bước 1: vẽ hình nền - Bật chương trình photoshop CS4, vào File/New/tại ô Preset chọn 20 in x 20 in /chọn ok. - Xuất hiện trang background, chọn vào ô thu nhỏ. - Trang background thu nhỏ với tên là Untitled-1 - Tại trang Untitled-1 chỉnh màu của trang background - Tại ô công cụ chọn màu, click vào ô nằm trên đễ chọn màu ./xuất hiện ô Color Piker, chọn màu /ok. - Tiếp theo chọn ô thứ 2 nằm dưới, click vào ô thứ nhất để copy màu - Bước tiếp theo trong cửa sổ Untitled-1 chọn công cụ Elliptical Marquee Tool để vẽ hình tròn, giữ phím Shilt để hình được tròn. - Dùng công cụ Move Tool chọn hình tròn rồi dịch chuyển để tách hình ra khỏi nền. - Tiếp theo chọn New/ tại ô Preset chọn 20 in x 20 in /chọn ok. Trang mới là Untitled- 2. - Dùng công cụ Move Tool chọn tâm hình tròn kéo qua trang Untitled-2 Hình 2.7: Mô phỏng background Hình 2.8: Hướng dẫn cách chọn màu vùng background nằm trên Hình 2.9: Hướng dẫn cách chọn màu vùng background nằm dưới 68 - - Chọn hình tròn ở trang Untitled-1/Delete. - Tại trang Untitled-2 vẽ một hình elip nhỏ (tương tự như cách vẽ hình tròn ở trên nhưng không cần giữ phím shift) để làm điểm sáng cho hình. - Chỉnh bóng cho elip: vào chọn công cụ Gradient tool, hiệu chỉnh các số liệu. Hình 2.10: Hướng dẫn đưa vòng tròn từ Untitled-1 sang Untitled-2 Hình 2.11: Thanh công cụ chỉnh độ bóng mờ cho hình 69 Giữ chuột rồi kéo để tạo độ sáng tối( kéo từ dưới lên để tạo bóng từ dưới lên, kéo từ trên xuống để tạo bóng từ trên xuống .) - Sau khi hoàn thành dùng công cụ Move Tool di chuyển elip về trang Untitled-1.Vẽ thêm 1 elip nữa với kích thước lớn hơn - Sắp xếp 2 elip vào hình tròn cho hợp lý(phím Ctrl+t để chỉnh độ lớn nhỏ ). - Hình nền đã hoàn thành, bây giờ tiến hành cắt hình để ghép vào. Bước 2: cắt và ghép hình vào nền - Lấy hình cần dùng bằng cách double click vào vùng làm việc, xuất hiện bảng nhập Open, chọn thư mục lưu hình ảnh, chọn ảnh. - Cắt hình có thể dùng nhiều công cụ: + Cắt hình theo dạng hình học (hình elip,hình vuông,...). Có thể thay đổi kiểu hình bằng cách click phải chuột vào công cụ. Hình 2.12: Hướng dẫn chỉnh độ bóng mờ cho hình Hình 2.13: Hình ảnh hình nền hoàn chỉnh Hình 2.14: Vùng làm việc sau khi đã chọn 70 + Cắt hình theo dạng tự do (nối các điểm rồi kết thúc bằng điểm đầu tiên để tạo mảng cần cắt). - Sau khi tạo xong mảng cắt hình bằng công cụ Move Tool. Tách hình ra rồi di chuyển hình về trang Untitled-1 . - Lưu File thành File JPEG hoặc File PNG đều được. Vào File/Save as, xuất hiện bảng Save as: chọn địa chỉ lưu và đặt tên cho file chọn Save - Hoàn thành sản phẩm dưới dạng file ảnh và chèn vào Ebook bằng các chứa năng của CourseLab Hình 2.15: Công cụ cắt hình theo dạng hình học Hình 2.16: Công cụ cắt hình theo dạng tự do Hình 2.17: Hình sau khi đã cắt 71 - 2.2.4. Trang giới thiệu Hình 2.19: Hình ảnh trang “giới thiệu” - “Giới thiệu”: là trang dùng để giới thiệu về Ebook và thông tin tác giả. - Thanh tiêu đề của trang này cũng được thiết kế bằng phần mềm Sothink Glanda. - Chèn hình vào Ebook bằng thao tác Insert → Picture → From File → thư mục lưu ảnh cần chèn. - Dùng text trong CourseLab để viết chữ vào trang. Hình 2.18: Hình ảnh của quả cầu hoàn chỉnh 72 2.2.5. Trang bài giảng Hình 2.20: Hình ảnh trang “bài giảng” - Trang này gồm 8 bài học được cấu trúc như sách giáo khoa trong hai chương VI và chương VII của chương trình Vật lí lớp 11, ban cơ bản. Nội dung từng bài được giảng dạy như một tiết học trên lớp có kèm theo phim, hình ảnh minh họa và những đoạn ghi âm. - Tựa bài giảng được thiết kế bằng Sothink Glanda. - Các nút nhấn liên kết là các quả cầu được thiết kế bằng Adobe Photoshop CS. Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide bằng chức năng trong CourseLab như cách làm ở những trang phía trên. - Nội dung bài giảng được thiết kế trên nền CourseLab • Đối với phần nội dung bài giảng, gồm 8 slide ứng với mỗi bài, mỗi Slide chia ra nhiều Frame chứa toàn bộ nội dung bài giảng. + Có 8 slide tương ứng với 8 bài lí thuyết : bài 26 khúc xạ ánh sáng, bài 27 phản xạ toàn phần, bài 28 lăng kính, bài 29 thấu kính mỏng, bài 31 mắt, bài 32 kính lúp, bài 33 kính hiển vi, bài 34 kính thiên văn. 73 + Ở mỗi bài chứa đựng lý thuyết trong SGK, hình, video minh hoạ và phần ghi âm kèm theo. - Mỗi slide đều có thanh menu để di chuyển dễ dàng đến các trang khác, các bài khác và các frame khác trong bài. Trang bài học Hình 2.21: Hình ảnh trang “bài học” - Trang này trình bày nội dung kiến thức trọng tâm mà HS cần nhớ của 8 bài trong trang bài giảng ở phần trên. Đây là những kiến thức mà HS cần phải nhớ để giải các bài tập có liên quan - Phần thiết kế tương tự như trang bài giảng. 74 2.2.6. Trang bài tập tự luận Hình 2.22: Hình ảnh trang “bài tập tự luận” − Trang này có 81 bài tập tự luận bao gồm bài tập có lời giải và bài tập dành cho HS tự luyện từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao của 8 bài trong phần Quang hình học, giao diện của trang được thiết kế giống như các trang ở trên. − Hình ảnh của một trang bài tập tự luận cụ thể 75 Hình 2.23: Hình ảnh cụ thể của một trang bài tập tự luận Mỗi một bài tập sẽ có 3 nút liên kết được thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng Action trong CourseLab + Nút “hướng dẫn”: liên kết đến phần hướng dẫn, phần này gợi ý cho HS sử dụng công thức hoặc kiến thức nào đó để giải bài tập + Nút “bài giải”: liên kết đến phần giải bài tập, sau khi HS xem gợi ý hướng dẫn cách làm bài thì HS tự giải bài đó rồi so sánh bài giải của mình với bài giải có kết quả đúng bằng cách click chuột vào nút “bài giải” + Nút “bài tiếp theo”: là nút quay lại các bài tập có trong Frame, sau khi xem hướng dẫn hoặc bài giải của một bài nào đó thì đề bài của những bài còn lại sẽ mất, để nhìn thấy lại chúng phải nhấp vào nút này. - Nút “tiếp theo”: cho phép đi đến Frame kế tiếp của trang này 76 2.2.7. Trang trắc nghiệm Hình 2.24: Hình ảnh trang “trắc nghiệm” - Cách tạo bố cục, tựa đề, các nút liên kết củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_0046912103_9296_1871560.pdf
Tài liệu liên quan