Luận văn Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường trung học phổ thông

– Hoạt động theo chủ đềtháng: chỉnên lồng ghép hóa học vào các hoạt động

vào 1 trong 3 tiết NGLL trong từng tháng. Những tiết còn lại, GV vẫn phải đảm bảo

thực hiện nghiêm túc nhưphân phối chương trình của Bộ.

– Hoạt động ngoại khóa: Chọn khoảng thời gian sau khi HS thi xong. Việc

chọn thời điểm nhưvậy có hai tác dụng. Một mặt, khi đó HS có nhiều thời gian

chuẩn bị, có thểo bếcho chương trình một cách kĩlưỡng. Mặt khác, hoạt động cũng

là một cách tạo ra sân chơi thưgiãn cho HS sau kì thi, không đểcác em sa đà vào

những trò chơi không lành mạnh ngoài xã hội.

pdf164 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tác hại. * Nêu một số biện pháp đơn giản để khắc phục mà HS có thể tham gia. + Có tranh ảnh, mẫu vật minh họa. + Lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với đời sống hàng ngày. Ví dụ: Vấn đề sử dụng túi nilon; Vấn đề phân loại rác; HS trét kẹo sing gum ở mọi chỗ; HS dùng bút xóa vẽ bậy lên bàn ghế, tường… – HS trong lớp nêu ý kiến thắc mắc, chất vấn. – Các HS trong nhóm thay phiên nhau giải trình. b. Lưu ý – Vì hoạt động này chỉ sử dụng trong phạm vi một tiết học nên GV chỉ yêu cầu HS tìm hiểu môi trường xung quanh các em. Với những chủ đề lớn như mưa axit, hiệu ứng nhà kính,… do tốn nhiều thời gian chuẩn bị nên chúng tôi đưa vào hoạt động ngoại khóa. – Để phần báo cáo mang tính chất thuyết phục, GV có thể gợi ý HS trình bày sản phẩm bằng bài trình chiếu powerpoint. – Phân công nhiệm vụ trước khi báo cáo từ 2 – 3 tuần vì hoạt động tìm hiểu khá mất thời gian. – Cần xem qua sản phẩm của HS trước khi trình bày. – Không để HS sa đà vào các kiến thức hóa học, mà nhấn mạnh trọng tâm là những biện pháp bảo vệ môi trường. – GV tự tìm kiếm thêm tư liệu để hỏi thêm hoặc giúp đỡ khi HS bí. 2.3.4.2. Hoạt động 2: Tệ nạn trong học đường a. Mô tả hoạt động Cũng như hoạt động 1 nhưng thay đổi một số yêu cầu: + Nội dung: các tệ nạn xã hội có liên quan đến kiến thức hóa học, ví dụ: ma túy, thuốc lá, rượu bia, thói quen sinh hoạt ăn uống do mê tín dị đoan… + Liên hệ thực tế: TN với tệ nạn xã hội trong học đường. + Nêu ra một số biện pháp bảo vệ bản thân, tránh xa mọi cám dỗ. b. Lưu ý – Trong hoạt động này, GV cần nhấn mạnh vào trọng tâm: + Làm thế nào để bảo vệ bản thân tránh xa những tệ nạn xã hội? + Cách đối xử với những bạn có biểu hiện dính vào tệ nạn. – Yêu cầu HS chuẩn bị hai nội dung này, sau đó đem lên lớp thảo luận. – Có thể cho HS diễn thành hoạt cảnh, minh họa cho tác hại của các tệ nạn. 2.3.4.3. Hoạt động 3: Bùa trừ tà ma a. Mô tả hoạt động – Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm với các yêu cầu: + Nội dung: một tệ nạn mê tín dị đoan liên quan đến hóa chất, cụ thể: thuốc chữa bệnh “thần kỳ”, bùa trừ tà ma… + Giải thích được bản chất hóa học của các hiện tượng “kì lạ” đó. + Tuyên truyền nhằm giúp người thân không bị mắc lừa. + Sử dụng 1 thí nghiệm minh họa. b. Lưu ý – Hoạt động này tuy không khó, nhưng do HS ít tiếp xúc, nên không biết nguồn tìm tư liệu. Do đó, GV cần gợi ý cho các em cụ thể về những mánh khóe mà các thầy hay dùng, và để các em lựa chọn trong số đó để thể hiện thành tiểu phẩm. – GV cần duyệt qua phần giải thích hiện tượng của các em để tránh bị sai sót về mặt kiến thức. 2.3.4.4. Hoạt động 4: Bạn biết gì về ma túy? a. Mô tả hoạt động – GV chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ: + Nhóm thứ nhất: tìm hiểu về lợi ích của một số chất gây nghiện với các nội dung: tên gọi, phạm vi sử dụng, tác dụng… Giải thích được tác dụng dựa trên các tính chất lí hóa học. + Nhóm thứ hai: tìm hiểu về tác hại của ma túy về mặt thể chất và tinh thần. + Nhóm thứ ba: tìm hiểu thực trạng tệ nạn ma túy trong xã hội, chủ yếu là trong học đường. + Nhóm thứ tư: tìm hiểu về trách nhiệm của HS trong việc phòng chống tệ nạn ma túy. b. Lưu ý – Nội dung chuẩn bị của nhóm hai có thể được chuyển hóa thành tiểu phẩm, nhằm giúp các em nhận thấy rõ tác hại của ma túy. – Hoạt động này nếu làm không khéo dễ dẫn đến hiểu lầm từ phía HS. Do đó GV cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để điều chỉnh khi các em có những nhận định sai lầm về tác dụng của một số chất ma túy có ích. – Phần ích lợi chỉ nên cho HS lược qua ngắn gọn bằng cách giới thiệu một số loại thuốc có chứa chất gây nghiện được sử dụng trong y học. Hoạt động cần nhấn mạnh vào nội dung do nhóm 2, 3, 4 chuẩn bị. – HS sử dụng tranh ảnh, hình vẽ thay cho mẫu vật thật. 2.3.4.5. Hoạt động 5: Khi Mị Châu là dân chuyên Hóa a. Mô tả hoạt động Một nhóm HS trong lớp làm vở kịch về An Dương Vương với các yêu cầu:  Thời gian: 5 – 7’.  Thời điểm: Diễn vào đầu giờ học, nhằm gây ấn tượng với HS.  Nhấn mạnh được trọng tâm: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.  Sử dụng vài thí nghiệm hóa học vui minh họa với các ý tưởng: * Khi Mị Châu cùng cha trốn về biển Đông, Mị Châu dùng nhiều cách để báo tin cho Trọng Thủy: thư bí mật; rắc hóa chất trên đường đi, khi gió thổi khô thì sẽ hiện ra vệt. * Vua cha giết chết Mị Châu bằng thuốc độc hóa học. b. Lưu ý – Hoạt động này tổ chức nhằm tạo cho HS không khí vui vẻ, nên không nhất thiết phải chuẩn bị cầu kỳ về trang phục, bối cảnh… – Cần để HS nhấn mạnh vào trọng tâm vở kịch: biết tỉnh táo trước mọi âm mưu của kẻ thù. – Yêu cầu HS tự rút ra bài học thông qua ý nghĩa của tiểu phẩm. Có thể cho các em liên hệ với thực tế, giúp các em hiểu rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 2.3.4.6. Tác dụng của các hoạt động về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của TN 1. Về nhận thức: – Củng cố kiến thức hóa học. – Thấy được tầm quan trọng của kiến thức hóa học trong thực tiễn. – Thấy được tác hại của một số hóa chất cụ thể đối với môi trường trong hoạt động “Hóa chất gây hại cho môi trường như thế nào?”, và đời sống con người với hoạt động “Bạn biết gì về ma túy”… – Biết được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm. – Hiểu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. – Biết cách từ chối, biết tự vệ khi bị lôi kéo vào các tệ nạn. – Biết cách vận dụng kiến thức lí thuyết làm sáng tỏ những bí ẩn của thực tiễn, hiểu thực chất của những mẹo do các thầy làm ra để lừa người dân qua hoạt động “Bùa trừ tà ma”. – Tác dụng thật của một số chất ma túy có lợi cũng như tác hại to lớn khi dùng không đúng cách. – Thấy được trách nhiệm của thanh niên trong việc phòng chống tệ nạn ma túy, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 2. Về kĩ năng: – Kĩ năng liên hệ kiến thức lí thuyết – thực tiễn. – Kĩ năng tiến hành thí nghiệm: trong hoạt động “Bùa trừ tà ma” và “Khi Mị Châu là dân chuyên Hóa”. – Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. – Kĩ năng làm việc tập thể. – Kĩ năng thuyết trình. – Khả năng tuyên truyền, thuyết phục. 3. Về tư tưởng, thái độ: – Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và cụ thể hóa ý thức đó thành những hành động có ý nghĩa. – Hình thành tư tưởng sống lành mạnh, trong sạch và tuyên truyền tư tưởng sống lành mạnh cho mọi người. – Có thái độ tích cực trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. – Có cái nhìn đúng đắn với những người không may bị lôi kéo vào các tệ nạn. – Biết cách tự bảo vệ bản thân tránh xa mọi cám dỗ. – Thấy được trách nhiệm của TN trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Cần phải tỉnh táo trước mọi âm mưu của kẻ thù. 2.3.5. Tháng 1: Các hoạt động tìm hiểu về bản sắc dân tộc 2.3.5.1. Hoạt động 1: Em làm nhà khảo cổ a. Mô tả hoạt động – GV chia lớp thành 3 tổ. – Mỗi tổ phụ trách tìm tư liệu, tranh ảnh, bài báo về những nội dung sau: + Những phương pháp bảo tồn di sản văn hóa bằng chất hóa học. + Phương pháp xác định tuổi cổ vật bằng C14. + Một số phương pháp trùng tu cổ vật. – Giải thích cụ thể vai trò của phương pháp hóa học trong mỗi công việc. – Nêu minh họa thực tiễn cho từng nội dung. – Trình bày trước lớp, bao gồm cả sản phẩm đi kèm (nếu có). – Sau khi nghe mỗi tỗ trình bày, các tổ còn lại sẽ đặt câu hỏi chất vấn. b. Lưu ý – Đề tài này khá khó, đòi hỏi GV phải gợi ý cho HS từng khâu: nơi tìm tư liệu (cụ thể là sách nào, trang web nào)… – GV cần tìm thêm tư liệu liên quan đến các di sản trên thế giới, giúp HS làm phong phú thêm tri thức cho mình. 2.3.5.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tập quán a. Mô tả hoạt động Mỗi tổ phụ trách kể một câu chuyện hoặc diễn một tiểu phẩm với các yêu cầu: + Nội dung: những phong tục, tập quán lâu đời của các dân tộc mà em biết. Ví dụ: Nhai trầu; gội đầu bằng bồ kết; xông nước để trị bệnh… + Phong tục có gắn với kiến thức hóa học . + Giải thích được hiện tượng bằng kiến thức hóa học . b. Lưu ý – GV sưu tầm thêm một số tập quán, làm phong phú thêm tri thức cho HS. – GV cần nhấn mạnh: mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán khác nhau. Có những phong tục tốt cần được duy trì và phát huy. Song cũng có những phong tục đã bị lạc hậu so với tiến bộ xã hội và cần loại bỏ. Để minh chứng cho điều này, GV có thể nêu một số ví dụ các thói quen mê tín, dị đoan. 2.3.5.3. Hoạt động 3: Điều kì diệu của tự nhiên a. Mô tả hoạt động Một nhóm HS chuẩn bị tiểu phẩm với nội dung: + Người con: HS được tham quan cùng lớp, cảm thấy rất thú vị với một số hiện tượng tự nhiên trong các di sản văn hóa. + Người cha: giải thích các hiện tượng tự nhiên ấy bằng kiến thức hóa học. + Ví dụ: Quá trình hình thành thạch nhũ trong động Phong Nha – Kẻ Bàng. Hình 2.4. Hiện tượng thạch nhũ tại động Phong Nha – Kẻ Bàng. b. Lưu ý – Người cha trong vở kịch nên là một bạn giỏi Hóa, để nếu khán giả bắt bẻ, em có thể tự trả lời được. – GV tìm thêm tư liệu, giới thiệu cho HS nghe về những thắng cảnh tự nhiên khác có sự góp sức của hóa học. 2.3.5.4. Hoạt động 4: Học Hóa bằng ca dao a. Mô tả hoạt động – Yêu cầu các HS trong lớp tập sưu tầm, giải thích các câu ca dao tục ngữ bằng hiện tượng hóa học. – Ví dụ: + Nước chảy đá mòn + Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phát cờ mà lên b. Lưu ý – Chỉ nên sử dụng hoạt động trong giờ giải lao của tiết NGLL. – Có thể cho HS đố lẫn nhau về những hiện tượng này. 2.3.5.5. Tác dụng của các hoạt động tìm hiểu về bản sắc dân tộc 1. Về nhận thức – Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về giá trị văn hóa của dân tộc. – Tích lũy thêm thông tin về cách bảo tồn, xác định tuổi của di sản văn hóa. – Hiểu được vai trò của hóa học trong bảo tồn di sản. – Hiểu được phong tục, tập quán của một số dân tộc. – Hiểu được vai trò của hóa học đối với đời sống hàng ngày thông qua những phong tục, tập quán quen thuộc. 2. Về kĩ năng – Kĩ năng thu thập tư liệu. – Biết cách phân tích, đánh giá giá trị của di sản. – Kĩ năng tiến hành thí nghiệm. – Kĩ năng đóng vai. – Kĩ năng giải thích được các hiện tượng thực tế bằng hóa học: dùng C14 để xác định tuổi cổ vật, giải thích hiện tượng thạch nhũ, các tập quán, các câu ca dao… – Phát huy khả năng sáng tạo nhằm làm cho những kiến thức trở nên sinh động hơn, vì nội dung hoạt động của tháng này khá khô khan. 3. Về tư tưởng – Có thái độ tôn trọng, quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hóa. – Xây dựng ý thức quan tâm đến di sản văn hóa của dân tộc, biết tìm hiểu phong tục, tập quán của các địa phương. – Có thái độ tự hào vì truyền thống văn hóa dân tộc. – Biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt, đồng thời không đồng tình với những hoạt động mê tín dị đoan, đi ngược sự phát triển chung. – Tạo sự thú vị cho HS về mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ – hóa học. – Làm tăng niềm say mê, hứng thú với việc tìm hiểu về các di sản. – Thêm tự hào vì đất nước có nhiều món quà do thiên nhiên ban tặng: tiểu phẩm “Điều kì diệu của tự nhiên”. 2.3.6. Tháng 3: Các hoạt động tìm hiểu về ngành nghề 2.3.6.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngành liên quan đến các môn học trong nhà trường a. Mô tả hoạt động – Mỗi tổ phụ trách tìm hiểu về một nhóm ngành liên quan trực tiếp tới một số môn học: lý, hóa, địa, anh… với các yêu cầu sau: + Liệt kê các ngành nghề liên quan: tên, đặc điểm, những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, nơi đào tạo. + Thời gian thuyết trình: 3 – 5’. – HS trong lớp đặt câu hỏi với tổ trình bày. b. Lưu ý – Ở mỗi bộ môn, HS chỉ nên trình bày ngắn gọn từ 2 – 3 ngành nghề, không nên đi quá nhiều. Khi HS trong lớp nêu ý kiến thắc mắc về một ngành nào đó, các em mới giải thích kĩ lưỡng, đầy đủ. – GV nên thu thập thêm tư liệu để giải đáp thêm cho HS. – Có thể phối hợp với ban hướng nghiệp để thực hiện hoạt động này. – Để hoạt động thêm sinh động, GV gợi ý cho HS tìm các bài hát nói về ngành nghề trong xã hội, trình bày vào giờ giải lao. 2.3.6.2. Hoạt động 2: Tiếp thị viên dễ thương a. Mô tả hoạt động – GV chia HS trong lớp thành 4 tổ. Mỗi tổ đóng vai nhân viên tiếp thị của một trong các sản phẩm sau: Phân bón ; Xi măng; Vật liệu polime; Các loại chất tẩy rửa. – Khi đi tiếp thị sản phẩm, những nhân viên này phải đảm bảo những yêu cầu: + Nêu được đặc điểm, tính chất sản phẩm. + Có mẫu vật hoặc tranh ảnh minh họa về tác dụng sản phẩm. + Giải đáp được ý kiến của các bạn về sản phẩm. + Thuyết phục được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất. – Cuối buổi, tổ nào “bán” được nhiều sản phẩm nhất, tổ đó sẽ chiến thắng. – Khi một tổ đóng vai tiếp thị viên, những tổ còn lại là người tiêu dùng. – Có thể cho HS bình chọn “tiếp thị viên dễ thương nhất”. b. Lưu ý – HS có thể sử dụng mô hình thay cho mẫu vật thật. – Không để HS đi quá sa đà vào một sản phẩm, GV cần nhấn mạnh trước: ý kiến thắc mắc không đi quá xa, không tìm cách bắt bí bạn mình. Đội nào phạm qui sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. – Kết thúc hoạt động, GV cho HS trong lớp nhận xét ưu điểm – hạn chế của nhau về các mặt: kiến thức; tư liệu, hình ảnh đi kèm; cách tiếp thị… – Nêu lên ý nghĩa của hoạt động: nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng cũng có những yêu cầu riêng đối với người lao động. Từ đó hình thành trong suy nghĩ của các em thái độ tôn trọng đối với tất cả các ngành nghề trong xã hội, và có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng bản thân từ lúc còn trên ghế nhà trường. 2.3.6.3. Hoạt động 3: Nhân viên vệ sinh thực phẩm a. Mô tả hoạt động – GV chia HS trong lớp thành 4 tổ. Mỗi tổ đóng vai nhóm nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm. – Nhiệm vụ của nhóm nhân viên này bao gồm: + Nêu đặc điểm một số loại thực phẩm sử dụng hóa chất để bảo quản. + Nói lên tác hại của việc dùng hóa chất bảo quản quá liều. + Đưa ra cách nhận biết thực phẩm không an toàn. + Tuyên truyền về thực phẩm sạch. – Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Lấy những sản phẩm gần gũi với cuộc sống hàng ngày để kiểm tra vệ sinh, an toàn. + Giải thích được tác hại của việc sử dụng quá liều chất bảo quản dựa trên kiến thức đã học. + Có tranh ảnh, bài báo minh họa. b. Lưu ý – Vì nội dung này khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày, HS dễ sa đà vào nội dung “làm sao để phân biệt thức ăn tốt và xấu”. Do đó, GV cần quy ước trước với các em: tập trung vào nội dung chính là “đóng vai” một nhân viên. – Trong thang điểm chỉ nên cho nội dung tuyên truyền một phần điểm nhỏ. – Lưu ý HS giải thích các hiện tượng rõ ràng, không dựa vào dư luận. 2.3.6.4. Hoạt động 4: Thanh tra viên môi trường a. Mô tả hoạt động – Mỗi tổ đóng vai trò là một nhóm thanh tra viên môi trường, tìm hiểu về một trong các vấn đề sau: + Hiệu ứng nhà kính + Lỗ thủng tầng ozon + Rác thải công nghiệp + Thuốc trừ sâu – đất nông nghiệp + Phân bón – đất nông nghiệp – Trong đó HS phải trình bày được: nguyên nhân, thực trạng, tác hại, giải pháp khắc phục với các yêu cầu: + Thời gian trình bày: 4 – 5’. + Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ minh họa + Có tính thực tế, gần gũi với đời sống hàng ngày. – Sau khi nghe mỗi tỗ trình bày, các tổ còn lại sẽ đặt câu hỏi chất vấn. b. Lưu ý – Vì đây chỉ là hoạt động trong tiết NGLL nên GV cần lưu ý HS làm dưới dạng quy mô nhỏ: thu thập tài liệu, giải thích nguyên nhân và một số cách khắc phục cơ bản mà HS có thể tham gia được. Để làm thành quy mô lớn, chúng tôi sẽ giới thiệu vào hoạt động trong giờ ngoại khóa sau. – Những nội dung đã giới thiệu ở trên mang tính chất toàn cầu, cả thế giới cùng quan tâm, nếu HS đi rộng ra tìm hiểu, điều tra các nước khác sẽ rất mất thời gian. Do vậy, GV cần lưu ý bó hẹp phạm vi tìm tư liệu là ở Việt Nam. – Biện pháp khắc phục phù hợp với khả năng của HS, không đi sâu vào những giải pháp lớn lao mà thế giới đang nghiên cứu. – Câu hỏi chất vấn của HS tổ khác chỉ được phép bó hẹp trong phạm vi quốc gia. GV cần nhắc nhở ngay từ đầu để HS không đi lan man ra ngoài đề tài. 2.3.6.5. Hoạt động 5: Chọn nghề theo phong trào, nên hay không? a. Mô tả hoạt động – Xây dựng một tiểu phẩm với các yêu cầu: + Nội dung: người con đến tuổi trưởng thành, nói chuyện với cha về việc chọn nghề tương lai. + Trọng tâm: băn khoăn của người con không biết nên chọn nghề mình thích hay nghề theo phong trào. + Yêu cầu: Có thí nghiệm lồng ghép, tạo không khí sinh động. + Thời gian: 5 – 7’. b. Lưu ý – Để làm nổi bật trọng tâm của tiểu phẩm, cần tạo ra hai tình huống khác biệt: + HS muốn học nghề, nhưng bạn bè lại rủ nhau thi vào Đại học, Cao đẳng. Em tự biết năng lực không đủ, nhưng lại rất ngại nói với bạn bè. + HS muốn thi vào Cao đẳng sân khấu điện ảnh, song bạn bè em khuyên không nên vì ngành đó không có tương lai ổn định… – GV cần duyệt kĩ kịch bản về vai người cha: + Không phản đối xu hướng chung của giới trẻ. Điều không nên là vì chạy theo xu hướng mà không tính đến điều kiện, năng lực của bản thân. + Không o ép HS phải đi theo một hướng nhất định. Quyết định cuối cùng vẫn ở các em. + Để thêm phần thuyết phục, sát với thực tế, “người cha” có thể tỏ một chút thái độ không vui khi thấy con mình đưa ra ý kiến học nghề. – Để khán giả tham gia bằng cách: sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV hỏi cả lớp: + Theo em, trong tình huống này, em nên xử lí như thế nào? + Nếu là người cha trong tiểu phẩm, em sẽ khuyên con mình thế nào? – Nếu có sự tham gia của phụ huynh, hoạt động sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. 2.3.6.6. Hoạt động 6: Những nhà ảo thuật tài ba a. Mô tả hoạt động – Một nhóm HS đóng vai “những nhà ảo thuật tài ba”. – Nhiệm vụ của các nhà ảo thuật: Thực hiện những thí nghiệm vui tạo sự hứng thú cho lớp học vào thời điểm giữa giờ giải lao hoặc đầu tiết học. – Yêu cầu thí nghiệm: an toàn, thành công, vệ sinh. – Có thể cho HS đố các bạn trong lớp giải thích về các hiện tượng đã quan sát. b. Lưu ý – Trước khi bắt đầu màn trình diễn, MC giới thiệu: “Xin chào tất cả các bạn. Trở thành David Coperfield thứ hai là niềm mơ ước lớn nhất của chúng tôi. Vì vậy ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi đã tích cực tập luyện để biến ước mơ thành hiện thực. Sau một thời gian, sự nỗ lực của chúng tôi đã có những thành quả nhất định. Ngày hôm nay, xin được phép giới thiệu nhóm ảo thuật gia “Tắc kè bông” với những màn trình diễn có một không hai. Chúng tôi rất hi vọng mình có thể đóng góp chút công sức, mang niềm vui đến cho mọi người…” . Như vậy vừa gây được sự chú ý của HS trong lớp, vừa nêu được ý nghĩa của màn trình diễn là giới thiệu đến các bạn một ngành nghề trong xã hội, cùng với quyết tâm nỗ lực phấn đấu từ bây giờ. – Nên sử dụng những thí nghiệm táo bạo, gây hứng thú cho HS. – Gợi ý cho các nhà ảo thuật chuẩn bị trang phục trình diễn thật bắt mắt, tạo không khí vui nhộn. 2.3.6.7. Hoạt động 7: Nghề nào có Hóa nhỉ? a. Mô tả hoạt động – Xây dựng một tiểu phẩm với các yêu cầu: + Nội dung: HS có năng khiếu, sở trường về môn Hóa, muốn chọn nghề, hỏi ý kiến cha mẹ, thầy cô giáo, trò chuyện với bạn bè, gặp nhà tư vấn. + Yêu cầu: Trong tiểu phẩm này, vai diễn phụ huynh (hoặc GV) phải thể hiện được mình là người tư vấn, định hướng cho HS chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích. b. Lưu ý – Không nên để tiểu phẩm kết thúc bằng nội dung đứa con chọn một trong những ngành nghề do người cha đưa ra. Trong tình huống đó, HS sẽ hình thành suy nghĩ: con cái chỉ được phép lựa chọn ngành trong số bố mẹ đã tính toán. Thay vào đó, nên có một kết thúc mở: người con đồng ý sẽ suy nghĩ về những điều cha dạy và sẽ tự quyết định. – Tiểu phẩm cần nhấn mạnh được ý: khi chọn ngành nghề, nhất thiết phải dựa trên sở trường, năng lực của bản thân, đồng thời có tính tới nhu cầu của xã hội. – GV gợi ý cho HS đặc điểm một số nghề, không để các em tự biên tự diễn hết vì bản thân các em cũng chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết về những vấn đề này. – Tiểu phẩm nên bó gọn trong một số nghề nghiệp mà HS có hứng thú. GV có thể tiến hành điều tra sơ bộ tâm lí, nhu cầu của HS trước khi xây dựng tiểu phẩm. 2.3.6.8. Tác dụng của các hoạt động tìm hiểu về ngành nghề 1. Về nhận thức – Củng cố kiến thức hóa học. – Mở rộng kiến thức, tìm hiểu về các lĩnh vực: môi trường, thực phẩm, ngành tiếp thị, thanh tra… – Thấy được mối liên hệ hóa học – sản xuất. – Có kiến thức tổng hợp về hóa học – môi trường qua hoạt động “thanh tra viên môi trường”. – Tìm hiểu đặc điểm một số ngành nghề, nhất là những ngành nghề mà bản thân đang có hướng tiếp cận và những ngành nghề liên quan đến bộ môn hóa học. – Hiểu mỗi môn học trong trường phổ thông đều đóng vai trò quan trọng trong các ngành nghề và muốn có một nghề trong xã hội cần phải nỗ lực ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường. – Hiểu tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp dựa theo nhu cầu, sở trường của bản thân. – Nắm được xu hướng chung của các bạn cùng trang lứa. 2. Về kĩ năng – Thu thập tư liệu, tìm hiểu về đặc tính các sản phẩm, nguồn gốc các hiện tượng ô nhiễm môi trường… hay công việc của một số ngành nghề trong xã hội. – Đóng vai: tiếp thị, thanh tra, nhà ảo thuật, vai người cha… – Phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm các ngành nghề khác nhau. – Phân tích, đánh giá xem bản thân có đủ năng lực, phẩm chất phù hợp với nghề hay không. – Xử lí tình huống trong trường hợp: + Người tiêu dùng thắc mắc về chất lượng sản phẩm. + Người cha khuyên con trong việc chọn ngành nghề. – Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình: trong hoạt động “tiếp thị viên dễ thương”. – Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm một cách thuần thục trong hoạt động “nhà ảo thuật tài ba” vì các em đang đóng vai nhà ảo thuật. – Phát huy khả năng sáng tạo với những màn ảo thuật ấn tượng. – Với khán giả: rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Về tư tưởng – Có ý thức tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội cũng như việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với điều kiện bản thân. Qua đó rèn luyện tính chủ động, tự giác với mọi việc làm của mình. – Có ý thức học tập nghiêm túc, tạo điều kiện phát triển năng lực bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của ngành nghề. – Có thái độ tôn trọng đối với tất cả các ngành nghề trong xã hội. Mỗi ngành nghề trong xã hội, nhìn bên ngoài có vẻ đơn giản, nhưng cũng có những yêu cầu riêng đối với người lao động. – Tự tin, năng động: khi chào mời khách hàng, khi tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền về môi trường… – Ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống nhân loại, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường. – Có cái nhìn thú vị về quan điểm “rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường” qua hoạt động “nhà ảo thuật tài ba”. 2.3.7. Tháng 4: Các hoạt động thể hiện tinh thần hợp tác Trọng tâm của HĐGD NGLL tháng này là giúp HS biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp nhau cùng tiến bộ. Do đó, những hình thức hoạt động của chúng tôi trong chủ đề này chủ yếu nhằm vào việc rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể cho HS. Trong những hoạt động được liệt kê ở các chủ đề trước, hầu như hoạt động nào cũng có tác dụng rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể. Để đổi mới hoạt động gây hứng thú cho HS, trong tháng này, chúng tôi sẽ thiết kế hoạt động dưới hình thức trò chơi, đố vui… 2.3.7.1. Hoạt động 1: Tiếp sức với chai lọ a. Mô tả hoạt động – GV chọn một số HS bất kỳ và chia thành 4 đội. Mỗi đội gồm 4 – 5 em. – Đại diện từng đội lên bốc thăm chọn thí nghiệm cần tiến hành. – Sau khi bốc thăm, mỗi đội có 90” thảo luận. – Lần lượt các thành viên có 3 – 5’ để thực hiện những thao tác sau: + Ghi chú dụng cụ, hóa chất cần thiết lên bảng. + Chọn dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm của mình. + Tiến hành thí nghiệm (giơ cao cho cả lớp quan sát). + Diễn tả hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hóa học. – Yêu cầu khi tham gia: + Tất cả các thành viên trong đội đều phải tham gia. + Mỗi thành viên chỉ bước lên khu vực thí nghiệm một lần. + Trong lúc thành viên này tiến hành, các thành viên còn lại không được phép nhắc nhở. + Thí nghiệm phải thành công, nhìn thấy rõ hiện tượng. + Thao tác làm thí nghiệm đúng chuẩn. + Giải thích ngắn gọn bằng phản ứng hóa học. – Sau khi đội thứ nhất xong, đội thứ hai mới được bốc thăm câu hỏi. – BGK gồm có: GVCN, GV bộ môn Hóa, lớp trưởng (hoặc bí thư chi đoàn), cán sự Hóa. – Thang điểm dựa trên các tiêu chuẩn sau: + Phân công nhiệm vụ hợp lí: thành viên nào cũng làm một lượng công việc tương đương nhau. + Thí nghiệm thành công, hiện tượng rõ ràng. + Thao tác khoa học, chuẩn mực. + Thuyết minh, giải thích đúng. + Trừ điểm nếu phạm qui. b. Lưu ý – 4 thí nghiệm của 4 đội phải tương đương nhau về: độ khó, thời gian tiến hành, số lượng dụng cụ hóa chất. – Dụng cụ, hóa chất của cả 4 nhóm để chung tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90251-LVHH-PPDH018.pdf