Luận văn Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hoá hữu cơ lớp 11 ban cơ bản

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .5

1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website .5

1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book .6

1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học .7

1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học.9

1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học.9

1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học.11

1.2.3. Phương pháp học tập hóa học.13

1.3. Tự học .18

1.3.1. Thế nào là tự học .18

1.3.2. Vai trò của tự học.19

1.3.3. Một số phương châm trong tự học.20

1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học .21

1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó.22

1.4. Tổng quan về website.24

1.4.1. Khái niệm về website .24

1.4.2. Khái niệm website dạy học .24

1.4.3. Ưu điểm của website dạy học.24

1.4.4. Hạn chế của website dạy học.25

pdf155 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hoá hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo các yêu cầu sau: - Hệ thống lý thuyết hóa hữu cơ 11 phải bám sát chương trình ban cơ bản, nội dung phải đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó cần có những nội dung nâng cao, bổ sung thêm nhằm giúp HS vừa có thể tự ôn tập, đồng thời củng cố và nâng cao thêm. - Hệ thống bài tập phải đa dạng, nhiều chủ đề, nhiều mức độ cả dễ và khó, gồm bài tập trắc nghiệm và tự luận. Phải luôn kiểm tra độ tin cậy của các bài tập, bằng cách giải lại các bài tập đã biên soạn. Đồng thời cung cấp cho HS những phương pháp giải bài tập thường gặp trong hóa hữu cơ kèm theo ví dụ áp dụng. - Cung cấp nhiều phim thí nghiệm quan trọng trong chương trình học nhằm hướng dẫn HS các thao tác, trình tự tiến hành các thí nghiệm. Những kiến thức trừu tượng, phức tạp thì nên có những hình ảnh minh họa để giúp HS tiếp thu kiến thức được dễ dàng hơn: cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, quá trình lai hóa các obitan nguyên tử, - Cung cấp nhiều thông tin, tài liệu tham khảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tăng thêm kiến thức cho HS, như: truyện kể về các nguyên tố hóa học, cuộc đời của các nhà hóa học nổi tiếng trên thế giới, - Ngoài nội dung chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động tự học, cần có những kiến thức liên quan đến thực tế ứng dụng của hóa học trong đời sống, sản xuất hay 49 những hiện tượng tự nhiên được giải thích dưới lăng kính hóa học, Tất cả phải gần gũi, sinh động, hấp dẫn và thiết thực. 2.2.3. Về hình thức Đây là yếu tố đầu tiên tác động vào thị giác, nên việc thiết kế hình thức website hấp dẫn sẽ tạo được sự thích thú, lôi cuốn muốn tìm hiểu nơi người sử dụng. Do đó việc thiết kế hình thức phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giao diện phải đẹp mắt, hấp dẫn, thân thiện. Bố cục phải hợp lí, thống nhất giữa các trang có nội dung tương tự nhau nhằm tạo sự thuận lợi khi sử dụng. - Màu sắc phải hài hòa, phù hợp với những nội dung khác nhau. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ làm cho website trở nên lòe loẹt và phản cảm. Giữa màu nền và màu font chữ phải phù hợp, dễ nhìn, không dùng những màu tương phản nhau: xanh lá và vàng, xanh dương và nâu sậm, - Hình ảnh phải phù hợp, sinh động, khoa học, phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ làm loãng nội dung của kiến thức và làm chậm tốc độ truy cập. Do đó, việc sử dụng hình ảnh như là một phương tiện để minh họa và làm sinh động cho nội dung kiến thức chứ không phải lạm dụng làm lu mờ nội dung. - Font chữ phải phù hợp với những nội dung khác nhau. Nên sử dụng những font chữ quen thuộc, phổ biến trên nhiều trình duyệt web khác nhau: Times New Roman, Arial, Vn Time,nhưng không nên sử dụng quá nhiều font sẽ gây phản cảm và khó khăn trong sử dụng. - Đối tượng chính là HS lớp 11 nên từ ngữ sử dụng trong website phải dễ hiểu, đúng thuật ngữ hóa học. Phải cập nhật những thuật ngữ hoặc danh pháp trong SGK mới nhất để đảm bảo tính thống nhất, không thể có hai cách dùng từ trong cùng một khái niệm, định nghĩa. Từ ngữ không quá mang tính hàn lâm khoa học, tránh dùng từ địa phương, các từ đa hoặc tối nghĩa. - Kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả, đọc lại những nội dung (chủ yếu dưới định dạng Word) nhiều lần, nhờ đồng nghiệp hoặc bạn bè kiểm tra giúp. 50 2.2.4. Về tính năng - Đối tượng chính là HS lớp 11 THPT nên trình độ tin học có thể còn hạn chế, không đồng đều giữa các khu vực thành thị và vùng ven, do đó việc thiết kế website cần phải đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng, không cần yêu cầu cao về trình độ tin học. Đồng thời cũng không đòi hỏi cao về cấu hình máy tính. - Dễ upload tài liệu khi cần thiết, hạn chế tối đa thời gian download. Nếu thời gian tải tài liệu quá lâu sẽ làm nản lòng người sử dụng. Hạn chế đưa vào website những hình ảnh, video clip có dung lượng lớn vì sẽ cần nhiều thời gian để download những nội dung này. Những hình ảnh khi đưa vào website nên chuyển sang những đuôi quen thuộc, phổ biến: .jpg, .jepg; còn những video nên chuyển sang đuôi: .wmv, .flv, .mp4. - Các đường link phải được thiết kế rõ ràng, dễ nhìn. Người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy các đường link cần thiết để qua trang tiếp theo hay xem tiếp một nội dung cần thiết. Có thể dùng các biểu tượng hay hình ảnh để tượng trưng cho các đường link. 2.3. Quy trình thiết kế website Căn cứ vào mục tiêu và các nguyên tắc ở trên, chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết website như sau: 2.3.1. Định hướng việc thiết kế website - Xác định các tài nguyên cần thiết để xây dựng website: SGK, SBT, sách tham khảo, bài giảng, video clip, hình ảnh, - Xác định cấu trúc (bố cục) website: cấu trúc trang chủ và các trang con. - Xác định công cụ (ngôn ngữ) chính dùng để thiết kế website: Macromedia Dreamweaver, C#, và một số phần mềm hỗ trợ: Adobe Photoshop, Macromedia Flash, Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình thiết kế website, được xem như kim chỉ nam cho các công việc tiếp theo. Việc thiết kế website đúng hướng, luôn bám sát mục tiêu ban đầu sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức làm việc. 51 2.3.2. Thiết kế nội dung của website Căn cứ vào định hướng và mục tiêu đã xác định ở trên, chúng tôi tiến hành thiết kế nội dung website như sau: - Thiết kế các nội dung: + Thiết kế PowerPoint 16 bài giảng quan trọng trong chương trình hóa hữu cơ 11 ban cơ bản. + Tóm tắt lý thuyết các nội dung quan trọng trong chương trình. + Biên soạn 5 phương pháp thường gặp khi giải bài tập hóa hữu cơ, cùng với hướng dẫn áp dụng vào các dạng toán cụ thể và một số ví dụ minh họa. + Biên soạn hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận theo nhiều chủ đề khác nhau. + Biên soạn 20 đề kiểm tra mỗi loại (gồm đề 15 phút và đề 45 phút) theo hình thức trắc nghiệm. - Chọn lọc 19 video clip về các thí nghiệm hóa học quan trọng và 15 hình ảnh về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, quá trình lai hóa các obitan nguyên tử,.. - Sưu tầm và biên soạn nhiều bài viết, tài liệu đọc thêm theo nhiều chủ đề khác nhau: lịch sử hóa học, danh nhân hóa học,nhằm tạo hứng thú và tăng thêm kiến thức cho HS. 2.3.3. Thiết kế website - Đầu tiên cần xác định bố cục website, phân mảng, chọn tông màu các khối. - Thiết kế banner, cắt, chỉnh, sửa hình ảnh chuẩn bị cho website. - Thiết kế các khối bằng lệnh (hoặc design), chèn hình ảnh, video, nhập nội dung tài liệu cho website, định dạng các khối. - Tạo Css giao diện cho website, tích hợp các khối mở rộng vào. - Gán các địa chỉ liên kết giữa các trang. Lưu lại, xuất bản website. 2.3.4. Chạy thử - Sau khi website được thiết kế xong, gửi tài khoản truy cập cho một nhóm GV, HS sử dụng thử. - Thường xuyên cập nhật nội dung cho website. 52 - Sau thời gian chạy thử, lấy ý kiến phản hồi của GV và HS. 2.3.5. Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web - Chỉnh sửa lại những thiếu sót của website sau thời gian chạy thử. - Hoàn thiện website và đưa vào sử dụng. - Phổ biến rộng rãi địa chỉ website, cấp tài khoản cho HS các lớp thực nghiệm và GV cần tham khảo ý kiến. 2.3.6. Thử nghiệm - Trao đổi ý kiến, sau đó thống nhất kế hoạch thử nghiệm với GV bộ môn ở lớp thực nghiệm. - Biên soạn phiếu tham khảo ý kiến GV đã sử dụng website và HS các lớp thực nghiệm, sau đó lấy ý kiến phản hồi của GV và HS. 2.3.7. Đánh giá hiệu quả - Từ kết quả phân tích số liệu các bài kiểm tra một tiết và các ý kiến phản hồi của GV và HS, tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng của website. 2.4. Giới thiệu tổng quan về website 2.4.1. Cấu trúc của website Website được thiết kế nhằm hỗ trợ hoạt động tự học phần hóa hữu cơ 11 cơ bản, với mục đích trên chúng tôi xây dựng cấu trúc website bao gồm 2 phần: 53 2.4.1.1. Tài liệu tự học Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc phần “tài liệu tự học” của website Bài giảng Đại cương về hóa hữu cơ Hiđrocacbon no Hiđrocacbon không no Hiđrocacbon thơm Dẫn xuất halogen-Ancol-Phenol Anđehit-Xeton-Axit cacboxylic Thí nghiệm Phân tích định tính các nguyên tố Hiđrocacbon no Hiđrocacbon không no Hiđrocacbon thơm Dẫn xuất halogen-Ancol-Phenol Anđehit-Xeton-Axit cacboxylic Hình ảnh Bài tập Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận Tài liệu tự học Đề kiểm tra Một số vấn đề chú ý khi giải bài tập Phương pháp giải nhanh Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Quá trình lai hóa các obitan nguyên tử 54 Phần “Tài liệu tự học” được xem là nội dung chính của website, bao gồm các mục: tóm tắt hệ thống lý thuyết chủ đạo, hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra mẫu. Bên cạnh đó, mục hình ảnh sẽ giới thiệu nhiều cấu trúc không gian của phân tử các hợp chất hữu cơ, quá trình lai hóa của các obitan nguyên tử – đây là những kiến thức quan trọng và tương đối trừu tượng của nội dung hóa hữu cơ. Ngoài ra, mục thí nghiệm cung cấp cho HS nhiều video clip biểu diễn các thí nghiệm quan trọng trong chương trình học, giúp HS hiểu rõ hơn và khắc sâu kiến thức lý thuyết. Các nội dung trên được chọn lọc và biên soạn bám sát với chương trình SGK 11 cơ bản, bên cạnh đó cũng cung cấp nhiều kiến thức nâng cao, ngoài chương trình: các phương pháp thường gặp khi giải bài toán hóa hữu cơ cùng với cách áp dụng và ví dụ minh họa, hệ thống bài tập đa dạng theo nhiều chủ đề, sẽ hỗ trợ cho HS rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Trên đây là những nội dung trọng tâm hỗ trợ hoạt động tự học của HS. HS có thể sử dụng website như một tài liệu tự học, có thể tìm kiếm trên website nhiều tài liệu để bổ sung và nâng cao kiến thức của các em. 55 2.4.1.2. Tài liệu đọc thêm Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc phần “tài liệu đọc thêm” của website Phần “Tài liệu đọc thêm” gồm những tư liệu được chọn lọc biên soạn theo nhiều chủ đề: hóa học diệu kì, lịch sử hóa học, danh nhân hóa học, truyện kể các nguyên tố hóa học,cung cấp cho HS những kiến thức bên ngoài SGK, những kiến thức mà HS có thể tìm thấy ở đó những tấm gương vĩ đại trong lao động cũng như nghiên cứu khoa học, hay quá trình phát triển qua từng giai đoạn khác nhau của lịch sử hóa học, cũng như những phát minh, những ứng dụng rất quen thuộc, gần gũi của hóa học trong thực tế cuộc sống và trong nền sản xuất. Mục phương pháp học tập giới thiệu cho HS những phương pháp học tập và làm việc khoa học: cách ghi chép, cách làm bài, viết báo cáo, phương pháp tự học, cách rèn luyện tính khẩn trương, tính trật tự, khả năng tập trung chú ý, giúp cho quá trình học tập và lao động đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, mục phương pháp Hóa học diệu kì Danh nhân hóa học Phong cách khoa học trong học tập Phong cách khoa học trong lao động Lịch sử hóa học Truyện kể 109 nguyên tố hóa học Phương pháp học tập Tài liệu đọc thêm Phương pháp tìm kiếm thông tin Thư giãn 56 tìm kiếm thông tin cung cấp cho HS những công cụ cơ bản tìm kiếm thông tin trên internet, giúp tiết kiệm thời gian và công sức tìm kiếm. 2.4.2. Mục đích thiết kế các trang của website 2.4.2.1. Trang “Bài giảng” Giới thiệu một số bài giảng quan trọng trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 cơ bản. Các bài giảng được soạn thảo và trình chiếu bằng chương trình Microsoft Powerpoint. Các bài giảng đều được chọn lọc soạn thảo tỉ mỉ, đầy đủ nội dung theo chương trình SGK. Với những nội dung kiến thức trừu tượng, khó hiểu cần mức độ tư duy, tưởng tượng cao của HS thì các bài giảng cung cấp nhiều hình ảnh minh họa rõ ràng, khoa học giúp HS dễ nắm bắt và tiếp thu kiến thức 2.4.2.2. Trang “Thí nghiệm” Cung cấp một số phim thí nghiệm hoặc các thí nghiệm mô tả về một số nội dung quan trọng trong chương trình hóa hữu cơ 11 cơ bản. Các phim thí nghiệm là những tài liệu minh họa sinh động nội dung bài học, giúp HS khắc sâu kiến thức, thêm tin tưởng và yêu thích khoa học. Đối với các trường khó khăn về cơ sở vật chất, không có điều kiện tiến hành thí nghiệm, thì các phim thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng là cầu nối giữa lý thuyết trừu tượng với thực tế sinh động, hấp dẫn. 2.4.2.3. Trang “Hình ảnh” Đối tượng nghiên cứu của hóa học là các chất và quy luật biến đổi của chúng. Giữa tính chất và cấu trúc của chất luôn có quan hệ chặt chẽ và mối quan hệ này thể hiện rất rõ trong phân tử của các hợp chất hữu cơ. Do đó, để học tốt phần hóa học hữu cơ, một trong những kiến thức mà HS phải nắm vững là cấu trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ. Trang gồm những hình ảnh được chọn lọc cẩn thận, cố gắng thể hiện đầy đủ bản chất của sự vật hiện tượng, hỗ trợ tốt nhất cho nội dung bài học. Với hình ảnh và màu sắc hài hòa, đẹp mắt, sinh động nên chúng rất dễ gây ấn tượng chú ý đối với HS. 57 2.4.2.4. Trang “Bài tập” Bài tập hóa học là nội dung rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động DHHH, là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả học tập của HS. Qua việc giải các bài tập sẽ cho biết được mức độ hiểu bài, khả năng vận dụng lý thuyết, kỹ năng trình bày,của HS, từ đó GV sẽ điều chỉnh lại nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Do đó, một hệ thống bài tập được biên soạn đa dạng, nhiều chủ đề, nhiều cấp độ sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong hoạt động giảng dạy. Đồng thời, sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn tài liệu vô cùng bổ ích giúp HS vận dụng lý thuyết để giải thích, chứng minh, so sánh, những hiện tượng, tình huống khác nhau, và đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài tập của mình. Khái niệm “bài tập” được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏi hay bài toán. 2.4.2.5. Trang “Đề kiểm tra” Kiểm tra các kết quả học tập của HS là một hoạt động rất quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu để cải tiến công tác dạy học. Kết quả của quá trình học tập và rèn luyện của HS được thể hiện trong các bài kiểm tra. Do đó việc tổ chức hoạt động kiểm tra hợp lí, nghiêm túc và khoa học sẽ đánh giá được một cách khách quan chất lượng của hoạt động dạy cũng như hoạt động học của GV và HS. Đối với GV việc thiết kế một đề kiểm tra có chất lượng là tốn rất nhiều công sức và thời gian. Một ngân hàng đề kiểm tra phong phú, được biên soạn công phu sẽ hỗ trợ rất lớn cho GV trong hoạt động này. Bên cạnh đó, việc làm thử trên các đề kiểm tra mẫu sẽ giúp HS biết được khả năng của mình đạt tới đâu để từ đó bổ sung thêm kiến thức cần thiết. 2.4.2.6. Trang “Lịch sử hóa học” Mục đích của trang lịch sử hóa học là nghiên cứu và trình bày quá trình tích lũy các kiến thức hóa học trong lịch sử tiến lên của loài người. Nói cụ thể hơn đó là 58 nghiên cứu và trình bày sự tiến hóa các tư tưởng hóa học, các thành công lớn trong công nghiệp hóa học. Trang lịch sử hóa học còn nêu lên gương những nhà hóa học tên tuổi, những gương lao động nghiêm túc bậc thầy trong nghiên cứu hóa học. Qua đó giúp HS thấy được rằng để đạt được sự thành công trong nghiên cứu khoa học nói chung hay trong hoạt động học tập nói riêng, chúng ta phải có trái tim đầy nhiệt huyết, một tinh thần lao động nghiêm túc, một ý chí kiên cường dám đối đầu và vượt qua khó khăn thì mới có thể đạt được mục đích. Ngoài ra trang lịch sử hóa học còn giúp GV có thêm những tư liệu bổ ích để tổ chức những buổi nói chuyện ngoại khóa hay kể chuyện cho HS để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. 2.4.2.7. Trang “Danh nhân hóa học” Trong thế giới hiện đại ngày nay, hầu như trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... và cả trong cuộc sống hàng ngày của con người, chúng ta thấy rằng đều có mối liên hệ đến hóa học. Thật khó hình dung được cuộc sống, cũng như nền văn minh của nhân loại sẽ như thế nào nếu không có hóa học. Hóa học cùng với những ngành khoa học khác chiếm lĩnh những đỉnh cao nhất trong nền văn minh hiện đại của nhân loại, cũng như len lõi vào từng ngóc ngách nhỏ nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Để đạt được thành tựu rực rỡ như ngày hôm nay, hóa học đã trải qua thời kì phát triển rất lâu dài (hơn 20 thế kỉ) với những thăng trầm và cả những mốc son rực rỡ. Trong đó, một trong những yếu tố quyết định góp phần rất quan trọng trong việc tạo lập nền móng và xây dựng ngôi nhà hóa học vĩ đại như ngày hôm nay đó chính là những nhà hóa học. Qua mỗi bài viết chúng ta thấy được ở đó tình yêu khoa học to lớn, một trái tim dành trọn vẹn cho hóa học, một tinh thần, một ý chí thật phi thường trong một con người phi thường. Một tấm gương lao động cao cả và một nhân cách sáng ngời... 59 Trang “Danh nhân hóa học” như là một thông điệp gửi gắm tới những HS đang ngồi trên ghế nhà trường - những thế hệ tương lai của đất nước, qua đó các em sẽ rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm về thành công và thất bại, cho cách suy nghĩ, cách làm việc của mình trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học sau này. Mặt khác, đây cũng là những tư liệu giúp cho GV có thêm nhiều thông tin hữu ích để bổ sung vào các bài giảng hay trong những câu chuyện trong và ngoài lớp nhằm tăng cường tính hứng thú học tập hóa học cho HS. 2.4.2.8. Trang “Hóa học diệu kì” Thế giới xung qua chúng ta tồn tại với bao điều bí ẩn, kỳ lạ và chính sự đa dạng muôn vẻ và hấp dẫn đó đã thu hút sự quan tâm chú ý của con người từ hàng ngàn năm qua. Với bản chất tò mò của mình, con người muốn khám phá bản chất của tự nhiên và vén bức màn bí mật của thế giới xung quanh mình. Trong hành trình chinh phục giới tự nhiên của mình, con người đã dần phát hiện, làm sáng tỏ và đi đến giải thích rất nhiều hiện tượng vẫn ngày ngày diễn ra theo quy luật của chúng. Cùng với trí tuệ và khả năng lao động tuyệt vời của mình thì sự hiểu biết và khối lượng kiến thức của con người về thế giới xung quanh vẫn không ngừng tăng lên, chúng được hệ thống hóa, khái quát hóa thành những kiến thức khoa học và cùng với đó là rất nhiều ngành khoa học ra đời, trong đó có hóa học. Là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng, hóa học cùng với các ngành khoa học khác đã dần dần vén bức màn bí mật và hấp dẫn của thế giới xung quanh. Trong phạm vi của trang “Hóa học diệu kì”, chúng tôi sẽ giới thiệu một số trong rất nhiều những điều thú vị, hấp dẫn, “diệu kì” của thế giới xung quanh chúng ta dưới lăng kính hóa học. 2.4.2.9. Trang “Truyện kể các nguyên tố hóa học” Mỗi một nguyên tố hóa học là một món quà kì diệu mà giới tự nhiên đã ban tặng cho con người. Không ai có thể phủ nhận công lao đóng góp của các nguyên tố hóa học cho sự phát triển và thịnh vượng của nền văn minh nhân loại. 60 Kể từ khi được “sinh ra” từ thời xa xưa hay trong các phòng thí nghiệm hiện đại, mỗi một nguyên tố hóa học đều mang trong mình những tính chất, đặc điểm riêng biệt mà bản thân chúng vốn có. Và cũng chính sự khác biệt đó đã tạo nên giá trị của từng nguyên tố trong những ứng dụng khác nhau trong đời sống, sản xuất hay trong nghiên cứu khoa học. Và mỗi một nguyên tố hóa học cũng mang trong mình những câu chuyện đầy thú vị. Hơn 100 nguyên tố hóa học khác nhau là cũng có ngần ấy những câu chuyện khác nhau về chúng: về những tính chất, những ứng dụng, màu sắc,... cả những câu chuyện về quá trình mà con người tìm ra chúng hay những lời truyền tụng, ca ngợi về chúng,... Tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn và thú vị muôn màu muôn vẻ về các nguyên tố hóa học. 2.4.2.10. Trang “Phương pháp học tập” Từ thưở xa xưa khi những con người đầu tiên bước chân trên trái đất, cuộc sống đối với họ thật không dễ dàng. Tất cả đều mới lạ, để tồn tại họ phải biết cách thích nghi và sống cùng với thiên nhiên. Dần dần với sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, kiến thức của con người về giới tự nhiên ngày một nhiều lên để từ một cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên họ đã dần chinh phục nó, bắt nó phải phục vụ cho cuộc sống của mình. Đến ngày nay, vốn kiến thức của con người về giới tự nhiên là rất lớn và ngày một gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta ngày ngày đều phải học tập những điều mà các thế hệ trước đã tổng hợp và khái quát thành những kiến thức khoa học. Khối lượng kiến thức ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội, để học tập và tiếp thu lượng kiến thức này quả không phải là điều dễ dàng. Xã hội hiện đại là xã hội của tri thức. Tri thức quyết định tất cả, chất lượng cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào vốn kiến thức mà họ có được. Khối lượng kiến thức là rất lớn, do đó mỗi cá nhân đều cần phải có một phương pháp học tập khoa học để có thể tiếp thu chúng một cách hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các nhà giáo dục quan tâm để giúp cho người học trong thời gian ngắn nhất có thể học tập được lượng kiến thức nhiều nhất. 61 Việc rèn luyện một phương pháp học tập khoa học là rất quan trọng đối với HS phổ thông. Một mặt nó giúp nâng cao hiệu quả học tập, mặt khác nó cũng giúp hình thành những kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập, lao động và nghiên cứu khoa học sau này. 2.4.2.11. Trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên khoa học kỹ thuật hiện đại, của nền kinh tế tri thức, nền văn hóa tiên tiến và thời đại của CNTT và truyền thông. Sự phát triển và lớn mạnh của công nghệ truyền thông - nhất là internet trong những năm qua đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của xã hội. Internet ngày càng khẳng định được sức mạnh, giá trị và tính ưu việt của mình trong hầu hết mọi lĩnh vực. Và theo sự phát triển đó, lượng thông tin mà con người có được ngày càng phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống và xã hội. Internet như một thư viện điện tử khổng lồ, với internet bạn gần như có cả thế giới trong tầm tay. Chưa bao giờ sự liên lạc và tìm kiếm thông tin lại thuận lợi như ngày nay khi mà internet có mặt ở khắp mọi nơi, kết nối tất cả lại với nhau. Tuy nhiên thuận lợi là như vậy, nhưng việc tìm kiếm những thông tin cần thiết và có giá trị trong một thư viện khổng lồ là không hề đơn giản. Chúng ta sẽ dễ dàng lạc trong mê cung của các thông tin nếu không có phương pháp tìm kiếm một cách khoa học. Việc tìm kiếm những thông tin có giá trị trong hàng ngàn những thông tin liên quan cần phải có những kỹ năng và phương pháp hợp l ý. Việc rèn luyện những kỹ năng này là rất quan trọng, nó giúp ta tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc. Hơn thế nữa, chất lượng thông tin mà ta tìm kiếm được sẽ có giá trị hơn. Đối với GV và HS phổ thông việc tìm kiếm thông tin có giá trị để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học cũng rất quan trọng, do đó việc rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin là cần thiết và thiết thực. 2.4.2.12. Trang “Thư giãn” Góp phần tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho GV và HS sau giờ làm việc căng thẳng. 62 2.4.3. Ưu điểm của website trong hỗ trợ hoạt động tự học - Hệ thống kiến thức chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động tự học: hệ thống lý thuyết, bài tập, các phim thí nghiệm, và các tư liệu đọc thêm: lịch sử hóa học, danh nhân hóa học, truyện kể các nguyên tố hóa học,được biên soạn công phu, cẩn thận, có hệ thống, phù hợp với nhiều đối tượng HS khác nhau. - HS có thể tự tìm kiếm kiến thức phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình, chủ động sắp xếp và quản lý thời gian tự học. Đồng thời qua website HS có thể cùng nhau học nhóm, hợp tác giải bài tập, trao đổi thông tin, để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập. - Website còn là diễn đàn để GV và HS trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc, chia sẽ tài liệu, kinh nghiêm học tập, khắc phục được hạn chế về không gian và thời gian, đồng thời qua đó tăng cường mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa thầy - trò và trò - trò. - Website được thiết kế theo hình thức website động nên việc upload hay cập nhật tài liệu cho website khá dễ dàng. 2.5. Nội dung của website 2.5.1. Trang chủ Giới thiệu tổng quan về cấu trúc và nội dung của website. Từ trang chủ người sử dụng có thể vào từng chuyên mục cụ thể thông qua các siêu liên kết. Trang chủ gồm các nội dung: - Bài giảng - Thí nghiệm - Hình ảnh - Bài tập - Đề kiểm tra - Hóa học diệu kì - Lịch sử hóa học - Danh nhân hóa học - Truyện kể các nguyên tố hóa học 63 - Phương pháp tìm kiếm thông tin - Phương pháp học tập - Thư giãn Hình 2.3. Giao diện trang chủ 2.5.2. Trang “Bài giảng” Nội dung trang gồm 16 bài giảng, bao gồm: - Mở đầu về hóa học hữu cơ. - Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. - Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. - Phản ứng hữu cơ. - Ankan. - Xicloankan. - Anken. - Ankađien. - Ankin. - Benzen và đồng đẳng. - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. - Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. - Ancol. 64 - Phenol. - Anđehit - xeton. - Axit cacboxylic. Hình 2.4. Giao diện trang “Bài giảng” 2.5.3. Trang “Thí nghiệm” Gồm có 19 phim thí nghiệm như sau: - Xác định C bằng phương pháp cacbon hóa. - Xác định C, H bằng phương pháp oxi hóa. - Xác định N trong các hợp chất hữu cơ. - Điều chế và tính chất của metan. - Brom hóa hiđrocacbon no. - Điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_4082031278_0909_1871141.pdf
Tài liệu liên quan