MỤC LỤC
Trang
Chương 1 - GIỚI THIỆU.1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU.1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
1.2.1. Mục tiêu chung.2
1.2.2. Mục tiêu cụthể.2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
1.4.1. Không gian.2
1.4.2. Thời gian.3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.3
Chương 2 - PHƯƠNGPHÁPLUẬN VÀ PHƯƠNGPHÁP
NGHIÊN CỨU.4
2.1. PHƯƠNGPHÁPLUẬN.4
2.1.1. Kháiniệm vềchiến lược và quản trịchiến lược.4
2.1.1.1. Khái niệm chiến lược.4
2.1.1.2. Khái niệm quản trịchiến lược.4
2.1.2. Các bước thiết lập chiến lược.4
2.1.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ngân hàng.4
2.1.2.2. Phân tích cácyếu tốnội tại ởngân hàng.7
2.1.2.3. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của chiến lược.8
2.1.2.4. Phân tích matrận SWOT.9
2.1.2.5. Đưa ra các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược10
2.2. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU.11
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu.11
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu.11
Chương 3 - GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNGCỦANHNN & PTNTBÌNH MINH - VĨNH LONG.12
3.1. KHÁI QUÁT VỀNHNN & PTNTBÌNH MINH - VĨNH LONG.12
3.1.1. Quá trình hìnhthành và phát triển của NHNN & PTNTBình Minh - Vĩnh Long.12
3.1.2. Cơcấu bộmáy tổchức và điều hành của ngân hàng.13
3.1.2.1. Sơ đồtổchức.13
3.1.2.2. Chức năng điều hành.14
3.1.3. Tình hình nhân sự.16
3.1.4. Sản phẩm - dịchvụ.17
3.1.4.1. Sản phẩm tiền gửi.17
3.1.4.2. Sản phẩm tín dụng.19
3.1.4.3. Các dịch vụ.19
3.2. KẾT QUẢHOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦANHNN & PTNT
BÌNH MINH QUA3 NĂM 2005, 2006, 2007.19
3.2.1. Phântích các khoản mục doanh thu.21
3.2.2. Phântích các khoản mục chi phí.21
3.2.3. Phântích khoản mục lợi nhuận.22
3.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỜNG, MỤC TIÊU PHÁTTRIỂN CỦA
NHNN & PTNTBÌNH MINH TRONG TƯƠNGLAI.23
3.3.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngắn hạn.23
3.3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh dài hạn.23
Chương 4 - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH
HÌNH HUY ĐỘNGVỐN TẠI NHNN & PTNTBÌNH MINH.25
4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐNỘI TẠI CỦANHNN & PTNT
BÌNH MINH – VĨNH LONG.25
4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn qua3năm 2005 - 2007.25
4.1.1.1. Khái quát tìnhhìnhnguồn vốn của NHNN
& PTNTBình Minh từnăm 2005-2007.25
4.1.1.2. Tình hình huy độngvốn của Ngân hàng qua 3 năm
2005, 2006, 2007.28
4.1.2. Phântích một sốchỉtiêu đánh giá tìnhhìnhhuy động vốn.36
4.1.2.1. Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn.37
4.1.2.2. Tổng dưnợ/ Vốn huy động:.37
4.1.3. Phântích những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng.38
4.1.3.1. Sản phẩm - dịch vụ.38
4.1.3.2. Tài chính:.39
4.1.3.3. Marketing.39
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐBÊN NGOÀI.40
4.2.1. Phân tích môi trường vĩmô.40
4.2.1.1. Yếu tốchính trị- pháp luật và chính sách nhà nước.40
4.2.1.1. Yếu tốkinh tế.41
4.2.1.2. Yếu tốvăn hóa - xã hội.42
4.2.1.3. Yếu tốtựnhiên.42
4.2.1.5. Yếu tốkhác.43
4.2.2. Phân tích môi trường vi mô.43
4.2.2.1. Phân tích đối thủcạnh tranh.43
4.2.2.2. Phân tích vềlãi suất cạnhtranh giữa các ngân hàng.44
4.2.3. Phântích nhữngcơhội và thách thức.45
4.2.3.1. Cơhội.45
4.2.3.2. Thách thức.46
4.3. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC.46
4.3.1. Nhiệm vụcủa tổchức.46
4.3.2. Mục tiêu.47
4.3.2.1. Mục tiêu chung.47
4.3.2.2. Mục tiêu cụthể.47
4.4. MA TRẬN SWOT.48
4.5. MỘT SỐPHƯƠNGÁN CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNGVỐN.49
4.5.1. Chiến lược phát triển thịtrường.49
4.5.1.1. Giới thiệu và ưu điểm.49
4.5.1.2. Nhược điểm.49
4.5.2. Chiến lược thâm nhập thịtrường.49
4.5.2.1. Giới thiệu và ưu điểm.49
4.5.2.2. Nhược điểm.50
4.5.3. Chiến lược phát triển sản phẩm.50
4.5.3.1. Giới thiệu và ưu điểm.50
4.5.3.2. Nhược điểm.52
4.6. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC.52
Chương 5 - MỘT SỐGIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.54
5.1. ĐADANGHÓACÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNGVỐN VÀ SẢN
PHẨM DỊCH VỤ.54
5.2. QUẢN LÝ VỀMẶT LÃISUẤT.55
5.3. MARKETING.56
5.4. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.57
5.5. CÔNGNGHỆNGÂN HÀNG.58
Chương 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.59
6.1. KẾT LUẬN:.59
6.2. KIẾN NGHỊ.59
6.2.1. Kiến nghị đối với Hội sởchính.59
6.2.2. Kiến nghị đối với các cơquan Nhà nước, ban ngành
có liên quan.60
6.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng.60
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết lập chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh - Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được
hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong hình thức huy động
vốn này, người gửi tiền được cấp một thẻ tiết kiệm như là giấy chứng nhận có
tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng, mà người gửi có thể mang thẻ này
đến Ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu để vay tiền. Tiền gửi tiết kiệm
của dân cư cũng giống như tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, được
chia thành hai loại là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.
c) Các sản phẩm khác
Ngoài ra, nguồn vốn của Ngân hàng còn được huy động thông qua các
chứng từ có giá. Chứng từ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát
hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong
một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa
tổ chức tín dụng và người mua.
Các chứng từ có giá bao gồm: kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích, trái
phiếu Ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động nguồn vốn ngắn hạn và
dài hạn vào Ngân hàng. Tại một số thời điểm đặc biệt, NHNN & PTNT Bình
Minh còn phát hành các công cụ huy động đặc biệt như: tiết kiệm dự thưởng,
kỳ phiếu dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm kèm quà tặng
khuyến mãi.
Việc phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn chỉ được thực
hiện sau khi đã tiến hành lên cân đối toàn hệ thống ngân hàng giữa nguồn vốn
và sử dụng vốn. Khi khả năng nguồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng vốn của cả hệ thống, nếu được Thống đốc Ngân hàng
nhà nước chấp nhận thì các ngân hàng thương mại mới được phép phát hành
các chứng từ có giá để huy động vốn.
Trang 18
GVHD: Thái Văn Đại
Trang 19
3.1.4.2. Sản phẩm tín dụng
Bao gồm những sản phẩm chủ yếu sau:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
cho các thành phần kinh tế.
- Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm.
- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
3.1.4.3. Các dịch vụ
Các dịch vụ hiện có của Ngân hàng bao gồm:
- Chuyển tiền điện tử.
- Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
- Dịch vụ cầm cố.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT
BÌNH MINH QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007
Trong 3 năm hoạt động gần đây từ năm 2005 đến năm 2007, NHNN &
PTNT Bình Minh - Vĩnh Long luôn phấn đấu trong mọi hoạt động, từ những
hoạt động trong nội bộ cho đến những hoạt động tiếp xúc khách hàng hay
những hoạt động thẩm định đã giúp cho Ngân hàng không ngừng nâng cao
doanh thu, kéo theo tăng doanh thu là lợi nhuận của Ngân hàng cũng gia tăng
đáng kể.
Điều này được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân
hàng qua 3 năm (2005-2006) như sau:
ăn Đại
Trang 20
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006-2005
CHÊNH LỆCH
2007-2006 KHOẢN MỤC
Số tiền n % % Số tiề Số tiền Số tiền % Số tiền %
I. Doanh thu 32.626 100,0 37435 100,0 39.889 100,0 4.809 14,6 2.454 6,6
1. Thu từ HĐKD 32.391 99,3 37.186 99,3 39.613 99,3 4.795 14,8 2.427 6,5
- Thu lãi 32.138 98,5 36.754 98,2 39.039 97,9 4.616 14,4 2.285 6,2
- Thu dịch vụ 253 0,8 432 1,2 574 1,4 179 70,8 142 32,8
2. Thu khác 231 0,7 249 0,7 276 0,7 18 7,8 27 10,8
II. Chi phí 21.989 100,0 24.408 100,0 25.996 100,0 2.419 11,0 1.588 6,5
1. Chi về HĐKD 18.334 83,4 20.220 82,8 21.641 83,3 1.886 10,3 1.451 7,0
2. Chi về nghiệp
vụ
1.305 5,9 1.763 7,2 1.876 7,2 458 35,1 113 6,4
3. Chi khác 2.350 10,7 2.425 9,9 2.479 9,5 75 3,2 54 2,2
III. Lợi nhuận 10.633 100,0 13.027 100,0 13.893 100,0 2.394 22,5 866 6,6
(Nguồn: phòng kế toán)
GVHD: Thái V
GVHD: Thái Văn Đại
Sau đây là đồ thị thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
0
10000
20000
30000
40000
50000
2005 2006 2007 Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Hình 3: Kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Bình Minh
3.2.1. Phân tích các khoản mục doanh thu
Ta nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm
qua, ta nhận thấy doanh thu của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, chứng tỏ
Ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển, cụ thể là năm 2005 doanh thu đạt
được là 32,662 tỷ đồng, năm 2006 đạt được là 37,435 tỷ đồng tăng 14,6% so
với năm 2005 và đến năm 2007 doanh thu đạt 39,889 tỷ đồng tăng 6,6% so với
năm 2006. Nguồn doanh thu tăng chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động
kinh doanh, trong đó nguồn thu từ lãi cho vay và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá
lớn từ 99,2-99,3% trong tổng doanh thu của Ngân hàng, còn thu từ các hoạt
động khác là không đáng kể. Doanh thu tăng là nhờ vào những chính sách mở
rộng của Ngân hàng có hiệu quả cùng với sự nhiệt tình trong công việc của các
nhân viên trong Ngân hàng.
Tuy nhiên để biết được mức độ hiệu quả của trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng, chúng ta cần xét đến mức chi phí để từ đó xác định mức lợi
nhuận thu được của Ngân hàng.
3.2.2. Phân tích các khoản mục chi phí
Để doanh thu của Ngân hàng luôn tăng lên trong 3 năm qua thì đòi hỏi
phải bỏ ra một mức chi phí đáng kể. Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của
Ngân hàng, cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí mà Ngân hàng bỏ ra
qua 3 năm cũng có sự gia tăng lên đáng kể, nhất là chi phí dùng trong hoạt
Trang 21
GVHD: Thái Văn Đại
động kinh doanh. Vì chi phí dùng trong hoạt động kinh doanh gần như chiếm
toàn bộ chi phí nên được xem như là chi phí của Ngân hàng. Cụ thể, trong
năm 2005 chi phí Ngân hàng là 21,989 tỷ đồng, năm 2006 chi phí là 24,408 tỷ
đồng tăng 11% so với năm 2005 và đến năm 2007 chi phí là 25,996 tỷ đồng
tăng 6,5% so với năm 2006. Chi phí qua 3 năm hoạt động của Ngân hàng có
tăng lên, tốc độ tăng năm 2007 có chậm hơn so với năm 2005 và năm 2006
nhưng vẫn đang ở mức khá cao là do trong những năm gần đây Ngân hàng vẫn
tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá đồng
thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móc hiện đại.
Ta nhận thấy bên cạnh doanh thu và chi phí gia tăng, lợi nhuận của Ngân
hàng cũng không ngừng gia tăng lên. Chính vì thế chúng ta cần thiết phải xét
đến khoản mục lợi nhuận của Ngân hàng vì đây là kết quả cuối cùng sau một
năm kinh doanh cho biết một doanh nghiệp đã hoạt động một cách hiệu quả cụ
thể là như thế nào.
3.2.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận
Qua 3 năm hoạt động, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng không ngừng
gia tăng. Cụ thể là trong năm 2005 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 10,633 tỷ
đồng, năm 2006 lợi nhuận là 13,027 tỷ đồng tăng 22,5% so với năm 2005 và
đến năm 2007 lợi nhuận đạt 13,893 tỷ đồng chỉ tăng 6,6% so với năm 2006.
Như vậy, lợi nhuận qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng nhưng tốc độ gia tăng
có chậm hơn trong năm 2007 so với hai năm trước đó, nguyên nhân là do
trong năm 2007 doanh thu của Ngân hàng gia tăng chậm đã kéo theo sự gia
tăng chậm của chi phí làm lợi nhuận cũng tăng theo ở mức chậm hơn. Tuy
nhiên Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả, cụ thể là lợi nhuận đạt được của
năm sau cao hơn năm trước.
Mặc dù vậy, Ngân hàng cũng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia
tăng thu nhập, giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất, giảm tình trạng nợ khó
đòi gia tăng sẽ làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó việc đề ra những
chiến lược cho tương lai là không kém phần quan trọng đối với bất cứ một
doanh nghiệp nào. Chính vì thế, trong những năm sắp tới Ngân hàng phải giữ
vững được những kết quả đã đạt được đồng thời phát huy những mặt mạnh
Trang 22
GVHD: Thái Văn Đại
của mình để có thể đứng vững và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đầu
tư phát triển kinh tế của huyện.
3.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỜNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NHNN &
PTNT BÌNH MINH TRONG TƯƠNG LAI
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Bình Minh từ năm 2008
đến 2010 và định hướng của NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long, NHNN &
PTNT Bình Minh đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ như sau:
3.3.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngắn hạn
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn bằng
nhiều hình thức và lãi suất huy động theo quy định nhằm tăng cường nguồn
quỹ cho vay phát triển kinh tế địa phương.
- Phấn đấu tăng cường nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 20-
25% và phấn đấu đến cuối năm 2008 đạt 312.166 triệu đồng.
- Định hướng dự nợ cho vay trên địa bàn huyện trong năm 2008 phải
tăng từ 10-15% và phấn đấu đạt 364.742 triệu đồng
3.3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh dài hạn
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xem xét và điều chỉnh sản xuất đầu
tư cho từng đối tượng “cây con giống” một cách hợp lý phù hợp với tình hình
giá cả thị trường nhằm giúp cho hộ nông dân vay vốn thực hiện phương thức
sản suất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Nghiên cứu cho vay mô hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất.
Hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh vật liệu xây dựng,
dịch vụ và các tổ hợp tác ngành nghề truyền thống của địa phương nhằm thu
hút lao động giải quyết việc làm và tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp
cho huyện nhà. Tiếp xúc với các ban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh cho
vay xuất khẩu lao động tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tăng thu nhập
cho gia đình.
- Ngoài việc cho vay sản xuất kinh doanh và dịch vụ sê tiếp tục đẩy
mạnh cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: cho vay điện sinh hoạt,
cho vay thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn, cho vay sửa chữa và xây
Trang 23
GVHD: Thái Văn Đại
dựng nhà ở, cho vay chương trình nước sạch góp phần làm thay đổi bộ mặt
nông thôn.
- Đẩy mạnh cho vay vốn trung hạn để mau sắm máy móc phực vụ nông
nghiệp từng bước tiến tới sản xuất quy mô với năng suất và chất lượng cao.
- Toàn chi nhánh phấn đấu tăng trưởng dư nợ.
Trang 24
GVHD: Thái Văn Đại
Trang 25
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN & PTNT BÌNH MINH
4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA NHNN & PTNT BÌNH
MINH – VĨNH LONG
4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2005, 2006, 2007
4.1.1.1. Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNT Bình
Minh từ năm 2006-2008
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, do
đó nguồn vốn của Ngân hàng được xem như là nhân tố quan trọng và quyết
định đối với hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng kể cả NHNN & PTNT
Bình Minh. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đầu tiên là phải tạo ra một
nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi trải xuyên suốt và
thuận lợi. Do đó việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân hay
nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên đòi hỏi phải tăng trưởng đều và
ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng
hóa khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.
Hiện nay NHNN & PTNT Bình Minh bên cạnh việc mở rộng và đẩy
mạnh công tác tín dụng, còn ra sức huy động vốn để tạo ra nguồn vốn trong
kinh doanh. Ngân hàng đã tập trung công tác chỉ đạo và huy động vốn với
mạng lưới rộng khắp toàn huyện nhằm khai thác triệt để nguồn vốn trong dân.
Hình thức huy động vốn ngày một cải tiến đa dạng như mở tài khoản thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm,…theo phương châm “đi vay để cho vay” và “tự lo vốn
tại chỗ là chính”.
Như vậy nguồn vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến hiệu
quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Sau đây là bảng phân tích tình hình
huy động vốn và vốn điều chuyển của NHNN & PTNT Bình Minh - Vĩnh
Long:
ăn Đại
Trang 26
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ VỐN ĐIỀU CHUYỂN 3 NĂM 2005-2007
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006-2005
CHÊNH LỆCH
2007-2006 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Vốn huy động 159.108 61,6 148.025 52,8 249.733 70,6 -11.083 -7,0 101.708 68,7
II. Vốn điều chuyển 99.158 38,4 132.529 47,2 104.012 29,4 33.371 33,7 -28.517 -21,5
III. Tổng nguồn vốn 258.266 100,0 280.554 100,0 353.745 100,0 22.288 8,6 73.191 26,1
(Nguồn: Phòng tín dụng)
GVHD: Thái V
GVHD: Thái Văn Đại
Dựa vào bảng 3, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng liên tục
tăng, trong đó vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng cao hơn vốn điều chuyển với
năm 2005 chiếm 61,6%, năm 2006 chiếm 52,8% và năm 2007 chiếm 70,6%
trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động này càng tăng chứng tỏ Ngân
hàng huy động vốn có hiệu quả, khả năng tự chủ của Ngân hàng đang từng
bước được nâng cao. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng chỉ sử dụng vốn huy động để
cho vay thì không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng.
Chính vì thế, ngoài nguồn vốn huy động thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc
vào vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn hằng năm. Do nguồn vốn này có lãi
suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn làm tăng chi phí hoạt động của Ngân
hàng và do đó làm giảm lợi nhuận nên các ngân hàng đều có xu hướng giảm
bớt nguồn vốn này.
NHNN & PTNT Bình Minh trong 3 năm qua đã không ngừng cải thiện
nguồn vốn cụ thể như sau: trong năm 2005 vốn điều chuyển chiếm 38,4%
trong tổng nguồn vốn, năm 2006 tăng lên là 37,3% so với năm 2005 nhưng
đến năm 2007 lại giảm xuống 21,5% so với năm 2006. Vốn điều chuyển trong
năm 2006 có tăng lên là do tình hình sản xuất và chăn nuôi của người dân
trong thời gian này gặp nhiều bất lợi làm cho nguồn vốn huy động của Ngân
hàng từ bộ phận dân cư giảm xuống đồng thời nhu cầu về vốn của người dân
lại tăng lên làm cho Ngân hàng không đủ vốn để cung ứng cho người dân. Do
vậy mà tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn trong năm 2006 có tăng
lên. Mặc dù vậy, lượng vốn điều chuyển sang năm 2007 giảm đáng kể là do
Ngân hàng rất quan tâm đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy động thêm
vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cải thiện cơ cấu nguồn thu, kích
thích tăng tỉ lệ thu hằng năm.
Trên đây là những nhận xét khái quát về tình hình nguồn vốn. Qua những
phân tích trên, chúng ta nhận thấy vốn huy động trong tổng nguồn vốn của
Ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Vì vậy, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu nguồn vốn huy động thông qua một
số các tiêu chí cụ thể.
Trang 27
GVHD: Thái Văn Đại
Trang 28
4.1.1.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2005,
2006, 2007
Để có nhận xét cụ thể về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3
năm 2005-2007, chúng ta cần tìm hiểu nguồn vốn huy động được xét theo một
số tiêu chí sau:
a) Nguồn vốn huy động xét theo tính chất kỳ hạn
Vốn huy động được phân theo tiêu chí này gồm có:
- Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn với các các kỳ hạn: dưới 12 tháng, từ 12- 24
tháng, trên 24 tháng.
Do một số yếu tố riêng từ phía Ngân hàng, chúng ta sẽ xét chung cả
nguồn vốn điều chuyển và nguồn vốn huy động xét theo tính chất kỳ hạn. Ta
có bảng số liệu cụ thể như sau:
ăn Đại
Trang 29
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 4: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNN & PTNT BÌNH MINH
THEO TÍNH CHẤT KỲ HẠN
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006-2005
CHÊNH LỆCH
2007-2006 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Không kỳ hạn 157.662 61,0 172.373 61,4 158.474 44,8 14.711 9,3 -13.899 -8,1
II.Có kỳ hạn 100.604 39,0 108.181 38,6 195.271 55,2 7.577 7,5 87.090 80,5
1.Dưới 12 tháng 31.783 12,3 40.515 14,4 79.687 22,5 8.732 27,5 39.172 96,7
2.Từ 12-24 tháng 62.249 24,1 51.814 18,5 90.047 25,5 -10.435 -16,8 38.233 73,8
3.Trên 24 tháng 6.572 2,5 5.852 2,1 25.537 7,2 -720 -11,0 19.685 336,4
III.Tổng nguồn vốn 258.266 100,0 280.554 100,0 353.745 100,0 22.288 8,6 73.191 26,1
(Nguồn: Phòng tín dụng)
GVHD: Thái V
GVHD: Thái Văn Đại
Sau đây là đồ thị kết quả huy động vốn theo tính chất kỳ hạn:
0
50000
100000
150000
200000
250000
2005 2006 2007 Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
Hình 4: Kết quả huy động vốn theo tính chất kỳ hạn
*Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn:
Qua các năm không tăng cũng không giảm đáng kể, tuy nhiên
xét về tốc độ gia tăng thì tiền gửi không kỳ hạn qua các năm giảm mạnh. Cụ
thể là năm 2006 tăng tuyệt đối là 14,711 tỷ đồng tương ứng 9,3%, đến năm
2007 giảm 13,899 tỷ đồng tương ứng giảm 8,1%. Loại tiền gửi này chủ yếu là
của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và các tài khoản
của các cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên.
Như lúc đầu đã phân tích, đây là loại tiền gửi mang tính chất
không ổn định nên không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này và
lãi suất loại tiền gửi này thường thấp. Để có thể thu hút được vốn tiền gửi
không kỳ hạn thì Ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu về thanh toán của
khách hàng nhằm góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm
tiếp theo.
*Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn chung qua 3 năm 2005-2007
loại tiền gửi này gia tăng lên một cách đáng kể.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:
Loại tiền gửi này tăng đều qua các năm. Cụ thể là trong năm
2006 tăng 8,732 tỷ đồng so với năm 2005 tương ứng 27,5%. Đặc biệt trong
năm 2007 tăng 39,172 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng 96,7%. Nguyên
nhân là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm năm 2007 vẫn chỉ ở
Trang 30
GVHD: Thái Văn Đại
mức 0,20-0,25%/tháng thấp hơn khá nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
ngắn dưới 12 tháng, do đó mà có một số lượng khách hàng đã chuyển sang mở
tài khoản cho loại tiền gửi này.
Loại tiền gửi này tăng lên phần lớn cũng là nhờ vào sự chỉ đạo
linh hoạt của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác huy động vốn và Ngân
hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất
giữa ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ phần. Bên
cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động rộng nên Ngân hàmg dễ dàng thực hiện
công tác tuyên truyền, quảng cáo đến khách hàng làm cho công tác huy động
tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được tăng trưởng ở mức cao hơn những năm
trước đó.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng
Loại tiền gửi này trong năm 2006 giảm nhưng đến năm 2007 lại
gia tăng ở mức khá cao. Cụ thể trong năm 2006 giảm 16,8% so với năm 2005
nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 38,233 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng
73,8%. Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài với mục đích chủ yếu của khách
hàng là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi.
Nếu xét về phương diện lãi suất thì loại tiền gửi này có lãi suất
chênh lệch thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn nhưng do
tâm lý khách hàng là tin tưởng vào Ngân hàng là ngân hàng nhà nước đã hoạt
động lâu năm và có uy tín rất lớn. Chính vì thế đã thu hút phần lớn lượng
khách hàng mở loại tài khoản này trong năm 2007 đã góp phần tăng nguồn
vốn huy động tiền gửi này.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng
Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn khá dài. Cũng giống như loại tiền
gửi có kỳ hạn 12-24 tháng, loại tiền gửi này cũng giảm trong năm 2006 và
tăng đột biến trong năm 2007. Cụ thể trong năm 2006 giảm 11% so với năm
2005 tuy nhiên sang năm 2007 19,685 tỷ đồng tương ứng tăng 336,4% so với
năm 2006. Xét về mặt số lượng thì loại tiền gửi này không chiếm tỉ trọng lớn
trong tiền gửi có kỳ hạn, tuy nhiên Ngân hàng cũng cần có những chính sách
để duy trì lượng khách hàng này nhằm cung cấp nguồn vốn lâu dài và ổn định
cho Ngân hàng trong hoạt động của mình.
Trang 31
GVHD: Thái Văn Đại
Trang 32
Như vậy tiền gửi có kỳ hạn đang tăng lên và đây là nguồn vốn khá
quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Có được kết quả như
vậy là do uy tín của Ngân hàng cao, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng rộng
khắp địa bàn huyện cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc và sự nỗ
lực của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng đã góp phần không nhỏ cho công
tác huy động vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó sản phẩm - dịch vụ của Ngân
hàng ngày càng được chú trọng phát triển.
b) Nguồn vốn huy động xét tính theo đồng nội tệ và ngoại tệ
Trong thời đại hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, việc thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm thúc đẩy cho quá trình sản
xuất và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ở huyện Bình Minh do phần lớn dân số
sống bằng nghề nông và hiện tại huyện mặc dù đang được đầu tư xây dựng
một vài khu công nghiệp nhưng vẫn chưa được hoàn thành đưa vào sử dụng
nên luồng ngoại tệ vào khu vực này chiếm một tỉ trọng rất nhỏ. Mặc dù vậy
Ngân hàng cũng cần quan tâm và có những hướng đi cần thiết để có thể thu
hút lượng khách hàng từ các khu công nghiệp này vì đây là những khách hàng
tiềm năng trong tương lai.
Sau đây là bảng thống kê kết quả huy động vốn bằng nội tệ và
ngoại tệ của Ngân hàng:
ăn Đại
Trang 33
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 5: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNN & PTNT BÌNH MINH
THEO HÌNH THỨC NỘI TỆ - NGOẠI TỆ
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006-2005
CHÊNH LỆCH
2007-2006 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền % Số tiền %
I.Nội tệ 256.309 99,2 278.206 99,2 350.581 99,1 21.897 8,5 72.375 26,0
II.Ngoại tệ 1.957 0,8 2.348 0,8 3.164 0,9 391 20,0 816 34,8
III.Tổng nguồn vốn 258.266 100,0 280.554 100,0 353.745 100,0 22.288 8,6 73.191 26,1
(Nguồn: Phòng tín dụng)
GVHD: Thái V
GVHD: Thái Văn Đại
Trang 34
Nguồn vốn bằng ngoại tệ của Ngân hàng vẫn ở mức ổn định qua
các năm, lượng ngoại tệ tuy có gia tăng từ 20-34,8% trong 3 năm 2005-2007
nhưng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Thời gian gần đây do
biến động của giá ngoại tệ, một số khách hàng đã chuyển tiền gửi nội tệ sang
gửi ngoại tệ góp phần làm tăng một phần vốn huy động bằng ngoại tệ của
Ngân hàng nhưng quy về mặt giá trị Việt Nam đồng thì số ngoại tệ chỉ chênh
lệch tăng từ 391 triệu đồng năm 2006 so với năm 2005 đến 816 triệu đồng
năm 2007 so với năm 2006.
Nguồn vốn này tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ
trong tổng nguồn vốn, dù vậy Ngân hàng cũng cần có những giải pháp thu hút
vốn huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền
kinh tế như tiền gửi của Việt kiều về cho thân nhân trong huyện, tiền gửi của
các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc,….
Theo nhận định của một số ngân hàng, khi nhu cầu vay ngoại tệ của
doanh nghiệp không giảm, cung ngoại tệ khan hiếm, thì ngân hàng khó kìm
được mức lãi suất huy động bằng USD 6%/năm trong khi đó mức lãi suất huy
động vốn của các ngân hàng tại Mỹ đối với đồng USD kỳ hạn 12 tháng là
2%/năm. Chính mức lãi suất huy động USD hấp dẫn này tại thị trường Việt
Nam đang thu hút một lượng lớn Việt kiều chuyển tiền về nước để mở tài
khoản gửi tiết kiệm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác huy động
vốn của các ngân hàng, trong đó có NHNN & PTNT Bình Minh.
c) Nguồn vốn huy động xét theo thành phần kinh tế
Có nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động tại địa phương, họ là
những đối tượng vừa có thể đi vay vừ có thể gửi tiền vào Ngân hàng. Để theo
dõi lượng tiền gửi của các thành phần kinh tế này vào Ngân hàng, ta có bảng
sau:
ăn Đại
Trang 35
Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006-2005
CHÊNH LỆCH
2007-2006 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Kho bạc 52.718 20,4 31.527 11,2 43.073 12,9 -21.191 -40,2 11.546 36,6
2. Tổ chức tín dụng 50 0,0 80 0,0 1.120 0,3 30 60,0 1.040 13,0
3. Tiền gửi thanh toán (tổ chức
kinh tế) 2.777 1,1 4.488 1,6 6.015 1,7 1.711 61,6 1.527 34,0
4. Tiền gửi tiết kiệm (dân cư) 97.301 37,7 92.806 33,1 187.972 53,1 -4.495 -4,6 95.166 102,5
- Có kỳ hạn 2.959 1,1 4.119 1,4 4.254 1,2 1.160 39,2 135 3,28
- Không kỳ hạn 94.342 36,5 88.687 31,6 183.718 51,9 -5.655 -6,0 95.031 107,2
5. Tiền gửi khác 806 0,3 366 0,1 328 0,1 -440 -54,6 -38 -10,4
6. Chứng chỉ tiền gửi 5.456 2,1 18.756 6,7 11.225 3,2 13.302 243,9 -7.533 -40,2
- Ngắn hạn 2 0,01 15.739 5,61 8.150 2,3 15.737 7868,5 -7.589 -48,2
- Trung, dài hạn 5.454 2,10 3.019 1,08 3.075 0,9 -2.435 -44,6 56 1,9
(- Vốn điều chuyển) 99.158 38,4 132.529 47,2 104.012 29,4 33.371 33,7 -28.517 -21,5
Tổng nguồn vốn 258.266 100,0 280.554 100,0 353.745 100,0 22.288 8,6 73.191 26,1
(Nguồn: phòng kế toán)
GVHD: Thái V
GVHD: Thái Văn Đại
Chúng ta cần quan tâm một số điểm nổi bật như sau:
* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi thanh toán
Từ bảng số liệu ta thấy tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi
thanh toán chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn huy động.
Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ vẫn
chưa phát triển mạnh kèm theo rất ít nhu cầu về thanh toán từ tài khoản tiền
gửi của Ngân hàng và Ngân hàng cũng chưa phát triển phổ biến các dịch vụ
như thanh toán tiền lương, tiền điện, nước,… thông qua hệ thống tài khoản.
* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết lập chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình minh - vĩnh long.pdf