Luận văn Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam

Mục lục

 

Trang

Lời mở đầu 4

Chương I: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 6

1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN-NQD) 6

1.1.1. Khái niệm và phân loại DN-NQD 6

1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế 9

1.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển của DNNQD 10

a) Đặc điểm 10

b) Xu hướng phát triển của DNNQD trong tương lai 12

1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD 14

1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính 14

1.2.2. Những nội dung chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 16

1.2.2.1. Sự thành lập và đăng kí kinh doanh 16

1.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 17

1.2.2.2.1. Quản lý vốn đối với DNNQD 17

1.2.2.2.2. Quản lý tài sản đối với doanh nghiệp NQD 22

1.2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí đối với doanh nghiệp NQD 28

1.2.2.3.1. Quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp NQD 28

1.2.2.3.2. Quản lý chi phí đối với doanh nghiệp NQD 30

1.2.2.4. Quản lý việc phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp NQD 34

1.2.2.5. Quản lý công tác kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp NQD 40

1.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 41

1.3 Sự cần thiết phải thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 43

Chương II Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở Việt Nam hiện nay 45

2.1. Khái quát về khu vực kinh tế NQD 45

2.1.1. Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự phát triển của khu vực kinh tế NQD 45

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD ở nước ta trong những năm qua 49

2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở nước ta hiện nay 57

2.2.1. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính khu vực NQD ở nước ta 57

2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD ở nước ta hiện nay 59

2.2.2.1. Quản lý về thành lập và đăng kí kinh doanh 59

2.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 59

2.2.2.3. Quản lý doanh thu chi phí 60

2.2.2.4. Quản lý phân phối thu nhập 63

2.2.2.5. Công tác kiểm toán kế toán và báo cáo tài chính 68

2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý tài chính DNNQD 69

2.3.1. Những thành tựu chung đã đạt được 70

2.3.2. Những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính DNNQD 71

2.3.3. Nguyên nhân căn bản của những hạn chế trên 72

Chương III Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD ở nước ta 76

3.1. Những quan điểm cần quán triệt trong việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế NQD 78

3.2. Giải pháp thiết lập cơ chế quản lý tài chính cho các DNNQD 78

3.2.1. Quản lý vốn và tài sản 80

3.2.2. Quản lý doanh thu chi phí 83

3.2.3 Quản lý thu nhập và phân phối thu nhập 87

3.2.4. Quản lý công tác kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính 89

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 91

3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp 96

Kết luận 98

Danh mục tham khảo 99

 

 

docx102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế tập thể, kinh tế nhà nước hay công ty hợp doanh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Các Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối đổi mới được khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo đó, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định như sau: Thứ nhất, kinh tế cá thể có phạm vi tương đối rộng lớn, được phát triển trong cả nước, thành thị và nông thôn, tại mọi ngành nghề, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập, có thể tham gia các loại hình hợp tác hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức. Thứ hai, kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định. Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Trước hết là trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1992 quy định : kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về quy mô, hoạt động trong nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Tháng 1-1991 Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty, tiếp theo là các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ban hành cụ thể hoá các điều luật của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty. Ngoài ra, đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hoặc nhóm hộ kinh doanh đuợc đăng kí theo nghị định số 66/HĐBT ban hành tháng 12-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài… Như vậy, đường lối chính sách và cơ sở pháp lý đã tạo đủ các điều kiện cho các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng đường lối đổi mới thông qua các chính sách kinh tế mới do Đảng khởi xướng là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần làm rõ thêm về quan điểm, chính sách và nhất là tìm các giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân vì mục tiêu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới-giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước hết cần quán triệt một số quan điểm trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn sắp tới: 1. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là nhu cầu tất yếu khách quan và lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ phát triển thuộc nhiều phương thức sản xuất khác nhau đan xen, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong đó các hình thức kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vẫn chủ yếu là nền kinh tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng một nền kinh tế gồm hai thành phần chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải trở lại với nền kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam, trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và điều đó đã đem lại những thành công ngoạn mục. Ví dụ, chỉ với nghị quyết 10 của Bộ chính trị về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong chính sách đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp, trao lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông dân đã đủ sức gây nên sự đột biến kì diệu mà ít người hình dung nổi là Việt Nam từ một nước thiếu lương thực luôn phải nhập khẩu đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Trong các cấp lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước vẫn còn băn khoăn nghi ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nên giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách, nhiều chính sách và quy định cụ thể còn thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt, dành lợi thế cho khu vực kinh tế nhà nước, gây phiền hà cho khu vực kinh tế tư nhân (cơ chế xin-cho, vay vốn, chính sách thuế, chính sách cho thuê mặt bằng sản xuất (đất đai), chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động…) Những hạn chế nói trên đôi khi gây ra nhiều hậu quả, sự hoài nghi về tính nhất quán của chủ trương, đường lối, chính sách với việc tổ chức thực hiện, giữa lời nói và việc làm; chưa tạo được lòng tin vững chắc cho doanh nghiệp và sự đồng thuận xã hội đối với đường lối, chủ trương của đảng; chưa tạo được dư luận xã hội rộng rãi thật sự tôn vinh, coi trọng và đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy, đã đến lúc cần khẳng định dứt khoát quan điểm: hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm là chủ trương, chính sách nhất quán lâu dài trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, coi đó là quan điểm chỉ đạo việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới; đồng thời phải thể chế hoá chủ trương này thành luật pháp, chính sách cụ thể sát với thực tế loại bỏ những chính sách, quy định không còn phù hợp, tạo môi trường pháp lý và môi trường kinh tế xã hội lành mạnh cho các hình thức kinh tế phát triển bình đẳng. 2. Khi đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan, lâu dài trong cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cũng có nghĩa là phải đặt các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, hỗn hợp có vị trí bình đẳng trước pháp luật. Đây là điều kiện rất quan trọng để huy động hết sức mạnh tiềm ẩn về vốn, lao động, công nghệ của các khu vực kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Về mặt pháp lý, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư bản tư nhân đều là các pháp nhân, chịu trách nhiệm như nhau trước pháp luật; trong sản xuất kinh doanh chúng là những đơn vị kinh tế độc lập, cùng cạnh tranh với nhau trên thị trường và cùng chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, do đó chúng cần được đối xử bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Mọi sự ưu tiên dành thuận lợi cho khu vực này, gây trở ngại cho khu vực kia là trái với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, rốt cuộc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Theo quan điểm này, các chính sách đầu tư (vốn, đất đai, tín dụng, thị trường, v.v) khuyến khích phát triển phải được thực hiện theo lĩnh vực, đối tượng đầu tư chứ không phải là chủ thể đầu tư là ai, nhà nước hay tư nhân, trong nước hay nước ngoài. 3. Khuyến khích hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, trước hết là hình thức kinh tế tư bản tư nhân, tăng cường đầu tư vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty lớn của các nước trong khu vực trên thị trường khu vực và quốc tế. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD ở nước ta trong những năm qua: Sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp NQD Trước đổi mới (năm 1986), khu vực kinh tế NQD hầu như không phát triển, không được thừa nhận, khuyến khích và bảo vệ. Nhưng vì khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể không đủ thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, nên khu vực kinh tế tư nhân còn cần thiết cho nền kinh tế, vì vậy vẫn âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình (của các cán bộ công nhân viên nhà nước và hộ xã viên hợp tác xã), các tổ hợp tác, tổ hợp sản xuất núp bóng doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã (thực chất là những loại hình kinh tế tư nhân khác nhau). Tuy mức độ và phạm vi hoạt động còn hạn chế nhưng các hình thức kinh tế tư nhân cũng đã thực sự góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận lớn cán bộ, công nhân viên nhà nước, xã viên hợp tác, giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) và nhất là từ khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) và Nghị định số 221/HĐBT (ngày 23/7/1991) về “Cá nhân và nhóm kinh doanh” cùng nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Chính sách khuyến khích khác của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển (xem bảng 1). Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, thì đến năm 1992 – sau một năm thực hiện Nghị định số 221/HĐBT, đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh. Hai năm sau, năm 1994, đã lên tới 1.533.100 cơ sở, tăng thêm 34.500 cơ sở; năm 1995 có 2.050.200 cơ sở, tăng thêm 51.100 cơ sở; năm 1996 có 2.215.000 cơ sở, tăng thêm 164.900 cơ sở (so với năm 1995). Bình quân giai đoạn 1990 – 1996, mỗi năm tăng 533.775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm hơn 20%. Bảng 1: Số cơ cở kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-1998 Loại hình 1991* 1992** 1993 1994 1995 1996 1997 1998 DNTBTN 414 5198 6808 10881 15276 18894 25002 26021 % so năm trước 1255,5 59,8 40,4 23,7 32,4 4,1 DNTN 270 3676 5812 7794 10916 12464 17500 18750 % so năm trước 1361,4 50,4 40,1 14,2 40,4 7,1 CTTNHH 122 1444 1607 2968 4242 6303 7350 7100 % so năm trước 1183,6 84,7 42,9 48,6 16,7 -3,4 CTCP 22 78 19 119 118 127 152 171 % so năm trước 354,5 526,3 -0,8 7,6 19,7 12,5 Số cơ sở kinh tế cá thể*** 1498600 1533100 2050200 (1882798) 2215000 % so năm trước 102,3 133,7 108 (*) Theo số liệu báo cáo kinh tế của Ban kinh tế Trung ương:"Về kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân...", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội,5-1999 (**) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong cuốn "Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng xu thế và giải pháp", Nxb.Thống kê, Hà Nội, 1996, tr 225 (***) Theo số liệu báo cáo của Ban kinh tế Trung ương:"Một số chỉ tiêu cơ bản của 5 thành phần kinh tế", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 5-1999 Nguồn: Số liệu thống kê trong báo cáo: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế tư nhân và định hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, Hà Nội,3-1999. Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng (Biểu đồ 2). Nếu năm 1991 tổng số các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.198 doanh nghiệp (tăng 1.155%); tương tự các năm 1993, 1994, 1995,1996,1997 là: 6.808 doanh nghiệp (tăng 31%) 10.881 doanh nghiệp (tăng 60%), 15.276 doanh nghiệp (tăng 40%), 18.894 doanh nghiệp (tăng 24 %), 25.002 doanh nghiệp (tăng 32%) và năm 1998 đã tăng lên đến 26.021 gấp 62 lần so với số doanh nghiệp năm 1994. Tính bình quân giai đoạn 1991-1998, mỗi năm tăng thêm 3.252 doanh nghiệp, tức là khoảng 32% và gấp 1,5% lần mức tăng của các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ trong cùng thời gian, trong đó, năm 1992 các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao (1.225%). Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ tháng 1-2000. Tính đến tháng 12-2000, sau 12 tháng thực hiện luật Doanh nghiệp trên cả nước, số lượng doanh nghiệp đăng ký lên đến 13.500 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần số doanh nghiệp được thành lập trong năm 1999), trong đó có 3.736 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3.559 doanh nghiệp tư nhân, đưa tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong cả nước trên 40.000 doanh nghiệp (tính đến cuối năm 2000). Biểu đồ 2:Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-1998 Số doanh nghiệp Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng khác nhau. Cụ thể là: Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Nếu năm 1991 cả nước mới có 270 cơ sở thì đến năm 1998 có 18750 cơ sở, tăng gần 70 lần, trong đó năm 1992 có tốc độ tăng đột biến tới 1.361%, các năm 1994 và 1995 tăng trên 45%; từ năm 1996 và nhất là năm 1998 tốc độ phát triển đã chậm lại. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: Năm 1991 có 122 công ty, năm 1998 có 7100 công ty, tăng lên 58 lần, trong đó năm 1992 tăng đột biến về số lượng lên tới 1.183%, nhưng năm 1997 tốc độ tăng chậm lại, và năm 1998 chỉ còn 3%. Công ty cổ phần: Năm 1991 có 22 công ty, đến năm 1998 tăng lên 171 công ty – tăng 7,7 lần năm 1992 có tốc độ tăng số lượng cao nhất là 526%, nhưng các năm 1993, năm 1995 và 1996 tốc độ tăng chậm lại, năm 1997 cũng có tăng nhưng năm 1998 lại giảm còn 12%. Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992-1994, nguyên nhân sâu xa là sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô - đặc biệt là Luật doanh nghiệp tư nhân (1991) và sau này là luật doanh nghiệp (1999). Sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 1997-1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế nước ta nói chung và những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với những hạn chế của chính sách, giải pháp vĩ mô chưa theo kịp với tình hình v.v Nhìn chung từ năm 1991 đến năm 1998, số lượng ba loại hình doanh nghiệp nêu trên đã tăng tới 62 lần, tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm (1993-1997) là 38%. Trong tổng số 26.021 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thống kê đến thời điểm năm 1998 thì: Doanh nghiệp tư nhân có 18.750 cơ sở, chiếm 72%; tiếp theo là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn gồm 7.100 cơ sở, chiếm 27,3% và sau cùng là công ty cổ phần gồm 171 cơ sở, chiếm 0,65%. Như vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân là phổ biến nhất trong các loại hình kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân. (Biểu đồ 3) Biểu đồ 3:Cơ cấu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân năm 1998(%) Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: Theo các số liệu thống kê, cũng như kết quả của các cuộc khảo sát điều tra cho thấy: đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế NQD đều tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp. Xu hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ thể hiện về mặt số lượng, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể tiểu chủ như đã thấy ở trên, mà còn thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu, nộp thuế v.v.. Số liệu điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung Ương năm 1996 cho thấy: trong số 170.495 tỷ đồng vốn kinh doanh huy dộng được của khu vực kinh tế tư nhân thì 38,3% là của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy; gần 27% là của ngành công nghiệp chế biến; hơn 9% cho lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; cá lĩnh vực còn lại chiếm khoảng 26%. Tính vượt trội của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến còn thể hiện ở số lượng lao động làm việc trong hai ngành này. Cụ thể là, trong tổng số 5.057.242 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 32%, thương nghiệp, sửa chữa xe máy hơn 31%- hai ngành này chiếm trên 60% lực lượng lao động của cả khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực khách sạn nhà hàng chiếm khoảng 10%, còn lại hơn 20% là thuộc các ngành nghề khác . Thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến là các lĩnh vực mang lại doanh thu lớn nhất cho các doanh nghiệp NQD và cũng là lĩnh vực nộp thuế nhiều nhất cho Nhà nước. Thương nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang làm chủ nhiều ngành hàng -nhất là công nghệ phẩm: lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân v.v trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trước đây vốn do thương nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã đảm nhiệm, đã làm thay đổi cơ cấu tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của xã hội. Năm 1990, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 66,9 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội, thì đến năm 1998 đã tăng lên 78%; ngược lại, tỷ trọng của kinh tế nhà nước và tập thể đã giảm từ 33,1% năm 1990 xuống chỉ còn 22% năm 1998; đồng thời đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành hệ thống marketing mới ở nước ta – trong đó thương nghiệp nhà nước chỉ còn làm chủ lĩnh vực bán buôn những ngành hàng quan trọng Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, tiềm lực còn nhỏ bé, dễ bị tác động trước sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Năm 1998, khối sản xuất của khu vực nhà nước còn chiếm tới 53% tổng giá trị sản lượng (mặc dù so với năm 1995 đã giảm đi 6%), khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 15% năm 1995 đã tăng lên 18% năm 1998, khối kinh tế tư nhân chiếm 28% năm 1995 đã giảm xuống 27,8% vào năm 1998, trong đó khu vực kinh tế tư nhân chính thức (có đăng kí kinh doanh) từ 10,5% năm 1995 giảm xuống 9,6% năm 1998. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng thì: khu vực nhà nước từ 11,7% năm 1995 giảm xuống 5,5% năm 1998; khu vực kinh tế tư nhân từ 16,8% năm 1995 xuống đến 9% năm 1998; riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 14,9% năm 1995 tăng lên 28,1% vào năm 1998 Biểu đồ 4: Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong giá trị tổng sản lượng khối sản xuất , năm 1998(%) Sở dĩ các loại hình kinh tế tư nhân tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến vì đó là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nước ta, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao (trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì cạnh tranh lớn, rủi ro cao, thị trường hẹp…) phù hợp với triết lý phổ biến của các chủ doanh nghiệp “vốn ít, lãi nhiều, quay vòng nhanh, rủi ro thấp”. Sự tập trung của khu vực kinhtế tư nhân vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ… đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, có tác động thúc đẩy trở lại đối với sản xuất mặt khác điều đó cũng cho thấy: các chính sách, giải pháp vĩ mô của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích khu vực kinh tế đầu tư mạnh vào những lĩnh vực sản xuất vật chất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Chính những hạn chế chủ yếu đó đã khiến khu vực kinh tế NQD chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở nước ta hiện nay: 2.2.1. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính khu vực NQD ở nước ta: Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ chế quản lý tài chính chính thức đối với doanh nghiệp tư nhân và việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân được áp dụng trên cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, cao nhất là nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ: Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước; và Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1999 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định 59/CP. Tất nhiên, đối với mỗi lĩnh vực tài chính thuộc các doanh nghiệp NQD, chính phủ và các bộ các ngành cũng đã ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể. Ví dụ Nghị định 221/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và 222/ HĐBT ngày 23/7/1991 quy định về mức vốn pháp định đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, các nghị định này sau đó đã được thay thế bởi Nghị định số 26/1998/NĐCP về quy định mức vốn pháp định mới cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, ngoài ra là các nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác quản lý từng phần trong cơ chế quản lý tài chính do Bộ tài chính hay các cơ quan chức năng khác ban hành, nhưng đa phần các văn bản này đều là quy định cho DNNN, việc áp dụng cho DNNQD chỉ mang tính căn cứ, bổ sung, không chính thức. Phần lớn những thắc mắc, khiếu kiện, những nhu cầu xin hỗ trợ của các DNNQD thường được nhà nước mà cụ thể là Bộ tài chính và các ban ngành chức năng xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể mang tính chất nhỏ lẻ và sự vụ. Do chưa có cơ chế quản lý tài chính thích hợp nên việc đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và của các doanh nghiệp là đối tác kinh doanh gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Đó cũng là một trong các nguyên nhân tạo ra các ý kiến và cách nhìn nhận khác nhau trong đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, chính vì chưa có cơ chế tài chính quy định và hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp nên cũng tạo ra tâm lý cho rằng Nhà nước chưa tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong công việc tổ chức công tác tài chính, trong việc xác định nội dung và thực hiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và hạch toán kế toán. Rõ ràng là, từ yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và quản lý tài chính doanh nghiệp rất cần một khuôn khổ pháp lý và những hướng dẫn cần thiết về cơ chế vận hành tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp NQD hoạt động phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường, bình đẳng với các DNNN cả về nghĩa vụ và quyền lợi. Cần phải có những quy định rõ ràng, thống nhất, vừa có tác dụng hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện, vừa làm cơ sở để quản lý thống nhất về mặt tài chính doanh nghiệp. Đó là sự thống nhất mang tính nguyên tắc tài chính mà mọi doanh nghiệp phải tôn trọng. Đồng thời, thông qua đó, các doanh nghiệp biết rõ trong lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh doanh, doanh nghiệp được làm gì, nên làm như thế nào, không được làm gì, cái gì nên cái gì không nên, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, yên tâm tổ chức sản xuất kinh doanh đúng luật pháp, đạt lợi ích kinh tế cao nhất. Cần phải định rõ một số chỉ tiêu tài chính có tính cảnh báo cho hoạt động của doanh nghiệp (Như mức vốn huy động, quy mô nợ quá hạn, khả năng thanh toán chung và nợ đến hạn...) và quy định những thông tin cần thiết doanh nghiệp phải công khai vỡi các nhà đầu tư, các bên góp vốn, các bên liên doanh, hợp danh, với các bạn hàng các nhà cho vay, bán chịu hàng hoá và đặc biệt là với các cơ quan quản lý, với người lao động. 2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính DNNQD ở nước ta hiện nay: 2.2.2.1 Quản lý về thành lập và đăng kí kinh doanh: Thực hiện quá trình đổi mới tư duy kinh tế, thúc đẩy xây dựng và thực thi pháp luật theo nguyên tắc: "công dân có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm". Trong thời gian qua, nhà nước ta đã tiến hành một số biện pháp thúc đẩy sự thành lập và kinh doanh cho các DNTN. Điển hình nhất là việc ban hành Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000, và tiếp theo là Nghị định 02/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của chính phủ về đăng kí kinh doanh. Luật doanh nghiệp cũng như nghị định 02/NĐ-CP đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ và thống nhất cho các doanh nghiệp trong việc huy động và phát huy nội lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Thể hiện chủ trương cải cách hành chính theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm tối đa các thủ tục, hồ sơ rườm rà, phức tạp và tốn kém trong việc thành lập doanh nghiệp cũng như mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Tác động tích cực trực tiếp của những việc đó là việc đã xoá bỏ được 175 loại giấy phép khác nhau (chiếm 44% tổng số giấy phép kinh doanh), đây được đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTC-03.docx
Tài liệu liên quan