MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 3
I. MẠNG MÁY TÍNH 3
1. Lịch sử phát triển của mạng máy tính 3
2. Những khái niệm cơ bản của mạng máy tính 8
3. Mục tiêu kết nối mạng máy tính 12
4. Lợi ích kết nối mạng 12
II. HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 13
1. Lịch sử phát triển 13
2. Ưu khuyết điểm của hệ điều hành Linux 15
3. Các bản phân phối Linux 17
III. HỆ THỐNG TẬP TIN VÀ CÁC LỆNH CĂN BẢN 20
1. Tổng quan 20
2. Các thành phần chính của FileSystem 20
3. Loại FileSystem 21
4. Các thao tác trên FileSystem 23
5. Tổ chức hệ thống tập tin trên Linux 26
6. Các lệnh thao tác trên hệ thống tập tin 26
7. Các lệnh hệ thống 30
8. Một số lệnh quản lý người dùng và nhóm 32
9. Đường ống - pipe 33
10. Quản lý phần mềm 34
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MẠNG VÀ CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 37
I. MÔ HÌNH MẠNG 37
1. Phân tích mô hình mạng 37
2. Mô hình mạng 38
3. Bảng thông số của các máy 38
II. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX – PHIÊN BẢN FEDORA CORE 8 39
1. Yêu cầu phần cứng 39
2. Phân vùng đĩa 39
3. Cài đặt hệ điều hành Linux – bản phân phối Fedora Core 8 40
CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MÁY SERVER LINUX 49
I. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH DNS 49
1. Khái niệm 49
2. Chức năng DNS 49
3. Nguyên tắc làm việc của DNS 50
4. Cách sử dụng DNS 51
5. Cài đặt DNS 51
6. Cấu hình DNS 52
II. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH APACHE WEBSERVER 58
1. Giới thiệu 58
2. Đặc điểm 59
3. Cài đặt 60
4. Khởi động, dừng, khởi động lại dịch vụ Apache 60
5. Kiểm tra dịch vụ Apache 61
6. Các thư mục cấu hình Apache 61
7. Cấu hình Apache Webserver 61
III. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MAIL SERVER 68
1. Giới thiệu 68
2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ sendmail trên Linux 70
CHƯƠNG IV: THIẾT LẬP CHỨC NĂNG ROUTER TRÊN LINUX 83
I. GIỚI THIỆU ROUTER 83
1. Router là gì? 83
2. Ưu điểm của Router 84
3. Nhược điểm của Router 85
II. CẤU HÌNH CARD MẠNG 85
1. Cấu hình card eth0 85
2. Cấu hình card eth1 86
3. Cấu hình card eth2 86
III. CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN 87
1. Bật tính năng định tuyến 87
2. Mô tả thông tin định tuyến 87
3. Kiểm tra định tuyến 87
IV. CẤU HÌNH NAT TRÊN IPTABLES 88
1. Giới thiệu về iptables 88
2. Cấu hình iptables NAT kết nối Internet 92
3. Cấu hình iptables NAT tĩnh 93
V. CẤU HÌNH DHCP SERVER 94
1. Giới thiệu 94
2. Cài đặt 95
3. Cấu hình DHCP Server 95
4. Khởi động dịch vụ DHCP 96
5. Kiểm tra dịch vụ DHCP 96
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 99
Đã làm 99
Triển vọng của đồ án 100
Hướng phát triển 100
Tài liệu tham khảo 101
110 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết lập Router trên hệ điều hành Linux, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì nội dung trên những file còn lại sẽ thay đổi theo. Khi tạo hard link thì chỉ số liên kết file cũng sẽ tăng lên, do đó khi ta lỡ xoá một file nào đó thì vẫn còn trên những file còn lại. Để tạo một hard link file ta dùng lệnh ln theo cú pháp sau: #ln
Symbolic link file: là hình thức tạo một liên kết tạm dùng để trỏ về file nguồn, symbolic link giúp cho người quản trị có thể đơn giản hoá các thao tác truy cập file hệ thống, bằng cách tạo ra liên kết file trỏ về file hệ thống. Khi đó, thay vì truy cập file hệ thống thì người quản trị chỉ cần truy cập file liên kết, việc thay đổi nội dung file liên kết tương ứng với việc thay đổi nội dung của file nguồn. Để tạo file liên kết symbolic link ta dùng lệnh ln –s theo cú pháp sau:
# ln –s
Điểm khác biệt giữa hard link và symbolic link là khi xoá file nguồn thì file liên kết theo kiểu symbolic link không còn tác dụng nhưng file liên kết hard link vẫn còn ý nghĩa và nội dung vẫn như cũ chỉ có các chỉ số liên kết giảm đi một đơn vị.
Các thao tác trên FileSystem
Mount và umount FileSystem
Mount là hình thức gắn kết thiết bị vào một thư mục trong filesystem của Linux để người dùng sử dụng thiết bị, thư mục trên filesystem còn gọi là mount point. Sau khi mount hoàn tất việc sao chép dữ liệu và hệ thống và mount point tương ứng với việc sao chép giữa hệ thống và thiết bị. Ta có thể mount vào hệ thống các loại thiết bị sau: hdax, sdax, CD-ROM, đĩa mềm, usb.
Mount thủ công: để mount một hệ thống tập tin ta dùng lện mount theo cú pháp: #mount . Trong đó:
–f: làm cho tất cả mọi thứ đều hiện ra như thật, song nó chỉ gây ra
động tác giả.
–v: chế độ chi tiết, cung cấp thêm thông tin về những gì mount cần
thực hiện.
–w: mount hệ thống tập tin với quyền đọc và ghi.
–r: mount hệ thống tập tin chỉ có quyền đọc mà thôi.
–t: Xác định lại hệ thống tập tin đang được mount, những loại hợp
lệ là minux, ext2, ext3, msdos , hpfs, proc, nfs…
–a: mount tất cả những hệ thống tập tin được khai báo trong
/etc/fstab.
–o remount : chỉ định việc mount lại một filesystem nào đó.
Mount tự động: tập tin /etc/fstab liệt kê các hệ thống tập tin cần được mount tự động, mỗi dòng một hệ thống tập tin tương ứng với một gắn kết. Các cột trong mỗi dòng phân cách nhau bằng khoảng trắng hoặc khoảng tab. Mô tả cụ thể:
Cột 1: xác định thiết bị hoặc hệ thống tập tin cần mount.
Cột 2: xác định điểm mount cho hệ thống tập tin. Đối với các hệ thống tập tin đặc biệt như swap chúng ta dùng chữ none có tác dụng làm cho tập tin swap hoạt động nhưng nhìn vào cây thư mục không thấy.
Cột 3: chỉ ra loại hệ thống tập tin như msdos, vfat, iso9660, ext2…
Cột 4: danh sách các tuỳ chọn được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.
Cột 5: xác định khoảng thời gian để lệnh dump sao chép (backup) hệ thống tập tin. Nếu trường này rỗng, dump giả định rằng hệ thống tập tin này không cần backup.
Cột 6: Khai báo cho lệnh fsck biết thứ tự kiểm tra các hệ thống tập tin khi khởi động hệ thống. Hệ thống tập tin gốc (/) phải có giá trị 1. Tất cả hệ thống tập tin khác phải có giá trị 2. Nếu không khai báo khi khởi động, máy sẽ không kiểm tra tính thống nhất của hệ thống tập tin.Ví dụ:
Hình 1.4.1:File mẫu /etc/fstab trong mount tự động.
Như vậy, khi muốn mount các hệ thống tập tin lúc khởi động, bạn nên sử dụng tập tin etc/fstab thay vì dùng lệnh mount.
Umount: loại bỏ một filesystem khỏi hệ thống. Có các dạng sau:
#umount thiết bị : loại bỏ cụ thể một filesystem.
#umount –a: loại bỏ tất cả các filesystem đang mount.
Định dạng FileSystem
Để định dạng một hệ thống tập tin trên Linux ta sử dụng các công cụ sau:
#mkfs.ext2: định dạng partition theo loại ext2.
#mksf.ext3: định dạng partition theo loại ext3.
Ta cũng có thể dùng lệnh mkfs để định dạng cho mọi hệ thống tập tin (ext2, ext3…)
Cú pháp: #mkfs –t
Ví dụ: mkfs –t ext2/dev/hda1
Tương đương với lệnh: #mkfs.ext2 /dev/hda1
Quản lý dung lượng đĩa
Để quản lý và theo dõi dung lượng đĩa ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, thông thường hay sử dụng lệnh df và fdisk.
Cú pháp: #df
#fdisk
Kiểm tra FileSystem với fsck
Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm duy trì tính nhất quán của các hệ thống tập tin. Công việc thường làm là thỉnh thoảng kiểm tra xem có tập tin nào hỏng không. Linux sẽ tự động kiểm tra hệ thống tập tin lúc khởi động nếu chúng có giá trị lớn hơn 0 và được xác định trong trường pass number của tập tin /etc/fstab.
Cú pháp: #fsck [tuỳ chọn]
Các tuỳ chọn:
-A: duyệt khắp tập tin /etc/fstab và cố gắng kiểm tra tất cả các hệ
thống tập tin chỉ trong một lần duyệt. Nếu đã chọn –A, bạn không
cần chỉ ra hệ thống tập tin.
-V: chế độ chi tiết, cho biết lệnh fsck đang làm gì.
-t loai-fs: xác định loại hệ thống tập tin cần kiểm tra.
-a: tự động sửa chữa những hỏng hóc trong hệ thống tập tin mà
không cần hỏi.
-l: liệt kê tất cả các tên tập tin trong hệ thống tập tin.
–r: hỏi trước khi sửa chữa hệ thống tập tin.
–s: liệt kê tất cả các superblock trước khi kiểm tra hệ thống tập tin.
Tổ chức hệ thống tập tin trên Linux
/etc : Cấu hình hệ thống cục bộ theo máy.
/usr/bin : Chứa hầu hết các lệnh người dùng .
/dev : Các tập tin thiết bị.
/usr/man : Chứa tài liệu trực tuyến.
/usr/include : Chứa các tập tin include chuẩn của C.
/var/log : Các tập tin lưu giữ thông tin làm việc hiện hành của
người dùng.
/home : Chứa các thư mục con của các user.
/usr/lib : Chứa các tập tin thư viện của các chương trình người dùng.
Khi truy cập vào hệ thống, thư mục làm việc của người dùng được xem như là thư mục chủ. Ví dụ: Thư mục chủ của user01 sẽ là /home/user01.
Nếu đường dẫn bắt đầu bằng dấu “/”, thì hệ thống xem đó như là một tên đường dẫn đầy đủ bắt đầu từ thư mục gốc.
Các lệnh thao tác trên hệ thống tập tin
Các tham số luôn bắt đầu bởi dấu “-“, và trong hầu hết các trường hợp nhiều tham số một chữ cái có thể kết hợp dùng một dấu “ – “ .
Ví dụ: Thay vì dùng lệnh ls –l –F ta có thể dùng lệnh tương đương ls –lF.
Kí tự
Chức năng
*?[ ]
Kí tự đại diện hay theo mẫu.
&
Chạy ứng dụng ở chế độ nền, trả lại dấu nhắc cho hệ thống cho các tác vụ khác.
;
Dấu phân cách nhiều lệnh trên một dòng lệnh.
\
Tắt tác dụng của những kí tự đặc biệt như: *, ?, [, ], &, >, <, |.
>
Định hướng dữ liệu xuất ra file.
<
Định hướng dữ liệu nhập từ file.
>>
Định hướng dữ liệu xuất ra cuối file nếu file đã tồn tại.
|
Định hướng dữ liệu xuất là dữ liệu nhập cho lệnh tiếp theo.
$
Sử dụng biến môi trường.
Tạo mới thư mục
Cú pháp: mkdir …
… là tên các thư mục cần tạo.
Ví dụ:
[user01@linux user01]$ mkdir baitap
[user01@linux user01]$ mkdir baitap/bt1
[user01@linux user01]$ mkdir baitap/bt2
Thay đổi thư mục hiện hành
Cú pháp: cd <directory
là thư mục muốn chuyển đến.
Ví dụ:
[user01@linux user01]$ cd baitap
[user01@linux user01]$ cd /home
[user01@linux user01]$ cd
Xem thư mục làm việc hiện hành
Cú pháp: pwd
Ví dụ: [user12@linux user12]$ pwd
/home/user12
[user12@linux user12]$
Xem thông tin về tập tin và thư mục
Cú pháp: ls …
… là danh sách tập tin hay thư mục.
:
-F: dùng để hiển thị một vài thông tin về kiểu của tập tin.
-l(long): liệt kê kích thước của tập tin, người tạo ra, các
quyền người sử dụng.
Ví dụ: [user12@linux user12]$ ls -lF
total 75
drwxrwxr-x 2 user12 user12 1024 Apr 7 09:41 baitap/
drwxrwxr-x 2 user12 user12 1024 Apr 7 09:41 doc/
-rwxrwxr-x 1 user12 user12 71 Mar 31 10:39 hello*
-rw-rw-r-- 1 user12 user12 126 Apr 7 09:26 baitho.txt
-rw-rw-r-- 1 user12 user12 70 Apr 7 08:26 hello.c
[user12@linux user12]$
Di chuyển một hay nhiều tập tin
Cú pháp: mv …
… là danh sách tên tập tin cần di chuyển.
là tập tin hay thư mục đích.
Lệnh mv có thể dùng để đổi tên tập tin.
Chuyển nhiều tập tin: $ mv * directory
Di chuyển thư mục
[user01@linux user01]$ mkdir ctrinh
[user01@linux user01]$ ls -lF
[user01@linux user01]$ mv ctrinh baitap
Sao chép tập tin
Cú pháp : cp
Sao chép tất cả các tập tin vào một danh mục:
$ cp *
Ví dụ:
[user01@linux user01]$ cd baitap
[user01@linux baitap]$ vi tho.txt
[user01@linux baitap]$ mv tho.txt baitho.doc
[user01@linux baitap]$ ls
baitho.doc
[user01@linux baitap]$ cp baitho.doc ~/document
Tạo liên kết với tập tin
Tạo liên kết với tập tin là tạo thêm cho tập tin tên mới và đường dẫn tương ứng.
Cú pháp: ln
Ls –l: xem số liên kết của tập tin.
Muốn xóa một tập tin ta phải xóa tất cả các liên kết của nó.
Tìm kiến một tập tin
Lệnh find cho phép tìm kiếm một tập tin hay nhiều tập tin trong một cây danh mục.
Tìm theo tên: find -name
Tìm theo số i-node của tập tin: find -inum
Tìm theo tên người sở hữu: find -user
Để tránh các thông báo lỗi đưa ra màn hình ta có thể đổi hướng đầu ra lỗi chuẩn tới một tập tin rỗng:
$ find / -name filename - print 2>/dev/null
-Xóa thư mục rỗng
Cú pháp: rmdir ...
... là tên thư mục cần xóa.
Xóa các tập tin và thư mục
Cú pháp: rm ...
Xem hướng dẫn sử dụng lệnh
Cú pháp: man
Hoặc: --hepl
/?
Trong đó là tên của lệnh cần xem hướng dẫn.
Hiển thị nội dung của các tập tin
Cú pháp: more ...
... là những tập tin cần hiển thị.
Nối các tập tin
Cú pháp: cat ... [>filename]
Lệnh dùng để hiển thị toàn bộ nội dung của nhiều tập tin cùng một lúc.
... là những tập tin cần nối.
[>filename] là tên tập tin cần nối.
Xuất nội dung thông báo
Cú pháp: echo ...
Trong đó ... là các đối số dòng lệnh.
Nén và giải nén tập tin
Cú pháp: gzip
Các lệnh hệ thống
Lệnh at
Thực hiện lệnh theo thời gian định trước
[user12@linux user12]$ at 8:15am Feb 27
echo Happy birthday | mail emily
[user12@linux user12]$atrm jobnumber: xóa lệnh trong hàng đợi.
[user12@linux user12]$at –l: hiển thị danh sách các lệnh trong hàng đợi.
Lệnh hostname
Hiển thị tên máy tính đang làm việc.
Hệ thống lưu thông tin về tên máy tính trong tập tin /etc/hosts.
[user12@linux user12]$ hostname
Serverlinux
Lệnh ps
Xem danh sách các tiến trình đang hoạt động trên hệ thống.
[user12@linux user12]$ ps
PID TTY STAT TIME COMMAND
4516 p4 S 0:00 -bash
4703 p4 S 0:00 /usr/bin/mc -P
4705 r0 S 0:00 bash -rcfile .bashrc
R 0:00 ps
[user12@linux user12]$ kill 4703 //Hũy bỏ tiến trình mc có số hiệu 4730.
Lệnh clear: Xóa màn hình.
Lệnh date: Hiển thị ngày tháng hiện hành của hệ thống.
Lệnh cal : Xem lịch tương ứng với tháng và năm chỉ định.
Lệnh mount:
Cú pháp: mount [-t ]
Lệnh dùng để kết nối hệ điều hành với các thiết bị khác trên hệ thống.
Lệnh này chỉ thực hiện được khi vào hệ thống với quyền root.
type là kiểu tập tin.
Device là tập tin điều khiển thiết bị kết nối.
Mountpoint là vị trí thư mục trên hệ điều hành dùng để kết nối với file thiết bị .
Tạo kết nối với đĩa logic1: #mount /dev/hda1 /mnt/hdisk
Tạo kết nối với đĩa mềm MS-DOS: #mount /dev/fd0 /mnt/floppy
Tạo kết nối với đĩa CDROM: #mount /dev/hda1 /mnt/cdrom
Hủy kết nối với đĩa mềm: #umount /dev/fd0
Tiện ích mc: tiện ích mc trên linux có giao diện làm việc giống như trình NC Command của MS-DOS. Để khởi động gõ lệnh như sau:
# mc
Một số lệnh quản lý người dùng và nhóm
Tạo tài khoản người dùng
Cú pháp: #useradd [-c mô tả] [-d thư mục cái nhân] [-m] [-g nhóm] [tên tài khoản]
Tham số -m dùng để tạo thư mục cái nhân nếu nó chưa tồn tại, và chỉ có root mới được phép sử dụng lệnh này.
Dùng lệnh passwd để đặt mật khẩu cho tài khoản.
Ví dụ: Tạo tài khoản u1.
#useradd u1
#passwd u1
New UNIX password:
Retype new UNIX password:
Thay đổi thông tin của tài khoản
Cú pháp: #usermod [-c mô tả] [-d thư mục cái nhân] [-m] [-g nhóm] [tên tài khoản]
Ví dụ: gán tài khoản u1 vào nhóm admin
# usermod –g admin u1
Xóa tài khoản
Cú pháp: # userdel
Ví dụ: xóa user u1.
#userdel u1
Tạo nhóm
Cú pháp:# groupadd [tên nhóm]
Ví dụ: Tạo nhóm kinhdoanh.
# groupadd kinhdoanh
Thêm tài khoản vào nhóm
Cú pháp:# usermod –g
Ví dụ: thêm tài khoản u1 và nhóm kinhdoanh.
# usermod –g kinhdoanh u1
Xem tài khoản và nhóm
Cú pháp: #id
Xóa nhóm
Cú pháp: # groupdel
Đường ống - pipe
Linux cung cấp cơ chế đường ống cho phép ta có thể đẩy dữ liệu xuất của lệnh này làm dữ liệu nhập cho lệnh khác xử lý.
Ví dụ: #ls –l |more
Kết quả của lệnh ls không xuất ra màn hình mà chuyển cho lệnh more xử lý như dữ liệu đầu vào.
Đặc điểm:
Các đường ống chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện của một tiến trình tạo ra nó.
Muốn tạo ra một đường ống phải bắt đầu bằng một lệnh đặc biệt: pipe().
Nhiều tiến trình có thể viết và đọc trên cùng một đường ống. Tuy nhiên, không có một cơ chế nào để phân biệt thông tin cho các tiến trình ở đầu ra.
Dung lượng ống dẫn bị hạn chế (khoảng 4KB). Do đó khi chúng ta cố gắng viết khi đường ống bị đầy thì sẽ gặp phải trường hợp tắc nghẽn.
Các tiến trình liên lạc qua đường ống phải có mối quan hệ “họ hàng” và các đường ống phải được mở ra trước khi tạo ra các tiến trình con.
Không thể tự thay đổi vị trí thông tin trong ống.
Thao tác với đường ống:
Tạo một đường ống: int p_desc[2];
int pipe(p_desc);
Giá trị trả về 0 nếu thành công, -1 nếu thất bại.
p_desc[0]: chứa các số hiệu miêu tả nhờ đó có thể đọc trong đường ống.
p_desc[1]: chứa các số hiệu miêu tả nhờ đó có thể viết trong đường ống.
Như vậy việc viết trong p_desc[1] là để truyền dữ liệu trong ống và việc
đọc trong p_desc[0] là để nhận ra dữ liệu trong ống.
Quản lý phần mềm
Giới thiệu rpm
RPM (RedHat Package Manager) là hệ thống quản lý phần mềm được Linux hỗ trợ cho người dùng. Nó cung cấp cho người dùng nhiều tính năng để duy trì hệ thống của mình.
Người dùng có thể cài đặt, xoá hoặc nâng cấp các package trực tiếp bằng lệnh. RPM quản lý một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin của các package đã cài và các tập tin của chúng. Nhờ vậy, RPM cho phép bạn truy vấn các thông tin cũng như xác thực các package trong hệ thống.
Trong quá trình nâng cấp package, RPM thao tác trên tập tin cấu hình rất cẩn thận, do vậy mà bạn không bao giờ bị mất các lựa chọn trước đó của mình.
Đặc điểm rpm
Khả năng nấng cấp phần mềm: với RPM bạn có thể nâng cấp các thành phần riêng biệt của hệ thống mà không cần phải cài lại. Khi có một phiên bản mới của hệ điều hành dựa trên RPM (như RedHat Linux) thì chúng ta không phải cài lại hệ thống mà chỉ cần nâng cấp thôi. RPM cho phép nâng cấp hệ thống một cách tự động, thông minh, các tập tin cấu hình được gìn giữ cẩn thận qua các làn nâng cấp, vì thế bạn không sợ thay đổi các tuỳ chọn sẵn có của hệ thống được nâng cấp.
Truy vấn thông tin hiệu quả: RPM cũng được thiết kế cho mục đích truy vấn các thông tin về các package trong hệ thống. Bạn có thể tìm kiếm thông tin các package hoặc các tập tin cài đặt trong toàn bộ cơ sở dữ liệu. Bạn cũng có thể hỏi tập tin cụ thể thuộc về package nào và nó ở đâu. Package RPM có các tập tin chứa các thông tin rất hữu ích về package này và nội dung của package. Các tập tin này cho phép người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng trong một package riêng lẻ.
Kiểm tra hệ thống: một đặc tính rất mạnh của RPM là cho phép bạn kiểm tra lại các package. Nếu nghi ngờ một tập tin bị xoá hay bị thay thế trong package, bạn có thể kiểm tra lại rất dễ dàng.
Sử dụng rpm
Cài đặt phần mềm: để cài đặt phần mềm ta dùng lệnh rpm -i
Cú pháp :#rpm –i .
Ví dụ: rpm –ivh bind-9.5.0-16.a6.fc8.i386.rpm
Thêm tuỳ chọn vh để kiểm tra phần mềm trước khi cài đặt.
Loại bỏ phần mềm: dùng lệnh rpm –e
Cú pháp: #rpm –e
Ví dụ: rpm –e bind-9.5.0-16.a6.fc8.i386.rpm
Nâng cấp phần mềm: dùng lệnh rpm –u
Cú pháp: #rpm –uvh
Ví dụ: #rpm –uvh bind-9.5.0-16.a6.fc8.i386.rpm.
Truy vấn phần mềm: là hình thức kiểm tra và tìm kiếm xem thông tin các phần mềm đã cài đặt trong hệ thống. Ta có thể xem danh sách các gói phần mềm đã được cài đặt trong hệ thống bằng lệnh rpm –qa, hoặc xem cụ thể phần mềm nào đó đã được cài đặt trong hệ thống hay không bằng lệnh rpm –qa
Ví dụ: kiểm tra sendmail : # rpm –qa sendmail
sendmail-8.14.1-4.2.fc8
Có thể sử dụng thêm một số tham số khác kết hợp với –q để xác định thông tin cụ thể của package.
–a: truy vấn tất cả các package.
–f: tập-tin: truy vấn những package chứa tập-tin. Khi xác định tập
tin phải chỉ rõ đường dẫn.
–p:tên-tập-tin-package: truy vấn package tên-tập-tin-package.
–i: xác định các thông tin về package bao gồm: tên, mô tả, phiên
bản, kích thước, ngày tạo, ngày cài đặt, nhà sản xuất…
–l: hiển thị những tập tin trong package.
–s: hiển thị trạng thái của các tập tin trong package.
–d: hiển thị danh sách tập tin tài liệu cho package.
–c: hiển thị danh sách tập tin cấu hình
Liệt kê các phần mềm đã được cài đặt trong hệ thống:
# rpm –qa |more
Kiểm tra phần mềm
Các thông tin dùng kiểm tra là: kích thước, MD5, checksum, quyền hạn, loại tập tin, người sở hữu, nhóm sở hữu tập tin.
rpm –V : kiểm tra tất cả các tập tin trong package.
rpm –vf : kiểm tra tập tin tên-file.
rpm –Va: kiểm tra tất cả các package đã cài.
rpm -Vp : kiểm tra một package với tập tin package xác định, thường sử dụng trong trường hợp cơ sở dữ liệu của RPM bị hỏng.
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MẠNG VÀ CÀI ĐẶT HỆ
ĐIỀU HÀNH LINUX
MÔ HÌNH MẠNG
Phân tích mô hình mạng
Với yêu cầu của đồ án ta xây dựng mô hình mạng như sau:
Hệ thống mạng chúng ta gồm có hai nhánh mạng nội bộ để thể hiện chức năng định tuyến của Router, cụ thể ở đây ta xây dựng nhánh mạng 1 là 192.168.10.0/24 và nhánh mạng 2 là 192.168.20.0/24.
Một máy Linux làm Router có 3 card mạng. Hai card gắn vào hai nhánh mạng nội bộ, card còn lại dùng để kết nối với Internet. Router này thực hiện các chức năng sau:
Định tuyến cho hai nhánh mạng nội bộ có thể liên lạc được với nhau.
NAT cho hai mạng nội bộ có thể truy cập được Internet, và các máy ở ngoài Internet có thể truy cập được Web Server ở trong mạng nội bộ.
Làm DHCP Server cấp phát địa chỉ IP động cho hai nhánh mạng nội bộ.
Một máy Linux làm Server. Server này gồm có những chức năng chính sau đây:
DNS Server dùng phân giải tên miền cho Web Server, Mail Server .
Web Server làm nơi đặt trang web cho phép các máy trong và ngoài mạng truy cập.
Mail Server làm hệ thống mail cho các người dùng nội bộ để trao đổi thông tin trong và ngoài mạng.
Các máy tính dùng hệ điều hành Linux hoặc hệ điều hành Window kết nối vào hai mạng nội bộ.
Mô hình mạng
Hình 2.2.1: Mô hình mạng.
Bảng thông số của các máy
Tên máy
Card
Ip address
Subnet mask
Default Gateway
DNS Server
Router
Linux
Eth0
203.113.245.10
255.255.255.0
Eth1
192.168.10.254
255.255.255.0
Eth2
192.168.20.254
255.255.255.0
ServerLinux
Eth0
192.168.10.1
255.255.255.0
192.168.10.254
192.168.10.1
CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX – PHIÊN BẢN
FEDORA CORE 8
Yêu cầu phần cứng
Linux không đòi hỏi máy có cấu hình mạnh. Tuy nhiên, nếu phần cứng có cấu hình thấp quá thì có thể không chạy được X window hay các ứng dụng có sẵn.
Cấu hình tối thiểu nên dùng với phiên bản Fedora Core 8:
CPU (bộ vi xử lý ): tối thiểu Pentium 200MHz cho các chế độ text, Pentium II 400MHz cho chế độ đồ hoạ.
RAM (bộ nhớ chính): 128MB trở lên cho chế độ text mode, 192MB cho mode graphics, khuyến cáo 256MB.
HDD(đĩa cứng): Dung lượng đĩa còn phụ thuộc vào loại cài đặt:
Server: khoảng 1.1 GByte.
Personal Destop: khoảng 2.3 GByte.
Workstation: khoảng 3 GByte.
Custom Installation(tối thiểu): 620MByte, tối đa khoảng 10GByte.
Phân vùng đĩa
Đĩa cứng được phân ra nhiều vùng khác nhau gọi là patition. Mỗi patition sử dụng một hệ thống tập tin và lưu trữ dữ liệu. Mỗi đĩa chúng ta chỉ chia được tối đa 4 patition chính (primary patition), giới hạn như vậy là do Master Boot Record của đĩa chỉ ghi tối đa 4 chỉ mục tới 4 patition.
Để tạo nhiều patition lưu trữ dữ liệu (hơn 4) người ta dung partition mở rộng (extended patition). Thực ra, patition mở rộng cũng là primary patition nhưng cho phép tạo các partition con được gọi là logical patition.
Linux sử dụng cơ chế truy xuất ổ đĩa thông qua tập tin, mỗi ổ đĩa được gán với một tập tin trong thư mục /dev. Ký tự fd cho ổ mềm, hd cho ổ cứng, sd dành cho ổ SCSI, ký tự a, b, c, d… gắn thêm vào để xác định các ổ đĩa khác nhau cùng loại.
Hai phân vùng cần thiết cho Linux:
Phân vùng “/” là phân vùng chính chứa thư mục gốc của hệ thống.
Phân vùng “/boot” chứa boot loader, boot image của hệ điều hành.
Phân vùng swap được dùng làm không gian hoán đổi dữ liệu khi vùng nhớ chính được sử dụng hết. Kích thước của phần swap sử dụng tuỳ thuộc hệ thống mình sử dụng ít hay nhiều ứng dụng. Kích thước vùng swap được khuyến cáo lớn hơn hay bằng dung lượng RAM.
Cài đặt hệ điều hành Linux – bản phân phối Fedora Core 8
Boot từ đĩa DVD Fadora Core 8: Xuất hiện màn hình giới thiệu một số tuỳ chọn ở màn hình đầu tiên.Chọn Install or upgrade an existing system và nhấn Enter và đợi hệ thống tải.
Hình 2.3.1: Màn hình khởi động của Fedora.
Lựa chọn Skip để bỏ quá bước kiểm tra của Fedora và nhấn Enter.
Hình 2.3.2: Màn hình kiểm tra của Fedora.
Sau khi nhấn Enter sẽ nhìn thấy màn hình chào mừng của Fedora. Hãy chọn Next để tiếp tục.
Hình 2.3.3: Màn hình chào mừng của Fedora.
Phần chọn ngôn ngữ, chúng ta chọn English và nhấn Next.
Hình 2.3.4: Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt.
Lựa chọn bàn phím U.S.English và nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Hình 2.3.5: Lựa chọn kiểu bàn phím.
- Tiếp đến là cài đặt các thiết lập mạng. Trong phần Host name chọn Automaticaly via DHCP để thiết lập tự động. Nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Hình 2.3.6: Cài đặt các tuỳ chọn về mạng.
Lựa chọn quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố. Chọn Asia/Saigon và nhấn Next.
Hình 2.3.7: Chọn quốc gia, thành phố.
Cửa sổ kế tiếp yêu cầu nhập Password cho tài khoản root. Hãy nhập lại Password ở ô Confirm và nhấn Next.
Hình 2.3.8: Nhập mật khẩu quản trị hệ thống.
Bước quan trọng. Nếu tiếp tục nhấn Next tức là giao phó các thiết lập cho Fedora 8. Mọi phân vùng sẽ bị xóa để tạo ra 1 ổ cứng trống hoàn toàn nhằm cài Fedora 8. Chọn lấy phân vùng tối thiểu là 10GB. Hãy nhấn vào dấu mũi tên trỏ xuống ở thẻ Remove all partitions on selected and create defauld layout để chọn Create custom layout sau đó hãy nhấn Advanced Storage để thiết lập.
Hình 2.3.9: Phân vùng ổ cứng để cài đặt Fedora.
Nhấn Yes để tiếp tục.
Hình 2.3.10: Chọn phân vùng cài đặt.
Ngay sau bước này các phân vùng đã tạo ra ở bước trên sẽ được định dạng
để cài Fedora 8.
Hình 2.3.11: Định dạng phân vùng cài đặt.
Giờ có thể lựa chọn những gói phần mềm cần cài đặt.
Hình 2.3.12: Chọn các phần mềm cần cài đặt.
Nhấn Next để cài đặt Fedora 8.
Hình 2.3.13: Màn hình cài đặt của Fedora.
Khi cài đặt hoàn tất. Nhấn Reboot để khởi động lại hệ thống.
Hình 2.3.14: Khởi động lại hệ thống, quá trình cài đặt thành công.
Sau khi khởi động lại hệ thống, nhập username và password để đăng nhập hệ thống, nhập tên root và mật khẩu để vào hệ thống với quyền cao nhất. Giao diện sau khi đăng nhập thành công như hình 3.15.
Hình 2.3.15: Màn hình giao diện của Fedora.
CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MÁY SERVER LINUX
Gồm các nội dung chính như sau:
Cài đặt và cấu hình DNS.
Cài đặt và cấu hình Apache Webserver.
Cài đặt và cấu hình Mail Server .
CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH DNS
Khái niệm
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.
DNS là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia.
DNS chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.
Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng.
DNS tạo thành tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).
Chức năng DNS
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web.
Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS Server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).
Nguyên tắc làm việc của DNS
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS Server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS Server phân giải tên website này phải là DNS Server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS Server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết lập Router trên hệ điều hành Linux.doc