Luận văn Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ Việt Nam hiện đại

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC . 4

PHẦN DẪN NHẬP. 5

1. Tính cấp thiết của đề tài: .5

2. Lịch sử vấn đề :.6

3. Mục đích, ý nghĩa: .22

4. Phương pháp nghiên cứu:.22

5. Giới hạn đề tài, phạm vi nghiên cứu:.23

6. Cấu trúc luận án:.23

7. Đóng góp mới của luận án: .24

CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ “THƠ MỚI” (1930 - 1945) VÀ SỰ ĐỔI MỚI

NGHỆ THUẬT THƠ . 25

CHƯƠNG 2: SỰ ĐỔI MỚI “THƠ MỚI” TRÊN BÌNH DIỆN THI HỨNG . 36

2.1. Sự đổi mới thi hứng, yếu tố quyết định đổi mới “Thơ Mới” .36

2.2. Những nguồn thi hứng mang cảm quan mới trong “Thơ Mới”.37

2.2.1. Cảm hứng về cái tôi .37

2.2.2. Cảm hứng về cái buồn, cái cô đơn.61

2.2.3. Cảm hứng về tình yêu:.72

2.2.4. Cảm hứng về đất nước, quê hương; về những số phận không may. .84

2.2.5. Cảm hứng về thiên nhiên .94

CHƯƠNG 3: SỰ ĐỔI MỚI “THƠ MỚI” TRÊN BÌNH DIỆN THI PHÁP. 107

3.1. Sự quy định của thi hứng đối với thi pháp: .107

3.2. Sự đổi mới “Thơ Mới” trên bình diện thể loại .108

3.2.1. Thể thơ tự do:.113

3.2.2. Thể thơ lúc bát: .118

3.2.3. Thể thơ 7 tiếng:.121

3.2.4.Thể thơ 8 tiếng:.127

3.3. Sự đổi mới “Thơ Mới” trên bình diện ngôn ngữ thơ:.134

3.3.1. Sự đổi mới lời thơ:.135

3.3.2. Sự đổi mói câu thơ:.156

PHẦN KẾT LUẬN. 171

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 178

pdf186 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Bi ca - Huy Cận) Tình yêu trong ca dao xưa cũng có dở dang, trăn trở, éo le nhưng có nguyên nhân khách quan cụ thể, về phía gia đình, hay về xã hội. Trái lại, cái dở dang trong “Thơ Mới” có nguyên nhân từ chủ quan nhiều khi rất mơ hồ. Một là, cái tôi cá nhân xem tình yêu là cứu cánh, là một phương diện của lẽ sống, do đó thường sống ảo mộng, ảo tưởng: Thơ ta cũng như tình người vậy Mộng, mộng mà thôi mộng hững hờ (Lưu Trọng Lư) Khi chạm vào thực tế đắng cay, tình mộng mong manh dễ tan vỡ, nhà thơ cũng cảm nhận được điều đó: "Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi" (Thái Can) Hai là, cái tôi cá nhân được giải phóng, được tự do, tạo điều kiện cho con người phát triển, mặt khác cũng dễ sinh ra chủ nghĩa cá nhân, riêng tư ích kỷ, đó là cái góc khuất trong tâm hồn của con người cá nhân hiện đại; nguyên nhân tạo nên trở ngại, tan vỡ tình yêu: Linh hồn ta còn u uẩn hơn đêm Ta chưa rõ, nữa là ai thấu rõ Kiếm mãi, nghĩ hoài, hay ghen bóng gió Anh muốn vào dò xét giấc em mơ Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ Cũng như em dấu những điều quá thực. (Xa cách - Xuân Diệu) Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ về mặt tình cảm, biểu hiện sự nghi ngờ, ghen tuông. Lan Sơn muốn sở hữu tuyệt đối tình cảm: Một phút lòng em mơ bạn mới Yêu anh sau nữa cũng bằng bằng không. (Anh với em) Ngoài các nguyên nhân trên, nguyên nhân chủ quan tạo nên tình yêu dở dang trong “Thơ Mới” là quan niệm thẩm mỹ. Trong khi các nhà thơ trung đại quan niệm - tình yêu - hôn nhân - hạnh phúc là cái đẹp, thì các nhà thơ lãng mạn xem tình yêu - dang dở - đau khổ là cái đẹp: Đời mất vui khi đã vẹn câu thề Tình chỉ đẹp khi hãy còn dang dở Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ Cho nghìn sau lơ lửng đến ngàn xưa. (Ngập ngừng - Hồ Dzếnh) Yêu mà không được yêu nên đau khổ: "Yêu là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu chắc được yêu" (Yêu - Xuân Diệu). Nhưng được yêu cũng khổ đau: Yêu em từ đó ta phơi phới Sống ở trong nguồn thú đắm say Nhưng cũng sống trong đau khổ nữa Miệng cười trong lúc nếm chua cay. (Yêu - Thế Lữ) Phải chăng đau khổ là cái thú đau thương, mảnh đất gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho thi nhân lãng mạn. Cho nên tình yêu trong “Thơ Mới” rất tế nhị và đa dạng, nhưng không phải không lý giải được như Xuân Diệu nói "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu" 2.2.3.3. Bên cạnh cảm hứng chính, tình yêu dang dở, trắc trở, đau khổ là cảm hứng về tình yêu trong sáng, ngây thơ của tuổi mới vào đời, tuổi học trò chưa vướng bụi trần, và nhà thơ có thể kể đến đầu tiên là Xuân Diệu. Thơ tình Xuân Diệu đầy ắp những kỷ niệm thơ mộng, trong trắng, say đắm, e thẹn của tình yêu học trò: Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất Anh cho em kèm với một lá thư... Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo Tình thì buồn như tất cả chia ly Giấy phong kỷ mang thầm trong túi áo Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi (Tình thứ nhất) Với đôi mắt trong sáng của người mới bước vào đường tình yêu, Xuân Diệu thấy những gì liên quan đến tình ái đều đẹp, đáng yêu: Rượu nơi mắt và khi nhìn ướm thử Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây... Và nhạc phất dưới chân mừng sánh bước; Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi, Tà áo mới cũng say mùi gió nước, Rặng mi dài xao động ánh dương vui. (Xuân đầu) Xuân Diệu có nhiều bài thơ mang kỷ niệm trong sáng, thơ mộng của tuổi học trò: Vì sao, Gặp gỡ, Hẹn hò, Bài thơ tuổi nhỏ, Mùa thi, Giới thiệu ... Đó cũng là chuyện dễ hiểu, bởi xưa nay những mối tình học trò bao giờ cũng trong sáng, hồn nhiên, say mê, e ấp. Vì thế mà thanh niên rất mê thơ tình Xuân Diệu. Tình yêu ban đầu trong thơ Huy Cận "trong như suối", đẹp như mong ước những lần gặp gỡ là những giây phút thần tiên để cho lứa đôi tình tự: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng. Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng... Em nói anh nghe tiếng lẫn lời, Hồn em anh thở ở trong hơi; Nắng thơ dệt sáng trên tà áo Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài (Áo trắng) Và thật sự hạnh phúc đã đến: Đôi lứa thần tiên suốt một ngày Em ban hạnh phúc chứa đầy tay Dịu dàng áo trắng trong như suối Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay. (Áo trắng) Tình yêu trong thơ Huy Cận được lồng ghép trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Đó là một buổi trưa đầy màu sắc trữ tình "cớ cu gáy có bướm vàng" và có "đôi lứa đứng bên vườn tình tự" Một buổi trưa không biết ở thời nào, Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, Có cu gáy có bướm vàng nữa chứ, Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự. (Đi giữa đường thơm) Đó là một buổi chiều thơ mộng, trinh nữ đã xép lá, hàng cây xế bóng ngẩn ngơ, người tình tâm sự, dỗ dành: Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây (Ngậm ngùi) Mạch thơ tình trong sáng của Vũ Hoàng Chương là những bài thơ tình yêu. Đó là những tình cảm ngây thơ, say đắm của tuổi ban đầu được ủ kín trong lòng: Em đã nao lòng em mê man Đuôi mắt đầu môi tình chứa chan Đêm thường mơ đêm ngày mơ ngày Nhưng không hề nói cho nhau hay (Yêu mà chẳng biết) Tình yêu ban đầu say mê, vụng dại để lại trong ký ức Vũ Hoàng Chương những kỷ niệm khó quên: Thấy anh đăm đắm nhìn Cúi đầu em đỏ má Như hiểu niềm van xin Như hẹn cho tất cả. (Mây suối về đâu) Cũng như Huy Cận và nhiều nhà thơ khác trong phong trào “Thơ Mới”, Vũ Hoàng Chương mượn đến thiên nhiên tươi đẹp, nhất là hai sự vật có sức hút nhau để so sánh, liên tưởng với tình yêu ban đầu: Trăng dại từ phen gặp gió lành Sông lam từ buổi gặp non xanh. Từ hoa quen bướm, trời quen đất. Em đã yêu rồi, đã của anh. (Tuổi xanh) Còn Nguyễn Bính là những mối tình "chân quê" chất phát, hiền lành, giản dị của cô gái dệt cửi, cô hái mơ, cô lái đò. Những mối tình ấy được nhà thơ miêu tả rất chân thành và xúc động. Đây là tâm trạng của cô gái đang bước vào tình yêu: Lòng thấy giăng tơ một mồi tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh. (Mưa xuân) Trái tim rực lửa tình yêu đã thôi thúc cô vượt qua ngại ngùng, e thẹn ban đầu, chủ động đi tìm người yêu: Em xin phép mẹ vôi vàng đi... Thôn Đoài vào hát thâu đêm Em mãi tìm Anh chả thiết xem. mối tình chân quê càng lãng mạn hơn, đẹp hơn, cụ thể hơn khi được gắn vào làng quê nơi chàng và nàng sinh ra, gần với biểu tượng tình yêu: cau trầu: Nhà em có một giàn trầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cauu thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? (Tương tư) Vần thơ tình yêu trong sáng hồn nhiên của Nguyễn Bính rất tế nhị đậm đà màu sắc dân gian nhưng không kém phần mãnh liệt của tình yêu hiện đại. Tình yêu trong “Thơ Mới” rất đa dạng, nhiều màu sắc, có "cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật, cái tình ngây thơ, cái tình già dặn" có "cái tình giây phút, cái tình thiên thu" (Lưu Trọng Lư). Nhưng tất cả đều có điểm chung, dù mở đầu trong sáng, thơ mộng, tốt đẹp nhưng kết thúc dở dang, tan vỡ, khổ đau, chua chát. Quá trình vận động cảm hứng ấy có khi thể hiện trong một bài thơ cụ thể, chẳng hạn: Mưa xuân (Nguyễn Bính), Tình điên, Một mùa đông của Lưu Trọng Lư ...Thường thì, biểu hiện rất rõ ở từng nhà thơ: Nguyễn Bính từ "Mưa xuân" đến "Cô lái đò"; Xuân Diệu từ "Tình thứ nhất" "Xuân đầu", "Bài thơ tuổi nhỏ" đến "Giục giã" "Phải nói", "Vội vàng"; Vũ Hoàng Chương, từ "Yêu mà chẳng biết", "Mây suối vẻ đâu", "Tuổi xanh" đến "Mười hai tháng sáu", "Lá thư ngày trước"; Thế Lữ từ "Tiếng trúc tuyệt vời" đến "Yêu", "Lời tuyệt vọng". Trong thơ Thế Lữ, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính cảm hứng về tình yêu mới bắt đầu đầy mơ mộng, ước mơ "Em cầu xin Trời Phật, Sao cho em lấy chàng" (Nguyễn Nhược Pháp), tình yêu được biểu hiện bằng thị giác "Đôi mắt em lặng buồn, Nhìn thôi mà chẳng nói. Tình đôi ta vời vợi" (Lưu Trọng Lư), "Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau" (Nguyên Bính), đến Xuân Diệu, Huy Cận, cảm hứng về tình yêu thật sự mãnh liệt, không chỉ nhìn chẳng nói mà phải nói: "Em phải nói, phải nói, và phải nói" Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày Bằng nét vui bằng vẻ thẹn chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười tay riết. (Phải nói) Có nghĩa là phải biểu hiện bằng xúc giác, phải khăng khít: Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng (Xa cách) Cuối cùng với Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, cảm hứng tình yêu đậm mùi vị chua chát, xác thịt. "Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải. Chút ngây thơ còn lại cũng vừa chôn" ( Vũ Hoàng Chương). 2.2.4. Cảm hứng về đất nước, quê hương; về những số phận không may. Bên cạnh cảm hứng tình yêu nam nữ quán xuyến trong “Thơ Mới”, cảm hứng về tình yêu quê hương, đất nước, lòng cảm thông đối với những số phận không may bàng bạc nhưng cũng đáng trân trọng. 2.2.4.1. Những cuộc khỏi nghĩa của các phong trào yêu nước đã lùi vào quá khứ nhưng âm vang của nó vẫn còn sống động trong lòng các nhà “Thơ Mới”. Huy Thông liên tưởng về người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu qua hình tượng "Con voi già", từng một thời dũng mãnh xông pha nơi chiến trận và giờ đây những âm vang ấy vẫn còn vang vọng: Hồn rừng thẳm những vang cây chát chúa, Nhắc lại tiếng voi kêu nhiều lượt nữa. Rồi núi sông, rồi cảnh vật âm u, Lại đắm say trong giấc mộng nghìn thu. (Con voi già) Trong thơ Huy Thông cũng có phần mộng mơ yêu đương, nhưng đặc sắc của Huy Thông chính là ở những bài anh hùng ca về những anh hùng lịch sử. Hình tượng người anh hùng trong thơ Huy Thông là anh hùng chiến bại (Hạng Tịch, Kinh Kha) nhưng đã thức tỉnh tình cảm yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Trong hoàn cảnh mất nước, nhà thơ không thể trưc tiếp biểu lộ lòng yêu nước mà gián tiếp thông qua hình tượng thi ca giàu ý nghĩa tư tưởng nhất. Thế Lữ với hình tượng con hổ (Nhó rừng) mang một khối căm hờn trong cũi sắt hôm nay mơ về quãng đời tự do của mình trong chốn rừng thẳm: Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thuở huy hoàng hống hách những ngày xưa. Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi; Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc... Nào những đêm vàng bên bờ suối. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? (Nhớ rừng) Hình tượng con hổ trong vườn bách thú phải chăng là quá khứ hào hùng và hiện tại mất tự do của một dân tộc. Bài thơ mang tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ cũng là tâm sự của một lớp người không chấp nhận cuộc đời nô lệ, luôn mơ về quá khứ hào hùng của cha ông. Tâm sự yêu nước của Chế Lan Viên được thể hiện qua những trang thơ viết về một đất nước Chiêm điêu tàn. Thành Đồ Bàn ngày xưa hiện ra rực rỡ: Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh. dân tộc Chiêm sống trong thanh bình: Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc. Những cô thôn vàng nhuộm ánh chiều tươi. Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui. Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành. (Trên đường về) rồi cảnh đau thương dâu biển, thật não lòng: Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương. (Thời oanh liệt) "Điêu tàn" gợi lại niềm uất hận của dân tộc Chiêm. Thi sĩ muốn mượn chuyện dân tộc Chiêm để thổ lộ tình cảm yêu nước của người dân Việt mất nước. Tình cảm yêu nước trong “Thơ Mới” không bộc lộ trực tiếp mà thông qua khát vọng tự do, nỗi niềm thương nhớ, luyến tiếc một quá khứ vàng son của đất nước. Cảm xúc Huy Cận luôn quay về quá khứ, ở đó nhà thơ tìm lại cái "Đẹp xưa", cái hồn xưa. Với "Chiều xưa" một thời nào xa xưa, một thời thịnh trị của đất nước với những vua chúa, những hoàng thành, những người lính thú ngày đêm nơi biên ải như còn vọng lại trong tâm hồn nhà thơ: Bờ tre rung động trống chầu Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan. Tất cả đã hoang tàn, đổ nát nhưng nhà thơ như còn nghe đâu đây cái hồn xưa đang lẩn khuất: Đêm mơ lay ánh trăng tàn Hồn xưa gửi tiếng thời gian trống dồn. (Chiều xưa) Cái hồn xưa ấy cũng là cái hồn đất nước, nước đã mất mà hồn nước vẫn quẩn quanh cùng dân tộc. Liên tưởng của nhà thơ thật là sâu sắc và ý nhị. Hàn Mạc Tử bằng hành động cụ thể hơn, nhà thơ đến Huế để gặp cụ Phan Bội Châu. Với tấm lòng trân trọng người chí sĩ yêu nước, nhà thơ viết bài "Đêm khuya tình tự với sông Hương". Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng của nhà thơ đối với vận mệnh của đất nưóc. Giai đoạn 1940 - 1945, “Thơ Mới” có sự phân hóa rõ rệt. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bao trùm không khí ngột ngạt, tù đọng lên toàn xã hội. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc âm ỉ chờ hành động, không khí lên đường đang ngấm ngầm trong lòng dân tộc. Một số nhà “Thơ Mới” cũng cảm nhận được hơi thở của thời đại. Huy Cận, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân ...đã sáng tạo nhiều tứ thơ khỏe mạnh. Thâm Tâm với "Tống biệt hành" gợi được không khí chia tay rất mới mẻ. Như những cuộc chia tay khác, cũng bịn rịn, lưu luyến nhưng không tủi buồn thất vọng. Người ra đi với quyết tâm: Chí lớn chưa thành, bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại, Ba năm mẹ già cũng đừng mong. (Tống biệt hành) Cùng với Thâm Tâm, Trần Huyền Trân cũng tạo được bản sắc riêng góp tiếng nói lên đường. Hình ảnh người ra đi mang theo hoài bão lớn được các nhà thơ yêu mến, chiêm ngưỡng là một nhân tố tích cực đáng trân trọng của “Thơ Mới”. Có thể nói khát vọng tự do, khát vọng thoát khỏi cảnh đời chật hẹp, khát vọng lên đường vẫn nằm trong mạch ngầm tinh thần yêu nước của các nhà “Thơ Mới”. Lòng yêu nước biểu hiện trong “Thơ Mới” còn là lòng yêu thương, giữ gìn, phát huy tiếng Việt. Những năm trước cách mạng tháng Tám, trong các nhà trường Pháp - Việt, tiếng Việt bị coi khinh như một tử ngữ, kẻ ngoại lai, ngôn ngữ chính thống là tiếng Pháp. Phần lớn các nhà “Thơ Mới” được đào tạo trong trường Pháp. Họ học từ các môn khoa học tự nhiên đến văn chương đều bằng ngôn ngữ Pháp, nhưng khi sáng tác, họ lại dùng ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Việt. Tiếng Việt trong thơ họ trong sáng như ca dao (Nguyễn Bính, Nguyên Nhược Pháp), mộc mạc, đậm đà phong vị làng quê (Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân), thơ mộng, quyến rũ (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư), uyển chuyển, đầy sáng tạo (Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Bích Khê). Bởi họ, ý thức sâu sắc rằng tiếng Việt là tinh túy, tinh hoa của dân tộc, là hồn nước, hồn dân tộc. Huy Cận nghe trong tiếng ru Việt Nam có cả lòng yêu thương của một bà mẹ hiền hậu và lòng yêu thương của đất nưỏc cha ông: "Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh là mẹ đưa nôi, Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con Tháng ngày con mẹ lớn khôn, Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha Đời bao tâm sự thiết tha Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ..." Xuân Thu Nhã tập cố gắng hướng về ngôn ngữ dân tộc vói tấm lòng thương yêu trân trọng tiếng Việt. Họ xem sự trở về với cội nguồn như một tuyên ngôn. Trong "Quan niệm" họ viết: Văn chương, tư tưởng lấy quốc văn làm khí cụ độc nhất, đào luyện trong cái đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam" [3, tr. 18]. Bởi thế Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đánh giá cao tinh thần yêu tiếng Việt của các nhà “Thơ Mới”. Các tác giả viết: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia xẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tâm hồn bạch chung để giữ nỗi băn khoăn riêng" [110, 47]. Huy Cận so sánh các nhà “Thơ Mới” với Nguyễn Du, ông viết: "Tiếng Việt nhờ Nguyễn Du đã đẹp hơn, trong trẻo, mượt mà hơn. Tiếng Việt đến thời “Thơ Mới” đã đổi thịt thay da một lần nữa cũng bởi vì các nhà “Thơ Mới” đã yêu tiếng mẹ đẻ một cách thiết tha, ra sức bảo vệ tiếng nói của cha ông bằng những sáng tạo máu thịt của hồn mình" [7, tr. 12] 2.2.4.2. Lòng yêu nước trong “Thơ Mới” còn biểu hiện ở lòng yêu quê hương làng mạc, những phong tục tập quán đẹp từ bao đời. Những nhà “Thơ Mới” dành tình cảm trong sáng thiết tha, nồng nàn cho quê hương (Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân). Trong lòng người đọc, họ là những thi sĩ viết về đồng quê. Ngoài ra, còn có những bài thơ hay viết về quê hương với tấm lòng trìu mến như Tràng Giang, Đi giữa đường thơm (Huy Cận), Mùa xuân chín, Tình Quê, Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mạc Tử), Quê hương (Tế Hanh). Cảm hứng về đồng quê, các nhà “Thơ Mới” ít chú ý đến cái nghèo khổ, vất vả, lam lũ mà muốn tìm về một vẻ đẹp truyền thống, thanh khiết của quê hương. Nguyễn Bính mang đến cho “Thơ Mới” cái hương vị đậm đà của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân quê cứ trở đi trở lại trong thơ: Thuyền, bến, con đò, cây bưởi, cây mồng tơi, giàn trầu, hàng cau... Cau trầu trong dân gian biểu hiện đạo lý, quan hệ tình nghĩa có tính truyền thống. Nguyễn Bính đem cau, trầu vào trong thơ nói chuyện tình duyên, nỗi nhớ: Nhà em có một giàn trầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? (Tương tư) Nếu không thật gần gũi, yêu mến con người và cảnh vật nông thôn thì làm sao nhà thơ có cái cảm hứng như: Ai làm cả gió, đắt cau Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non. (Lẳng lơ) Kỷ niệm đẹp về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn, kết hợp với những ý tượng trưng nghệ thuật, Tế Hanh đã sáng tạo nên bức tranh quê hương chân thật mà nên thơ. Hình ảnh một làng quê giữa miền sông nước Bình Sơn, Quảng Ngãi với những con thuyền đánh cá "... nhẹ bâng như con tuấn mã. Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Và vẻ đẹp mạnh khỏe đáng yêu của người lao động: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Tế Hanh luôn nói đến con đường. Một con đường quê chạy lang thang khắp làng luôn biết gắn bó với những niềm vui và nỗi lo âu của con người, con đường quê hay chính là lời từ đáy tâm hồn nhà thơ: San sẻ cùng người nỗi ấm no Khi mùa màng được, nỗi buồn lo Khi mùa màng mất, tôi ngay cả Với những tình quê buổi hẹn hò. (Lời con đường quê) Trong các nhà thơ viết về đồng quê, không ai có ngồi bút dồi đào mả rực rõ như Đoàn Văn Cừ. Bổi nhà thơ có óc nhận xét tinh tế kết hợp vói một hồn thơ phong phú. Mỗi bài thợ là một bức tranh giàu sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui, hãy ngắm bức ưanh "Chợ tét" đông vui, nhộn nhịp, nhiều màu sắc trải ra trong một không gian rộng, đây là cảnh: Một thầy khóa gò lưng bên cánh phản, Tay mài nghiên, hí hoáy viết thơ xuân. Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm, Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ... Và kia là cảnh: Lũ trẻ con mãi ngắm bức tranh gà, Quên cả chị bên đường đang đứng gọi. Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi, Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa. Bức tranh "Đám cưới mùa xuân" diễn ra trên con đường làng với không gian thoáng đãng. Đám rước dâu được tác giả ghi theo trật tự có tính quy củ, truyền thống. Hàng gần áp cuối là nhân vật chính: cô dâu nổi lên rực rõ. Người cô dâu hôm nay coi choáng lộn, Vành khuyên vàng, áo mới, nón quai thao. “Thơ Mới” là thơ của những khoảnh khắc. Đoàn Văn Cừ bằng cảm hứng sáng tạo đã ghi lại những khoảnh khắc sinh hoạt đặc biệt và nên thơ ở làng quê Việt Nam. Trong tương lai xa, người ta có thể tìm thấy sinh hoạt làng quê qua những bức tranh thơ của Đoàn Văn Cừ. "Bức tranh quê" của Anh Thơ gồm 45 bài thơ tả cảnh bốn mùa, cảnh tết, cảnh sinh hoạt ở nông thôn với đầy đủ chi tiết cùng nếp sống mộc mạc, giản dị của người dân quê. Ba bài thơ "Chiều ba mươi tết", "Đêm ba mươi tết", "Ngày tết" là ba bức tranh tả cảnh tết từ chuẩn bị đến đón tết. Ba bài thơ gợi lên cái không khí nhộn nhịp, ấm cúng trong mấy ngày tết ở làng quê Việt Nam. Bàng Bá Lân là nhà thơ mến cảnh (đặc biệt cảnh làng quê). Khi đã mến cảnh rồi thì nhà thơ lưu luyến với cảnh ấy. Cổng làng biểu tượng văn hóa làng xã Việt Nam đến với nhà thơ biết bao trìu mến. Nơi đây diễn ra sinh hoạt thường nhật của người dân quê, tác giả ghi lại cảnh buổi sáng rất nên thơ: Cổng làng rộng mở. Ồn ào, Nông phu lững thững đi vào nắng mai Cảnh buổi trưa: Cổng làng vài chị gái son, Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm. Cảnh đêm trăng thật là đẹp, rộn ràng hơn là cảnh ngày hội mùa xuân: Mừng xuân ngày hội cổng làng, Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ. Cổng làng biểu tượng cái hồn quê, văn hóa truyền thống đẹp đẽ đã đi vào tâm thức con người Việt Nam. Cho nên: Ngày nay dù ở nơi xa, Nhưng khi về đến cây đa đầu làng. Thì bao nhiêu cảnh mơ màng, Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre. (Cổng làng) Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh gọi các nhà “Thơ Mới” là những nhà thơ tả chân và cho rằng “Thơ Mới” ưa tả chân hơn thơ cũ. Thơ cũ ước lệ, khuôn sáo, do vậy mà giữa thơ và cuộc sống có khoảng cách lớn. “Thơ Mới” khi hướng cảm hứng về quê hương lại gắn bó thiết tha với cuộc sống. Thơ họ không những hướng về một quê hương Việt Nam mà mỗi một thi sĩ ít nhiều đều có ghi lại hình ảnh quê hương riêng của mình. Quê hương (Tế Hanh,); Xuân về, Sông Linh (Chế Lan Viên); Em về nhà (Huy Cận); Nắng mới, Chiếc cáng điều (Lưu Trọng Lư); Đẹp và thơ, Huế ngày hè (Nam Trân); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử), Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp). 2.2.4.3. Nói các nhà “Thơ Mới” thoát ly hiện thực đi vào cái tôi cá nhà thì cũng có lý. Nhưng cũng có lúc họ nhìn ra ngoài cá nhân của mình. Họ yêu thương những con ngưòi bị chà đạp trong cuộc đời, những con người thất thế khi xã hội đổi thay. Đó là giá trị nhân bản của “Thơ Mới”. Tình thương của họ đới với người nghèo khổ được biểu hiện chân thành và sâu sắc. Vũ Đình Liên thương xót cho những thân tàn ma dại, những em bé mồ côi đói rét. Nhà thơ được những người lầm than đói khát xem là thi sĩ của họ: Rồi hết cả bầy rách rưới đui mù Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái: "Anh là thi sĩ của những người thân tàn ma dại" Vũ Đình Liên cảm thông cho người trí thức phong kiến lạc lõng và thất thế? Ông Đồ, một hình tượng cụ thể mang đậm nét dấu ấn của cuộc đời và gây nhiều xúc động: Ồng đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ) “Thơ Mới” cũng đã nêu lên nhiều tâm trạng đau khổ của người phụ nữ lâm vào cảnh đời bi kịch. Trong bài “Lời kỹ nữ” Xuân Diệu đã miêu tả sâu sắc nỗi lòng cô đơn của người kỹ nữ: Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn, Chớ để riêng em gặp phải lòng em; Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo; Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da. Với sự đồng cảm sâu sắc nhà “Thơ Mới” cảm nhận được nỗi đau tê tái trong cơn tuyệt vọng của người kỹ nữ bị cuộc đời hắt hủi. Lời tuyệt vọng của người kỹ nữ như cất lên từ đáy lòng nhà thơ: Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi. (Lời kỹ nữ) Cùng với “Lời kỹ nữ” (Xuân Diệu), "Giang hồ" (Lưu Trọng Lư) khóc cho người kỹ nữ tài hoa mệnh bạc: Nàng xưa vốn một loài trăng gió Cũng vì vương víu nợ cầm ca Một đi lìa cửa lìa nhà Nắm xương tàn lạnh phương xa gởi nhờ. (Giang hồ) Phan Văn Dật nói hộ cho người con gái giang hồ có ý thức bảo vệ phần hồn trong trắng: Hãy bằng lòng mình em Hồn em tha cho nó. (Bi Xuân nương) Thái Can để người con gái làm nghề kỹ nữ tâm sự: Vào chỗ bùn lầy nghề kỹ nữ Nhưng em nào phải muốn giăng hoa. Thân em thật đã bùn than lấm Lòng tuyết em còn giữ tiết trinh. Viết về nguôi kỹ nữ, các nhà “Thơ Mới” không chỉ cảm thông cho số phận của họ bị cuộc đời chà đạp, ghẻ lạnh, mà còn phát hiện phần hồn trong sạch, họ cố níu giữ. Điều đáng quí và đầy tinh thần nhân bản là các nhà “Thơ Mới” tuy chưa chỉ cho họ con đường sống như thế nào cho đúng, cho đẹp như nhà thơ Tố Hữu (Tiếng hát sông Hương), nhưng những lời động viên sau đây có ý nghĩa tích cực trong những cảnh đoạn trường: Đứng dậy em ơi! Sống giữa đời Đời còn khổ nhục đến mười mươi Em nên điểm phấn tô son lại. Ngạo với nhân gian một nụ cười. (Cảnh đoạn trường - Thái Can) “Thơ Mới” còn quan tâm đến số phận người phụ nữ đương thời. Họ là những người bị ràng buộc bởi những luân lý lễ giáo cổ hủ. Họ không được tự do yêu đương, hôn nhân của họ do cha mẹ quyết định . Bài thơ ''Dặn em" của Lưu Trọng Lư đề cập tâm sự người con gái phải lấy chồng ngoài ý muốn: Chồng chị là ai, Chị nào có biết, Đợi đến ngày mai Nhìn qua khe liếp. Sao em thổn thức, Buồn nỗi gì em? Nay em khóc chị, Mai ai khóc em? "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính cũng đề cập đến cuộc tình duyên ngang trái. Cô gái ra đi lấy chồng tâm trạng xót xa, gạt nước mắt dặn em: Em ơi em ở lại nhà, Vườn dâu em đón, mẹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_08_3521566336_3531_1872287.pdf
Tài liệu liên quan