Luận văn Thơ nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính

Nude (tiếng Anh) - dịch ra tiếng Việt có nghĩa là khỏa thân, thường được coi nhưtừ

chuyên dụng cho lĩnh vực nghệthuật, khác hoàn toàn với Nake là trần trụi, thiên vềdung tục

đời thường. Khỏa thân trong nhiều nền văn hóa, đầu tiên là phục vụtôn giáo, tín ngưỡng, đểca

ngợi thần linh, đểcầu sựphồn thực nhưngười viết đã trình bày ởcác phần trên. Nhưng khi

chủnghĩa nhân đạo ra đời, con người trởthành đối tượng trung tâm của các hình thức nghệ

thuật, thì khỏa thân là đểca ngợi chính con người.Xuân Hương đềcập đến hình thểcon

người đểtôn vinh chính con người trong cuộc sống, đó là những cơthểcủa những cô gái lao

động lành mạnh, khỏe khoắn, đầy sức sống, những cô gái mang vẻ đẹp thanh tân, quyến rũ. Hồ

Xuân Hương miêu tảhình thểngười phụnữkhông thua kém gì con người trong điêu khắc, hội

họa, rất tựnhiên, hài hòa, sống động. Đấy mới là vẻ đẹp thực sựcủa con người. Thiếu nữngủ

ngàylà một bức truyền thần khỏa thân bằng ngôn ngữ:

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước) Cuộc đời họ nhiều lúc chỉ như phận của “chiếc bách giữa dòng” bập bềnh trôi theo nước chảy “Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”. Họ lắm khi cũng ngao ngán trước tuổi trẻ qua mau, cái già đang xồng xộc đến, trong khi nhìn lại cuộc đời mình không có cái gì là vẹn tròn, viên mãn cả, mà cái gì cũng “khuyết” nên mới “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”, mới tủi phận, xót xa cho cái “duyên để mõm mòm”. Đau khổ thế, buồn tủi thế nhưng họ không để ngã quỵ, gắng gượng vượt qua, người phụ nữ trong thơ Xuân Hương đâu dễ bị khuất phục, dù số phận có nghiệt ngã, trớ trêu đến đâu nhưng họ vẫn cố gắng khẳng định mình “Thân này đâu đã chịu già tom?” Câu thơ như sự thách thức với thực tại phũ phàng đầy chua xót nhưng cũng vô cùng bản lĩnh, cứng cỏi…. Trong một xã hội rối ren, khi mà thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng như xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng son, kiên trinh, thủy chung của mình, cố gắng sống đẹp và có nghĩa thì thật đáng trân trọng biết bao. Cách thể hiện này cho thấy phong cách và bản lĩnh của Xuân Hương tạo ra sự vượt bậc và khác biệt giữa nữ sĩ và các tác giả khác về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn thể hiện sự tự hào về người phụ nữ muốn làm nên một sự nghiệp anh hùng, không kém nam giới: “Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Đề đền Sầm Nghi Đống) Không phải Xuân Hương coi thường nam nhi mà “ghé mắt trông ngang” đền thờ Sầm Nghi Đống. Hành động ấy thể hiện thái độ của bà rất rõ ràng, một tên cướp nước bại trận như hắn thì có gì đáng để người ta kính trọng, thờ phụng. May cho hắn gặp người Việt Nam nhân từ còn cho hắn một chỗ để nương thân, còn có nơi để siêu thoát về kiếp khác. Xuân Hương không nói quá chút nào, thử nhìn vào lịch sử chống giặc của dân tộc thì thấy ngay. Người phụ nữ Việt Nam cũng có những con người tài năng, đã từng làm nên nghiệp lớn như Bà Trưng, Bà Triệu. Xuân Hương đã khẳng định tài năng và phẩm chất của giới nữ để thế giới phải nhìn lại địa vị của họ. Hơn một lần Xuân Hương đề cao phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Họ có sức mạnh vượt qua gian khó, suy nghĩ và hành động của họ đôi khi được Xuân Hương nâng lên ngang tầm non sông, vũ trụ. Thân phận bất hạnh, số kiếp đau khổ của họ được hoá thân vào sông núi: Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình -2) Xuân Hương đem “cái hồng nhan” so cùng “nước non”. Cảnh buồn nhưng không gợi sự thương cảm, nhờ cách nói cứng cỏi rất Xuân Hương, “cái hồng nhan” ấy trải lòng cùng nước non. Câu thơ Xuân Hương cứ khắc khoải một niềm khát khao giao cảm. Thơ bà nhắc nhiều đến ba chữ “với nước non” - Bánh trôi nước, Hỏi trăng, có khi biến thành “với non sông” - Dỗ người đàn bà khóc chồng, Đá Ông chồng Bà chồng có lẽ cũng vì một niềm khao khát, giao cảm ấy. Ngược lại với tư tưởng coi khinh phụ nữ của giai cấp phong kiến, Xuân Hương đề cao giá trị của người phụ nữ. Thơ Xuân Hương như một thông điệp khẳng định nguồn sống của xã hội là người phụ nữ, họ là những người yêu chồng, chăm sóc và nuôi dạy con cái, vun vén gia đình: Tất cả những thu là với vén (Cái nợ chồng con) Thậm chí bà tự hào vì sự dâng hiến to lớn của người phụ nữ. Họ sinh ra để tiếp nối sự sống, để ban phát hạnh phúc và cái đẹp cho đời. Họ có khả năng làm cho bọn đàn ông từ hiền nhân quân tử đến vua chúa chết mê chết mệt. Chỉ một thế nằm ngủ “vô tư” của cô gái bình dân vào buổi trưa hè hây hẩy gió đã khiến chàng quân tử động lòng ong bướm “Đi thì cũng dở, ở không xong”, chỉ là một cái quạt vừa giúp “Mát mặt anh hùng khi tắt gió”, vừa “Che đầu quân tử lúc sa mưa”, hay cái vẻ “hồng hồng má phấn” thôi cũng khiến vua chúa, quan quân “Yêm đêm chưa phỉ lại yêu ngày”. Xem ra công dụng của “cái quạt” trong tay nữ giới là vô cùng và phải chăng đó cũng là điểm mạnh của giới nữ mà ít người nhận thấy. Đó còn là người phụ nữ hiểu biết về giá trị của mình, ý thức về sự sống quý giá của giới mình, về tình yêu, hạnh phúc. Bà trách người thợ vẽ khéo vô tình “Còn thú vui kia sao chẳng vẽ?” (Tranh tố nữ). Nhìn đá bà chạnh lòng cảm thông cho con người (Đá ông chồng bà chồng)… Thơ Xuân Hương là tiếng lòng của Xuân Hương và cũng là tiếng lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Đó là tiếng lòng của một con người không bao giờ quên ý thức và tự ý thức về mình. Ta hãy nghe cách bà bày tỏ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” (Mời trầu) Không dùng đại từ nhân xưng mà bà xưng tên riêng của mình “Này của Xuân Hương”. Lối nói mang đầy ý thức khẳng định và niềm tự hào, đến kiêu hãnh trong lời tình tự kia đã thể hiện rõ cái tâm của người mời trầu. Xuân Hương mời trầu cũng là mời duyên, mời tình và bày tỏ lòng mình. Với cách xưng danh xưng tính ấy thật tự tin, bà đã đi trước thời đại của mình rất xa, vì cách xưng hô như thế đến văn học hiện đại mới phổ biến - Đến thế kỉ XX, trong văn xuôi của Tự Lực Văn Đoàn, nam nữ mới tự gọi tên mình khi giao tiếp. Có một người đàn ông La Mã xưa đã từng la lớn: “không thể sung sướng nếu không có đàn bà” (Narcissus) [134, tr.1650]. “Sướng” ở đây phải hiểu theo hướng đáp ứng được cả thể xác lẫn tâm hồn, ở cả nghĩa tường minh lẫn nghĩa hàm ẩn của nó… Xuân Hương đã đưa ra những bằng chứng xác thực về giá trị của người phụ nữ, đồng thời bà cũng khẳng định vai trò tất yếu của họ trong cuộc sống. Dưới ngòi bút cháy bỏng khát vọng yêu thương của một người phụ nữ bất hạnh trong đời sống tình ái, thơ Xuân Hương lúc nào cũng như muốn san bằng cho được cái tập tục cổ hủ bao đời đè nặng lên bản năng và giới tính của con người, để cất cao giọng ca ngợi, tự hào về giới. 2.3. Thú vui trần thế và khát vọng tình yêu Khi thân xác xuất hiện lập tức nhục dục cũng xuất hiện. Thánh Bernad nói: “cái thiêng không đi trước cái súc vật, trái lại, cái thiêng liêng chỉ đến sau, vì vậy, trước khi mang hình ảnh người cõi thiêng, ta phải mang hình ảnh của người cõi thế” [132]. Con người trần thế ở đây là con người sống giữa trần gian với tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thần, thể xác và trí tuệ, với những khát khao thầm kín chính đáng của nó. Có lẽ thú vui trần thế và khát vọng tình yêu là những điều mà Xuân Hương chủ tâm hướng đến. Thú vui trần thế ở đây được hiểu như ông bà ta vẫn nói: đó là chuyện kín đáo chốn phòng the, chuyện vợ chồng, và như ngày nay chúng ta gọi một các trung tính đó là sex, tạm hiểu là quan hệ giới tính, quan hệ tình dục giữa những người khác giới. Khi nói đến cuộc sống trần gian với những thú vui trần thế thì không thể bỏ qua thú vui xác thịt. Lịch sử phát triển và sự trường tồn của con người đã để lại nhiều di sản văn hóa đầy ý nghĩa từ vật chất đến tinh thần, từ vật thể, đến phi vật thể. Ở một mức độ nào đó, ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của yếu tố tính dục trong đời sống của con người. Sự có mặt của tính dục đã giúp nhân loại nhận diện lại chính mình một cách đặc thù và độc đáo nhất. Vì hoạt động tính giao vốn là thuộc tính của mọi sinh thể sống (trong đó có con người). Tất nhiên ở đây người viết chỉ đề cập đến khía cạnh tính dục của con người. Quan hệ giới tính nằm trong “tứ khoái” của người bình dân “cơm nhà, cháo chợ, l vợ, nước sông”. Tất nhiên không chỉ đơn thuần là chuyện phòng the, để duy trì giống nòi. Hoạt động tính giao như một nhu cầu phổ biến, thiết yếu của con người, bất kể giàu - khó, sang – hèn. Torill Moi, nhà nghiên cứu về giới tính nói : «Tính dục có ý nghĩa như một hành vi bản năng, vượt lên trên bản năng đó, nó còn được biết đến như sự khơi nguồn, sự khởi đầu cho tình yêu và cả những cảm xúc nhân tính – khi tình dục thăng hoa mang trong mình phẩm chất cứu rỗi» [142, tr.120]. Một Chí Phèo (Nam Cao) chỉ thức tỉnh nhân tính thật sự khi bản năng NGƯỜI đàn ông trong nhân vật được đánh thức. Trước đó dù anh đã mơ hồ nhận ra... Chính cú hích của tình dục đã khiến cho tâm hồn con người trở nên tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Trong vô vàn những cảm xúc và rung động thẩm mĩ của đời sống tinh thần con người, phải thừa nhận rằng những cảm xúc thánh thiện, thanh khiết về tình yêu, những khoái cảm nhân tính có nguồn gốc từ quan hệ tính giao có giá trị nhất định trong sinh hoạt xã hội. Giá trị này góp phần tiêu diệt tính bản năng của sex, làm cho sex thăng hoa như một hoạt động tinh thần, góp phần rất lớn vào việc kiến tạo văn hóa, đồng thời mang hương vị và ý nghĩa đến cho đời, được con người trân trọng. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta bàn về tính dục là hết sức bình thường vì từ đây ta có thể hiểu thêm về con người, về lẽ đời, về sức mạnh nội tại của con người; khám phá thực tại và khám phá chính mình. Thử hỏi còn gì thú vị và thiết thực hơn? Trên cơ sở đó có thể lí giải cho hiện tượng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương – với câu thơ mang màu sắc tính dục mạnh mẽ. Rõ ràng những vần thơ của Hồ Xuân Hương cho đến tận ngày hôm nay vẫn còn có sức lôi cuốn đến kì lạ, những nội dung tư tưởng mà bà đề cập đến vẫn làm kinh ngạc người tiếp nhận. Đó chính là điểm lạ, cái duyên riêng, sự độc đáo của người Cổ Nguyệt. Bà đã thể hiện một cách tài tình về thú vui trần thế của con người. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương cho thấy chuyện chăn gối là thú vui, là chuyện hết sức tự nhiên của con người, từ người bình dân đến giai cấp quý tộc “Cho ta yêu dấu chẳng rời tay”. Và chuyện đó chẳng bao giờ đủ cả “Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày”. Xuân Hương dường như muốn khẳng định sự bình đẳng trong suy nghĩ, trong khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ - chống lại địa vị độc tôn của nam giới được xã hội thừa nhận một cách bất công. Tình yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn và trạng thái mãnh liệt nhất của tình yêu chính là sự hòa hợp giữa hai thể xác. Nói đến nam nữ là nói đến giới tính, nói đến tình yêu là nói đến một phần của mối quan hệ giới tính, như thế, quan hệ xác thịt là khía cạnh của quan hệ yêu đương, và sự gần gũi về thân xác là một nhu cầu, một thú vui trong quan hệ giới tính ấy. Khát vọng về tình yêu ở khía cạnh hòa hợp thể xác không chỉ có ở nam giới. Con người ai cũng có khát vọng ấy, phụ nữ không ngoại lệ. Hồ Xuân Hương đã dùng văn chương để thể hiện khát vọng ấy bằng những bài thơ vừa thanh vừa tục. Xuân Hương đã đi thẳng vào đề tài sinh tử của con người – cũng là vấn đề muôn thủa của con người, đấy là chuyện phòng the, đấy là vấn đề thân xác, đấy là hai “linh vật” Yoni và Linga sống động, gợi hình. Đây cũng có thể coi là một biểu hiện độc đáo nhất của bà chúa thơ Nôm trong cách nhìn thể hiện khát vọng tình yêu. Bà đề cập đến những khát khao tình yêu vượt lên trên những mức độ thông thường đầy dụng ý. Thơ của bà bộc lộ những khao khát dữ dội, những hình ảnh bóng gió về “chuyện ấy”, “cái ấy”. Thiết nghĩ trong tình yêu, trong đời sống vợ chồng, sẽ khó hạnh phúc trọn vẹn nếu thiếu khía cạnh tình dục. Ta biết rằng, cuộc đời tình ái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng như cuộc đời tình ái của người phụ nữ Việt Nam sống dưới chế độ phong kiến không bao giờ được chủ động quyết định, Xuân Hương thấu hiểu hơn ai hết đời sống chăn gối của một người phụ nữ, hạnh phúc thật bấp bênh. Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở góc độ nào cũng có thể thấy yếu tố bản băng, giới tính thể hiện một cách bàng bạc. Nên có nhiều ý kiến cho rằng, thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang màu sắc tính dục, hay nặng nề hơn, có người cho đó là thứ thơ “dâm, tục”. Đây quả là vấn đề phức tạp và cũng đầy hứng thú. Dư luận búa rìu này không phải là không có nguyên nhân của nó. Trước hết, vì sản phẩm của dòng thơ ấy xuất thân từ một nữ sĩ, nữ giới ít khi có tiếng nói trong xã hội, giữa đám đông; hơn nữa, thơ bà đã dám đụng đến mảnh đất giới tính – giới địa của sự “cấm kị” (điều mà giai cấp phong kiến ra sức che giấu, khinh miệt); sau nữa trong thơ toàn những biểu tượng mà nhìn ở góc độ nào cũng lấp lửng những chuyện hoan lạc, những bộ phận gợi cảm của giới nữ (làm cho người ta vừa thích thú và kinh sợ). Thật khó có thể giải thích chỉ bằng cảm quan của mỗi cá nhân mà phải truy nguyên vào văn hóa dân gian người Việt để tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Và cho đến ngày hôm nay, Hồ Xuân Hương vẫn là một hiện tượng thơ đặc biệt của văn học trung đại, vì bà có những sáng tác vượt ra ngoài thi pháp, đặc trưng sáng tạo của văn chương chính thống. Thơ Nôm của bà chịu sự “xâm lăng” rất nhiều của những tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn hóa dân gian, đặc biệt là văn hóa phồn thực. Theo Đỗ Lai Thuý trong Hoài niệm phồn thực, Hồ Xuân Hương đã làm sống lại cả một truyền thống văn hóa phồn thực hùng hậu trong sáng tác của mình bằng cách đề cập rất kĩ lưỡng, sắc sảo tình yêu mang màu sắc tính dục với những đòi hỏi phải thỏa mãn cuộc sống ái ân của con người. Sự thể hiện nội dung này trong tác phẩm của bà đã đẩy vị thế của bà trước ranh giới mỏng manh giữa nghệ thuật thanh cao và nghệ thuật dung tục, đồng thời các vấn đề tính dục trong thơ bà cũng đưa vào những cuộc đàm thoại của dư luận, chứ không đơn thuần là chuyện phiếm khi “trà dư tửu hậu”. Bên cạnh đó, văn học thành văn của người Việt thường tôn vinh những tình yêu khắc dục, ca ngợi những vẻ đẹp siêu thoát, thanh cao – trọng tinh thần mà bỉ thể xác. Vậy mà Xuân Hương dám cả gan đưa đề tài tình yêu gắn liền với thú vui xác thịt vào văn chương vốn thanh nhã của các hiền nhân quân tử, của tao nhân mặc khách. Bà mạnh dạn lên tiếng đòi hỏi cho người phụ nữ phải được hưởng những quyền sống chính đáng ở ngay cõi trần thế này, không loại trừ cả những đòi hỏi sinh lí bình thường. Chống lại những đòi hỏi sinh lý bình thường ấy là phản tự nhiên, là chống lại con người. Thơ Xuân Hương thể hiện khát vọng tình yêu thuộc về bản chất tự nhiên của con người. Bà thấu hiểu điều đó và nâng lên thành triết lí sống. Thứ triết lí này không xa lạ mà nó gần với triết lí trong dân gian – triết lí vì con người, chống lại những gì trái tự nhiên, làm tổn hại, què quặt con người (cả phần hồn và xác), để giành lấy khát vọng và tình yêu đầy đủ cho con người. Bà không biết đến thứ tình dục đã được cải trang, tô son điểm phấn, hoặc thứ tình dục đã được nâng đên mức độ tinh khiết một cách gượng ép của văn chương giáo điều, giả dối. Yếu tố tục luôn lấp ló trong thơ bà. Tục nhưng không gợi dục, không khiêu dâm, vì yếu tố ấy gắn với cuộc sống, thói quen, hành vi của người bình dân (mà trong thế giới quan của người bình dân những chuyện đó là lành mạnh, là thứ sản phẩm giúp họ giảm đi những nỗi vất vả trong lao động, thể hiện một tinh thần lạc quan). Chuyện ái ân trong cuộc sống là tự nhiên, không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền lợi của con người do đấng tạo hóa ban tặng. Nếu như ai đó thiếu đi nhu cầu này sẽ là bất thường. Nên bà cười nhạo sự bất toàn của con người, những kẻ không còn thú vui này nữa: “Mười hai bà mụ ghét chi nhau Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu” (Vịnh nữ vô âm) Thật là trời già độc địa làm sao, rõ khéo dở dom, tạo ra con người mà lại bỏ đâu mất “cái xuân tình” – phần tất yếu của cuộc sống con người, để con người trở thành khuyết tật về mặt giới tính. Còn đâu cơ hội để hưởng những thú vui trên đời này nữa. Thật đáng thương! Ở một bài thơ khác, Xuân Hương đã trách khéo người thợ vẽ Tranh tố nữ vì quên mất điểm này: “Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình? Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh. Xiếu mai chi dám tình trăng gió, Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình”. (Tranh tố nữ) Một câu hỏi khá bất ngờ sau khi ngắm tranh, còn một cái gì đó sau khi quan sát tranh, nhà thơ phát hiện ra thiếu, "thú vui kia", cái thiếu sót lớn lao vô cùng. Giá như đừng quên "cái kia" thì bức tranh tố nữ sẽ toàn vẹn hơn nhiều. Hơn nữa Xuân Hương trách người thợ vẽ, thợ trời đã đãng trí quên “thú vui kia”, để đến nỗi bức tranh trở nên vô hồn, chỉ có giá trị nghệ thuật mà không có giá trị sử dụng, thua kém những thiếu nữ bình thường ngoài đời. Tuy vẻ đẹp ấy mãi mãi son trẻ nhưng những tố nữ ấy chẳng bao giờ biết đến cuộc đời sôi động ngoài kia, với bao thú vui trần thế mà họ không có cơ hội nếm trải. Trong khi xã hội phong kiến và tôn giáo coi cơ thể đàn bà, quan hệ nam nữ là nguồn gốc của tội lỗi, là tai họa cho người quân tử thì Hồ Xuân Hương lại ca ngợi, lại coi đó là khởi thủy của cuộc sống. Xuân Hương đề cập đến “thú vui kia” tức đề cập đến phần tính dục của con người. Cách đề cập ấy thể hiện một quan niệm hết sức mạnh mẽ, bạo dạn và tiến bộ của bà. Bà trách người thợ vẽ, trách thợ trời khéo vô tình, vô tâm cố tình bỏ qua thú vui trần thế kia mà không biết rằng Người cũng đã tước đoạt luôn cả nguồn sống, tình yêu của con người trên cõi trần thế đầy hoan lạc này. Như trên đã trình bày, Xuân Hương không chấp nhận những gì phản tự nhiên, trái với tự nhiên. Vì thế bà thường chĩa ngọn bút của mình vào đám sư sãi, vào những kẻ mượn cõi Phật, những kẻ tu hành trủ trương lánh tục, từ bỏ mọi thú vui trần thế… đều bị Xuân Hương hạ bệ (Chùa Quán Sứ, Sư hổ mang, Sư bị ong châm, Kiếp tu hành). Ta thử ghé qua bức chân dung của một kiếp tu hành: “Cái kiếp tu hành nặng đá đeo, Vị gì một chút tẻo tèo teo Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo” (Kiếp tu hành) Bài thơ là tiếng cười nhại, chế giễu cái kiếp tu hành, những thầy tu. Hơn thế, bài thơ còn mang tư tưởng, quan điểm của nhân dân về tôn giáo. Con người không cần phải tìm đến Tây Trúc, tìm về cõi niết bàn làm gì vì “Phật tại tâm”. Ở trần gian thì phải đối đãi theo trần gian. Cuộc sống trần gian với bao nỗi buồn vui trần thế sao có thể tìm ở chốn nào khác. Con người tu hành ở bài thơ này trở nên vừa buồn cười vừa đáng thương. Buồn cười ở chỗ ông ta rơi vào sự nghịch lí giữa kiếp tu hành đầy những thứ phải quên để tu cho đắc đạo, phải xa lánh cõi trần thế thì ông lại bị cái “tẻo tèo teo” rất trần tục kia chi phối nên đời tu hành mới “nặng đá đeo”. Sự độc đáo hóm hỉnh của bài thơ ở chỗ, tác giả đã trả con người tu hành về với cuộc sống trần gian. Khẳng định giá trị của cuộc đời trần thế, niềm vui trần thế mà con người khó có thể chối bỏ. Sự châm biếm về đối tượng này được đẩy lên đến cao độ khi người đọc bắt gặp sư thì lười biếng trong cả câu kinh, tiếng kệ, đã thế lại “oản dâng trước mặt” và “vãi nấp sau lưng”, không phải “một” mà tới “sáu bảy bà”. Ra vị sư này “tu” hay đang bày trò “ông sư bà vãi”, nhìn cảnh này, một người như Xuân Hương không thể không “ngứa gan” cho được: “Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vãi nấp sau lưng sáu bẩy bà. Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha” (Sư hổ mang) Cách sinh hoạt của loại người này dẫn đến một sự nhầm lẫn tai hại: “Nào nón tu lờ, nào mũ thâm, Đi đâu chẳng đội để ong châm Đầu sư há phải gì… bà cốt, Bá ngọ con ong bé cái nhầm”. (Sư bị ong châm) Dáng vẻ của vị sư trong bài thơ có gì vội vàng, mờ ám như làm điều gì đó khuất tất sợ người khác trông thấy… nên bất cẩn không nón, không mũ… chính vì thế con ong nó châm vào đầu trọc ấy của sư vì nó tưởng đó là cái gì… của bà cốt. Dân gian ta vẫn có câu: “Bà cốt đánh trống long tong, Nhảy lên, nhảy xuống con ong đốt đồ” (Ca dao) Trước cảnh tượng ấy không thế không mắng mỏ “bá ngọ” con ong. Lời mắng chửi con ong kia chắc chắn sẽ làm ai kia phải chạnh lòng. Rõ thật là khốn khổ cho cho nhà tu hành nọ nhưng cũng tai quái thay cho cách liên tưởng ấy của bà Chúa thơ Nôm. Kể cả khi Hồ Xuân Hương tả cảnh thiên nhiên, chúng ta dễ nhận ra sau phong cảnh ấy là một thế giới quan phồn thực tươi mát. Dưới con mắt phồn thực của bà, thiên nhiên luôn rừng rực một sức sống mãnh liệt như mời gọi, khám phá, tượng trưng cho tình yêu của trần gian (Đá ông chồng bà chồng, Kẽm trống, Hang Cắc Cớ, Hang Thánh hóa…). Nói như thi sĩ Xuân Diệu, “Xuân Hương như một nhà điêu khắc tạc cho đá sống và yêu” [92, tr.105]. Đá trở nên có da có thịt, cỏ cây cũng có tình, cũng muốn nổi tình mây mưa, huống chi là con người bằng xương bằng thịt thật, lại luôn tràn trề cảm xúc và sinh lực: “Đá kia còn biết xuân già giặn Chẳng trách người ta lúc trẻ trung” (Đá ông chồng bà chồng) Nếu Khổng giáo đề xuất tránh nhục dục, cho nhục dục là xấu xa thì Xuân Hương lại công khai ca ngợi, lại đem phô trương tất cả những “dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên” đó ra giữa ánh sáng cuộc đời. Bà công khai ca ngợi thú vui của chốn phòng the. Bởi thú vui trần thế kia ai cũng muốn hưởng, bởi thú vui kia tồn tại trong mọi giai tầng xã hội, từ người bình dân đến người tôn quí, từ thứ dân đến vua chúa, ai cũng muốn thử và thử vướng vào rồi thì quên mất lối ra: - “Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” - “Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham” - “Thú vui quên cả niềm lo cũ” - “Ham việc làm ăn quên cả mệt”. Như thế, tình yêu mang màu sắc tính dục và những đòi hỏi về lạc thú xác thịt chốn trần gian chính là chất men nồng nàn nhất cho sự đơm hoa kết trái của cuộc đời. Cùng khát khao và tận hưởng cuộc sống trần gian nhiều lạc thú mà cuộc đời đã ban tặng cho mỗi con người – phải chăng là thông điệp mà Xuân Hương muốn gửi cho lớp độc giả hậu thế. Đây được coi là thái độ sống tích cực, thể hiện quan điểm tiến bộ và nhân đạo với con người cá nhân, con người tự do, con người lần đầu tiên đạp đổ những ràng buộc vô lí và bất công của ngàn năm phong kiến để sống lành mạnh, thành thật với những khát vọng chính đáng của mình và đây cũng là điều làm cho thơ Nôm của Xuân Hương trẻ, thú vị mãi cùng thời gian. Cái nhìn về thú vui trần thế trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ trên bình diện triết lí tự nhiên mà còn phải là thứ tình yêu mạnh mẽ và say đắm: “Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi” (Chơi Đền Khán Xuân) Bằng tâm hồn của một người phụ nữ nhạy cảm, bằng sự thấu hiểu thân phận của người phụ nữ đa đoan chịu nhiều bất hạnh trên đường tình ái. Xuân Hương dễ dàng ủng hộ những khát khao về một tình yêu nam nữ chính đáng, kể cả thứ tình yêu say đắm mang màu sắc tính dục mãnh liệt, tưởng chừng như không gì ngăn trở được. Nó sẵn sàng bứt tung mọi ràng buộc để thoát ra nếu không được thỏa nguyện. Sự mạnh mẽ của tình yêu trần thế đó chỉ có kích thước to lớn, vĩ đại của vũ trụ họa chăng mới đo đếm nổi. Không phải là chút tình ái ân “con con” bình thường mà phải là “bể ái”, “nguồn ân” cao lớn chất ngất, tràn trề đến “nghìn trùng”, “muôn trượng”. Và điều quan trọng là không bao giờ hết, mãi mãi không thể “tát cạn”, không dễ “khơi vơi”, còn mãi với “non sông”. Hình tượng tình ái, thú vui trần thế ấy được Hồ Xuân Hương phóng đại, to lớn, phi thường tới mức “nghịch dị”. Hồ Xuân Hương đã đưa những yếu tố “nghịch dị” mang tính chất phồn thực vào thơ Đường luật - một thể loại thơ trữ tình trang nhã, quý tộc, kiểu cung đình. Có lẽ bà muốn khẳng định một điều sự khao khát tình ái của con người cũng có thể sánh bằng sức mạnh to lớn, vô biên của vũ trụ và trường tồn cùng thời gian. Tính dục ở đây mang quyền năng của tự nhiên, thuận theo sẽ tươi tốt, họa bằng chống lại sẽ chuốc lấy đau khổ, uất hận. Chính vì sự đòi hỏi tình yêu say đắm, mạnh mẽ, tràn đầy ấy mà Hồ Xuân Hương không thể chấp nhận thứ ái tình bị chia sẻ, bị ruồng rẫy ghẻ lạnh của kiếp phận làm lẽ, kiếp chồng chung: - “Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không” (Lấy chồng chung) - “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” (Tự tình -2 ) Cái nhìn của Hồ Xuân Hương về thú vui trần thế, thú vui xác thịt dựa trên triết lí tự nhiên, và tình yêu mạnh mẽ say đắm là có lí do. Vì những vần thơ đó của bà là lời hát từ trái tim, từ chính cuộc đời bà và cũng là sự thể hiện sự phản kháng xã hội rõ ràng nhất. Quan hệ tính giao nhìn từ phương diện khoa học, ngoài chức năng duy trì nòi giống còn là thỏa mãn nhu cầu bản năng như một khát vọng chính đáng của con người. Nhưng chức năng thứ hai của quan hệ giới tính vẫn bị người đời coi thường – thậm chí cấm đoán. Truyền thống văn hóa và thực tế cuộc sống đã làm cho con người sống giữa những lằn ranh của luân lí. Một mặt con người khát khao hạnh phúc tình dục, mặt khác, họ lại bị tỏa chiết bởi ý thức phong kiến cho rằng: thân xác là tầm thường, quan hệ xác thịt là thú vui dâm dục của những kẻ tiểu nhân, người quân tử phải tìm cách chế ngự những dục vọng tầm thường đó. Những luân lí khô cứng đó vô tình đã đẩy con người rơi vào cuộc sống ép xác, che giấu khát khao thú vui trần thế và tình yêu hạnh phúc của mình. Họ không còn nhận ra khát vọng thật sự, khát vọng thuộc về bản chất của con người nữa. Hình ảnh vua chúa, quan lại - những kẻ đại diện cho thế lực chính trị, hay học trò, hiền nhân quân tử - được người đời coi trọng… trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ là những đại diện cho những kẻ cố tình che đậy dục vọng, đam mê xác thịt một cách giả dối. Vẻ ngoài đạo mạo nhưng thực chất là những kẻ đầy lòng dục. Nên bà châm biếm, vua chúa cũng “yêu một cái này” (Vịnh cái quạt -1). Hồ Xuân Hương đã lột mặt nạ ngụy trang, những bình phong của bậc h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN029.pdf