Tự cổ chí kim, thiên nhiên luôn mang lại nguồn cảm hứng dồi dào cho thi sĩ. Trong
thơ thiền Lí Trần, thiên nhiên xuất hiện hết sức phong phú, đa dạng. Đó có thể là vầng trăng,
bông hoa, ngọn núi, mặt trời Đó cũng có thể là một bức tranh phong cảnh mát mẻ, khoáng
đạt được cảm nhận bằng cái nhìn của một thiền sư-thi sĩ. Nhưng trong không ít bài thơ, thiên
nhiên không phải là đối tượng thẩm mỹ để thưởng ngoạn và miêu tả mà là những biểu tượng
được sử dụng để biểu thị những quy luật của tự nhiên và hàm chứa chân lí hằng thường theo
triết lí Thiền tông, đặc biệt là thơ thiền đời Lí. Chính vì vậy mà cảnh thiên nhiên trong thơ
chỉ như một nét chấm phá, được nhìn bằng một tâm hồn bình thản, ít say mê. Ví dụ như:
“Nhật nguyệt xuất nham đầu” (Mặt trời ló non đoài) (Thất châu - Từ Đạo Hạnh), “Thu lai
lương khí sảng hung khâm” (Thu về hơi mát dạ lâng lâng) (Hãn tri âm II – Tịnh Giới). Trong
bài Hoa điệp của Giác Hải, cảnh đẹp thiên nhiên cũng được coi là hư huyễn, không đáng bận
tâm – “Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì” (Thây hoa, mặc bướm để lòng chi).
92 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ thiền đời Lí và đời Trần - Những điểm tương đồng và dị biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc cả thế giới này:
Đãn năng vong nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung.
(Ví bằng quên “nhị kiến”
Pháp giới thảy bao dung).
(Mê ngộ bất dị- Tuệ Trung)
Thơ thiền Lí Trần còn chủ trương trở về khơi dậy tự lực của chính mình, không cầu
Phật, cầu Thiền ở bên ngoài. Bởi vì khắp thế giới này đâu đâu cũng là Bồ đề chứ không cần
cầu tìm viển vông
Hà sa cảnh thị bồ đề đạo
Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm
(Khắp cõi hà sa đâu cũng Phật
Mà như tới Phật cách muôn trùng).
(ĐápTừ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn- Trí Huyền)
Và cũng vì tâm và đạo vốn trống không, biết tìm nó ở đâu?
Tâm đạo nguyện hư tịch
Hà xứ cánh truy tầm
(Tâm và đạo vốn trống không
Tìm kiếm ở chỗ nào?)
(Đối cơ- Tuệ Trung)
Phật giáo quan niệm “Phật tại tâm”, “tâm tức Phật, Phật tức tâm”, trong chúng sinh, sự
vật - hiện tượng nào cũng có “Ph ật tính” (còn gọi là Pháp tính chân như, chân tính, chân
không diệu hữu). Cho nên không nên “cầu Thích Ca ngoài đường” mà hãy “thờ Phật Tổ
trong nhà”. Vì mọi sự cầu tìm bên ngoài đều là sai lầm, là mê hoặc
Mê chi cầu Phật
Hoặc chi cầu thiền
Thiền Phật bất cầu
Uổng khẩu vô nghiên.
(Mê mới cầu Phật
Hoặc phải cầu thiền
Chẳng cầu thiền, Phật
Mím miệng ngồi yên).
(Sinh lão bệnh tử-Diệu Nhân)
Trong con người vốn có Phật tính, chỉ cần khơi dậy nó là được. Khuông Việt thiền sư
đã biểu hiện cái quan niệm ấy một cách hình ảnh và đầy ấn tượng- trong cây vốn có lửa; nếu
trong cây không có lửa tại sao khi cọ xát lửa lại sinh ra?
Mộc trung nguyên hữu hoả
Nguyên hoả phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hoả
Toản toại hà do manh?
(Lửa có sẵn trong cây
Vơi đi, chốc lại đầy
Ví cây không sẵn lửa
Xát lửa sao bùng ngay).
(Nguyên hoả-Khuông Việt)
Điều này giống như lời dạy của đức Phật đối với Ananda trong Kinh Đại Bát Niết
Bàn: “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đuốc cho chính mình”. Sau này, Hoà Thượng Thích
Minh Châu cũng phát biểu với nội dung như thế: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.
Thơ thiền Lí Trần cũng mang tư tưởng trân trọng đời sống thực tại, chủ trương sống
trọn vẹn, hết mình “giây phút này”, nhập thế, hòa đồng, hành đạo ngay giữa cuộc đời. Thiền
sư Thiền Lão, khi được vua Lí Thái Tông hỏi: “Hoà thượng trụ ở núi này đã bao lâu?”, đã
đáp ngay:
Đãn tri kim nhật nguyệt
Thuỳ thức cựu xuân thu
(Biết thời gian của hôm nay
Xuân xưa, thu cũ ai hay biết gì?)
(Nhật nguyệt I –Thiền Lão)
Rõ ràng, Thiền sư đã khẳng định hiện tại là quan trọng, không cần phải quan tâm đến
quá khứ hay tương lai, hãy s ống hết mình cho “giây phút này”. Từ quan niệm đó, thời Lí
Trần không hiếm những Thiền sư sống nhập thế, hoà đồng với mọi người, hành đạo ngay
giữa cuộc đời. Rất nhiều nhà sư tham gia công việc an bang tế thế, giúp vua trị nước để lại
công lao và tên tuổi cho muôn đời như: Khuông Việt, Vạn Hạnh, Mãn Giác, Pháp Bảo,
Khánh Hỷ,.
2.3. Cảm hứng
2.3.1. Cảm hứng về bản thể - giải thoát, với con đường “trở về” hòa đồng cùng
đại vũ trụ, mang lại niềm an lạc vô biên cho tâm hồn.
Cảm hứng về bản thể - giải thoát là một trong hai cảm hứng cơ bản của thơ thiền Lí
Trần, tạo nên sự khác biệt giữa thơ thiền với thơ thế tục một cách rõ nét. Bản thể là “Căn bản
tự thể của các pháp” mà “Pháp là từ chỉ chung hết thảy mọi sự vật, hiện tượng, dù là to nhỏ,
hữu hình, vô hình, chân thực, hư vọng. Sự vật cũng là vật, đạo lí cũng là vật, tất thảy đều là
pháp cả”. Giữa bản thể và vạn pháp (hiện tượng) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi
bàn về tư tưởng thiền học của Tăng Triệu (Trung Quốc), để nhấn mạnh quan niệm về bản
thể, Cao Xuân Huy đã viết “Bản thể là bản thể của vũ trụ, vạn pháp là các hiện tượng trong
thế giới khách quan. Còn theo Kinh Hoa Nghiêm thì “Thế giới bản thể gọi là lý pháp giới;
thế giới hiện tượng gọi là sự pháp giới”. Đây chính là tinh thần “Nhất đa tương dung, lí sự
vô ngại, tương nhập tương tức” (Một và nhiều dung hợp nhau, nguyên lí và sự vật cũng như
vạn sự, vạn vật không có gì làm trở ngại nhau, cái này nhập vào cái kia và cái kia cũng t ức
là cái này) [30]. Theo tinh thần này, bản thể và vạn pháp tuy là hai khái niệm nhưng thực
chất vẫn là một. Quan niệm đồng nhất trong sai biệt này của kinh Hoa Nghiêm được các nhà
thơ thiền Lí Trần tiếp thu và thể hiện rõ nét trong nhiều bài thơ thiền.
Bản thể xuất hiện trong thơ thiền Lí Trần dưới nhiều tên gọi khác nhau: chân tông,
thực tướng, diệu tính, diệu bản, diệu thể, chân thân, chân tâm, chân như, thể tính, bồ đề,
nương sinh diệnBản thể nằm ngay trong thế giới trần tục nhưng người đời vẫn nhầm tưởng
nó ở đâu đâu. Để đả phá quan niệm sai lầm đó, thiền sư Kiều Trí Huyền đã từng phát biểu:
Hà sa cảnh thị bồ đề đạo
Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm
(Cát sông là cõi bồ đề đó
Mà tưởng còn xa mấy dặm nghìn).
(Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn
–Trí Huyền)
Trong cõi trần ai bụi bặm, bản thể có trong từng hạt cát, hạt bụi, có ở khắp mọi nơi.
Thực ra bản thể vốn trống không. Người ta chỉ ngộ được nó khi đã có được cái tâm hư vô
Diệu tính hư vô bất khả phan
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
(Hư vô diệu tính khó vin noi
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi)
(Thị tịch – Ngộ Ấn)
Cùng một quan niệm như thế, thiền sư Chân Không cũng từng chỉ rõ:
Diệu bản hư vô nhật nhật khoa,
Hoà phong xuy khởi biến sa bà.
(Cảm hoài- Chân Không)
Hư vô diệu thể vẫn khoe bày,
Khắp cõi sa bà gió dịu bay.
(Huệ Chi dịch)
Bản thể (diệu thể) trống không nhưng ngày ngày vẫn biểu hiện ra khắp nơi như luồng
gió ôn hoà vẫn thổi khắp Đại thiên thế giới. Như vậy bản thể tồn tại khắp nơi nên cũng t ồn
tại trong bản thân mỗi con người. Từ Đạo Hạnh đã ví von nó như viên minh châu quý giá tồn
tại trong mỗi con người nhưng do vô minh và vướng phải “Tam độc” nên con người không
biết và làm mất nó, giống như lão nhà giàu có con ngựa quý mà không cư ỡi, lại đi bộ, làm
nên trò cười cho thiên hạ:
Nhật nguyệt tại nham đầu,
Nhân nhân tận thất châu.
Phú nhân hữu câu tử,
Bộ hành bất kị câu.
(Nhật nguyệt tại non đầu
Người người mất ngọc châu
Kẻ giàu có ngựa tốt
Chẳng chịu dùng ngựa đâu).
(Thất châu – Đạo Hạnh)
Hình ảnh lão nhà giàu có ngựa không cưỡi lại đi bộ cũng chính là hình ảnh của con
người trần tục vừa đáng cười, lại vừa đáng thương. Muốn thoát khỏi vô minh để có thể trực
nhận được bản thể, con người phải quay về với chính mình, thắp lên ngọn đuốc của chính
mình. Tức là khơi dậy cái tự tính (Phật tính) vốn có trong mỗi người, bởi vì theo quan niệm
của Phật giáo, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có Phật tính. Tuệ Trung Thượng Sĩ từng
thống thiết kêu gọi mọi người hãy tỉnh ngộ, bỏ ngay sự cầu tìm bên ngoài vì Phật tại tâm chứ
không phải ở Thiếu Thất hay Tào Khê, cũng không ở Đông hay Tây:
Hưu tầm Thiếu Thất dữ Tào Khê
.
Mạc tầm nam bắc dữ đông tê.
(Đừng tìm Thiếu Thất với Tào Khê
.
Chớ tìm ở Nam, Bắc với Đông, Tây).
(Thị chúng – Tuệ Trung)
Nếu chấp mê đi cầu tìm bên ngoài sẽ chẳng được gì, ngược lại rơi vào cảnh ngộ đáng
thương hơn cả anh nhà giàu phía bên trên, như anh nông dân “ngày ngày gặt lúa trên đồng;
Mà kho đụn vẫn thường không có gì”
Có thể nói, cảm hứng về bản thể là một cảm hứng có tính chất trọng tâm của thơ thiền
Lí Trần, bởi nó gắn liền với triết lí cơ bản của Thiền Tông thời Lí Trần. Các thiền sư thường
nhìn nhận và thể hiện vấn đề bản thể bằng cảm hứng triết học. Điều đó thể hiện niềm say mê
đạo, đi đến giác ngộ chân lí và lí giải điều đó để giác ngộ cho đồ đệ.
2.3.2. Cảm hứng về thiên nhiên với sự biểu thị những quy luật của tự nhiên hàm
chứa chân lí hằng thường.
Tự cổ chí kim, thiên nhiên luôn mang lại nguồn cảm hứng dồi dào cho thi sĩ. Trong
thơ thiền Lí Trần, thiên nhiên xuất hiện hết sức phong phú, đa dạng. Đó có thể là vầng trăng,
bông hoa, ngọn núi, mặt trời Đó cũng có thể là một bức tranh phong cảnh mát mẻ, khoáng
đạt được cảm nhận bằng cái nhìn của một thiền sư-thi sĩ. Nhưng trong không ít bài thơ, thiên
nhiên không phải là đối tượng thẩm mỹ để thưởng ngoạn và miêu tả mà là những biểu tượng
được sử dụng để biểu thị những quy luật của tự nhiên và hàm chứa chân lí hằng thường theo
triết lí Thiền tông, đặc biệt là thơ thiền đời Lí. Chính vì vậy mà cảnh thiên nhiên trong thơ
chỉ như một nét chấm phá, được nhìn bằng một tâm hồn bình thản, ít say mê. Ví dụ như:
“Nhật nguyệt xuất nham đầu” (Mặt trời ló non đoài) (Thất châu - Từ Đạo Hạnh), “Thu lai
lương khí sảng hung khâm” (Thu về hơi mát dạ lâng lâng) (Hãn tri âm II – Tịnh Giới). Trong
bài Hoa điệp của Giác Hải, cảnh đẹp thiên nhiên cũng được coi là hư huyễn, không đáng bận
tâm – “Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì” (Thây hoa, mặc bướm để lòng chi).
Với quan niệm vạn vật nhất thể, các thiền sư còn coi thiên nhiên chính là con người và
con người cũng chính là thiên nhiên:
Tùng phong, thủy nguyệt minh
Vô ảnh diệc vô hình.
Sắc thân giá cá thị,
Không không tầm hưởng thanh.
(Thông reo, trăng nước sang
Không ảnh cũng không hình
Sắc thân cũng như thế vậy,
Hư vô tìm tiếng vang).
(Tầm hưởng – Minh Trí)
Cảnh vật thiên nhiên bốn mùa thay đổi cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên của
vòng hóa – sinh. Vạn Hạnh thiền sư đã nhìn thiên nhiên b ằng con mắt nhà Phật: “Vạn mộc
xuân vinh thu hựu khô” (Cây cối xuân tươi thu não nùng) (Thị đệ tử). Còn Mãn Giác thì dùng
hiện tượng hoa nở, hoa tàn: “Xuân khứ, bách hoa lạc; Xuân đáo, bách hoa khai” (Xuân qua
trăm hoa rụng; Xuân tới trăm hoa cười) (Cáo tật, thị chúng).
Các thiền sư còn dùng hình ảnh “bóng trăng đáy nước” để chỉ cái hư không, nhìn thấy
đấy mà không bắt được, là cái giả, cái ảo của thế giới hiện tượng. Khi không còn vọng kiến
nữa thì hết thảy chỉ là không. “Không” với “có” chẳng qua chỉ như bóng trăng đáy nước
“Hữu không như thủy nguyệt; Vật trước hữu không không” (Vừng trăng vằng vặc in sông;
Chắc chi có có không không mơ màng) (Hữu không – Đạo Hạnh)
Từ những sự phân tích, dẫn chứng trên đây, chúng tôi thấy rằng: cảm hứng về thiên
nhiên là một trong hai cảm hứng chủ đạo của thơ thiền Lí Trần; thiên nhiên xuất hiện rất
thường xuyên với tần số khá cao và xuất hiện không đơn thuần để thể hiện cảm xúc thẩm mỹ
mà còn nhằm thể hiện những quy luật tự nhiên, chứa đựng những chân lí hằng thường mà
thiền gia – thi sĩ muốn gửi gắm đến mọi người.
2.4. Hình tượng
2.4.1. Hình tượng thiên nhiên gắn liền với quan niệm của triết lý Thiền tông:
Như đã nêu ở phần 2.3, thiên nhiên xuất hiện trong thơ thiền Lí Trần khá đậm đặc và
chia làm làm hai xu hướng: mang ý nghĩa tr ực tiếp và mang ý nghĩa bi ểu tượng. Ở đây,
chúng tôi chỉ đề cập đến hình tư ợng thiên nhiên mang ý nghĩa bi ểu tượng cho những quan
niệm của triết lí Thiền tông.
Thứ nhất, thiên nhiên biểu tượng cho sự lầm lạc của người đời. Những hình ảnh
thường được sử dụng để biểu thị nội dung này là: ý ngựa, lòng vượn, rùa mù soi vách đá, ba
ba què trèo núi cao, con cá măng nhảy lên ngọn tre.
Cảnh bức Tây sơn mộ
Hà thời tích thốn âm
Duy năng bôn mã ý
Na khẳng trụ viên tâm
(Cảnh gần về chiều, mặt trời khuất non tây
Đến bao giờ mới luyến tiếc tấc bóng?
Chỉ biết buông thả cái ý ngựa
Nào chịu dừng lại cái lòng vượn)
(Nhật mộ vô thường kệ - Trần Nhân Tông)
Tương tâm khước hướng cầu tâm niệm
Đại tự niêm ngư trúc thướng can
(Tâm kia, lại muốn tìm ra quỷ
Cá vọt cành tre, có khác đâu.)
(Chí đạo vô nan – Tuệ Trung)
Thứ hai, thiên nhiên biểu tượng cho trí tuệ bát nhã và chân tâm của người đạt đạo.
Hình ảnh thường được dùng để biểu thị nội dung này là vầng trăng sáng, đóa hoa sen trong
lò lửa, ngọc bị thiêu trên núi.
Trí giả do như nguyệt chiếu thiên
(Trí tuệ như trăng soi giữa trời)
(Cảm hoài II – Bảo Giám)
Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt
(Trên bầu không bao la chỉ thấy vầng trăng cô đơn)
(Thị tu Tây phương bối – Tuệ Trung)
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị can
(Ngọc bị thiêu trên núi mà vẫn luôn tươi nhuần
Hoa sen nở trong lò lửa mà vẫn ướt chưa hề khô)
(Thị tịch – Ngộ Ấn)
Thứ ba, thiên nhiên biểu tượng cho quan niệm thế giới hiện tượng là hư ảo, biến đổi
vô thường, luôn vận động và tuân theo quy luật:
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
(Vạn cây cỏ mùa xuân tươi tốt, mùa thu khô héo)
(Thị đệ tử - Vạn Hạnh)
Xuân chức hoa như cẩm
Thu lai diệp tự hoàng
(Xuân dệt hoa như gấm
Thu gieo lá đốm vàng)
(Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu)
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
(Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười)
(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)
Thứ tư, thiên nhiên còn là bi ểu tượng cho quan niệm vạn vật vốn cùng một bản thể,
tức chân như:
Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân
(Trúc biếc, hoa vàng không phải là cảnh bên ngoài
Mây trắng, trăng trong lộ rõ cái “chân” toàn vẹn)
(Nhật nguyệt II – Thiền Lão)
Hà sa cảnh thị bồ đề đạo
(Cát song là cõi Bồ đề đó)
(Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn
– Trí Huyền)
Chính vì cùng một bản thể, cùng một cội nguồn mà ra cho nên dù có biến hóa thế nào
thì cuối cùng cũng trở về với cội nguồn, với cái Một, cái chân như, tức là cái bản thể
Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân
(Xuân đến, xuân đi, nghĩ là xuân đã hết
Hoa rụng, hoa nở, vẫn chỉ là mùa xuân ấy.)
(Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn – Chân Không)
Những hình tượng nêu trên là những hình tượng quen thuộc thường thấy. Trong thực
tế, những hình tư ợng thiên nhiên gắn liền với quan niệm của triết lý Thiền tông trong thơ
thiền Lí Trần còn phong phú hơn nhiều. Chỉ có điều là có những hình tượng hoàn toàn mang
tính biểu tượng (không có thật trong thực tế) như hình tư ợng “hoa sen trong lò lửa” nhưng
cũng có những hình tư ợng vừa là hình ảnh thực vừa mang tính biểu tượng như hình tư ợng
“vầng trăng giữa bầu không bao la”, “ánh trăng dưới đầm lạnh”.Những hình ảnh biểu
tượng có tác dụng cụ thể hóa, hình ảnh hóa những khái niệm, phạm trù, những nội dung trừu
tượng khó nắm bắt giúp người cầu đạo dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những yếu chỉ của
Thiền tông.
2.4.2. Hình tư ợng con người gắn liền với quan niệm về nhân sinh của các Thiền
gia:
Con người trong thơ thiền Lí Trần là con người mang tinh thần thiền, cảm xúc thiền,
cái nhìn thiền và thường gắn liền với những quan niệm về nhân sinh theo triết học Thiền
tông.
Con người sinh ra, lớn lên rồi già yếu và chết đi. Nhân sinh là như thế. Theo lý duyên
sinh của Phật giáo, mọi thứ trên cõi đời này không ngoài nhân duyên mà có. Con người cũng
như vậy. Nhân duyên hợp thì hình thành, nhân duyên tan thì mất đi. Hiểu thấu được nguyên
lí ấy cho nên Đạo Huệ đã cho rằng:
Địa, thủy, hỏa, phong, thức
Nguyên lai nhất thiết không.
(Đất, nước, lửa, gió, thức
Hết thảy vốn đều không)
(Sắc thân dữ diệu thể - Đạo Huệ)
“Không” ở đây không phải là không có, bởi nó vốn hiện hữu, mà là không thật có vì
“Như vân hoàn tụ tán” (Như mây hợp rồi lại tan). Quan niệm thân người như mây trời tan
hợp là nhìn nhân sinh trong sự vận động chứ không phải bi quan, yếm thế hay chán đời. Bởi
lẽ, các thiền sư luôn có nhân sinh quan tích cực, xem sự tan hợp, mất còn của thân xác nói
riêng và của vạn pháp nói chung là lẽ thường nhiên, là quy luật.
Sinh lão bệnh tử
Tự cổ thường nhiên
(Sinh lão bệnh tử
Lẽ thường tự nhiên)
(Sinh lão bệnh tử- Diệu Nhân)
Họ nói đến sự tan-hợp, mất-còn của sắc thân bằng một tâm trạng bình thản, vui vẻ
chấp nhận chứ không lo sợ vì khi ngộ đạo, họ đã biết rằng sắc thân sẽ bị hủy theo thời gian
nhưng Phật tính (chân như, chân thân, chân tính) thì mãi trư ờng tồn. Nếu đạt được cái
“tâm không” thì không còn lo sợ gì nữa:
Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiện nhậm suy di
(Thân như tường vách đã lung lay
Lật đật người đời những xót vay
Nếu được “lòng không”, không sắc tướng
“Sắc” ‘không” ẩn hiện mặc vần xoay)
(Tâm không – Viên Chiếu)
Nhìn chung, qua sự tham cứu thơ thiền Lí Trần và những công trình nghiên cứu về thơ
thiền Lí Trần của những người đi trước, chúng tôi nhận ra rằng: hình tượng con người gắn
liền với quan niệm về nhân sinh trong thơ thiền Lí Trần có những đặc điểm sau đây:
* Hình tư ợng con người nhập thế, tùy duyên, hòa quang đ ồng trần thể hiện cả trong
suy nghĩ lẫn hành động. Do chịu ảnh hưởng của chủ trương phá chấp cho nên con người
trong thơ thiền Lí Trần thường có những quan niệm hết sức khoáng đạt, cởi mở - ưng vô sở
trụ nhi sinh kì tâm, ngộ biến tùng quyền, nhập gia tùy tục, tùy ngộ nhi an, "tại quang trần
thường li quang trần"
Trong suy nghĩ, con người trong thơ thiền Lí Trần có xu hướng độc lập, sáng tạo mạnh
mẽ, không theo lối sáo mòn, xem Phật cũng giống như con người, cũng mày ngang mũi dọc
giống như nhau.
Mi mao tiêm hoành tự khổng thùy
Phật dữ chúng sinh đô nhất diện.
(Cũng nét mày ngang lỗ mũi dọc
Phật với chúng sinh mặt khác nào).
(Phàm thánh bất dị - Tuệ Trung)
Người làm trai phải tự lập chí xung thiên, không muốn đi theo vết mòn của Như Lai.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
(Làm trai lập chí xông trời thẳm
Theo hướng Như Lai luống nhọc mình).
(Hưu hướng Như Lai – Quảng Nghiêm)
Tuệ Trung cũng đã từng khẳng định suy nghĩ mạnh mẽ, vượt khỏi lối mòn tư duy của
biết bao người theo Phật: "Ăn thịt hay ăn cỏ; Chúng sinh loài nào có thức ăn của loài đó; Có
chỗ nào mà thấy tội hay là phúc?", "Vào xứ mình trần thì vui vẻ mà cởi bỏ áo; Không phải vì
quên lễ mà chỉ vì tùy nghi".
Trong hành động, nhiều thiền sư thời Lí Trần khi đất nước có biến thì sẵn sàng nhập
thế giúp vua chống giặc giữ nước, thậm chí không ngần ngại đích thân lâm trận để rồi khi
giặc tan, đất nước thanh bình thì vứt bỏ danh vọng, vào chùa khoác áo cà sa tụng kinh niệm
Phật, toàn tâm hướng đạo. Chính vì có những suy nghĩ và hành động như vậy mà thời đại Lí
Trần đã sản sinh ra những con người khổng lồ với nhân cách khổng lồ góp phần phục hưng
nền văn hóa dân tộc.
* Tiếp theo là hình tư ợng con người sống trân trọng thực tại thể hiện ở những giây
phút "quên". Quên nghĩ ngợi luyến tiếc quá khứ, quên mơ tưởng tương lai xa xôi, quên thịnh
suy thế sự để sống trọn vẹn, đầy đủ nhất trong từng thời khắc thực tại. Trong thơ thiền Lí
Trần không ít bài thơ có sự xuất hiện của con người "quên" này. Quên ở đây không phải là
một quan niệm sống tiêu cực mà là một phương tiện để di dưỡng tâm hồn và khám phá nghệ
thuật.
Dạ khí phân lương nhập họa bình
Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh
Trúc đường vong thích hương sơ tận
Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh.
(Hơi mát thâu đêm lọt tới mành
Cây sân xào xạc báo thu thanh
Bên lều quên bẵng hương vừa tắt
Lưới bủa vầng trăng mấy khóm cành).
(Tảo thu – Huyền Quang)
Trong đêm tĩnh l ặng, trong trẻo mát mẻ, tiếng lá rơi xào xạc như báo hiệu thu về.
Khung cảnh thi vị đó khiến con người trong khoảnh khắc như quên mất thời gian đang
không ngừng trôi đi. Nén hương vừa tắt - biểu tượng sự hữu hạn của thời gian trần thế đã lùi
bước trước một thực tại đích thực, vô biên và tuyệt đối đang mở ra: giây phút con người
quên sự phân biệt giữa ta và vật để hòa nhập trọn vẹn với bản thể hiện tiền – ánh trăng sáng
vằng vặc khắp đất trời, cành cây, kẽ lá
Tuệ Trung trong bài Ngẫu tác cũng đã thể hiện giây phút "quên" ấy một cách thú vị :
Đường trung đoan tọa tịch vô nghiên ;
Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên.
Tự thị quyện thời tâm tự tức ;
Bất quan nhiếp niệm, bất quan thiền.
(Giữa nhà không nói chỉ ngồi yên
Nhàn ngắm Côn Luân sợi khói lên.
Lúc mệt mỏi rồi tâm tự tắt
Cần chi niệm Phật với cầu thiền).
Trong bài thơ này, cái quên không phải là chủ quan mà là tự nhiên khách quan. Lúc
mệt mỏi thì tâm tự dừng nghỉ không cần cố gắng thực hiện "nhiếp niệm" hay "thiền định" gì
cả. Cái “quên” ở đây suy cho cùng là quan niệm sống thuận theo quy luật vốn rất tích cực và
quan trọng trong triết lí Thiền tông. Nhưng đặc sắc nhất và ý nghĩa nh ất có lẽ cái “quên” ở
bài thơ Cúc hoa III của Huyền Quang:
Vong thân, vong thế, dĩ đô vương (vong)
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức Trùng dương.
(Quên mình, quên hết cuộc tang thương
Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường
Năm cuối trong rừng không có lịch
Thấy hoa cúc nở biết Trùng dương).
Con người trong bài thơ đã quên t ất cả, quên ta, quên người và quên thế sự (quên cả
chủ thể và khách thể). Bên ngoài có vẻ như là một kẻ sống phó mặc, buông xuôi nhưng suy
cho cùng, sâu xa bên trong đích thực là một con người sống đầy đủ nhất, hài hòa cùng ngoại
vật, hợp lẽ tự nhiên, hết mình với thực tại, trân trọng không lãng phí từng khoảnh khắc thời
gian của đời người; từ đó nuôi dưỡng được một cái tâm trong trẻo, tinh khôi như nước suối
đầu nguồn, như tự tính sáng trong, không phân biệt, thiên kiến.
Ở một số bài thơ khác như Xuân cảnh (Trần Nhân Tông), Kí Thanh Phong am tăng
Đức Sơn (Trần Thái Tông), Đề Gia Lâm tự (Trần Quang Triều), người đọc cũng b ắt gặp
những cái "quên" như thế. Quên là để buông bỏ tất cả sự câu chấp, phân biệt nên suy cho
cùng cũng có nguồn gốc từ triết lí phá chấp vốn tạo nên bản sắc cho Thiền tông Việt Nam
thời Lí Trần.
2.5. Ngôn ngữ:
Bên cạnh những điểm tương đồng về tính hàm súc, tính chuộng thực tiễn, ngôn ngữ
thơ thiền đời Lí và đời Trần còn cho thấy sự tương đồng ở một đặc điểm khác, với những bài
thi – kệ ở đời Lí và loại thơ bàn luận về công án thiền hay thơ đối đáp giữa thầy và trò ở đời
Trần như Niêm tụng kệ, Ngữ lục vấn đáp môn hạ (Trần Thái Tông), Tụng cổ, Đối cơ (Tuệ
Trung), Sư đệ vấn đáp (Trần Nhân Tông)...
Với mục đích kích thích trí tuệ của người học đạo, người thầy thường thường không
dùng ngôn ngữ để giảng giải chân lí một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết; không dọn sẵn con
đường để học trò đi đến chân lí vì như th ế chỉ mang lại cho người học đạo những hiểu biết
bên ngoài, hời hợt và mang tính áp đặt chứ không giúp họ thấu đắc một cách sâu sắc bản
chất của vấn đề. Người thầy thường dùng thứ ngôn ngữ "đặc biệt" để tác động và làm cho
học trò cảm thấy bức xúc, cảm thấy rơi vào trạng thái cùng đường, buộc lòng phải trăn trở,
suy ngẫm, hoài nghi để rồi trong khoảnh khắc nào đó họ chợt thức tỉnh, bừng ngộ chân lí. Để
phục vụ cho mục đích này, thơ thiền đời Lí và một bộ phận thơ thiền đời Trần (như đã nói
trên) thường sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hoặc những nghịch ngữ, cách nói phi logic như:
rùa mù xoi vách đá, ba ba què trèo núi cao, đập ngói dùi rùa, cá trong ao cạn nước vẫn sống
được muôn xuân (Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu), cô gái sắt nhảy múa, chàng người gỗ
đánh trống (Thị đạo - Trường Nguyên), cành mai vẫn nở khi xuân đã tàn (Cáo tật thị chúng –
Mãn Giác), hoa sen thiêu đốt trong lò lửa mà vẫn chưa hề khô (Thị tịch – Ngộ Ấn), đàn
không dây, sáo không lỗ (Niêm tụng kệ - Trần Thái Tông), người gỗ múa thác chi, gái đá thổi
tất lật (Tụng cổ - Tuệ Trung) Bên cạnh đó là những điển cố Phật giáo và cả không ít các
điển cố của Nho và Lão-Trang như: Vẻ rắn thêm chân, vịn cột cầu mà chết đuối (Tham đồ
hiển quyết – Viên Chiếu), Thiếu Thất, Tào Khê (Thị chúng – Tuệ Trung), Mộng Nam Kha
(Thế thái hư huyễn – Tuệ Trung), Niêm hoa vi tiếu (Niêm tụng kệ - Trần Thái Tông)... Cách
sử dụng ngôn ngữ như thế phần nào thể hiện chủ trương vô ngôn của Thiền tông, đưa người
học trò vào tình trạng bức bối đến mức cao độ buộc lòng họ phải tự mình, chứ không ai khác,
phải tìm kiếm để phát hiện chân lí. Bằng cách này, người học đạo sẽ lĩnh hội được một cách
sâu sắc nhất, đầy đủ và trọn vẹn nhất những yếu chỉ mà người thầy muốn gửi gắm, trao
truyền.
Ngôn ngữ thơ thiền đời Lí và đời Trần còn có sự tương đồng ở chỗ: câu nghi vấn
thường xuất hiện trong khá nhiều bài thơ. Câu nghi vấn có thể nằm ở đầu, giữa hoặc ở cuối
bài. Có thể đơn cử vài ví dụ tiêu biểu như Nguyên hỏa (Khuông Việt), Tặng Huyền Quang
tôn giả (Trần Minh Tông):
Nhược vị mộc vô hoả
Toản toại hà do manh?
(Ví cây không sẵn lửa
Xát lửa sao bùng ngay?)
(Nguyên hoả-Khuông Việt)
Tương vị hữu sở đắc
Sở đắc hà vật yên?
............................
Ngôn ngữ ký nan đắc
Thùy thụ phục thùy truyền?
(Nếu bảo là có điều sở đắc
Sở đắc là cái gì vậy?
.................................
Đã không nói nên lời
Thì ai học và ai truyền?
(Tặng Huyền Quang tôn giả - Trần Minh Tông)
Ngoài hai ví dụ trên còn hàng loạt những bài khác cũng có cách sử dụng câu nghi vấn
tương tự: Thị đệ tử Bản Tịch - câu thứ 2 (Thuần Chân), Đáp Pháp Dung sắc không, phàm
thánh chi vấn - câu 4 và câu cuối (Khánh Hỷ), Cảm hoài I - câu 1 (Bảo Giám), Đạo vô ảnh
tượng - câu cuối (Nguyện Học), Đạo - câu cuối (Thường Chiếu), Hãn tri âm II - câu 3 (Tịnh
Giới), Đáp tăng vấn - câu 2 (Hiện Quang), Sơ dạ vô thường kệ - câu cuối (Trần Thái Tông),
Phỏng Tăng Điền đại sư - câu 2 và 4, Thế thái hư huyễn - câu 6, Sinh tử nhàn nhi dĩ - câu
12, Phàm thánh bất dị - câu 11,20 và 21, Trì giới kiêm nhẫn nhục - câu cuối (Tuệ Trung),
Sơn phòng mạn hứng I - câu 1 và câu 2 (Trần Nhân Tông)... Việc sử dụng những câu nghi
vấn như thế có mục đích thôi thúc đối tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_3732815844_9589_1872685.pdf