Mục lục
Trang
Mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 4
Chương 1: Về tác giả Võ Quảng 5
1.1.Tiểu sử, con người 5
1.2.Sự nghiệp sáng tác 7
1.3.Vị trí của Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam 14
Chương 2: Thế giới nghệ thuật thơ Võ Quảng 21
2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 21
2.2. Thế giới nghệ thuật thơ Võ Quảng 21
2.2.1. Thế giới thiên nhiên, cảnh vật sinh động, hấp dẫn 21
2.2.2. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng 26
2.2.3. Thế giới trẻ thơ vui tuơi, ngộ nghĩnh 32
2.2.3.1. Thế giới trẻ thơ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 32
2.2.3.2. Thế giới trẻ thơ trong hoàn cảnh chiến tranh 38
2.2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật gắn bó với tuổi thơ 40
2.2.4.1. Thời gian nghệ thuật gắn bó với thế giới tuổi thơ 40
2.2.4.2. Không gian nghệ thuật gần gũi với tuổi thơ 47
2.2.5. Nghệ thuật miêu tả tinh tế 50
2.2.5.1. Miêu tả đối tượng bằng phép nhân hoá 50
2.2.5.2. Miêu tả đối tượng bằng phép so sánh 56
98 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư gửi anh)
46
Những vần thơ nhẹ nhàng giáo dục các em biết kính trọng thế hệ đi
trước đã giành lại độc lập cho các em vui chơi, học tập dưới bầu trời tự do.
Các em hiểu được rằng, mỗi tấc đất quê hương đều được đổi bằng máu và
nước mắt của cha anh. Võ Quảng đã góp phần to lớn trong việc giáo dục
truyền thống cho thiếu nhi để các em không quên nguồn cội và củng cố lòng
tự hào dân tộc, tạo nên bản lĩnh vững vàng của con người Việt Nam trước
những biến động lịch sử. Điều làm Võ Quảng thành công ở mảng đề tài này là
ông đã nhìn mọi việc bằng con mắt của trẻ thơ để nói lên những suy nghĩ, ước
mơ rất giản dị của các em như chính nhà thơ đang sống cùng các em trong
những ngày tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, giúp các em có nhận thức mới
về cuộc sống, quê hương đất nước và con người.
Thơ Võ Quảng nhẹ nhàng, giàu cảm xúc đã khéo léo và tinh tế trong
việc xen kẽ giữa giáo dục đi đôi với giải trí mang tính thời đại. Thơ ông là
những lời tâm sự dễ hiểu đi vào lòng bạn đọc nhỏ tuổi. Nhà thơ hiểu được đối
tượng chính trong những sáng tác của mình là thiếu nhi; lứa tuổi được cả xã
hội chăm sóc, nâng niu, dậy dỗ. Và tất cả điều đó được thể hiện bằng bút pháp
riêng, nghệ thuật riêng. Có thể lấy ý kiến của nhà nghiên cứu phê bình văn
học Phong Lê để đánh giá về thơ của Võ Quảng: Thơ Võ Quảng ít nói điều
gì cao xa, to tát, trừu tượng. Ông chỉ nói những chuyện nhỏ nhẹ, bình thường,
với giọng khiêm nhường, nhiều khi vui, hóm, ngộ nghĩnh. Nhưng thơ ông, mặc
dù vậy, hay chính vì vậy, lại rất giàu ý vị giáo dục. Đó là chỗ, theo tôi thực sự
là thành đạt trong thơ cho lứa tuổi thơ của Võ Quảng [21, 357].
2.2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật gắn bó với tuổi thơ
2.2.4.1. Thời gian nghệ thuật gắn bó với thế giới tuổi thơ
“Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật,
thể hiện tính chỉnh thể của nó”[2, 322]. Khác với thời gian khách quan được
đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá
khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian
dài trong chốc lát, lại có thẻ kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ
47
thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các
hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết... tạo nên nhịp điệu trong
tác phẩm.
Khó mà hiểu hết đặc điểm trong quan niệm về thế giới và con người của
một nhà thơ nếu không tìm hiểu thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật
chính là sự phản ánh thời gian qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Nó
phụ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật, quan niệm, sở thích, ý muốn chủ quan
của tác giả. Chính vì vậy tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm thơ,
người đọc sẽ hiểu được thế giới tâm trạng và quan niệm về cuộc sống của
người nghệ sĩ. Mỗi tác giả lại có những cảm nhận và thể hiện thời gian nghệ
thuật riêng. Song nói chung thời gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với tính
chất bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút chạy theo diễn
biến sự kiện thì thời gian nghệ thuật trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả thì
thời gian nghệ thuật chậm lại.
Thơ Võ Quảng gắn bó với thế giới trẻ thơ nên thường tập trung khai
thác đời sống sinh hoạt của các em xoay quanh mối quan hệ bạn bè, làng xóm
với những biến cố nho nhỏ về thời tiết hay môi trường sống. Đôi khi lại là
khoảng thời gian luân chuyển giữa các mùa, giữa thời gian trong ngày diễn ra
thật linh hoạt được nhà văn đặc biệt chú ý. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
hình ảnh “bốn người” nhưng lại là đặc trưng cho bốn mùa trong năm:
Người thứ nhất:
Vươn vai lên trước
Rải khắp đất trời
Chồi lộc xanh tươi
Sắc màu rực rỡ
Người thứ hai:
Giục chim làm tổ
Nhuộm lục cánh đồng,
Thắp đỏ hoa vông
Thổi bùng lưới lửa.
48
Người thứ ba:
Đơm cành chĩu quả
Nhuộm đỏ rừng cây
Thổi lá vàng bay
Pha hồ nước biếc
Người thứ tư :
Giăng mây mù mịt
Vặt trụi cành bàng,
Rải khắp non ngàn
Mưa phùn gió bấc
( Bốn người)
Thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông được diễn tả như bốn người lính
gác, bốn người lao động cần cù, chăm chỉ, đầy trách nhiệm và sáng tạo.
Đây là khoảnh khắc mùa xuân đến khiến đất trời như bừng tỉnh:
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
(Mầm non)
Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi nảy nở, mọi vật tràn đầy sức sống, cả
đất trời như khoác lên mình thêm một sắc màu mới:
Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh
Hoa mùi tim tím
Nõn nuột hoa bầu
Hoa ớt trắng phau
Xanh lơ hoa đỗ.
(Ai cho em biết)
49
Mùa xuân ấm áp vui tươi cũng là thời điểm khởi đầu một năm mới, mọi
người bắt tay vào làm việc bận rộn. Ngay từ buổi sáng, vừng đông và đất trời
đã nhộn nhịp chào đón:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau ra hoa
Đang chờ đón
Ai dạy sớm
Đi ra đồng
Có vừng đông
Đang chờ đón
Ai dạy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón
(Ai dậy sớm)
Những khoảnh khắc giao mùa, chuyển mùa được nhà thơ cảm nhận thật
tinh tế. Ngay sau mùa xuân ấm áp là mùa hạ với cái nắng nóng đốt cháy cánh
đồng:
Nắng tung lưới lửa
Đốt cháy cánh đồng,
Ao hồ, suối sông
Thảy đều cạn sạch.
(Biết phải làm gì)
Cái nắng nóng của mùa hè không phải ai cũng thích nhưng mùa hè lại
đem lại rất nhiều điều thú vị: ở đó có nắng vàng, là lúc các em được nghỉ hè
sau những kì học tập vất vả:
50
Lúa chín mênh mông
Nắng vàng sáng rực!
(Con đường nhỏ)
Đất trời mùa hạ trong xanh, có mây, có gió vô tư nhàn nhã tung bay nô
đùa. Trong thơ của Võ Quảng khung cảnh thiên nhiên thật yên bình, thoáng đãng:
Chợt có Làn Mây
Theo gió hây hây
Trôi đi trắng xóa,
Vô tư, nhàn nhã
Ngay giữa đỉnh trời
(Biết phải làm gì)
Bầu trời trong xanh là dấu hiệu báo sẽ có ánh trăng sáng trong, dịu mát
vào đêm tối. ánh trăng cũng là đặc trưng cho tiết trời sang thu. Vì chỉ có mùa
thu trăng mới thật đẹp. Đến đây ta nhận thấy rằng cảnh vật như đang có sự
giao thoa chuyển mùa một cách nhịp nhàng. Trăng cũng giống như trẻ thơ:
Trăng Trung Thu tươi cười
Nhô lên sau đồi cỏ
Các ao hồ lớn nhỏ
Đàn trâu ngập ánh trăng!
(Mời xuống đây chơi)
Mùa thu là mùa của các em nhỏ rước đèn, phá cỗ. Mùa thu cũng là mùa
đất trời trở nên hiền hòa, tươi tắn, cảnh vật dưới ánh trăng thật lung linh, ấn tượng:
Trăng đùa sóng lăn tăn,
Trăng rải vàng, rải bạc,
Trăng thổi làn gió mát,
Trăng phủ lụa xóm làng.
Đồng quê trở mơ màng
Đẹp như trong thần thoại.
(Mời xuống đây chơi)
51
Khoảng thời gian giữa các mùa trôi qua một cách nhẹ nhàng. Tất cả
dường như là quy luật của tự nhiên nhưng phải tinh tế lắm mới nhận ra sự thay
đổi của đất trời. Mùa xuân rực rõ chuyển sang sắc vàng của ánh nắng mùa hạ
thật uyển chuyển, rồi theo chân mùa hạ ta bước sang mùa thu vàng lúc mà cây
cối thay màu sắc cho những chiếc áo đã cũ khi nào không ai hay. Mỗi mùa
đem đến cho các em một cảnh sắc tươi mới, sự thích thú khác lạ. Sự giao mùa
của thiên nhiên khiến vạn vật cùng cảm nhận:
- Rét quá! Rét quá!
- Ai kêu đó hả?
- Tôi là Mèo đây!
- Đi bắt chuột ngay
Mày sẽ hết rét!
(Kêu rét)
ở đây, Võ Quảng đã khéo léo gán tiếng kêu của những con vật thành
tiếng nói của con người và cũng qua những tiếng nói đó báo hiệu cho ta biết
mùa đông đã đến. Mùa đông thường đem theo giá rét, gió thổi lạnh buốt, mưa
phùn rả rích, làm cho các loài vật co ro. Mỗi mùa một vẻ, đến rồi lại đi nhưng
nét đặc trưng của mỗi mùa còn để lại thì không ai có thể quên được.
Với Võ Quảng, mùa nào cũng đáng yêu, cũng có những nét đẹp riêng.
Nhà thơ thật dí dỏm khi gọi bốn mùa trong năm là bốn người bạn chăm chỉ
đầy trách nhiệm để giữ gìn cho thế giới thiên nhiên của trẻ thơ luôn tươi đẹp:
Thay ca đổi kíp
Đổi mới non sông
Xuân, hạ, thu, đông
Mỗi người một vẻ...
(Bốn người)
Thời gian nghệ thuật trong thơ Võ Quảng không chỉ là sự giao thoa của
bốn mùa mà còn là những khoảnh khắc diễn ra trong ngày. Buổi sớm bình
minh hay được nhà văn lựa chọn làm bối cảnh trong những trang thơ của
52
mình. Khi bình minh hé rạng cũng là lúc muôn loài thức dậy và bắt đầu một
ngày làm việc say mê. Ngộ nghĩnh và đáng yêu như những em nhỏ, các chú
trâu đón ngày mới với tiếng reo “nghé ọ”:
Ngày tưng bừng vừa đến
Trâu ngẩng cổ lên trông,
Thấy rực rỡ vừng hồng
Nó liền reo: Nghé ọ!
(Ngày đến)
Một buổi bình minh thật rạng rỡ, tinh khôi. Đây là khoảng thời gian đẹp
nhất trong ngày, là lúc vạn vật khoe sắc, là thời điểm trẻ thơ quan sát mọi vật:
Buổi sớm lúc sương tan
Bờ tre làng lấp lánh.
Đổ lại đàn cò trắng
Tre như bừng nở hoa
Sáo sậu nổi hát ca
Tre rung rinh trời sáng
(Bờ tre làng)
Trời chiều khi mặt trời xuống núi cũng là khoảnh khắc để lại ấn tượng
sâu đậm đối với “tuổi thần tiên”- tuổi của sự quan sát, tò mò, thích khám phá:
Mặt trời xuống đến núi
Tỏa ráng đỏ chiều hôm
Chân trời màu xanh lam
Bỗng sáng lên đỏ rực
Cả ao hồ sông nước
Nhuốm màu đỏ, màu vàng
(Ráng chiều đi đâu)
Và một buổi tối với không khí làm việc nhộn nhịp khẩn trương của
những loài vật sống về đêm:
53
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác...
Theo làn gió mát
Anh đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ
(Anh Đom Đóm)
Như vậy, thơ Võ Quảng thường sử dụng nhiều chất liệu gần với những
bài đồng dao nên thời gian nghệ thuật thơ Võ Quảng thường là những khoảnh
khắc bình dị gắn với cuộc sống đời thường của các em. Thời gian ấy biến đổi
linh hoạt gần gũi với thế giới trẻ thơ, thế giới loài vật và khung cảnh thiên
nhiên. Thời gian nghệ thuật là “thước đo” hiện tại cuộc sống của các em
nhưng cũng có thể giúp các em trở về quá khứ hay đến với tương lai. Phải
chăng khi tiếp xúc với tuổi thơ, lòng người ta dễ trở nên tươi trẻ. Nhà văn Pháp
Rutxo viết: “Tiếng nói của tuổi thơ có khi làm mềm dịu những trái tim hung
bạo . Có lẽ bởi tâm hồn của thiếu nhi là thế giới thần tiên và hồn nhiên nhất,
đó thực sự là một đất trời, một thế giới màu xanh hi vọng.
2.2.4.2. Không gian nghệ thuật gần gũi với tuổi thơ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”[2, 160].
Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ mang tính chủ quan của nghệ
sĩ. Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng. Không gian nghệ thuật
trong thơ có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới,
mang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hoá các phạm trù thời
gian. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác
phẩm thơ, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở
54
khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các
hình tượng nghệ thuật.
Gần gũi và gắn bó với tuổi thơ, Võ Quảng đã dồn hết tâm hồn và tài
năng xây dựng nên những vần thơ nhỏ nhắn và xinh xinh, hồn nhiên và đậm
đà triết lí. Trong những vần thơ của ông không gian được tái hiện nhiều nhất
là khung cảnh làng quê gắn bó với tuổi thơ của các em. Cái thế giới nhỏ xinh
chỉ quanh nhà, mảnh sân, khu vườn, hồ ao, dãy núi, khoảng trời mùa thu mênh
mông nhưng tất cả đều hiện lên với bao dáng vẻ màu sắc âm thanh. Điều này
phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Bởi vì các em còn nhỏ tuổi, vốn sống chưa có là bao
nên nhà văn đã viết về những gì các em quan sát, cảm nhận ở ngay xung
quanh ngôi nhà bình dị của mình. Đó là một thế giới rất đỗi gần gũi, thân
quen nhưng ẩn chứa bao điều kì diệu đang chờ các em khám phá. Mỗi bài thơ
Võ Quảng dành cho các em thường ngắn gọn, cô đọng, là những câu chuyện
giản dị nên không gian nghệ thuật được phác họa bằng những nét giản dị
nhưng không kém phần tinh tế. Đó là khung cảnh ngôi nhà quen thuộc nơi các
em đang sống:
Chị chổi tre
Bước vào nhà
Lấy khăn ra
Bịt vào mũi
Và chị chổi
Quét roặc, roặc!
Quét xó bếp
Quét gầm giường
(Chị chổi tre)
Không gian: “căn nhà”, “xó bếp”, “gầm giường”,... là những nơi gần
gũi với tất cả các em. Bước ra khỏi nhà, khoảng không gian trước mắt các em
dường như được mở rộng hơn đó là khu vườn rực rỡ với đủ các màu sắc của cỏ
cây hoa lá:
55
Nhãn rung cành quả sai
Chuối kéo dài bóng lá
Ao bèo dâu ruộng mạ
Trải mượt lớp nhung xanh
Hàng bạch đàn long lanh
Soi mương dài thẳng tắp
Thuyền chở lúa đầy ắp
Trôi nhẹ đến sân kho
(Đường đến trường)
Đi xa hơn một chút ra khỏi khu vườn là con đường nhỏ quen thuộc hàng
ngày các em vẫn đi tới trường:
Dọc đường hoa dại
Đốm trắng, đốm vàng
Những bụi ngải hoang
Mọc chen bồm bộp
Một bờ cỏ mật
Nảy lá xanh tươi...
Chú bướm thảnh thơi
Cứ bay chấp chới
Bay lui bay tới
Chú đậu cành nào?
Xa xa là ao
Bên kia trường mới
Cành tre phấp phới
Ngả bóng dập dờn
(Con đường nhỏ)
Võ Quảng đã thổi vào khoảng không gian của thế giới trẻ thơ những
màu sắc tươi mát với những hoạt động nhộn nhịp của những con vật nhỏ bé.
Tất cả làm phong phú thêm không gian sống cho các em. Những vần thơ của
Võ Quảng luôn hàm chứa một cái gì như bừng tỉnh. Ông thổi vào không gian
quen thuộc một sự sống vui tươi, làm giàu đời sống tâm hồn của các em bằng
56
những dòng thơ mượt mà. Như một người thợ may cần mẫn và khéo léo, từ
những mảnh vải mang chất liệu thật dung dị nhà thơ đã dệt thành những bức
thảm đầy đủ màu sắc lung linh.
Có thể thấy trong thơ Võ Quảng, thời gian và không gian nghệ thuật
luôn gắn bó với thế giới tuổi thơ. Đó là những khoảnh khắc rất dịu dàng, chứa
đựng nhiều niềm vui. Ông thành công ở những nét hồn nhiên, mới mẻ của nội
dung, là cá tính độc đáo của con người tác giả. Thời gian và không gian nghệ
thuật trong thơ Võ Quảng được tái hiện bằng những hoạt cảnh xinh xắn với đủ
màu sắc mượt mà, sinh động trở thành phông nền cho thế giới trẻ thơ vui đùa.
Nét chung là vẻ đẹp trong sáng, ấm áp mang đến niềm vui và sự yêu đời. Đó
chính là một tình yêu đằm thắm với tuổi thơ, giúp người đọc khám phá tâm
hồn trong trẻo của các em.
2.2.5. Nghệ thuật miêu tả tinh tế
2.2.5.1. Miêu tả đối tượng bằng phép nhân hóa
Thế giới của trẻ thơ là thế giới của tưởng tượng, của khám phá. Võ
Quảng đã thật tài tình khi xâm nhập vào thế giới ấy bằng con mắt và tâm hồn
của trẻ thơ. Những bài thơ của ông có sự ngọt ngào trong liên tưởng, tưởng
tượng, ngộ nghĩnh trong cách so sánh, sinh động trong cách nhân hóa đã thu
hút sự tò mò của trẻ nhỏ.
Nhân hoá (hay còn gọi là nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ,
trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người
để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người. Nhân
hoá nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dề hiểu hơn, đồng
thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, tình cảm của mình.
Đọc thơ Võ Quảng, ta thấy cả một thế giới nhân vật là những con vật,
đồ vật, cỏ cây, hoa lá,... đang cựa mình, thì thầm, ríu rít như những trẻ nhỏ.
Ông không ham t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tho_vo_quang_trong_chuong_trinh_tieu_hoc.pdf