ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
1. Thời gian nghệ thuật
1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật
1.2.1 Thời gian được trần thuật
1.2.2.Thời gian trần thuật
2. Không gian nghệ thuật
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
2.2. Các loại không gian nghệ thuật
2.2.1.Không gian bối cảnh
2.2.2.Không gian sự kiện
2.2.3.Không gian tâm lý
Chương II: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
2.1. Thời gian được trần thuật
2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày
2.1.2. Thời gian hồi tưởng
2.1.3. Thời gian tương lai
2.1.4. Thời giann tâm trạng
2.2. Thời gian trần thuật
Chương III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
3.1. Không gian bối cảnh
3.2. Không gian sự kiện
3.3. Không gian tâm lý
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết sống mòn của Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng. Biết đâu hai người chồng ấy sau này lại không
chỉ vì nghĩ rằng ngày trước, có lần, đã có hai người đàn ông trẻ tuổi, cũng bằng
trạc tuổi ấy, trọ ở nhà vợ của họ khi vợ họ chưa lấy họ, mà mất ăn mất ngủ?” [3;
tr.63]. Hay trong những giây phút hoang lạc, đắm mình trong những cuộc vui chơi
ở nhà Hải Nam mà Thứ và San sẽ đến ở trọ “Y tưởng tượng, theo những mơ ước
Trang 38
ngấm ngầm của lòng y, căn phòng xinh xinh y sẽ ở với San…Những bữa điểm tâm,
bồi đem vào tận phòng riêng. Những bữa ăn trưa, ăn chiều với cả gia đình cụ Hải
Nam, hay là dễ chịu hơn, với những người trẻ tuổi thôi…Những buổi chiều uống trà
ở ngoài hiên, nhìn xuống mặt hồ…Những câu chuyện thân mật và dí dỏm, ngây thơ
của những cô con gái cấm cung…Những cái mùi soa do họ thêu dùm…Những bó
hoa do họ đem vào…Những buổi tối có trăng cùng họ dạo chơi hay đùa nghịch
trong vườn…Những ngày nghỉ cùng họ diện xe hơi đi thăm các đồn điền của cụ Hải
Nam…Và cố nhiên, cả một cuộc luyến ái với một hay hai, ba cô trong một lúc”[3;
tr.86].
Và tương lai của vợ chồng anh phu xe đang hạnh phúc có giữ được hạnh phúc
khi họ có con - Thứ đã băn khoăn suy nghĩ về điều ấy: “Y tưởng tượng ra một cảnh
đáng thương tâm: người vợ xanh xao, không còn mang nổi cái bụng to, phải nghĩ
làm…tiền để dành ít ỏi, hết rất mau…những ngày sắp đẻ không cơm…anh chồng
không đủ sức chu toàn, đành thở dài, rẽ dây cương…”[3; tr.174] . Và khi giận vợ,
Thứ ao ước: “Y nghĩ đến một cách sống mà y vẫn ao ước xưa nay: sống tự do một
mình, ở mỗi tỉnh ít lâu, làm bất cứ cái gì chỉ cốt kiếm đủ cho một mình ăn, còn thừa
tiền, thừa thì giờ đọc sách, chơi bời, du lịch, hoạt động cho một công cuộc xã hội
nào mình thích, chẳng bận tâm gì đến gia đình nữa”[3; tr.260]. Hay nghĩ đến sự đói
khổ của bà “Thứ không có ao ước gì hơn là có thể nuôi bà mỗi ngày hai bữa cơm”
[3; tr.136] và nghĩ đến sự cô đơn trống trải của mình, sự đói khổ của vợ con, Thứ
cũng từng ao ước được đem vợ con lên sống chung với mình.
Nhìn chung, tất cả những viễn cảnh tương lai trên đều chưa thành hiện thực mà
chỉ diễn ra trong ý nghĩ của Thứ. Tất cả đều bị bác bỏ, bị chặn đứng bởi thực tế
cuộc sống. Chính hiện thực hàng ngày cùng với hồi tưởng đã phần nào lí giải cho
nguyên nhân không thành của những viễn cảnh tương lai ấy. Mơ ước được toàn
quyền cái trường là một mơ ước tốt đẹp nhưng Oanh chưa trao lại trường cho Thứ
bao giờ, Thứ cũng chưa đến ở nhờ những gia đình có con gái lớn, Thứ cũng không
thể đưa bà và vợ con theo, cái thú đi chơi thanh thản của Thứ cũng chưa thành hiện
thực. Phải chăng nguyên nhân chính là cái tâm lý sợ đổi thay “cái chưa biết bao giờ
cũng làm cho người ta sợ”- Thứ từng cho rằng như thế. Nhưng con người sẽ ra sao
khi tự tiện thay đổi, liệu tương lai của họ có sáng sủa hơn chăng?. Vợ chồng anh
phu xe đã tự nguyện đến với nhau hay vợ chồng Mô, Hà nhưng họ nào có được
hạnh phúc. Tất cả vì hiện thực cuộc sống đã làm tan biến mọi ước mơ, mọi khao
khát của con người. Cũng như Thứ đã từng ước mơ được đi xa, được vào Sài Gòn,
được đi sang Pháp nhưng cái mộng viễn du và luyện tài ấy đã vĩnh viên lùi dần vào
quá khứ “Càng nhìn xa, y càng thấy đời y cứ càng ngày càng thắt chặt vào, càng
chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không có thể sướng ra. Hết việc nọ đến
Trang 39
việc kia, toàn những việc phải tiêu. Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ì ạch
qua cái dốc này thì lại đến ngay dốc khác. Tương lai sầm tối. Thứ vụt đã lại biến
thành con người thực tế hơn. Y không còn dám nghĩ gì đến những thú vui, những hi
vọng cao xa” [3; tr.67]. Chính vì cuộc sống nghèo khổ đã làm cho Thứ trở thành
con người thực dụng hơn, những dự định của Thứ cũng trở nên nhỏ bé, tầm thường.
Thứ chỉ mong làm sao dè sẻn được càng nhiều càng tốt để có tiền giúp đỡ gia đình
“Y sẽ bỏ cái lệ ba xu xôi mỗi sáng đi. Y sẽ gọi anh thợ húi đầu rong, chỉ phải trả
bốn năm xu. Y sẽ ít đi phố để tránh những lúc hứng đi ăn hàng hay uống nước
chanh. Y sẽ đưa quần áo thưa hơn. Có lẽ y sẽ bỏ cả tờ báo hàng tuần vẫn đọc chiều
thứ bảy hay buổi sáng ngày chủ nhật. Tiền! Cần phải có tiền trước đã” [3; tr.74]
Chiến tranh lan đến, trường học phải đóng cửa vì không có học sinh, Thứ bỗng
dưng trở thành một ông giáo không có trường để dạy, tương lai của Thứ còn ảm
đạm hơn. Đó là một tương lai cận kề “tương lai sầm tối” đang chực chờ phía trước “
Nhưng nay mai mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ
mốc lên , sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ
khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa
sống!...”[3; tr.288]. Tương lai của Thứ là nỗi lo cơm áo, sự an toàn cho mình cho
các con. Làm sao để “Sống! Sống!...Tất cả sự quan hệ là ở đó. Phải làm thế nào cho
được sống, được ngước mắt lên, được thở hát tự do. Cùng với tất cả mọi người.
Cuộc sống đè nặng trên ngực người ta quá!”[3; tr.281]. Đó mới chính là một tương
lai thật, một tương lai đen tối ảm đạm chắc chắn sẽ đến làm cho lòng Thứ đau đớn:
hiện tại thất nghiệp đang trên đường về quê, Thứ sẽ phải sống nhờ vợ mà đánh mất
đi vai trò trụ cột trong gia đình. Đó không chỉ là nỗi nhục của một người đàn ông
không nuôi nổi vợ con mà còn là nỗi nhục không lo nổi chính bản thân mình đã làm
cho Thứ chua chát, ngán ngẫm, mệt mỏi. Nhưng tương lai ấy không chỉ của một
mình Thứ mà còn là tương lai của tất cả người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh
vật lộn để giành lấy sự sống. Tương lai đó đã trở thành hiện thực với nạn đói khủng
khiếp đầu năm 1945 khiến hơn hai triệu người chết đói mà Kim Lân đã phản ánh
trong tác phẩm Vợ nhặt. Phải chăng, với Sống mòn, Nam Cao đã gióng lên một hồi
chuông kêu cứu, hồi chuông báo hiệu thảm họa sắp diệt vong của dân tộc Việt Nam
khi họ phải chịu sự thống trị của ba tầng áp bức bóc lột mà bọn thực dân, phong
kiến tay sai và phát xít gây ra.
Song tương lai trong Sống mòn vẫn chưa mất hết mười phần hi vọng. Nó không
giống với tương lai trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay trong truyện ngắn Hai đứa
trẻ, Nhà mẹ Lê của Thạch Lam. Nếu như tương lai trong Tắt đèn là một tương lai
“tối đen như mực”, tương lai trong Hai đứa trẻ là một tương lai không mấy sáng
sủa, vẫn ảm đạm, tăm tối như mọi ngày, còn trong Nhà mẹ Lê là tương lai tuyệt
Trang 40
vọng bế tắc của những đứa bé mất mẹ và cả những người đang sống “Khi trở về,
qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ của bác Lê ngồi ở vỉa hè, con
Tý đang dỗ cho thằng Hi nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi một lát sẽ về. Nhưng họ
biết rằng bác Lê không trở về nữa. Và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy
tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ đeo
đuổi mãi không bao giờ dứt” [22; tr.23] thì tương lai trong Sống mòn vẫn còn chút
ánh sáng của niềm tin, hi vọng “phải làm thế nào cho được sống, được ngước mắt
lên, được thở hát tự do. Cùng với tất cả mọi người”[3; tr.281]. Thứ xác định cho
mình nên làm gì, sẽ làm gì để vượt qua cái tương lai tăm tối sắp trở thành hiện thực
ấy. Và trong Thứ còn bất chợt lóe lên hi vọng “Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một
tia ánh sáng mong manh. Thứ lại thấy hi vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh
này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng hơn…đẹp đẽ hơn…”[3; tr.290].
Trong bi quan vẫn còn đôi chút lạc quan, Thứ hi vọng cuộc đời đói khổ của mình và
của mọi người sẽ đổi thay. Nhưng những tia hi vọng mỏng manh ấy không đủ sức
xua tan đi cái tương lai mờ mịt trước mắt, hiện thực đen tối đang diễn ra, Thứ lại bi
quan, lại tự hỏi lòng mình “Người ta chỉ được hưởng cái gì mình đang hưởng thôi.
Y đã làm gì chưa?”[3; tr.290].
Tóm lại, tương lai trong Sống mòn không chỉ là một tương lai ảm đạm mà còn là một
yếu tố nghệ thuật mang đậm tính nhân văn. Cùng với thời gian hiện thực hàng ngày và
hồi tưởng, nó có sức phản ánh và tố cáo rất lớn. Chính chế độ thực dân phong kiến
cùng với chiến tranh đế quốc đã cướp đi niềm vui sống, niềm hạnh phúc của con người,
làm cho con người phải nơm nớp lo sợ, quẩn quanh với những nỗi lo làm sao cho khỏi
chết đói, chết vì bom đạn của đế quốc. Nhưng trước “tương lai sầm tối” mà mọi kết
thúc có thể dẫn đến cái chết ấy, Nam Cao đã nhìn thấy dù trong hoàn cảnh nào con người
vẫn không đánh mất hi vọng, vẫn không ngừng hi vọng. Dù chỉ là mơ hồ, thoáng qua
nhưng đó là khát vọng sống, là niềm tin và ước mơ chân chính cần có, đáng có ở mỗi
người.
2.1.4. Thời gian tâm trạng:
Một khi đề cập đến thời gian được trần thuật trong Sống mòn, chúng ta không
thể không nhắc đến dòng thời gian tâm trạng. Bởi thời gian nghệ thuật trong tác
phẩm chủ yếu là thời gian gắn liền với tâm trạng của nhân vật dù đó là thời gian
hiện thực hàng ngày, hồi tưởng hay tương lai. Vì vậy, Giáo sư Phong Lê đã từng
nhận định: trong Sống mòn “hiện thực thường được rọi sâu trong một quá trình bộc
lộ nội tâm, bao gồm những hồi ức - kỉ niệm, những suy nghiệm về lẽ đời, những dằn
vặt đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa ước mơ và thất vọng…”[16; tr.59]. Cũng
như khi nghiên cứu về thời gian hiện thực hàng ngày, người viết nhận thấy sự chi
phối của dòng thời gian tâm trạng mà không sao tách biệt ra được “Thời gian hiện
Trang 41
thực hàng ngày trong Sống mòn là một thời gian hiện thực mòn mỏi, luẩn quẩn trong
những lo âu thường nhật, là thời gian giam hãm, làm cho con người cảm thấy tù túng,
ngột ngạt” [LV, tr.35]. Và khi nghiên cứu về thời gian hồi tưởng hay tương lai cũng thế.
Cụ thể, khi đi vào trong tác phẩm, chúng ta sẽ thấy khoảng thời gian sống ở căn
gác nhà trường là khoảng thời gian Thứ và San phải đối mặt với Oanh, với tiếng the
thé, gắt gỏng và hách dịch của Oanh: “Y nói suốt ngày, y không bằng lòng về lũ học
trò, về lão chủ nhà, về thằng Mô, về bọn trẻ con, về những người láng giềng và cả
người tình nhân ở xa xôi. Y kêu ca một mình, trước mắt Thứ và San. Y kêu ca thẳng
với Thứ và San”[3; tr.51]. Có thể nói, đó là những chuỗi ngày nặng nề mà Thứ và
San phải chịu đựng khi sống chung với Oanh. Vì không đủ tiền để tiếp tục mướn
nhà, họ phải thường xuyên giáp mặt với Oanh, bị Oanh quấy nhiễu. Họ không còn
được yên tĩnh để tập trung làm việc nghỉ ngơi đến nỗi Thứ phải bực mình, San phải
cáu gắt: “Chúng mình khổ thật! Giá được ở với vợ con thì phải cố chịu cái tai nạn
đàn bà lắm điều, cũng là lẽ đương nhiên. Đằng này phải bỏ vợ mà đi thế mà vẫn
không tránh được cái khổ mồm loa, mép giải. Không được ăn xôi, cũng phải nai
lưng ra mà chịu đấm. Ức chết đi được”[3; tr.12]. Trừ những chiều thứ bảy “Thứ
thấy lòng nhẹ bỗng. Không chỉ vì ngày hôm sau được nghỉ, còn vì tối hôm ấy và cả
ngày hôm sau nữa không phải trông thấy Oanh cau có và nghe Oanh gắt gỏng.
Oanh về nhà riêng”[3; tr.33]. Chỉ những giờ phút ngắn ngủi như thế hai ông giáo
nghèo trường tư xa vợ xa con mới được thảnh thơi, yên tĩnh, không phải đối mặt với
một người chắt bóp, lắm mồm như Oanh. Có lẽ vì vậy mà Thứ và San luôn mong
đến ngày nghỉ. Tâm lí chờ đợi mong mỏi và nỗi buồn chán phải chịu đựng khi có
Oanh làm cho khoảng thời gian ở trường như dài ra, trôi đi một cách chậm chạp
khác với “những ngày tháng cứ bình lặng trôi đi một cách bình lặng và vô sự”
trước khi họ chuyển đến.
Hay việc Thứ và San muốn chuyển nhà lúc trời tối để không ai biết được sự
nghèo khổ của mình cũng bộc lộ rất rõ thời gian tâm trạng. “Họ muốn làm việc ấy lét lút
như một cô gái chữa hoang đi đẻ” trong khi đó Mô chuyển nhà một cách ầm ĩ khiến cho
San và Thứ muốn bịt tai lại để không nghe thấy “Đồ đạc đã khuân đi cả lâu rồi, họ cũng
chưa buồn đi. Họ sợ ngượng với chủ nhà. Cứ để Mô xếp đặt đâu vào đấy, họ sẽ đến,
chui tọt vào buồng, đóng cửa lại, là xong chuyện…”[3; tr.126]. Khi chờ đợi, người ta
vốn cảm thấy lâu hơn thời gian thực tế (đồng hồ) huống chi sự chờ đợi cùng với nỗi
khổ tâm, mặc cảm của hai ông giáo nghèo, thời gian chờ đợi vốn đã lâu lại càng lâu
hơn, nó trôi đi một cách chậm chạp nặng nề trong sự thấp thỏm của Thứ và San.
Trang 42
Những đêm nằm đọc sách, Thứ không ngủ được. Cùng với Thứ là người u em
đang ngồi vá áo mà “Thứ có cảm tưởng như thị vá, chỉ vì đêm dài quá, không sao
ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt rận vào những đêm mùa rét, vì không ngủ
được”[3; tr.158]. Phải chăng sự cô đơn trống vắng đã làm cho con người ta không
ngủ được. Thứ xa vợ, xa con, trằn trọc trong đêm cũng như u em phải gửi con ở nhà
quê đi ở để có tiền nuôi con. Ban ngày, những con người lao động nghèo khổ phải
đem sức mình ra vật lộn với công việc của cuộc sống mưu sinh thì ban đêm là
những giờ phút quý giá để họ nghỉ ngơi, lấy lại sức cho công việc của ngày mai.
Thế nhưng trong khi mọi người đang chìm sâu vào giấc ngủ thì nơi căn nhà ông
Học có hai con người cũng hàng ngày lao động vất vả lại không được thanh thản để
chìm sâu vào giấc ngủ mà trằn trọc, thao thức. Đó là Thứ và u em. Phải chăng cuộc
sống của họ là cuộc sống đang âm thầm chịu đựng trong những ngày sống cuộc
sống kham khổ, buồn tẻ, dài lê thê nhất là về khuya, họ phải đối diện với nỗi cô
đơn, trống trải của chính mình.
Và sau bao ngày xa cách, bao đêm trằn trọc thao thức như thế, Thứ - Liên mới có
được những ngày ở bên nhau. Vì vậy, những phút giây bên nhau của họ thật hiếm hoi
và ngắn ngủi “Lần nào cũng vậy, lúc chia tay ngán ngẫm buồn. Hai vợ chồng cố
hưởng cho hết phút cuối cùng còn có thể gần nhau”[3; tr.166], Thứ và Liên quyến
luyến chẳng nỡ chia tay bởi họ là đôi vợ chồng trẻ rất yêu thương nhau. Chỉ vì mưu sinh,
họ phải chia ly mỗi kẻ một nơi nhưng trong lòng vẫn nhớ nhung, vẫn luôn hướng về
nhau. Làm sao nói hết được tình cảm của mình trong những giây phút còn lại bên vợ con
mà Thứ muốn trân trọng, lưu giữ ấy. Vì vậy, thời gian đã trôi đi rất nhanh qua cảm nhận
của Thứ “Thứ tưởng như trông thấy thời gian trôi và ngày đang chết dần đi” [3; tr.167].
Hay cảnh người chồng cũ đến tìm vợ ở ngôi nhà lá cũng bộc lộ rõ thời gian tâm
trạng. Anh đến đấy như là một sự bất đắc dĩ: “Anh kia, có lẽ vì thấy ai cũng có ác
cảm với mình, ngượng và cực quá, không gọi nữa. Anh đứng tần ngần một lúc rồi
đi. Nhưng mới đi độ một chục bước, chẳng biết nghĩ thế nào, anh lại quay trở lại.
Anh lẳng lặng đứng ở bên ngoài cổng nhìn vào” [3; tr.200]. Thời gian diễn ra ở đây
như dài hơn so với thời gian thực tế bởi sự ngần ngại nửa muốn ở, nửa muốn đi của
anh - anh muốn ở để gặp mặt nói chuyện lần cuối với người vợ hứa hôn đã phụ bạc,
muốn đi vì thấy ở lại không có ai hoan nghênh, tiếp đón. Vì thế, trong những giây
phút ngắn ngủi kia, anh luôn đắn đo, suy tính, người đọc sẽ có cảm tưởng như thời
gian đang trôi đi một cách chậm chạp nặng nề trong nỗi khổ vì mất vợ, nỗi ngượng
vì bị xua đuổi của anh.
Sự đói nghèo triền miên đã làm cho Thứ phải sống trong khổ cực, Thứ mong
kết thúc chiến tranh để mọi người bớt khổ nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn trái với
Trang 43
mong đợi, cuộc sống của Thứ cũng như bao nhiêu người khác càng khổ cực hơn.
“Chiến tranh lại day dẳng, kéo dài ra, kéo dài ra như đến mười năm, hai mươi năm nữa
cũng không cùng, và y vẫn khổ, lại còn khổ hơn lúc trước. Bao giờ cho nó hết?...”[3;
tr.214] Sự chờ đợi cùng với tâm lí thất vọng khiến Thứ cảm thấy chiến tranh dài đằng
đẵng, như dài vô tận. Nó như kéo dài cái khổ như hành hạ, thử thách con người. “Bao
giờ mới hết khổ?” phải chăng là tâm lí ngột ngạt khi sống triền miên trong nghèo đói,
là sự mong chờ đồng thời cũng là nỗi bi quan bế tắc trong lòng Thứ. Đói khổ vẫn đang
đè nặng trên vai mọi người, như một màn đêm tăm tối phủ trùm lên vạn vật, như vô tận,
như không một chút ánh sáng, một dấu hiệu kết thúc. Cuối đường hầm tối om kia vẫn là
cánh cửa bịt kín.
Hay khi nghe tin vợ San ngoại tình, trong những giây phút ngắn ngủi lại gợi lên
trong Thứ bao suy nghĩ “Thoạt tiên, y thấy cái sướng được báo thù: San chẳng nói
những điều không thật về Liên để Thứ ngấm ngầm đau khổ mãi đó ư? Bây giờ đến
lần San…Nhưng liền ngay đó, y bị một ý nghĩ phũ phàng bóp chặt trái tim: nếu vợ
San có thể có ngoại tình thì vợ y cũng có thể có ngoại tình lắm chứ!...”[3; tr.183].
Hai dòng ý nghĩ đi liền với nhau trong đầu Thứ: Thứ muốn San nếm mùi đau khổ
rồi lại không muốn. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu vợ, từ tâm lý hay ghen của
Thứ. Nghĩ đến bạn rồi chạnh nghĩ cho mình, đó còn là nỗi đau, là tâm sự của Thứ,
của người đã lập gia đình nhưng phải sống xa gia đình, cách biệt với vợ con, sự cô
đơn, thiếu thốn tình cảm mà Thứ và San phải chịu đựng vì xa cách, nhớ nhung. Vì
vậy khi nghĩ về vợ mình, Thứ chẳng thể nào ngủ được: “Đêm hôm ấy, y thao thức
rất khuya. Y cứ luẩn quẩn nghĩ đến thằng ở chăn trâu nhà Liên ngày xưa. Chính
Liên cũng đã phải khen rằng nó hát hay và lại bảo rằng chỉ vì mê giọng hát của nó,
mà một người làng đã gả không con gái cho nó. Tự nhiên, Thứ nao nức muốn có
phép gì có thể về được nhà quê ngay lúc ấy, để day dứt, đay nghiến, mai mỉa Liên
cho hả!”[3; tr198]. Bao nhiêu bực dọc, băn khoăn, căm tức, Thứ muốn trút cả vào
người vợ hiền lành lam lũ. Thời gian “Đêm hôm ấy” như kéo dài ra trong cảm giác
thao thức, luẩn quẩn nghĩ suy của Thứ. Và cũng như câu thành ngữ“Yêu quá hóa
ghen”, phải chăng đó là tâm trạng nhớ nhung, yêu thương vợ rất mực và cả lòng ích
kỉ, bảo thủ đang ẩn chứa trong lòng Thứ. Thứ đã từng nghĩ đến bao cô gái khác như
Tư, con gái nhà Hải Nam, đến bóng những cô áo tím, áo xanh. Thế mà Thứ lại
không muốn vợ nghĩ đến kẻ nào khác ngoài mình.
Trên đường trở về quê, sắp có một tháng hưởng trọn niềm vui, hạnh phúc bên
gia đình, Thứ cũng không khỏi lo lắng, băn khoăn suy nghĩ “ Y muốn trút tất cả
những cái gì bận óc, bận tâm để lại sau lưng. Y muốn hưởng ba mươi ngày nghỉ
ngơi, hoàn toàn vui vẻ. Tuy vậy, y vẫn nơm nớp lo sợ. Biết đâu, bao nhiêu cái bực
mình lại không đợi y ở nhà quê? Có lần nào về đến nhà mà y được yên đâu? Hết
Trang 44
phải nghe bà kêu ca khóc lóc, bố cờ bạc, rượu chè, ăn ở bạc, y lại phải nghe mẹ sụt
sịt kể lể những cái lắm điều, những cái ác, cái tệ của bà. Có lần, bà cụ giận con,
nhịn ăn đến mấy hôm, rồi nhất định chỉ nằm khóc cho đến chết đói mới thôi. Thứ
phải năn nỉ, van bà đến nửa ngày mới làm được cho bà cụ lại chịu ăn. Có lần vừa
trông thấy y, mẹ y đã hờ khóc om sòm (…) Lần này Thứ hứa trước với mình sẽ bỏ
hẳn cái tật ấy đi. Y sẽ không có một lời nào khiến cho Liên phải buồn rầu [3;
tr.248]. Được trở về nhưng Thứ không vui bởi suy nghĩ của Thứ thật là rối rắm,
phức tạp. Quá khứ đau buồn ngày nào với những lời kêu ca, khóc lóc của bà, tiếng
sụt sịt kể lể của mẹ như trở về, đang sống trong hiện tại, hiện tại Thứ lại thấp thỏm
lo âu khi nghĩ phải chứng kiến những cảnh ấy. Và tương lai, Thứ vẽ ra những dự
định sẽ không vì làm vừa lòng bà, mẹ mà làm buồn lòng vợ. Ở đây, cả quá khứ,
hiện tại và tương lai như đan xen nhau trong dòng suy nghĩ của Thứ.
Tóm lại, thời gian tâm trạng luôn cho thấy những suy tư, dằn vặt, những đau đớn vật
vã mà Thứ phải chịu đựng trong cảnh đói nghèo và phải sống xa vợ con. Cùng với
những yếu tố nghệ thuật khác, thời gian tâm trạng góp phần thể hiện nỗi đau của người trí
thức trước Cách mạng. Họ có hoài bão, ước mơ và khát vọng chân chính nhưng họ
không thể nào thực hiện được. Có thể nói, thời gian tâm trạng là biểu hiện cao nhất của
thời gian nghệ thuật mà Nam Cao đã thể hiện một cách xuất sắc trong tác phẩm Sống
mòn. Người đọc sẽ không khó để tìm một chi tiết, một sự kiện thể hiện dòng thời gian
tâm trạng bởi vì nó luôn đan xen, pha lẫn với các loại thời gian nghệ thuật khác. Trong
thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng và tương lai ít nhiều đều thể hiện
dòng thời gian tâm trạng. Thời gian tâm trạng trong Sống mòn vì thế trở nên phức tạp
nhưng cũng hấp dẫn và khác lạ. Phải chăng điều này đã góp phần tạo nên phong cách
Nam Cao, của một nhà văn luôn ưu tư, trăn trở, luôn suy ngẫm về con người và cuộc
đời.
2.2. Thời gian trần thuật:
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã từng nhận định “Sống mòn là một tiểu thuyết
kiếm tìm, Thứ kiếm tìm bản thân mình, tra vấn, lùng sục tâm hồn mình, khảo tra mổ
xẻ con người mình; Thứ đi đến tận cùng của sự thật về một con người; Sống mòn là
sân khấu của những xung đột bên trong một con người, một thế giới ẩn sâu; nó gây
nhức nhối, xao động, gây bão táp, nó gây bất an cho người đọc, Nam Cao khuấy
động những tình cảm, những suy tư, gạt bỏ cái bên ngoài giao đãi, giả dối, cái mờ
đục và phơi ra ánh sáng cái chân thật, cái thật, sự thật”[3; tr.291]. Vì vậy, theo
dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Thứ, sự đan xen giữa hiện tại, quá khứ, tương
lai cùng với dòng thời gian tâm trạng được Nam Cao dẫn dắt một cách khéo léo,
tinh tế, không chút gượng ép. Có được điều đó là do cách tổ chức thời gian trần
thuật trong Sống mòn theo một trật tự biến hóa, sinh động và rất hiện đại. Tác phẩm
Trang 45
gồm hai mươi chương truyện với gần ba trăm trang sách, đã tái hiện một cách sinh động
khoảng thời gian làm giáo khổ trường tư của Thứ.
Trước hết trong bốn chương đầu, Nam Cao chỉ xoay quanh vài sự kiện đang
diễn ra ở hiện tại: một buổi sáng, Thứ chuẩn bị bài để xuống lớp và trò chuyện với
San cùng với tiếng the thé của Oanh nhưng lại gợi ra bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu
vấn đề khác như giải thích cho tâm trạng chán nghề của Thứ, lai lịch của San với
Thứ; những ngày hai người sống chung với nhau ở căn nhà thuê được của bà béo
trước kia cùng với lí do họ chuyển sang ở căn gác nhà trường. Từ một thời điểm
hiện tại lại trở về thời điểm của quá khứ, trong bốn chương đầu, mật độ sự kiện
được trần thuật một cách đứt đoạn, ngắt quãng phù hợp với tâm trạng hồi tưởng của
nhân vật. Nam Cao đã dành cả 4/20 chương truyện để cho người đọc hiểu rõ hơn về
Thứ - San, hai người bạn cùng chung cảnh ngộ gắn bó với nhau trong những lúc vui
buồn, giận dỗi hay trêu chọc lẫn nhau. Và từ hiện tại (chương I) quay về quá khứ
(chương II, III, IV) như một cuộc ngược dòng thời gian với quá khứ của Thứ và
San, tác phẩm còn có một sức hấp dẫn riêng, thu hút độc giả ngay từ khi bước vào
thế giới của truyện. Thời gian trần thuật vì thế mà dài hơn so với thời gian được trần
thuật. Nhưng việc trần thuật ở đây lại mở ra một giới hạn rất rộng của thời gian
trong quá khứ qua những dòng lược thuật. Đấy là ba năm Thứ sống ở Sài Gòn “Y
lận đận ở Sài Gòn ngót ba năm. Ngót ba năm sống chật vật, sống nghèo nàn, nhưng
rất say mê”[3; tr.16] và hơn một năm Thứ sống với San cùng đám học trò nhà ở căn
nhà thuê của bà béo “Họ ở với nhau như thế được hơn một năm”, “Và ngày tháng
cứ bình lặng trôi đi như vậy, bình lặng và vô sự.”[3; tr.24].
Từ một buổi sáng của thời điểm hiện tại, Nam Cao trần thuật lại các sự kiện đã
qua trong quá khứ sang chương V mới quay trở về thực tại. Thế nhưng thực tại ở
đây là một thực tại không tiếp nối với thực tại ban đầu mà chuyển sang một cảnh
mới: Thứ trò chuyện với Mô trong một buổi tối thứ bảy - những giờ phút thanh thản
của Thứ khi không có Oanh. Sự kiện Thứ trò chuyện với Mô lại được trần thuật
suốt chương V. Thời gian trần thuật ở đây như dài hơn so với thời gian được trần
thuật khi tác giả dừng lại giữa cuộc đối thoại giữa Mô và Thứ để diễn tả những suy
nghĩ, hồi tưởng trong lòng Thứ: Thứ nhớ đến Tư, nhớ đến chuyện tình cảm của Mô
với Hà và ngạc nhiên trước tình cảm chóng vánh của họ. Mối tình giữa Mô và Hà
được tác giả trần thuật khá tỉ mỉ, chiếm dung lượng lớn trong chương V. Từ lúc
phát sinh tình cảm rồi dẫn đến thành vợ thành chồng, tác giả cho chúng ta thấy Mô
và Hà, hai mảnh đời nhỏ bé, cơ cực giữa dòng đời đã tìm đến với nhau để cùng xây
đắp hạnh phúc. Phải chăng đó là niềm cảm thông, là sự yêu thương trân trọng con
người của Nam Cao. Ông đã lạc quan tin tưởng, nhận ra những giá trị tốt đẹp của
con người trong cuộc sống.
Trang 46
“Oanh càng ngày càng quá quắt”[3; tr.51] - dòng lược thuật đầu chương VI gợi
lên một khoảng thời gian dài San và Thứ sống ở trường cùng với mâu thuẫn giữa
Thứ, San với Oanh hàng ngày cứ diễn ra, diễn ra cho đến lúc Thứ không còn chịu
đựng được nữa. Nam Cao đã dừng lại trần thuật tỉ mỉ trong một bữa ăn: Thứ châm
chọc, mỉa mai thói ích kỉ của Oanh, rồi ân hận sau bữa cơm trưa, Thứ - Oanh tránh
nhìn mặt nhau trong bữa cơm chiều rồi Thứ, San nghĩ đến việc dọn nhà, chưa đầy
một ngày nhưng lại trần thuật trong gần tám trang sách cho thấy sự chịu đựng của
Thứ và San đã quá giới hạn, mâu thuẫn giữa họ với Oanh trở nên gay gắt, buộc họ
phải dọn nhà vì không thể sống chung với Oanh. “Một lần, ăn mới xong một bát
cơm đã thấy hết cả thức ăn…Tôi còn mười đồng mỗi tháng thì tôi xin đưa cả cho
anh.” [3; tr.53-61]. Cũng trong chương VI, sự kiện Thứ hỏi Mô xem có nhà nào để
trọ lại gợi ra bao nhiêu tâm sự của Thứ: xấu hổ vì sự khổ cực của mình - nghĩ đến
Tư, về gia đình mình luôn bị đói khổ, Thứ chua chát với bản thân, hối hận vì quá
hào phóng với Mô. Thời gian như kéo dài ra và trôi đi một cách chậm chạp, nặng nề
trong 15 trang sách [3; tr.63-78] thể hiện một cách chân thật và sinh động những
đau khổ, dằn vặt,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53548.doc
- 53548.pdf