LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ 5
1.1. THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 5
1.1.1. Khái niệm, phân loại vai trò của thông tin: 5
1.1.2. Đặc điểm thông tin trong lĩnh vực kinh tế: 8
1.1.3. Chức năng của hệ thống thông tin kinh tế: 11
1.1.4. Vai trò của hệ thống thông tin trong quá trình kinh tế và kinh doanh: 14
1.2. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP: 16
1.2.1. Nghiên cứu yêu cầu thông tin của các doanh nghiệp: 16
1.2.2. Tổ chức hệ thống thu thập và xử lý thông tin và cung cấp thông tin: 17
1.2.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp thông tin: 18
1.2.4. Tổ chức xuất bản và cung cấp thông tin: 18
1.2.5. Quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động cung cấp thông tin: 19
1.3. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN HIỆN NAY: 19
1.3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vị thế mới của Việt nam: 20
1.3.2. Thị trường thông tin: 23
1.3.3. Nền kinh tế thông tin và hiện tượng bùng nổ thông tin: 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI -BỘ THƯƠNG MẠI 30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI: 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm: 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm: 33
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm : 39
2.1.4. Đặc điểm các nguồn lực của Trung tâm: 40
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI: 45
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 45
2.2.2. Kết quả và hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 52
2.2.3. Thực trạng hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 67
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI: 72
2.3.1. Những ưu điểm: 72
2.3.2. Những hạn chế: 74
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI 76
- BỘ THƯƠNG MẠI 76
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI (VTIC): 76
3.2. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI: 78
3.2.1. Biện pháp tăng cường nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về thông tin: 78
3.2.2. Phát triển hệ thống thu thập và xử lý thông tin: 81
3.2.3. Đảm bảo cung cấp những thông tin có chất lượng cao: 85
3.2.4. Phát triển các loại hình cung cấp thông tin: 90
3.2.5. Tăng cường hiệu quả của bộ phận Marketing 92
KẾT LUẬN 93
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thông tin cho các doanh nghiệp ở Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại - Hiện trạng và phương hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đội ngũ công nhân viên.
Ngày nay, yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin trong thời đại công nghệ thông tin và bùng nổ thông tin ngày càng cao. Họ không chỉ cần có kỹ năng và kiến thức về kinh tế mà còn phải có kỹ năng tìm tin, phân tích vấn đề và trình bày các thông tin ở dạng thích hợp. Và quan trọng hơn, ngoài các kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính , người làm nghề thông tin hiện nay còn cần phải biết sử dụng các phần mềm để lưu trữ và tìm kiếm tài liệu, các kiến thức cơ bản về mạng máy tính và khai thác mạng cục bộ, kiến thức về internet, web,… Trong thời đại nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, hệ thống thông tin kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy, các cán bộ thông tin ngày nay muốn làm tốt công việc của mình phải thực hành ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để sử dụng trong giao tiếp, lựa chọn, tìm kiếm và xử lý tài liệu cũng như các thao tác với chương trình máy tính.Về cơ bản, nguồn nhân lực của Trung tâm Thông tin Thương mại đáp ứng được các yêu cầu đó.
Với quan điểm và đồng thời để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin, đội ngũ nhân viên của Trung tâm có trình độ ngày càng cao hơn:
Bảng 2: Trình độ nhân viên Trung tâm
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Tiến sĩ
2
0.50%
Thạc sĩ
4
0.99%
Đại học
350
86.85%
Trung cấp trở xuống
47
11.66%
Biểu đồ 1: Trình độ nhân viên Trung tâm Thông tin Thương mại
Như vậy, số lượng nhân viên có trình độ từ Đại học trở lên chiếm tới 88.34%. Trong đó, có 2 người là tiến sĩ, 4 người là thạc sĩ và 350 người có trình độ Đại học. Số người có trình độ trung cấp trở xuống chỉ chiếm 11.66% (47 người) và số người này trong những năm tới sẽ được trung tâm chú ý bồi dưỡng và tạo điều kiện nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trung tâm.
Ngoài các cán bộ chủ chốt sẵn có ở trung tâm, trong số 403 nhân viên hiện nay, 350 người được tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển nên đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đề ra đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin.
Nhờ có sự gia tăng cả về lượng và chất của đội ngũ cán bộ công nhân viên mà Trung tâm Thông tin Thương mại Việt nam không những hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin ngày càng hoàn thiện hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn.
b) Cơ sở hạ tầng của Trung tâm
Trong lĩnh vực thông tin, nói đến các yếu tố nguồn lực thì không thể không nói tới yếu tố cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là trình độ trang thiết bị thông tin, công nghệ thông tin hiện đại tiên tiến.
Đối với Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại đây là yếu tố luôn được chú trọng. Trung tâm có hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin khá hiện đại, thực hiện vi tính hóa và nối mạng nội bộ khá chặt chẽ, nối mạng với các đầu mối thông tin quan trọng như Tổng cục Hải quan để theo dõi thông tin một cách nhanh chóng nhất.
Sở dĩ yếu tố hạ tầng cơ sở thông tin luôn được chú trọng bởi Trung tâm ý thức được rằng yếu tố này là yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cung cấp thông tin. Thêm vào đó, Trung tâm còn phải duy trì và phát triển sự hoạt động của một số mạng diện rộng như: Vinanet, Asemconnect (phụ trách trang chủ quốc gia của Việt nam trên các trang asemconnect và WTO), Thông tin thương mại Việt nam, Rau hoa quả Việt nam,…
Thương mại điện tử và công nghệ thông tin là những yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của lĩnh vực thông tin. Chú trọng điều này, Trung tâm đã tham gia dự án đầu tư phát triển Thương mại điện tử, tham gia xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học,… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trung tâm trong những năm sắp tới.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI:
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại:
Trong bối cảnh đất nước đang vận động mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp và cả các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng diễn ra gay gắt. Để tồn tại và phát triển, không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc các đơn vị phải tự đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.
Ngoài việc cung cấp thông tin theo các nhiệm vụ chính trị được giao, có thể nói năm 2006 là năm hoạt động khó khăn đối với Trung tâm, đặc biệt đối với các bản tin, mạng và khối dịch vụ do nhiều ban ngành “thi đua” phát hành các bản tin, các website và sách chuyên ngành làm cho thị trường thông tin bùng nổ và cạnh tranh tương đối gay gắt, giành giật thị phần của Trung tâm không chỉ ở khoảng không gian cấp Bộ, ngành mà thậm chí ở từng địa phương, từng cơ quan nên phần nào hạn chế việc phát triển các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu. Tuy vậy, nhiều đơn vị vẫn nỗ lực tìm cách khai phá hướng đi mới, tạo thêm việc làm thông qua việc liên kết mật thiết với các địa phương, mở các chuyên san, chuyên mục và các website mới, nâng cao chất lượng thông tin, cải tiến hình thức các bản tin, tăng cường quảng bá,… và điều quan trọng là tin tưởng, giao quyền chủ động cho các cán bộ cấp dưới, khích lệ được tính năng động của cán bộ trong công tác nên nói chung vẫn duy trì được doanh thu và mức thu nhập ổn định ở toàn Trung tâm.
Nhờ vậy, doanh thu của Trung tâm vẫn đảm bảo được xu hướng tăng dần qua các năm:
Bảng 3: Doanh thu của Trung tâm qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Doanh thu
So với năm trước
Tuyệt đối
%
2003
18,737
3,378
121,99%
2004
24,352
5,615
129,97%
2005
27,529
3,177
113,05%
2006
28,964
1,435
105,21%
Biểu đồ 2: Doanh thu của Trung tâm qua các năm
Như vậy, doanh thu của Trung tâm luôn tăng đều. Năm 2003 tăng 3.378 tỷ đồng so với năm 2002 (21.99%), năm 2004 tăng 5.615 tỷ đồng so với năm 2003 (29.97%), năm 2005 tăng 3.177 tỷ đồng so với năm 2004 (13.05%), và năm 2006 tăng 1.435 tỷ đồng so với năm 2005 (5.21%) mặc dù đây được đánh giá là năm tương đối khó khăn đối với Trung tâm.
Kết quả hoạt động cụ thể của các lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm có thể thấy qua các số liệu cụ thể sau:
a) Hoạt động của các đơn vị bản tin:
Nhìn chung các đơn vị bản tin hoạt động đều tay, đảm bảo bản tin ra đúng kỳ hạn, đúng tôn chỉ mục đích, bám sát các yêu cầu về tuyên truyền, quản lý ngành và diễn biến của thị trường. Tình hình tài chính của các đơn vị bản tin lành mạnh, lượng phát hành tăng, tăng số xuất bản, bộ máy tổ chức được kiện toàn theo hướng chuyên sâu về các ngành hàng và nâng cao chất lượng tin
Bản tin Thông tin Thương mại (tiền thân là bản tin A): số lượng các bản tin chuyên ngành tăng lên qua từng năm đảm bảo chuyển tải được những nội dung chuyên sâu từng ngành hàng và những nhận định tổng quát cũng như những dự báo mới nhất
Năm 2003, bản tin Thông tin Thương mại Việt nam có 6 bản tin chuyên ngành và 1 bản tin Tổng hợp cuối tháng. Đến năm 2006, số lượng bản tin chuyên ngành là 10 bản tin và 1 bản tin tổng hợp cuối tháng. Ngoài ra, bản tin còn phụ trách 2 trang website mới để mở rộng phạm vi hoạt động đảm bảo doanh thu. Đó là 2 trang web: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
www.rauhoaquavietnam.com.vn
10 bản tin chuyên ngành hiện nay của Bản tin Thông tin Thương mại gồm:
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính – Tiền tệ
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Tổng hợp
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Dệtmay
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Dược phẩm và trang thiết bị y tế.
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành: Thủy sản
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Giao thông vận tải và Vật liệu xây dựng.
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ.
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Linh kiện điện tử và máy tính.
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Giày dép và đồ da xuất khẩu.
+ Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Nhựa – Hóa chất.
Bản tin Ngoại thương: Những năm đầu thành lập, trong khuôn khổ 24 trang in rômêô khổ A4 bằng loại giấy xấu đến nay cả hình thức và nội dung của bản tin Ngoại thương đã được cải tiến rõ nét.
Trải qua quá trình phát triển cùng với sự lớn mạnh của trung tâm với các trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn. Hiện nay, Ngoại thương phát hành 3 số/tháng, với hình thức đẹp, trang nhã. Trong 40 trang nội dung mỗi số có nhiều chuyên mục như: thị trường hàng hóa và triển vọng, thị trường xuất nhập khẩu, Việt nam – Kinh tế và chính sách; những vấn đề thương mại, tài chính tiền tệ, kinh tế thế giới và dự báo,… Đồng thời, mỗi số đều giới thiệu về một tỉnh với nhiều dữ liệu mà bạn đọc quan tâm. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng nhân viên cũng không ngừng được nâng cao với trên 80% nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học.
Bản tin Ngoại thương trong năm 2006 cũng đã phát hành thêm Bản tin Quản lý Thị trường là kết quả hợp tác của Bản tin Ngoại thương và Cục Quản lý Thị trường xuất bản và phát hành.
Bản tin Thị Trường: Hiện nay đã phát hành 7 số/tuần cùng với một số Thị trường Chủ Nhật trên khổ A3, 24 trang, đăng tải các bài tham khảo và chuyên đề kinh tế. Hằng ngày Thị trường được phát hành rộng rãi trên toàn quốc, được bạn đọc ngày càng tín nhiệm.
Bản tin Thị trường – Giá cả - Vật tư:
Khi mới thành lập Bản tin Thị trường – Giá cả - Vật tư ra 2 kỳ/tuần. Đến năm 2002 tăng kỳ xuất bản lên 3 kỳ/tuần và đến năm 2004 là 5 kỳ/ tuần.
Bản tin Thị trường – Giá cả - Vật tư còn phụ trách xuất bản phụ san Văn bản Pháp quy với kỳ xuất bản là 1 kỳ/tuần
Bản tin Doanh nghiệp Thương mại: từ năm 2001 số trang của Bản tin Doanh nghiệp Thương mại tăng gấp đôi so với trước, số lượng phát hành tại Hà nội cũng tăng gấp 15 lần. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ bản tin Doanh nghiệp Thương mại ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhờ vậy, doanh thu của bản tin Doanh nghiệp Thương mại luôn đảm bảo và tăng đều đặn:
Bảng 4: Doanh thu Bản tin Doanh nghiệp Thương mại qua các năm
Năm
Doanh thu
(tỷ đồng)
So với năm trước
Số tuyệt đối
(tỷ đồng)
% tăng
2003
1
---
---
2004
1,1
0,1
10%
2005
1,6
0,5
45%
2006
2,313
0,713
45%
Bản tin Thương nghiệp Thị trường: Bản tin đã thực hiện được nhiều chuyên đề có chất lượng về thị trường, ngành hàng, đầu tư, hợp tác phát triển kinh tế cho các địa phương, được lãnh đạo các ngành và các địa phương đánh giá cao.
Bản tin đã mở được văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chi Minh và xây dựng được mạng lưới cộng tác viên đông đảo trong và ngoài ngành, từ những nhà Doanh nghiệp, viện Nghiên cứu, Trường Đại học, những người làm báo,…
b) Hoạt động Mạng:
Gồm có:
+ Mạng Vinanet: đã chú trọng nâng cao chất lượng nội dung tin, từ tháng 5/2003 đã tham gia với đài truyền hình Việt nam cung cấp tin vào buổi trưa và buổi sáng. Thực hiện nối mạng cho các tỉnh, thành phố.
+ Mạng Asem: cung cấp được 10000 hồ sơ doanh nghiệp và thông tin về 61 tỉnh thành và 26 Bộ. Mạng Asem chịu trách nhiệm phụ trách trang chủ Quốc gia của Việt nam trên mạng Asemconnect và WTO
+ Phòng Thông tin kinh tế Thương mại (trực thuộc Bản tin Thông tin Thương mại)
+ Phòng Khách hàng
+ Phòng Thương mại điện tử: Tham gia soạn thảo và hoạch định chính sách phát triển thương mại của Bộ trên lĩnh vực Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010.
Ngoài ra, bộ phận mạng còn thường xuyên mở các lớp đào tạo về Thương mại điện tử và phối hợp với ban giám đốc mở lớp WTO và hội nhập Kinh tế Quốc tế.
c) Khối sản xuất, dịch vụ:
Gồm có: + Xí nghiệp in
+ Phòng Xuất bản
+ Phòng đối ngoại và Khai thác dự án
+ Văn phòng phát triển thương mại (BTD)
Mặc dù chậm so với dự kiến nhưng đã hoàn thành sách kỷ yếu ISO và triển khai làm sách Thương mại Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc sản xuất của xí nghiệp in cũng dần đi vào nề nếp, công tác kiểm tra sản phẩm xuất xưởng được chú ý và tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân
Khối dịch vụ cũng đã cùng trung tâm ra nhập Liên đoàn Trade Point Thế giới, tham gia Hội nghị toàn thể của Liên đoàn này tạo một cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với Trade Point Thế giới, mở rộng các cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh.
2.2.2. Kết quả và hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại:
a) Khái quát về tình hình cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại:
Trung tâm hiện nay hoạt động theo hai hướng là hoàn thành các nhiệm vụ do Bộ Thương mại và Nhà nước giao phó đồng thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu để tạo nguồn thu và kinh phí hoạt động.
Để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, trung tâm sử dụng 2 hình thức chính là phục vụ qua các trang web như vinanet, thongtinthuongmaivietnam, rauhoaquavietnam, Asem và thông qua các bản tin trực thuộc trung tâm. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hoạt động chính trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đồng thời mang lại nguồn thu cho Trung tâm phụ thuộc chủ yếu vào khối các bản tin. Chính vì vậy, trong phạm vi có hạn, luận văn chỉ xin đề cập đến thực trạng hoạt động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của khối bản tin của Trung tâm và đặc biệt là của Bản tin Thông tin thương mại là nơi mà em trực tiếp xâm nhập vào môi trường thực tiễn và cũng là đơn vị dẫn đầu về hiệu quả cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp ở khối bản tin nói riêng và toàn Trung tâm nói chung.
b) Kết quả và hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của khối bản tin :
Trung tâm Thông tin Thương mại Việt nam hiện có 6 bản tin trực thuộc chuyên cung cấp các tình hình Thương mại, thị trường, giá cả, vật tư, ngoại thương,… cho các đồng chí lãnh đạo và đặc biệt là cho các doanh nghiệp có nhu cầu tạo nên nguồn thu tạo kinh phí hoạt động cho trung tâm. Các bản tin đó luôn đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển của Trung tâm và cũng là lĩnh vực hoạt động nòng cốt chủ yếu của Trung tâm trong lĩnh vực thông tin.
Các bản tin luôn được đánh giá tốt, ra đúng kỳ hạn, luôn bám sát các yêu cầu và các động thái của thị trường trong và ngoài nước, xứng đáng là cẩm nang tin cậy giúp các doanh nghiệp đưa ra những đối sách kịp thời góp phần ổn định tình hình kinh doanh và đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Doanh thu của các bản tin luôn đảm bảo đều tay và tăng dần theo các năm thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Doanh thu các Bản tin
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Bản tin
2003
2004
2005
2006
Bản tin thông tin Thương mại(gồm 10 bản tin chuyên ngành)
4,2
5,4
6,027
6,995
Bản tin Ngoại Thương
3,5
3,7
4
3,113
Bản tin Thị Trường
3,467
3,377
3,3
2,78
Bản tin Thị trường-Giá cả-Vật tư
3,87
3,83
3,8
4,496
Bản tin Doanh nghiệp Thương mại
1
1,1
1,6
2,313
Bản tin Thương nghiệp Thị Trường
1,9
1,6
1,5
0,334
Tổng
17,937
19,007
20,227
20,031
Qua bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy tuy rằng hiệu quả hoạt động của từng bản tin không giống nhau. Nhưng nhìn chung, hoạt động tổng thể của khối bản tin là có hiệu quả tăng dần với số doanh thu nói chung là tăng đều qua các năm: năm 2004 tăng 1,07 tỷ đồng so với 2003; năm 2005 tăng 1,22 tỷ đồng so với năm 2004; chỉ riêng năm 2006 là doanh thu giảm nhẹ (-0,196 tỷ đồng) nhưng không đáng kể.
Theo số liệu trên kết hợp với số liệu doanh thu của Trung tâm, có thể nhận thấy doanh thu của khối bản tin cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của Trung tâm.
Bảng 6: Tỷ lệ doanh thu khối bản tin trên tổng doanh thu của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại
Năm
%
2003
95,73%
2004
78,05%
2005
73,48%
2006
69,16%
Doanh thu của các bản tin luôn chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu toàn Trung tâm: năm 2003 doanh thu khối bản tin chiếm 95,73% doanh thu toàn Trung tâm, năm 2004 là 78,05%, năm 2005 là 73,48%, năm 2006 là 69,16% chứng tỏ vai trò quan trọng của các bản tin trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp tạo nguồn thu cho Trung tâm.
Sở dĩ tỷ lệ này giảm dần vì Trung tâm đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin, với hình thức thông tin trực tiếp qua mạng internet đang đi vào nền nếp vì vậy bước đầu đã có những kết quả đáng kề. Tuy nhiên, khối Bản tin cho đến giờ vẫn khẳng định vị trí chủ đạo của mình với tỷ lệ gần 70% doanh thu.
c) Kết quả và hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Bản tin Thông tin Thương mại:
Bản tin Thông tin Thương mại là một đơn vị non trẻ so với các đơn vị khác trực thuộc Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại(thành lập năm 2000) nhưng đã chứng tỏ khả năng của mình bằng những con số thực tế về doanh thu, về nhân lực và về hiệu quả cung cấp các bản tin chuyên ngành mang tính chuyên môn cao cho các doanh nghiệp, luôn là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực hoạt động của khối bản tin nói riêng và toàn trung tâm nói chung.
Bản tin Thông tin Thương mại luôn gồm có 10 bản tin chuyên ngành ra mỗi tuần 1 số và 1 bản tin Thông tin Thương mại số cuối tháng luôn đảm bảo cung cấp những thông tin nóng nhất, sát thực nhất và mang tính chuyên môn cao xứng đáng là cuốn cẩm nang thông tin cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.
Hàng năm, Bản tin Thông tin Thương mại là một trong những đơn vị luôn đảm bảo doanh thu ổn định và tăng đều góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm trong những khoảng thời gian khó khăn. Đó là bởi Bản tin Thông tin Thương mại luôn cố gắng đa dạng về nội dung, hình thức, số lượng, tần suất phát hành đáp ứng được một phần thông tin cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước. Các thông tin phản ánh tình hình thị trường, hàng hóa, hoạt động mua bán của xã hội ở trong và ngoài nước. Nhờ vậy, không chỉ Bản tin trưởng thành về nhiều mặt mà còn góp phần đảm bảo doanh thu ổn định để tiếp tục phát triển hoạt động cung cấp thông tin của mình.
Bảng 7: Doanh thu của Bản tin Thông tin Thương mại qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Doanh thu
So với năm trước
Số tuyệt đối
%
2003
4,2
---
---
2004
5,4
1,2
128,57%
2005
6,027
0,627
111,61%
2006
6,995
0,968
116,06%
Biểu đồ 3: Doanh thu của Bản tin Thông tin Thương mại
- Bộ Thương mại qua các năm
Qua bảng số liệu và biểu đồ về doanh thu của Bản tin Thông tin Thương mại, ta thấy Bản tin hoạt động rất đều tay đảm bảo doanh thu tăng ổn định. Năm 2003 doanh thu của Bản tin là 4,2 tỷ đồng thì đến năm 2004 là 5,4 tỷ tăng 1,2 tỷ so với năm 2003 (28,57%), năm 2005 là 6,027 tỷ (tăng 0,627 tỷ và 11,61% so với năm 2004). Đến năm 2006, một năm được nhận định là một năm hoạt động khó khăn đối với toàn Trung tâm nhưng Bản tin vẫn đảm bảo được doanh thu tăng 0,968 tỷ so với năm 2005 (ứng với 16,06%). Đây thực sự là sự tín hiệu đáng mừng cần được phát huy với Bản tin Thông tin Thương mại nói riêng và khối bản tin cũng như toàn thể Trung tâm nói chung để có thể tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tiếp theo.
Chính nhờ hoạt động một cách đều tay và tăng trưởng đều đặn của Bản tin Thông tin Thương mại luôn là đầu tàu trong quá trình hoạt động của khối Bản tin nói riêng và với toàn Trung tâm nói chung. Trong suốt 4 năm 2003, 2004, 2005 và 2006, Bản tin Thông tin Thương mại luôn là đơn vị dẫn đầu về doanh thu trong khối bản tin cũng như trong toàn Trung tâm. Doanh thu của Bản tin luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khối Bản tin và ngay cả trong Trung tâm Thông tin Thương mại mặc dù là một đơn vị non trẻ so với các đơn vị khác như Bản tin Ngoại Thương, mạng Vinanet,…Điều này được thể hiện trực tiếp qua những con số sau:
Bảng 8: Doanh thu của Bản tin Thông tin Thương mại
so với doanh thu khối Bản tin và toàn Trung tâm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Bản tin
2003
2004
2005
2006
Bản tin thông tin Thương mại(gồm 10 bản tin chuyên ngành)
4,2
5,4
6,027
6,995
Doanh thu của khối bản tin
17,937
19,007
20,227
20,031
Tỷ lệ doanh thu so với khối bản tin
23,42%
28,41%
29,80%
34,92%
Doanh thu của toàn Trung tâm
18,737
24,352
27,529
28,964
Tỷ lệ doanh thu so với Trung tâm
22,42%
22,17%
21,89%
24,15%
Trong 4 năm liền, tỷ lệ doanh thu của Bản tin luôn chiếm trên 20% tổng doanh thu của cả khối bản tin (gồm 6 bản tin): Năm 2003 chiếm 23,42%, năm 2004 chiếm 28,41%, năm 2005 chiếm 29,8% và đặc biệt năm 2006 chiếm tới 34,92% so với tổng doanh thu của cả 6 bản tin trực thuộc Trung tâm Thông tin Thương mại. Có được điều này là do Bản tin Thông tin thương mại luôn chú trọng đồng thời cả chất lượng các bản tin phát hành và cả hoạt động của bộ phận Marketing, quảng bá cho các sản phẩm của Bản tin.
Cũng với khả năng ấy, bản tin cũng là đơn vị dẫn đầu về doanh thu của Trung tâm Thông tin Thương mại trong 4 năm 2003, 2004, 2005, 2006 với tỷ lệ doanh thu trên tổng doanh thu toàn Trung tâm bao gồm cả khối bản tin, khối mạng và khối sản xuất dịch vụ luôn trên 20%: Năm 2003 là 22,42% (4,2 tỷ/ 18,737 tỷ); năm 2004 là 22,17% ( 5,4 tỷ/ 24,352 tỷ); năm 2005 là 21,89% (6,027 tỷ/ 27,529 tỷ) và năm 2006 – năm khó khăn của Trung tâm – là 24.15% (6,995 tỷ/ 28,964 tỷ).
Để có được những thành quả đó là sự cố gắng của toàn thể tập thể bản tin Thông tin Thương mại nói chung và từng bản tin chuyên ngành nói riêng. Xét trong cơ cấu của các bản tin trực thuộc Trung tâm thì bản tin Thông tin Thương mại là bản tin có nhiều bản tin chuyên ngành trực thuộc nhất. Chính vì vậy, sự quản lý một cách đồng bộ các bản tin là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn như một bài toán khó luôn đặt ra đối với các cán bộ của bản tin.
Các bản tin chuyên ngành hiện nay của Bản tin Thông tin Thương mại gồm có: Bản tin chuyên ngành Ngân hàng tài chính tiền tệ, bản tin chuyên ngành Tổng hợp, bản tin chuyên ngành Dệt may, bản tin chuyên ngành Dược phẩm và trang thiết bị y tế, bản tin chuyên ngành thủy sản, bản tin chuyên ngành Giao thông vận tải và vật liệu xây dựng,bản tin chuyên ngành Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, bản tin chuyên ngành Linh kiện điện tử và máy tính, bản tin chuyên ngành Giày dép và đồ da xuất khẩu, bản tin Nhựa – Hóa chất. Ngoài ra, Bản tin Thông tin Thương mại còn ra một bản tin Thông tin thương mại Tổng hợp vào cuối mỗi tháng.
Mặc dù luôn cố gắng đảm bảo sự đều tay giữa các kỳ phát hành bản tin và chất lượng giữa các bản tin chuyên ngành nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà thực sự các bản tin chuyên ngành của Bản tin Thông tin Thương mại hoạt động thật đồng đều. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng từng bản tin chuyên ngành có thể kể đến là do sức nóng của chuyên ngành tại thời điểm đó trên thị trường, trình độ phát triển của ngành đó ở nước ta ở thời điểm hiện tại, mức độ tiếp cận của ngành với các nguồn thông tin từ bên ngoài,… Những yếu tố này ít nhiều đều ảnh hưởng đến các hợp đồng cung cấp thông tin, doanh thu cũng như số lượng bản phát hành mỗi kỳ của từng bản tin chuyên ngành. Còn nguyên nhân chủ quan từ phía bản tin là do có những chuyên ngành đã ra đời được một thời gian và bắt đầu đi vào ổn định nên có số lượng phát hành cũng như mang lại doanh thu cao hơn những chuyên ngành mới mẻ xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên, những bản tin sinh sau đẻ muộn của Trung tâm luôn cố gắng khẳng định mình và đang ngày càng có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nên vẫn đảm bảo được kỳ phát hành cũng như chất lượng thông tin ngày càng được cải tiến cả về nội dung và hình thức.
Điều này được thể hiện rất rõ qua những số liệu thực tế về số lượng phát hành mỗi kỳ của từng bản tin chuyên ngành của bản tin thông tin Thương mại
Bảng số liệu sau phản ánh tình hình hoạt động của từng bản tin chuyên ngành trong 3 năm vừa qua:
Bảng 9: Số lượng phát hành mỗi kỳ của các
bản tin chuyên ngành
Đơn vị: Bản
Năm Bản tin
2004
2005
2006
Bản tin Ngân hàng - Tài chính - Tiền tệ
907
1000
800
Bản tin Tổng hợp
860
830
800
Bản tin Dệt may
566
400
600
Bản tin Dược phẩm và trang thiết bị y tế
422
450
600
Bản tin Thủy sản
469
450
487
Bản tin Giao thông vận tải và vật liệu xây dựng
825
630
875
Bản tin Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ
270
350
300
Bản tin Linh kiện điện tử và máy tính
187
100
300
Bản tin Giày dép và Đồ da Xuất khẩu
172
100
550
Bản tin Nhựa - Hóa chất
---
---
180
Bản tin "Thông tin Thương mại” số cuối tháng
500
500
500
Tổng
5178
4810
5992
Bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính - Tiền tệ; bản tin “Thông tin thương mại “chuyên ngành Tổng hợp”; bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Dệt may; bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Dược phẩm và trang thiết bị y tế và bản tin “Thông tin thương mại” số cuối tháng là những bản tin ra đời ngay từ những ngày đầu thành lập nên đã có kinh nghiệm và thị trường riêng của mình nên có số lượng xuất bản khá ổn định, đây cũng là những bản tin tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp với những thông tin cập nhập, chính xác, bám sát thị trường và luôn có những bài phân tích tổng quát mang tính chiến lược giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đó. Số lượng phát hành của các bản tin này luôn đạt con số cao nhất trong số các bản tin chuyên ngành.
Những bản tin sinh sau đẻ muộn hơn là bản tin “Thông tin thương mại” chuyên ngành Thủy sản; bản tin “Thông tin thương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36571.doc