Nhìn chung, theo tốc độ tăng vốn thì cà hai hình thức Doanh nghiệp cố vốn hỗn hợp và hình thức 100% vốn nước ngoài đều có nhịp độ tăng giảm không đều, có năm thì tăng rất nhiều và có năm giảm rất nhiều nhưng nếu xét theo số dự án thu hút được thì tốc độ tăng giảm không chênh nhau nhiều. Năm 2002 , 2003 và năm 2006 tốc độ tăng vốn hình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp rất cao 587,5 % năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 tăng 15.410,7% so với năm 2002, năm 2006 tăng 8.526,9% so với năm 2005, sở dĩ như vậy là vì những năm này thu hút được dự án lớn như: năm 2002 thu hút được dự án lớn như thuỷ điện Nam Theun II , dự án sản xuất bia (Beer Brewery), năm 2006 thu hút được 3 dự án thuỷ điện lớn như thuỷ điện Nam Leek I ở tỉnh Viêng chăn, thuỷ điện Xekanan 3 ở tỉnh Xeekong, thuỷ điện Nam Nghiếp I ở tỉnh Bolikhamxay
91 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư vào ngành công nghiệp và thủ công nghiệp với 478,95 triệu…
Theo thông tin Trung tâm Thống kê Lào, từ năm 2001-2005 vốn đầu tư nước ngoài thu hút được ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm thủ dô Viêng Chăn và các tỉnh Trung Lào đạt khoảng 684 triệu USD, chiếm 79% tổng vốn đăng ký. Vùng kinh tế phía Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; tính chung 5 năm đã thu hút được 114 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực miền núi phía Bắc còn rất hạn chế.
Quy mô trung bình của một dự án đầu tư trong những năm trước khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài là rất nhỏ. Năm 1991 chỉ có một dự án sản xuất sản phẩm đồ gỗ của nhà đầu tư Thái Lan, với vốn đăng ký 0,2 triệu USD. Đến năm 1993 quy mô trung bình một dự án đầu tư tăng lên gấp đôi là 0,445 triệu UDS/ 1 dự án, dù tăng lên những con số này vẫn được coi là một con số rất thấp. Sau khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài ngày 14/3/1994, quy mô trung bình của một dự án đầu tư tăng rẩt nhanh, 93,4 triệu USD/ 1 dự án giai đoạn năm 1994- 2000, Lào là một nước giầu tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, con sông vì vậy dự án thuỷ điện là chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 98,85% tổng vốn đầu tư vì… Đó là một thế mạnh của Lào trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đến giai đoạn năm 2001-2007 quy mô vốn đầu tư giảm xuống 6.34 triệu USD/ 1 dự án, trong đó có 40 dự án đầu tư vào ngành thủy điện với vốn đăng ký 3.294 triệu USD, 157 dự án về nông nghiệp với vốn đăng ký 785 triệu USD, 139 dự án đầu tư vào khai thác mỏ với số vốn đăng ký 624 triệu USD, 187 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp thủ công với số vốn đăng ký 450 triệu USD, 171dự án đầu tư vào ngành dịch vụ với vốn đăng ký 318 triệu USD và hơn 200 dự án đầu tư vào những ngành khác trong những năm này mặc dù thu hút được nhiều nước đến đầu tư nhưng dự án về thuỷ điện là dự án có quy mô vốn lớn nhất. Tính từ năm 2001-2007, bình quân mỗi năm vốn nước ngoài đưa vào Lào gần 1 tỷ USD, dù con số này vẫn còn thấp nhưng cũng đã góp phần vào việc cải tạo, xây dựng và phát triển một số cơ sở kinh tế của đất nước.
Nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa ổn định, năm đầu tiên thực hiện Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (1994) số lượng vốn đầu tư ở Lào đã đạt được 1.605 triệu USD, trong đó có 2 dự án lớn là dự án thuỷ điện và dự án đầu tư vào bưu chính viễn thông. Năm 1995 số lượng vốn đầu tư đạt 1.299 triệu USD, trong đó có 2 dự án thuỷ điện và ngoài ra là dự án có quy mô nhỏ về nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Năm 1996 đạt được 1.140 triệu USD. Năm 1997 tăng lên 1.265 triệu USD và tăng nhiều hơn vào năm 1998 là 2.466 triệu USD. Tuy nhiên, năm 1999 - 2001 tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư giảm xuống rất nhiều do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động như khủng hoảng tài chính- tiền tệ của một số nước trong khu vực Châu Á…, số lượng vốn đầu tư chỉ có thể đạt 293 triệu USD năm 1999 và 534 triệu USD năm 2000 và tồi tệ hơn là năm 2001 chỉ đạt được 54 triệu USD, nền kinh tế Lào đã gặp rất nhiều khó khăn.
Đến năm giai đoạn năm 2002- 2006 tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng dần. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt tới 133 triệu USD vào năm 2002, 465 triệu USD năm 2003, 533 triệu USD năm 2004, 1.245 triệu USD năm 2005 và tăng lên gấp đôi vào năm 2006 đạt tới 2.699 triệu USD, năm 2007 đạt 1.136 triệu USD. Số lượng vốn đầu tư năm 2006 tăng nhiều như vậy, một phần là do chính phủ Lào có đường lối cải cách bổ sung cơ chế chính sách phù hợp hơn và làm rõ một số cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, đồng thời chính phủ Lào đã cải cách chỉnh sửa một số điều khoản trong luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước.
2.1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cấp phép đầu tư
Bảng 2.1 Số dự án và vốn FDI vào Lào giai đoạn năm 2001-2006
và riêng năm 2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Số dự án
(dự án)
Vốn đầu tư
Tốc độ tăng vốn đầu tư (%)
2001
64
54,09
-
2002
80
133,03
145,9
2003
178
465,98
250,3
2004
161
533,14
14,4
2005
143
1.245,30
133,6
2006
171
2.699,69
116,8
2001-2006
797
5.136,21
-
2007
191
1.136,90
-57,9
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào Qua bảng ta có thể thấy được rằng, kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có diễn biến tích cực, lượng vốn FDI vào nước CHDCND Lào có xu hướng ngày càng tăng, chỉ riêng năm 2007 số lượng vốn đầu tư có dấu hiệu giảm nhưng số dự án vẫn tăng lên và tăng lên 20 dự án so với năm trước.
Riêng năm 2006 thì số vốn đầu tư tăng hơn số vốn năm 2005 khoảng 1.454 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào CHDCND Lào tăng lên đặc biệt là các nhà đầu tư Thái Lan và Trung Quốc. Mặc dù, số lượng các dự án năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng 28 dự án song số vốn đầu tư của từng dự án lớn nên tổng vốn đầu tư năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Đây có thể nói là kết quả tích cực sau hai năm đổi mới của Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào.
Nếu theo số lượng vốn đầu tư thì quy mô bình quân của một dự án thời kỳ 2001-2006 là khoảng 6,4 triệu USD/dự án. Riêng năm 2007, tính theo số lượng vốn đầu tư thì quy mô bình quân của một dự án là khoảng 6 triệu USD/dự án. Nếu nhìn lại riêng quy mô dự án bình quân năm 2006 là 15,7 triệu USD/dự án so với năm 2006 thì quy mô dự án bình quân năm 2007 quá thấp.
2.1.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế Lào
Các lĩnh vực được Chính phủ Lào khuyến khích đầu tư là: thực hiện chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, ngành sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đầu tư theo chiều sâu để khai thác và tận dụng các khả năng và nâng cao công suất cuả các cơ sở kinh tế hiện có, ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Lào, xây dựng các công trình hạ tàng cơ sở, dịch vụ thu tiền ngoại tệ như du lịch, dịch vụ sân bay,…
Bảng 2.2 Tình hình phân bổ vốn FDI theo lĩnh vực kinh tế
Năm 2001-2007
(Đơn vị tính triệu USD)
Tên ngành
2001-2007
Số dự án
Vốn đầu tư
Các ngành
DA
DA (%)
VĐT
VĐT (%)
Công nghiệp- xây dựng
460
46,55
4.638,69
74,0
Nông nghiệp
157
15,89
785,34
12,53
Dịch vụ
371
37,56
844,14
13,47
Tổng cộng
988
100
6.268,17
100
Nguồn: Ủy ban kế hoạch và đầu tư Lào
Qua bảng trên ta thấy rằng: trong giai đoạn 7 năm (2001-2007) Lào đã thu hút được 988 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 6.268,17 triệu USD. Trong cơ cấu đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp là ngành thu hút được nhà đâu tư nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất, việc này phù hợp với phương hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa mà Lào đã lựa chọn. Ngành công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và trực tiếp liên quan đến kỹ thuật công nghệ của toàn bộ nền kinh tế, đây là ngành thu hút được nhiều và thu hút được ngày càng tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngành công nghiệp Lào có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tính từ năm 2001-2007 là 11,3%. Tính từ năm 2001 đến hết năm 2007, vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm 74% tổng số vốn FDI thực hiện trong cả nước, điều này cho thấy việc đóng góp không ít của vốn FDI đến lĩnh vực công nghiệp Lào, có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tạo việc làm, giảm nhập khẩu, từng bước tăng xuất khẩu.
Với lợi thế về diện tích đất đai của Lào, có thể thấy rằng dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp còn chưa nhiều so với khả năng và nhu cầu thực tế. Giai đoạn năm 2001 -2005 ngành nông nghiệp vẫn chưa phát triển đáng kể, số vốn FDI đầu tư vào ngàh nông nghiệp chỉ có thể đạt 142,98 triệu USD tương đương 6,32% tổng số vốn FDI cả nước, đó là một con số rất nhỏ. Đến năm 2006 và 2007 do Chính phủ Lào có đường lối thu hút vốn FDI vào phát triển ngành nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào trong quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chất lượng và đáp ứng dược nhu cầu thị trường trong và ngoai nước, nhà nước khuyến khích và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp …Vì vậy số vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp tăng rất cao so với những năm trước, trong chỉ 2 năm số vốn FDI đầu tư ào ngành nông nghiệp có thể đạt tới 669,35 triệu USD.
Giai đoạn 2001- 2007 ngành dịch vụ có thể thu hút được 371 dự án với số vốn đầu tư là 844,14 triệu USD. Ngành dịch vụ có xu hướng phát triển dần, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thương mại và đời sống của nhân dân.
Như vậy, tuy mới trong giai doạn đầu nhưng cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển dịch theo xu hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ caasukinh tế của mình. Đây là hường được chú ý quan tâm trong quá trình thu hút vốn FDI vào Lào thời gian qua. Hiện nay, Lào đang có cơ hội và điều kiện thu hút vốn FDI một cách đa dạng, phong phú, đồng thời cũng cần xem xét ảnh hưởng của ns tới nền kinh tế quốc dân trước mắt và lâu dài.
Bảng 2.3 Vốn FDI vào Lào phân theo ngành kinh tế
Giai đoạn năm 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Tên ngành
2001-2007
STT
Dự án
Vốn đầu tư
DA
%DA
VĐT
%VĐT
1
Thủy điện
40
4,0
3.294,79
52,6
2
Nông nghiệp
157
15,9
785,34
12,5
3
Khai thác mỏ
139
14,0
624,85
10,0
4
Công nghiệp và thủ công nghiệp
187
18,9
450,98
7,2
5
Dịch vụ
171
17,3
318,88
5,1
6
Thương mại
98
9,9
271,64
4,3
7
Các ngành khác
196
19,8
521,67
8,3
Tổng
988
100
6.268,17
100
Nguồn: Ủy ban kế hoạch và đầu tư Lào
Có thể thấy ngành thủy điện là ngành hàng đầu được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trong 7 năm ngành thủy điện có thể thu hút được 52,6% số vốn đầu tư và 4,0% số dự án, tiếp theo là ngành khai thác mỏ và ngành nông nghiệp, ngành khai thác mỏ thu hút được 10% số vốn đầu tư và 14% số dự án, ngành nông nghiệp thu hút được 12,5% số vốn đầu tư và 15,9% số dự án, công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm 7,2% số vốn đầu tư và 18,9% số dự án, sau đó là ngành dịch vụ, thương mại…
Bảng 2.4 Vốn FDI vào Lào phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Tên ngành
2007
STT
Dự án
Vốn đầu tư
DA
DA%
VĐT
VĐT%
1
Công nghiệp và xây dựng
66
34,6
672,48
59,1
2
Nông nghiệp
43
22,5
183,83
16,2
3
Dịch vụ
82
42,9
280,58
24,7
Tổng
191
100
1.136,90
100
Nguồn: Uỷ ban Kế Hoạch và Đầu tư Lào
Kết quả thu hút vốn FDI vào CHDCND Lào trong năm 2007 là thu hút được 191 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 1.136,90 triệu USD, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút được 34,6% số dự án và 59,1% số vốn đầu tư, khu vực dịch vụ thu hút được 42,9% số dự án và 24,7% số vốn đầu tư, khu vực nông nghiệp thu hút được 43% số dự án và 16,2% số vốn đầu tư
Bảng 2.5.1: FDI vào Lào phân theo ngành kinh tế năm 2006
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Tên ngành
2006
STT
Dự án
Vốn đầu tư
DA
% DA
VĐT
% VĐT
1
Thuỷ điện
13
7,6
1.776,70
65,8
1
Nông nghiệp
39
22,8
458,51
17,0
3
Khai thác mỏ
26
15,2
73,80
2,7
4
Công nghiệp và thủ công nghiệp
31
18,1
122,99
4,6
5
Xây dựng
3
1,8
130,60
4,8
6
Thương mại
17
9,9
86,04
3,2
7
Các ngành khác
42
24,6
51,01
1,9
Tổng
171
100
2.699,69
100
Nguồn: Uỷ ban Kế Hoạch và Đầu tư Lào
Bảng 2.5.2 Vốn FDI vào Lào phân theo ngành kinh tế năm 2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Tên ngành
2007
STT
DA
Vốn đầu tư
DA
DA(%)
VĐT
VĐT(%)
1
Thủy điện
4
2,1
360,53
31,7
2
Nông nghiệp
43
22,5
183,83
16,2
3
Khai thác mỏ
22
11,5
115,27
10,1
4
Công nghiệp và thủ công nghiệp
26
13,6
134,18
11,9
5
Dịch vụ
40
20,9
181,18
15,9
6
Thương mại
15
7,9
13,92
1,2
7
Các ngành khác
41
21,5
147,95
13,0
Tỏng
191
100
1.136,90
100
Nguồn: Uỷ ban Kế Hoạch và Đầu tư Lào
Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của riêng năm 2007 la có xu hướng giảm so với năm 2006, vì những năm qua dự án đầu tư vào ngành thủy điện chiếm tỷ trọng nhiều nhưng đến năm 2007 chỉ có 4 dự án đầu tư vào ngành này, số vốn đầu tư giảm đi 79,7% so với năm 2006, trong khi các ngành khác có xu hướng tăng nhưng tăng với mức độ không đáng kể.
2.1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác nước ngoài
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, tính từ 2001-2007, Thái Lan là nước đầu tư nhiều nhất vào Lào với 189 dự án tổng số vốn đầu tư là 1.409,78 triệu USD. Tiếp đến là Trung Quốc với 265 dự án tổng số vốn dầu tư là 1.296,11 triệu USD, Việt Nam với 141 dự án tổng số vốn đầu tư là 662,1 triệu USD. Tiếp theo là các nước: Pháp, Nhật, Ấn độ, Úc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore. Vốn đầu tư các nước này chiếm 34% tổng số vốn FDI đầu tư vào Lào. Trong năm 2006, số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện là 2.699,69 triệu USD, đứng đầu là Thái Lan tăng 204,32 triệu USD, Trung Quốc tăng 439,93 triệu USD (tăng 7,2 lần so với năm trước), Việt Nam tăng 217,9 triệu USD( tăng 6 lần so với năm trước)…Phần lớn ddoositasc đầu tư vào Lào chủ yếu đến từ nước châu Á, trong khi đó FDI từ khu vực châu Âu hay Bắc Mỹ lại rất hạn chế, số vốn thực hiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không đáng kể. Lượng vốn đầu tư trong năm 2006 Canada là 48,59 triệu USD, Anh 17,82 triệu USD và các nước khác chỉ hơn 1 triệu USD…đây là con số rất nhỏ.
Trong ngành nông nghiệp từ 2001 – 2007 đã có một số nước đầu tư vào ngành này như: Úc, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Island, Thái Lan, Singapore, Sri Lanca và Mỹ. Về chăn nuôi có Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan. Về lâm nghiệp có Canada, Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Đức, Ấn độ, Island, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ. Trong năm 2006 một số nước vẫn tiếp tục đầu tư vào ngành nông nghiệp như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia. Về chăn nuôi có Thái Lan.Về lâm nghiệp có Việt Nam, Anh Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan.
Trong ngành thuỷ điện có một số nước đầu tư như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Việt nam, Malaysia và Na Uy. Trong dự án thuỷ điện có một số dự án lớn đang xây dựng như dự án Nạm Thân 2, Xê Kha Mản 3, Nạm Ngựm 2, Xê Sết 2.
Các nước đầu tư vào trong ngành khai thác mỏ có Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Nga, Hàn Quốc, Canada và Việt nam. Trong đó Thái Lan đã và đang khai thác than đá lignife, đá vôi, tôn, thạch cao. Trung Quốc đã khai thác vàng, tôn, đồng, nguyên liệu để sử dựng trong sản xuất xi măng, than đá, kim loại, kim khí. Úc đang khai thác và thăm dò vàng và các loại mỏ. Nga đã khai thác và thăm dò kim loại và vàng. Hàn Quốc đã khai thác và thăm dò kim loại, thuỷ tinh. Canada đã khai thác và thăm dò nguyên liệu để sản xuất xi măng và kim khí. Việt Nam đã khai thác và thăm dò đá cao, vàng , kim khí và kim loại.
Trong ngành thương mại và dịch vụ có một số nước đầu tư tại Lào như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Nhật bản, Hàn Quốc…
2.2. Thực trạng thái hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào.
2.2.1 G iới thiệu chung về ngành công nghiệp nước CHDCND Lào.
Năm 1975 sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình khôi phục lại ngành công nghiệp Lào gặp nhiều khó khăn trần trọng như: máy móc thiết bị đã cũ và bị tàn phá do chiến tranh gây ra, cán bộ công nhân viên có trình độ còn thiếu, cơ sở hạ tầng bị phá huỷ rất nặng nề…Trong suốt thời gian 30 năm qua, với sự cố gắng không ngừng ngành công nghiệp nước CHDCND Lào từng bước được khôi phục, các nhà máy đã tăng lên từ 100 nhà máy trong năm 1975 thành hơn 26.200 nhà máy trong năm 2006. Trong đó, có 119 nhà máy lớn, 623 nhà máy vừa và 25.458 nhà máy nhỏ; nhà máy công nghiệp chế biến chiếm 95%, trong đó nhà máy chế biến sản phẩm công nghiệp nông nghiệp 66%, nhà máy chế biến lượng thực 4%, nhà máy chế biến gỗ 4%, nhà máy lắp ráp xe 5%, nhà máy xản xuất đồ xây dựng 4%, nhà máy dệt may 3% và nhà máy khác 9%, có thể tạo công ăn việc làm cho hơn 100.000 lao động .Trong đó 80% là lao động nữ trong ngành công nghiệp dệt may.
2.2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào.
2.2.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Công nghiệp phân theo đối tác đầu tư
Trong thời kỳ 2001 đến tháng 5 năm 2007 nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp Lào chủ yếu là từ các nước Châu Á và đứng đầu là Thái Lan và Trung Quốc.
Bảng2.6 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
STT
Tên nước
Số dự án
Vốn đăng ký
1
Trung Quốc
107
761,53
2
Thái Lan
65
712,54
3
Pháp
14
399,24
4
Úc
8
301,90
5
Việt Nam
51
297,46
6
Nhật Bản
11
288,71
7
Hàn Quốc
19
53,42
8
Malaysia
8
53,42
9
Singapore
5
28,06
10
Nga
5
14,66
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào
Trong giai đoạn năm 2001-2007, Trung Quốc trở thành nước có số dự án và số vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp của nước CHDCND Lào, với số vốn đầu tư là 761,53 triệu USD và 107 dự án, tiếp đó là Thái Lan với 65 dự án và 712,54 triệu USD, Pháp với 14 dự án và 399,24 triệu USD, Úc với 8 dự án đầu tư và vốn đầu tư là 301,90 triệu USD, Việt Nam với 51 dự án và 297,46 số vốn đầu tư, Nhật Bản với 11 số dự án và 288,71 triệu USD và các nước có vốn đầu tư dưới 100 triệu như: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga.
Nhìn chung, các dự án đầu tư vào thủy điện và khai thác mỏ, công nghiệp chế biến là dự án có quy mô vốn tương đối lớn, còn lại các dự án khác đều loại nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng công tác xúc tiến đầu tư của Lào chưa được tốt lắm, mới chỉ thu hút được nhà đầu tư từ các nước có quan hệ truyền thống với Lào chứ chưa thu hút được các nước có tiềm lực mạnh: như Mỹ, Châu Âu…
2.2.2.2Vốn FDI vào Công nghiệp theo hình thức đầu tư
Bảng2.7: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Công nghiệp nước CHDCND Lào từ năm 2001- 2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Hình thức đầu tư
Dự án
Tỷ trọng %
Vốn đầu tư
Tỷ trọng %
DN có vốn hỗn hợp
96
32,43
5.097,14
89,43
100% Vốn NN
193
65,20
599,32
10,51
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở HĐHTKD
7
2,37
3,35
0,06
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng: Doanh nghiêp có vốn hỗn hợp là một hình thức thu hút được vốn đầu tư nhiều nhất, hình thức đầu tư chủ yếu là thành lập các doanh nghiệp liên doanh và trong các doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ góp vốn của Lào thường không quá 51%. Các bên đối tác nước ngoài thường quan tâm tới hình thức đầu tư này vì tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có, lương nhân công thấp, giá thuê đất rẻ hơn, đầu tư vào được các lĩnh vực cấm 100% vốn đàu tư nước ngoài, đông thời tranh thủ được mối quan hệ các đối tác trong nước để giải quyết được nhũng khó khăn về thủ tục hành chính, thong tin...Ngoài ra sớm thích nghi với phong tục tập quán của môi trường đầu tư mới thông qua các đối tác chủ nhà và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh với họ nếu có liên doanh với một đối tác chủ nhà thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có người bạn đòng hành. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 65,20% số dự án và 10,51% số vốn đầu tư. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong ba hình thức, trong 7 năm (2001-2007) chỉ có 7 dự án đầu tư vào hình thức này.
Bảng 2.7.1 Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp vào Công nghiệp Lào từ năm 2001-2007
( Đơn vị: Triệu USD)
H ình thức ĐT
Năm
Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp
Dự án
Vốn đầu tư
Tốc độ tăng vốn(%)
2001
9
3,13
-
2002
17
21,52
587,5
2003
11
3.337,90
15.410,7
2004
13
29,21
-99,1
2005
11
14,60
-50,0
2006
23
1.259,54
8.526,9
2007
12
431,21
-65,8
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào
Bảng 2.7.2 Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài vào Công nghiệp Lào từ năm 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Hình thức ĐT
Năm
100% vốn nước ngoài
Dự án
Vốn đầu tư
Tốc độ tăng vốn (%)
2001
10
6,32
-
2002
16
34,12
439,9
2003
21
25,42
-25,5
2004
36
312,92
91,9
2005
36
51,81
-83,4
2006
45
109,18
110,7
2007
29
59,53
-45,5
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào
Nhìn chung, theo tốc độ tăng vốn thì cà hai hình thức Doanh nghiệp cố vốn hỗn hợp và hình thức 100% vốn nước ngoài đều có nhịp độ tăng giảm không đều, có năm thì tăng rất nhiều và có năm giảm rất nhiều nhưng nếu xét theo số dự án thu hút được thì tốc độ tăng giảm không chênh nhau nhiều. Năm 2002 , 2003 và năm 2006 tốc độ tăng vốn hình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp rất cao 587,5 % năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 tăng 15.410,7% so với năm 2002, năm 2006 tăng 8.526,9% so với năm 2005, sở dĩ như vậy là vì những năm này thu hút được dự án lớn như: năm 2002 thu hút được dự án lớn như thuỷ điện Nam Theun II , dự án sản xuất bia (Beer Brewery), năm 2006 thu hút được 3 dự án thuỷ điện lớn như thuỷ điện Nam Leek I ở tỉnh Viêng chăn, thuỷ điện Xekanan 3 ở tỉnh Xeekong, thuỷ điện Nam Nghiếp I ở tỉnh Bolikhamxay…
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp tại nước CHDCND Lào.
2.3.1. Kết quả đạt được.
Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp đã hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng như: khai thác mỏ vàng ở Sê Pôn, mỏ kẽm ở Viêng Chăn, nhà máy xi măng ở Văng Viêng, nhà máy cán thép ở Viêng Chăn, một số nhà máy lắp ráp xe máy, nhà máy thuỷ điện Nam Măng 3. Tổng công suất các nhà máy điện đến cuối năm 2005 đạt khoảng 690 MW. Đã bắt đầu khởi công một số công trình lớn chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm 2006-2010, trong đó có nhà máy thuỷ điện Nạm Thơn 2.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tỷ lệ tăng cao so với năm 2000 là than, muối, bia, nước ngọt, thuốc lá điếu, thức ăn gia súc, xà phòng bánh, giầy da, thuốc chữa bệnh, sản phẩm nhựa, đồ gỗ dân dụng, quần áo may sẵn, gạch, xi măng, nông cụ cầm tay, máy móc nông nghiệp…Đặc biệt, từ năm 2003 đã bắt đầu khai thác mỏ vàng Sepôn ở tỉnh Savanakhét; sản lượng năm 2003 đạt khoảng 6 tấn, năm 2004 khoảng 6 tấn, năm 2005 khoảng 6,5 tấn…
Trong 5 năm 2001-2005 nhiều sản phẩm quan trọng tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế được hàng nhập khẩu, trong đó nổi bật là sản xuất điện, khai thác khoảng sản (nhất là vàng), sắt thép, xi măng, hàng điện tử…Một số sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu như điện, khoáng sản, may mặc, sản phẩm gỗ...
Số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của Lào đã tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua, nhất là tại thủ đô Viêng Chăn và một số thành phố lớn.
Đến này cả nước đã hình thành một số khu công nghiệp ở thủ đô Viêng Chăn, Savanakhét…với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ từ khá đến hiện đại thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Việc hình thành các khu công nghiệp đã tạo thêm cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Phát triển công nghiệp trên các địa bàn, tại các vùng kinh tế trọng điểm được giữ vững. Các địa phương có tỉ trọng sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá như công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc, Khăm Muộn, Bò Li Khăm Xay, Luông Nạm Thà, Xay Nha Bu Ly, Savanakhét…
Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các thị trường tiêu thụ.
2.3.1.1 Đóng góp vào xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu. Nước CHDCND Lào vẫn còn là một quốc gia nghèo trên thế giới, dung lượng thị trường nhỏ, sức mua thấp vì vậy phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào là nhằm mục tiêu xuất khẩu chứ không phải để tiêu thụ trong nước. Chính điều này sẽ giúp Lào tăng được lượng hàng xuất khẩu của mình ra thị trường nước ngoài, cũng từ đó có thể cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế của Lào.
Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,86tỷ USD, tốc độ tăng bình quân là 4,9%/ năm, Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP năm 2004 là 16,6%, năm 2005 là 19,5%, năm 2006 là 16,0% và năm 2007 là 15,6%. Chính sách đối ngoại đa phương đã từng bước giúp Lào hội nhập và nền kinh tế khu vực và thế giới, làm cho thị trường xuất khẩu đa dạng hơn; từ chỗ chỉ có một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, đến cuối kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Australia, Anh, Pháp, Đức…
Đối với cơ cấu mặt hang xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là hàng may mặc, điện, quặng, kim quý (vàng), gỗ và săn phẩm gỗ, sản phẩm thủ công khác. Hiện nay nhũng loại sản phẩm mỏ và điện lực vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các mặt hàng khác.
Chiến lược hợp tác và thu hút nguồn vốn nước ngoài đã góp phần quan trọng giúp nước Lào có thể từng bước hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước kia sản phẩm của chúng tôi chỉ có mặt trên có một số thị trường ỏ một số nước láng giềng như: Thái, Việt Nam, Trung Quốc. Đến năm 2006 Lào đã phấn đấu xuất khẩu hàng hoá sang được hơn 40 nước, rong đó có những thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ …Riêng năm 2007, thu nhập từ việc xuất khẩu hàng công nghiệp đặt được 535,7 triệu USD . Trong đó, xuất khẩu điện lực và mỏ chiếm 45.8%, hàng dệt may chiếm 26,44%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 17,10% và sản phẩm thủ công khác chiếm 2,7%.
Bảng 2.8 Các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Công nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.DOC