Luận văn Thu hút đầu tư trực tiếp từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài tại Việt Nam và trên thế giới .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

5. Phương pháp nghiên cứu .6

6. Kết cấu luận văn .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC DỊCH

VỤ .7

1.1. Những vấn đề cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.7

1.1.2. Các hình thức đầu tư FDI.10

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ.14

1.2. Tổng quan lĩnh vực dịch vụ .16

1.2.1. Khái niệm về dịch vụ .16

1.2.2. Đặc điểm dịch vụ.17

1.2.3. Vai trò thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ .18

1.3. Thực tiễn thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của một số nước tại Châu

Á.24

1.3.1. Trung Quốc .24

1.3.2. Ấn Độ.26

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút đầu tư trực tiếp từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng số 10 thành phố được FIEs lựa chọn mở thêm các cửa hàng trong năm 2013. Nhiều tập đoàn phân phối từ ASEAN như Malaysia, Thái Lan đang triển khai kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước thâm nhập và hoạt động trong linh vực xây dựng và phân phối. Ví dụ, Myanmar Plaza do doanh nghiệp phát triển bất động sản của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đã mở cửa vào 5/12/2015, với hàng loạt các cửa hàng, nhà hàng và sự kiện đặc biệt. Đối với Thái Lan là quốc gia có thế mạnh là hàng nông sản và sản xuất các loại linh kiện điện tử ô tô. Trong đầu tư vào lĩnh vực phân phối tại Việt Nam, Thái Lan có khả năng dẫn đầu do các doanh nghiệp Thái Lan được cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết về các lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam, cùng với đó là khả năng 43 cung ứng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Thông qua việc thâu tóm các doanh nghiệp tại Việt Nam bằng hình thức sát nhập, Thái Lan dễ dàng phát triển hoạt động phân phối. Hai thương vụ thâu tóm gần nhất của người Thái chính là việc Nawaplastic (thuộc Tập đoàn Siam Cement Group - SCG) hoàn tất nâng sở hữu tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) lên trên 50%; Vietnam Beverage (thuộc Thaibev) của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi mua lại 53,59% vốn tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (mã chứng khoán SAB). Bia Sài Gòn, nhựa Bình Minh chỉ là 2 trong nhiều doanh nghiệp Việt đã bị người Thái thâu tóm. Nếu Sabeco là doanh nghiệp đầu ngành sản xuất bia, chiếm gần 41% thị phần tiêu thụ tại thị trường nội địa, thì Nhựa Bình Minh thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất ống nhựa hàng đầu Việt Nam, với 4 nhà máy tổng công suất trên 140.000 tấn mỗi năm. Cuối tháng 12/2012, tập đoàn SCG chi tới 7,2 tỷ baht Thái (gần 5.000 tỷ đồng) để mua lại 85% vốn Công ty cổ phần Prime Group. Prime cũng chính là doanh nghiệp sản xuất gạch lát bằng gốm lớn nhất Việt Nam, nắm trên 30% thị phần và chủ yếu phục vụ nội địa. Với thương vụ này, cùng với việc sở hữu các nhà máy gạch ốp lát mà SCG đã mua lại từ Indonesia, Malaysia SCG đã trở thành tập đoàn đa quốc gia sản xuất gạch ốp lát hàng đầu thế giới, với sản lượng trên 200 triệu m2/năm. Tập đoàn cũng đã thông qua việc mua 15% vốn cổ phần còn lại tại Prime Group, với giá 2,19 tỷ baht (1.400 tỷ đồng) để nâng sở hữu tại đây lên 100% vốn. Vào năm 2015, cũng chính SCG chi 1,5 tỷ baht Thái (tương đương 1.000 tỷ đồng) mua lại 80% vốn Công ty cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành (Batico). Batico là doanh nghiệp thuộc top 5 công ty lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm. Trước đó, năm 2013, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) - một đơn vị thuộc TCC Holdings của tỷ phú Charoen, đã thâu tóm gần 65% cổ phần của Phú Thái Group. Đây là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ tại khu vực phía Bắc, với hàng chục công ty thành viên. Năm 2016, thông qua Công ty Frasers Centrepoint Limited (FCL), ông Charoen mua lại 70% vốn của Công ty cổ phần 44 phát triển nhà GHomes - công ty thành viên của An Dương Thảo Điền (HAR). [Hoàng Thanh, 2018] Ngoài việc thâu tóm thành công nhiều doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam, người Thái còn đang sở hữu vốn cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp lớn có vốn Nhà nước. Hiện tại, doanh nghiệp của tỷ phú Charoen là Tập đoàn F&N đang nắm giữ tổng cộng 19,06% vốn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã chứng khoán VNM), thông qua 2 pháp nhân F&N Bev Manufacturing và F&N Dairy Investments. Số cổ phần do F&N nắm giữ tại đây hiện có giá thị trường tới hơn 52.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Central Group của gia tộc tỷ phú Thái Chirathivat cũng từng chi hơn 200 triệu USD mua 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim vào năm 2015. Tuy không phải doanh nghiệp của Việt Nam, thương vụ thâu tóm Metro và BigC của người Thái cũng khiến dư luận chú ý với số tiền chi ra cực lớn. Theo đó, Berli Jucker đã chi hơn 655 triệu EURO, tương đương hơn 879 triệu USD, theo tỷ giá thời điểm đó để mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ Tập đoàn Metro (Đức). [Hoàng Thanh, 2018] Lĩnh vực xây dựng Đây là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư tại ASEAN thực hiện dự án tại Việt Nam, mặc dù, ới mở cửa, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách thông thoáng thu hút đầu tư từ các thành viên ASEAN. Nhiều tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đã đầu tư nhiều dự án lớn như Singapore, Indonesia, Thái Lan. Singapore đã luôn là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến nay, số vốn mà doanh nghiệp Singapore đầu tư là 41,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Rất nhiều dự án của Singapore đã đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam. Một trong những điển hình không thể không nhắc tới là Sembcorp, với việc liên doanh với Becamex để phát triển chuỗi các khu công 45 nghiệp - đô thị VSIP trải dài khắp Việt Nam, từ Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Dương, tới Quảng Ngãi, Nghệ An, Hải Phòng Đầu năm nay, VSIP lại quyết định đầu tư một khu công nghiệp thứ ba tại Bình Dương, với tổng vốn đăng ký 284,75 triệu USD. Nhưng câu chuyện không chỉ là khoản vốn mà VSIP bỏ ra để đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp - đô thị này, mà quan trọng hơn, VSIP đã thu hút được hàng trăm nhà đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới trên 9 tỷ USD, một con số không hề nhỏ. Không chỉ VSIP, nhiều nhà đầu tư Singapore khác cũng đã thành công tại Việt Nam và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư. Năm ngoái, Mapletree Investment Pte Ltd đã quyết định mua lại tòa nhà Kumho Asiana Plaza Saigon tại quận 1, TP.HCM từ Kumho Industrial Company Limited và Asiana Airlines Incorporated. Sau thương vụ này, khối lượng tài sản của Mapletree tại Việt Nam đã lên tới hơn 1 tỷ đô la Singapore. Trước Mapletree, Keppel Land cũng đã mua lại 40% Dự án Empire City tại quận 2, TP.HCM, tương đương 93,9 triệu USD. Chưa kể, hàng loạt tên tuổi lớn của quốc đảo này cũng đã đầu tư lớn tại Việt Nam, như Banyan Tree với Dự án Khu du lịch Laguna Lăng Cô, tổng vốn 875 triệu USD; hay KinderWorld với loạt trường quốc tế ở nhiều tỉnh, thành phố và vẫn đang tiếp tục các kế hoạch đầu tư mới [Nguyên Đức, 2018] Đối với Indonesia, tại diễn đàn “Hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam về xây dựng và bất động sản” nhằm cải thiện hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, như một nỗ lực để thúc đẩy mở rộng các cơ hội và thiết lập hợp tác, góp phần trong việc đạt được mục tiêu thương mại song phương 10 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2017, tổng thương mại của Indonesia và Việt Nam đã tăng 16,36% đạt 6,50 triệu USD từ 5,58 triệu USD (2016), bao gồm 3,63 triệu USD giá trị xuất khẩu của Indonesia sang Việt Nam (tăng 22,51%) và giá trị nhập khẩu của Indonesia từ Việt Nam đạt 2,61 triệu USD (tăng 9,37%). Với dân số hơn 260 triệu người Indonesia và 96 triệu người Việt Nam trong năm 2017, Indonesia và Việt Nam nằm 46 trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng GDP của Indonesia là 5,17% và của Việt Nam là 6,81% và mức thu nhập bình quân đầu người trong năm 2017 của Indonesia đạt 3.859 USD và Việt Nam đạt và 2.385 USD. [Báo Kinh tế & Đô thị, 2018] Đầu tư của Indonesia tại Việt Nam trong năm 2017 đạt 45,84 triệu USD, tổng số 69 dự án với trị giá là 477,02 triệu USD, đứng thứ 30 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam có 8 dự án đầu tư ở Indonesia trị giá 51 triệu USD trong ngành công nghiệp khai thác, truyền thông và công nghiệp sản xuất. Mặc dù hợp tác đầu tư giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, tuy không lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore nhưng dòng vốn đầu tư của Indonesia vào Việt Nam tiếp tục tăng. Các nhà đầu tư Indonesia đang bắt đầu tận dụng tiềm năng và cơ hội thị trường do Việt Nam cung cấp. Theo ông Budiarsa – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam cho biết tiềm năng của thị trường bất động sản ở các nước đang phát triển đều có điểm tương đồng. Bởi lẽ, sự phát triển của một nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án bất động sản. Hà Nội là một thị trường tiềm năng phù hợp với những dự án đầu tư lớn mang tính tổ hợp với sự đa dạng của các loại hình bất động sản. Trong khi đó, TP Hồ Chí Minh cũng được xem là một trong những thị trường bất động sản lớn của Việt Nam, song lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối với Indonesia, tăng trưởng ngành xây dựng là đồng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng với mức tăng được dự báo là 5,9% mỗi năm từ 2017-2026, cao vượt mức tăng trưởng hàng năm dự kiến của ngành xây dựng là 3,9%. Cả hai lĩnh vực dân cư và phi dân cư sẽ được hưởng lợi dân số của Indonesia và tỷ lệ đô thị hóa cao tới 53%.[Báo Kinh tế & Đô thị, 2018] Dự án được hỗ trợ bởi kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng 436 tỷ USD của Tổng thống Joko Widodo. Các chương trình như xây dựng đường xá mới, đường sắt, nhà 47 máy điện và hệ thống nước sẽ là chìa khóa mở đường cho phát triển dân cư, thương mại và công nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn. Các dự án của Thái lan tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng cơ sở cho khu công nghiệp, trung tâm đô thị mới tại Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và TP.HCM. Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần 67% các dự án của Thái lan tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài, chiếm 56% số vốn đăng ký và 27,6% các dự án là của các công ty liên doanh, chiếm 43% vốn đăng ký. Trong số các dự án thành công của Thái lan tại Việt Nam, phải kể đến Công ty sản xuất thức ăn gia súc CP Vietnam tại Đồng Nai với số vốn đầu tư 328 triệu USD, Công ty Siam Cement Group đầu tư vào 5 dự án về hóa chất và vật liệu xây dựng tại KCN Bình Dương và Đồng Nai Lĩnh vực du lịch Du lịch được xem như là một lĩnh vực đặc trửn ảnh hưởng từ hội nhập kinh tế khu vực. Đây là ngành có tiềm năng phát triển, bởi vì xuất phát từ nhu cầu của người dân đối với dịch vụ ngày càng gia tăng, với chương trình du lịch đa dạng. Tại Việt Nam, chính phủ đã xây dựng chiến lược thu hút phát triển du lịch từ các quốc gia ASEAN. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), nếu như năm 2015, tăng trưởng du lịch trung bình trên thế giới là 6% thì tại ASEAN đã đạt đến 7%. Thực tế, các quốc gia trong khu vực đã đầu tư ngân sách lớn cho quảng bá du lịch và phát triển ngành này không chỉ trong nước mà còn khu vực quốc tế. Tại Việt Nam, quy mô khách du lịch đến từ các quốc gia là thành viên ASEAN đã tăng lên nhanh chóng. Các địa điểm như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt thường nằm trong lịch trình du lịch ưa thích của các vị khách đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan. Theo đó, Việt Nam nằm trong danh sách 5 địa điểm hàng đầu khu vực Đông Nam Á và danh sách 100 điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch thế giới. Hơn nữa, các quy định liên quan đến du lịch giữa các nước cũng được thuận lợi hóa, cụ thể là quy định lien quan đến xuất nhập cảnh. Bên cạnh đó, thực thi Kế hoạch Chiến lược du lịch 48 ASEAN 2015 – 2020 cũng đang được triển khai tích cực nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển của các hướng dẫn viên du lịch thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Hiên nay, hội nhập du lịch tại ASEAN khá năng động, với Hướng dẫn chuẩn của lao động được minh chứng từ các thành viên ASEAN; Chương trình cụ thể hóa liên quan đến lao động trong khu vực có chung cấp độ với các quốc gia thành viên mà phù hợp với tiêu chuẩn khác nhau trong khu vực. Việt Nam đa ký nghị định thư Hội nhập ngành du lịch ASEAN cũng như tham gia tích cực và toàn diện và có đóng góp tích cực đối với du lịch tại ASEAN. Như vậy, chính sự năng động của lao động cũng sẽ đống góp vào phát triển công nghệ và tạo nên sự kết nối trong hợp tác lao động giữa các nước tại ASEAN. Bảng 2.3. Thống kê cơ sở lưu trú của ngành du lịch tại Việt Nam năm 2017 Số lượng Số phòng Khách sạn 1.904 53.026 Nhà nghỉ 68 7.603 Biệt thự 52 1.310 Làng du lịch 11 357 Căn hộ cho thuê 91 249 Bãi cắm trại 8 83 Cơ sở lưu trú khác 1.205 9.876 Tổng 3.267 72.504 (Nguồn: Website: www.Vietnamtourism.gov, năm 2017) Việt Nam phải đối mặt với những thách hức hướng đến phát triển du lịch bền vững. Một là thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, phải giải quyết việc thiếu hụt cũng như cải thiện kỹ năng của lao động trong lĩnh vực này. Hiện tại, Việt Nam có đến 300.000 việc làm liên quan đến du lịch mỗi năm. Ngoài rào cản thiếu lao động có thể nói tiếng Anh, khó có thể cạnh tranh với lao động nước ngoài tạo môi trường thu hút khách du lịch, Việt Nam còn gặp khó khăn về ý thức xã hội khi còn một số khu vực xảy ra tình trạng đẩy giá quá 49 cao khiến cho khách du lịch không quay trở lại. Các nước thành viên như Thái Lan trong quá trình thu hút và phát triển lĩnh vực này đã nhận được nhiều dự án đầu tư hơn vì có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thay vì Việt Nam. Dù còn mắc nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhưng thời gian vừa qua Việt Nam vẫn ký kết được nhiều dự án đầu tư vào ngành này từ các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Tài chính – Ngân hàng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với ngân hàng trong ASEAN nhiều buổi tọa đàm thu hút, ví dụ như Thái Lan đã nhìn thấy thị trường tín dụng Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ cho KasikornBank, với 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, khi đầu tư vào thị trường non trẻ với nhiều tiềm năng như Việt Nam, KasikornBank sẵn lòng phục vụ, chia sẻ kinh nghiệm lâu đời trong việc hỗ trợ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới chiến lược là ngân hàng chung của cả Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cộng 3, Kasikorn đã kết nối doanh nghiệp khắp khu vực Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng các ngân hàng địa phương, chi nhánh và văn phòng đại diện, bao gồm cả hợp tác với các ngân hàng hàng đầu ở 66 chi nhánh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và trong khu vực Đông Nam Á. Vậy nên, ngân hàng này không chỉ củng cố vấn đề tài chính của chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp, mà còn làm trung gian kết nối các đối tác thương mại với nhau. Trong trường hợp KasikornBank được cấp giấy phép cho doanh nghiệp SME vay vốn ở Việt Nam, ông Pattanapong Tansomboon kỳ vọng đến năm 2020 sẽ tiếp cận được với 1 triệu doanh nghiệp SME ở Việt Nam. Cùng với KasikornBank, từ năm 2015 đến nay, các ngân hàng lớn của Thái Lan như Bangkok, Siam... đã gia tăng hiện diện tại Việt Nam khi hai nước phấn đấu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, kể từ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, các ngân hàng Thái không muốn mất miếng bánh ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Trong khi đó, khả năng tài chính của ngân hàng trong nước không đủ đáp ứng 50 nhu cầu của 97% doanh nghiệp SME. Hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trong nước. Còn lại, họ phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp SME là một trong những giải pháp đề ra tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/6/2017, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết, hệ thống bảo lãnh tín dụng, ngân hàng Thái Lan có nhiều kinh nghiệm trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng sẽ gợi mở các giải pháp chính sách để có cơ chế chia sẻ thông tin doanh nghiệp hiệu quả hơn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng tốt hơn trong thời gian tới. [Báo Đầu tư, 2018] Thương mại điện tử Hiện nay, các nước tại ASEAN đã khẩn trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử (TMĐT), xây dựng một không gian ASEAN số hóa thống nhất. TMĐT tại các nước này đang có xu hướng chuyển sang thương mại di động. ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển số người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới. Đây là một trong ố 12 nhóm ngành ưu tiên tại AEC trong thời gian tới. Áp dụng TMĐT trong kinh doanh là một xu hướng tất yếu của thương mại hiện đại, nhằm xây dựng ASEAN số hóa thống nhất. Cụ thể, nó thể hiện lực lượng của website bán hàng ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Đồng thời sử dụng nền tảng di động thay cho máy tính cá nhân là một trong những dịch chuyển quan trọng. Hơn nữa, người tiêu dùng tiếp tục chi tiền nhiều hơn cho mua bán trực tuyến với số lượng ngày càng lớn. Đảng và Nhà nước cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh thương mại điện tử trong hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng thực tiễn nhu cầu phát triển của lĩnh vực này và trong tương quan tổng thể chính sách của các quốc gia tại ASEAN. 51 Giáo dục Ở Việt Nam đã hình thành nhóm dân cư có mức thu nhập trung bình và họ có kế hoạch gửi con đi học tập ở nước ngoài tại các nước phát triển trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia. Các nước phát triển cung quan tâm đến địa điểm đầu tư tại Việt Nam nhằm phát triển trung tâm đào tạo lao động giúp cho Việt Nam có thể tham gia vào bối cảnh môi trường lao động quốc tế. Chiong Woan Shin, Giám đốc đặc trách khu vực Việt Nam và Campuchia của Tổ chức International Enterprise Singapore cho biết: “Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư giáo dục Singapore”. Theo bà Chiong, phần lớn những người trẻ của Việt Nam có xu hướng chuyển về các đô thị lớn để học tập và sinh sống. Kết quả là cư dân đô thị ngày càng tăng và tạo ra một thị trường lớn cho dịch vụ giáo dục mầm non. Các nhà đầu tư Singapore cho rằng họ có đủ kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trong mục tiêu đầu tư này. Gina Kek, Phó giám đốc phân ngành dịch vụ kinh doanh của tổ chức IE Singapore tin rằng các nhà đầu tư giáo dục của nước mình có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, hơn hẳn nhiều đối thủ khác. Lý do bà nêu ra là vì “Singapore là một thương hiệu về chất lượng và uy tín”. Theo bà Gina, hệ thống giáo dục song ngữ hiệu quả từ lâu của Singapore rất hấp dẫn đối với phụ huynh Việt Nam vì “Singapore nổi tiếng với các chương trình đào tạo song ngữ có tầm quốc tế, có chất lượng cao và được nghiên cứu rất kỹ”. [Giaoducedu, 2017] Y tế Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng phát triển y tế với các yếu tố như: dân số đông (đứng thứ 4 ASEAN); chi phí y tế đạt mức 13 tỷ USD năm 2015, chiếm 5,8% GDP, cao nhất khu vực; 90% thiết bị y tế hiện nay là nhập khẩu. Quan trọng là cung vẫn chưa đáp ứng được cầu”, ông Đức cho biết. Nhiều chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, với dân số, tuổi thọ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, nhu cầu dịch vụ y tế tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Do đó, việc mở rộng cơ sở y tế tư nhân chất lượng cao sẽ thêm lựa chọn cho người Việt, thay vì 52 phải ra nước ngoài. Theo ước tính của Bộ Y tế, hàng năm, người Việt Nam chi khoảng 2 tỷ USD đi chữa bệnh ở nước ngoài. Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài như Singapore. Parkway Health, tập đoàn y tế tư nhân hàng đầu châu Á, đã thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua thành lập Liên doanh Hoa Lâm - Shangri-La năm 2010 nhằm phát triển một khu y tế công nghệ cao tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Cũng như Parkway, Tập đoàn Thomson Medical Centre Limited đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa quốc tế Hạnh Phúc để quản lý Bệnh viện Hạnh Phúc tại Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Singapore hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cho biết, họ đang có những khó khăn và rào cản nhất định. Các doanh nghiệp muốn được đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn, có hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho các hoạt động của cơ sở y tế tư nhân cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc mời các chuyên gia nước ngoài đến giao lưu, giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, khó khăn về vốn đầu tư và nhân lực trình độ cao cũng đang là bài toán khó giải. Tuy nhiên, mọi việc đang chuyển động theo đà thuận lợi, nhất là khi Việt Nam là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và đang tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng thống kê của Hội đồng Du lịch Y tế Malaysia cho thấy, năm 2016, chi phí cho du lịch khám chữa bệnh của người Việt Nam tại Malaysia đã tăng đến 86% (khoảng 9.800 bệnh nhân). Trong đó, mảng điều trị ung thư và các bệnh lý về tim mạch chiếm phần lớn doanh thu lên tới 10,8 triệu RM tại các bệnh viện. Với việc ký kết biên bản Ghi nhớ phát triển du lịch y tế Việt Nam - Malaysia dựa trên những yếu tố tiềm năng đó, Bệnh viện Chuyên khoa KPJ Penang (KPJ PENANG) và Công ty Phuoc Loc Intenational (PLI) vừa ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm chính thức thiết lập khuôn khổ hợp tác lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Penang. Đây là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe đang thu hút khách du lịch tại Malaysia. Không chỉ đa dạng hơn về đối tác đầu tư, về địa bàn đầu tư cũng có những chuyển biến tích cực, đó là vốn FDI vào ngành y tế đã tăng cường vai trò hơn vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho toàn xã hội bao gồm cả bộ phận dân cư thu nhập 53 trung bình, thậm chí thấp hơn, vì một số tỉnh nghèo ở cả Bắc, Trung, Nam như Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lâm Đồng đã được các nhà đầu tư chú ý với một số dự án bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, hay sản xuất thuốc. 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam 2.2.3.1. Thực trạng cơ chế chính sách thu hút FDI Về lĩnh vực đầu tư, Việt Nam thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và cấm đầu tư với một số lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển. Về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, chính sách của Việt Nam là ưu tiên, khuyến kích phát triển các ngành dịch vụ đóng góp vào mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Về điều kiện các dự án hưởng ưu đãi, theo Luật Đầu tư 2014 cũng thay đổi theo hướng minh bạch hơn. Quy định này hướng tới khuyến khích các nhà đầu tư ASEAN thực hiện các dự án quy mô lớn nhằm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống người lao động; chính sách này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vụ đóng góp tích cực hơn cho phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng dự án, thực hiện phát triển bền vững về kinh tế, các dự án có đóng góp trực tiếp cho giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Về chính sách ưu đãi thuế, bao gồm những ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế thể hiện rõ định hướng của nước ta trong thu hút FDI từ các nước trong khối ASEAN tới ngành dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển. So sánh với khung hệ thống chính sách FDI trong lĩnh vực dịch vụ toàn cầu, cấp độ chính sách thu hút FDI của Việt Nam có thể được đánh giá là tương đối hoàn thiện về các văn bản pháp luật quy định cũng như hiệu quả của các chính sách. Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện và cải tiến thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn còn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, không thống nhất, và nhiều kẽ hở. Những thay đổi này mang ý nghĩa rất tích cực trong việc làm rõ ràng và bổ sung các quan điểm, chính sách hợp lý của Việt Nam về đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước 54 ngoài chưa đầu tư vào Việt Nam và làm vững tâm các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Đến Luật đầu tư sửa đổi năm 2014, có thể thấy, các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được nới rộng rất nhiều, trong đó: Nhìn chung, các thay đổi về thủ tục hành chính của Việt Nam là tương đối cạnh tranh so với một số quốc gia khác: Bảng 2.4. Bảng so sánh những quy định về cấp phép đầu tư và hình thức đầu tư của Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á Quốc gia Hình thức công ty và lĩnh vựchoạt động Quy định về cấp phép đầu tư Việt Nam Mở rộng quyền cho doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức đầu tư, cho phép doanh nghiệp 100% vốn, trừ một số lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm; Được chuyển đổi sang công ty cổ phần, được tự do lựa chọn đối tác đầu tư. Một số lĩnh vực chỉ cần đăng ký đầu tư, còn lại vẫn phải xin phép đầu tư; Phân cấp cho địa phương, khu công nghiệp cấp phép đối với dự án đầu tư nhỏ và vừa. Trung Quốc Doanh nghiệp 100% vốn FDI phải xin phép, chỉ ở trong lĩnh vực định hướng xuất khẩu; Một số lĩnh vực quy định mức đầu tư tối thiểu trong nước; Được chuyển đổi hình thức đầu tư; được tự lựa chọn hình thức đầu tư. Yêu cầu có giấy phép đầu tư; Phân cấp cho địa phương xét dự án nhỏ và vừa; Thành lập trung tâm dịch vụ đầu tư nước ngoài một cửa ở nhiều địa phương. Malaysia Chỉ cho phép doanh nghiệp 100% vốn FDI đối với dự án định hướng xuất khẩu, còn hạn chế đối với các lĩnh vực khác Mọi dự án FDI đều phải xin phép thời hạn từ 6 – 8 tuần hoặc dài hơn. Thái Lan Không hạn chế đầu tư vào các linh vực; Doanh nghiệp được tự lựa chọn hình thức đầu tư, trừ một số ít lĩnh vực cấn hay hạn chế FDI. Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn hưởng chính sách khuyến khích; Nhà đầu tư chỉ phải đăng ký với Bộ thương mại và Cục thuế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_tu_hiep_hoi_cac_quoc_gia_d.pdf
Tài liệu liên quan