Kết cấu hạ tầng các KCN Nghệ An vẫn chưa xây dựng được đồng bộ. KCN Bắc Vinh mới xây dựng được 35% hạng mục công trình. KCN Nam Cấm và Cửa Lò mới xây dựng được 10% hạng mục công trình. Vốn ngân sách đã đầu tư vào KCN Nam Cấm và Cửa Lò chủ yếu dành cho rà phá bom mìn, san lấp đền bù và giải phóng mặt bằng. So với yêu cầu thu hút đầu tư từ ngân sách vào KCN, vốn đầu tư của ngân sách còn quá ít, chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự kiến cho xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Hơn nữa, vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách tỉnh, chưa có sự đầu tư của vốn từ ngân sách trung ương. Đây là một trong những lý do làm cho kết cấu hạ tầng KCN xây dựng chậm và chưa đồng bộ.
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch chi tiết đã được bộ xây dựng thoả thuận tại văn bản số 12721/ BXD-KTQH ngày 20/8/2002.
Địa điểm KCN thuộc địa bàn xã Nghi Thu và xã Nghi Hương thị xã Cửa Lò. KCN Cửa Lò nằm trên quốc lộ 46 nối từ cảng Cửa Lò với thành phố Vinh và đường Sào Nam đi bãi tắm Cửa Lò; cách cảng biển Cửa Lò 3 km; cách quốc lộ 1A 12 km; cách sân bay Vinh 7 km.
Diện tích của KCN Cửa Lò 40,55 ha. Chủ đầu tư là công ty phát triển KCN Nghệ An. KCN Cửa Lò dược phân thành 4 cụm:
Cụm A: có diện tích 10,82 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm dịch vụ du lịch.
Cụm B: có diện tích 9,23 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như dệt may, sản xuất bao bì, lắp ráp điện tử, sản xuất lưới đánh cá và đồ chơi trẻ em.
Cụm C: có diện tích 5,76 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như sản xuất đồ gỗ, thiết bị nội thất và thủ công mỹ nghệ, đồ dùng thể thao.
Cụm D: Tổng kho ngoại quan có diện tích 5,36 ha.
Bảng 2.3: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ở KCN Cửa Lò [2]
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ Lệ (%)
1
Đất công nghiệp
31,27
77,12
2
Đất công cộng
0,53
1,31
3
Đất cây xanh cách ly
4,65
11,47
4
Đất công trình đầu mối
0,82
2,02
5
Đất giao thông
3,28
8,08
Tổng
40,55
100
Hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch:
- Hệ thống giao thông: Hệ thống đường nội bộ gồm đường chính rộng 40,0m và đường phụ rộng 29,5m nối liền với quốc lộ 46 từ cảng Cửa Lò đi thành phố Vinh và đường Sào Nam đi bãi tắm Cửa Lò.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho KCN được lấy từ nhà máy nước Cửa Lò công suất 1.500 m3/ngày đưa về KCN bằng đường ống chạy dọc đường quốc lộ 46, phân phối vào mạng lưới đường ống cấp nước nội bộ KCN phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải: toàn bộ nước mưa được thu vào các rãnh hai bên đường, theo cống thoát nước chảy vào mương bên ngoài thông qua các hố ga đặt sẵn, từ đây nước sẽ chảy về kênh tiêu nước phía Tây và phía Đông KCN. Toàn bộ nước thải đều được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy, sau đó được thu vào các cống nước chạy dọc hè đường. Hệ thống cống nước thải được thiết kế để đảm bảo nước tự chảy về trạm xử lý nước thải chung của KCN, tại đây được bố trí một hố bơm để bơm nước thải lên các bể xử lý làm sạch nước thải đạt tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945-95).
- Hệ thống cấp điện: hiện tại, nguồn điện cấp tạm thời cho một số nhà máy khởi công sớm là nguồn điện 35KV được đấu nối vào đường dây 35/10KV Cửa Lò. Dự kiến để cung cấp điện cho thị xã Cửa Lò và KCN sẽ xây dựng trạm 110/22KV công suất 2 x 16MVA tại thị xã Cửa Lò.
- Hệ thống thông tin liên lạc: sử dụng tổng đài dung lượng khoảng 1000 số hiện có đáp ứng nhu cầu liên lạc bằng điện thoại, fax, telex, internet và thông tin di động.
Đến tháng 6 năm 2006, vốn ngân sách đã đầu tư vào KCN Cửa Lò đạt 3 tỷ đồng. KCN Cửa Lò mới chỉ thu hút được 01 dự án đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Công ty này đã triển khai nhà máy chế biến sữa công suất 15 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư 75 tỷ đồng. Nhà máy đã đi vào sản xuất từ tháng 6/2005. Diện tích đất công ty cổ phần sữa Việt Nam thuê là 4,37 ha. KCN Cửa Lò mới cho thuê được 10% diện tích quy hoạch.
2.2.1.4. Khu công nghiệp Hoàng Mai
KCN Hoàng Mai nằm trong quy hoạch tổng thể vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997. UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2806/QĐ- UB.CN ngày 28/7/2004 về việc phê duyệt vị trí, khảo sát thiết kế KCN Hoàng Mai.
KCN Hoàng Mai nằm trong vùng quy hoạch đô thị Hoàng Mai, thuộc địa phận xã Quỳnh Thiện và Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An dọc theo quốc lộ 1A về phía Đông. Diện tích quy hoạch là 291,86 ha. Giới hạn KCN theo hướng Bắc Nam: từ ranh giới tỉnh Nghệ An- Thanh Hoá kéo dài về phía Nam 3 km. Hướng Tây Đông: từ quốc lộ 1A kéo dài về phía Đông 1,2 km. Đây là KCN có quy mô và diện tích lớn thứ 2 của tỉnh (sau KCN Nam Cấm). Các nhóm ngành công nghiệp khuyến khích đầu tư vào KCN Hoàng Mai là công nghiệp cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm khoáng sản, điện tử, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng phục vụ các ngành sản xuất và dịch vụ.
Dự kiến KCN Hoàng Mai sẽ cùng với KCN Nghi Sơn- Thanh Hoá trở thành trung tâm công nghiệp Nam Thanh- Bắc Nghệ.
2.2.1.5. Khu công nghiệp Phủ Quỳ
KCN Phủ Quỳ đang được lựa chọn vị trí xây dựng nằm dọc đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nghĩa Đàn. Đây là vùng đất nằm trong quy hoạch đô thị Phủ Quỳ miền Tây Nghệ An gần đường quốc lộ 48, cách tuyến đường sắt Nghĩa Đàn- Cầu Giát khoảng 3 km. Diện tích quy hoạch dự kiến là 200 ha. Các ngành nghề khuyến khích đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp cơ khí.
2.2.2. Những hình thức thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Nghệ An
2.2.2.1 Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp
UBND tỉnh Nghệ An đã có những chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh Nghệ An nói chung và đầu tư vào KCN nói riêng. Ngày 29/12/2003, ubnd tỉnh ban hành quyết định số 112/2003/QĐ-UB về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An trong đó có các KCN. Ngày 16/8/2004, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 88/2004/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào KCN Nam Cấm. Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định số 57/2005/QĐ-UB ngày 10/5/2005 về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2005 và thay thế các quyết định số 112/2003/QĐ-UB và quyết định số 88/2004/QĐ-UB đã ban hành. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, quyết định số 57/2005 quy định cụ thể thêm một số chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng cho các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có các dự án đầu tư vào các KCN. Quyết định này cũng nêu rõ việc khuyến khích và ưu tiên hơn cho những dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh.
Cụ thể, quyết định nêu rõ việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đối với các dự án đầu tư vào các KCN:
- Tạo điều kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng. Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN chịu trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật nổ, san lấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên lô đất chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án.
- Được hỗ trợ san nền cho dự án. Nhà đầu tư tự san nền được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san nền theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt nhưng không quá 1 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng, không quá 2 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư từ 51- 100 tỷ đồng, không quá 3 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.
- Chính sách về đất:
+ Giá thuê đất: Công ty đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN sau khi đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng trong các KCN sẽ cho các nhà đầu tư thuê lại đất theo mức giá 0,45 USD/m2/năm (áp dụng trong các năm 2005 và 2006). Trong điều kiện chưa san lấp và hoàn thiện hạ tầng, nhà đầu tư có thể tự san nền và xây dựng hạ tầng thì giá thuê đất là 0,06 USD/m2/năm đối với KCN Nam Cấm và 0,02 USD/m2/năm đối với các KCN khác.
+ Miễn tiền thuê đất: Các dự án đầu tư thuê đất đã san lấp và hoàn thiện hạ tầng được miễn tiền thuê đất nguyên thổ trong 5 năm đầu. Các dự án tự san nền và xây dựng hạ tầng được miễn tiền thuê đất nguyên thổ 10 năm đầu.
- Đối với các doanh nghiệp đầu tư đồng bộ hạ tầng được hưởng chính sách ưu đãi theo nghị định 36/CP của chính phủ. Được hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn. Được xây dựng công trình điện, đường, cấp nước, thông tin đến hàng rào KCN. Được hỗ trợ 15- 50% chi phí san lấp mặt bằng tuỳ theo từng dự án (có hướng dẫn cụ thể cho từng KCN). Được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu [40, tr.4].
Chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng KCN:
* Đối với KCN Bắc Vinh:
Giá thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật 0,5 USD/m2/năm. Ngoài các ưu đãi đã được hưởng theo quy định của chính phủ, các dự án đầu tư vào KCN Bắc Vinh còn được hưởng các ưu đãi riêng của tỉnh Nghệ An. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân sách tỉnh cấp lại 100% số phải nộp trong 5 năm đầu. Các doanh nghiệp tiếp nhận từ 100 lao động trở lên, tự đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn thợ bậc 2 trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 500.000 đồng/người cho những lao động có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An.
* Đối với KCN Nam Cấm:
- Ưu đãi về giá thuê đất: nhà đầu tư thuê đất nếu chưa được san nền mà tự đầu tư san nền và xây dựng hạ tầng trong hàng rào doanh nghiệp, giá thuê đất là 0,06 USD/m2/năm. Nhà đầu tư thuê đất đã có hạ tầng như đã được san lấp mặt bằng, có hệ thống xử lý nước thải và cấp nước, giao thông, điện thì giá thuê đất là 0,3 USD/m2/năm. Nếu nhà đầu tư thuê đất chưa được san nền sẽ được miễn tiền thuê đất trong 20 năm cho các dự án đầu tư trong 2 năm 2004- 2005; miễn tiền thuê đất trong 10 năm cho các dự án đầu tư sau năm 2005 kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Nếu nhà đầu tư thuê đất đã có hạ tầng, được miễn tiền thuê đất trong 10 năm cho các dự án đầu tư trong 2 năm 2004- 2005, miễn 5 năm cho các dự án đầu tư sau năm 2005 kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.
- Hỗ trợ san nền: Nhà đầu tư tự san nền ngân sách tỉnh Nghệ An sẽ hỗ trợ như sau: các dự án đầu tư vào tiểu khu A và tiểu khu B được hỗ trợ 50% chi phí san nền theo thiết kế- dự toán san nền được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt; các dự án đầu tư vào tiểu khu C được hỗ trợ 50% chi phí san nền theo thiết kế- dự toán san nền được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt nhưng không quá 2 tỷ đồng cho các dự án đầu tư từ 51- 100 tỷ đồng và không quá 3 tỷ đồng cho các dự án từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định của chính phủ, các dự án đầu tư vào KCN Nam Cấm còn được hưởng các ưu đãi riêng của tỉnh Nghệ An về thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân sách tỉnh cấp lại 100% thực nộp trong 5 năm tiếp theo; các doanh nghiệp tiếp nhận từ 100 lao động trở lên, tự đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn thợ bậc 2 trở lên được ngân sáchtỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 500.000/người cho những lao động có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An.
* Đối với KCN Cửa Lò:
Ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định của chính phủ, các dự án đầu tư vào các KCN Cửa Lò còn được hưởng các ưu đãi riêng của tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo quyết định số 57/2005/QĐ.UB ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh Nghệ An.
- Về bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng: công ty phát triển KCN Nghệ An chịu trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn vật nổ, san lấp và hoàn thiện hạ tầng trên lô đất chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án.
- Về hỗ trợ san nền: Nhà đầu tư tự san nền, được ngân sách của tỉnh hỗ trợ 50% chi phí theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt, nhưng không quá 1 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng; không quá 2 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư từ 51-100 tỷ đồng; không quá 3 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.
- Ưu đãi về thuê đất: Nhà đầu tư thuê đất đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, giá thuê đất là 0,45USD/ m2/năm. Nhà đầu tư thuê đất trong điều kiện chưa san lấp và hoàn thiện hạ tầng, tự đầu tư san nền và xây dựng hạ tầng, giá thuê đất là 0,02 USD/ m2/năm. Các dự án đầu tư thuê đất đã san lấp và hoàn thiện hạ tầng được miễn tiền thuê đất nguyên thổ trong 5 năm đầu. Các dự án tự san nền và xây dựng hạ tầng được miễn tiền thuê đất nguyên thổ 10 năm đầu.
- Đối với các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng KCN: được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 của Chính phủ; được hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn; được xây dựng các công trình cấp điện, đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào KCN; được hỗ trợ 15-20% chi phí san lấp mặt bằng tuỳ theo từng dự án; được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu.
Nhìn chung, chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN của Nghệ An đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, ưu đãi nhà đầu tư thuê đất. Mức giá cho thuê đất đã có kết cấu hạ tầng khoảng 0,3 - 0,5 USD/m2/năm, so với nhiều KCN khác trong cả nước mức giá này còn cao (KCN Phú Yên 0,2- 0,35 USD/m2/năm, KCN Thanh Hoá 0,25 USD/m2/năm, KCN Hà Nam 0,12 USD/m2/năm. KCN Thái Nguyên 0,27 USD/m2/năm). Tuy nhiên giá thuê đất chưa san lấp và hoàn thiện hạ tầng khá hấp dẫn các nhà đầu tư .
Thời gian nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất chỉ có 5 năm đối với dự án đã được san lấp và hoàn thiện hạ tầng và 10 năm đối với dự án tự san lấp và hoàn thiện hạ tầng. Ưu đãi này vấn thấp hơn một số địa phương khác nên ít hấp dẫn đầu tư. ( KCN Thái Nguyên miễn tiền thuê đất thô 10 năm, giảm 50% cho 10 năm tiếp theo). Các chính sách ưu đãi đầu tư của Nghệ An chưa đề cập đến một yếu tố rất quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư là vấn đề ưu đãi về vốn. Như việc các nhà đầu tư sẽ được ưu đãi gì trong vay vốn tín dụng, có được hỗ trợ lãi suất hay không khi vay vốn ở các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh. Nhà đầu tư có được bảo lãnh vay theo các quy định của nhà nước hay không. Mặt khác các chính sách ưu đãi đầu tư của Nghệ An chỉ đề cập đến hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đào tạo lao động mà chưa quan tâm đên việc chủ động cung ứng lao động đã qua đào tạo. Ngoài ra, chính sách ưu đãi đầu tư vẫn chưa nhắc đến việc giảm chi phí cho doanh nghiệp trong vấn đề thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Chưa thấy quy định về hỗ trợ các kinh phí khác như kinh phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, tham gia đăng ký bản quyền, bằng phát minh sáng chế...
2.2.2.2 Ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp
Tháng 4/2003, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2005. Trong mỗi dự án kêu gọi đầu tư có báo cáo tóm tắt dự án. Trong báo cáo tóm tắt đã trình bày các nội dung để nhà đầu tư tìm hiểu các thông tin cần thiết cho quyết định đầu tư. Bao gồm: tên dự án, mã số, địa điểm thực hiện dự án (nêu rõ vị trí và điều kiện hạ tầng); các chỉ tiêu về sản phẩm của dự án, vốn đầu tư, thị trường đối với sản phẩm của dự án (yêu cầu về công nghệ và thị trường, dự báo nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu), hình thức đầu tư và cuối cùng là thông tin về các đối tác Việt Nam (tên đối tác, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh chính).
Tiếp đó, ngày 12/4/2005, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 1115/ QĐ.UB phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2005-2010, trong đó có các KCN. Tỉnh đã giao cho sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xuất bản danh mục đảm bảo chất lượng. Danh mục có tóm tắt các dự án kêu gọi đầu tư gồm tên dự án, mã số, điều kiện hạ tầng, địa điểm thực hiện dự án, mô tả sản phẩm, quy mô, hình thức đầu tư, vốn đầu tư, thị trường và những thông tin về đối tác.
Bảng 2.4: Các dự án kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Vinh 2003-2010 [29], [30]
TT
Tên dự án
Mã số
Vốn đầu tư
1
Nhà máy bia Nghệ An
NA 03-09
35 triệu USD
2
Nhà máy sản xuất sản phẩm nhôm định hình
NA 03-10
1,2 triệu USD
3
Nhà máy giày thể thao
NA 03-12
1 triệu USD
4
Nhà máy sản xuất sản phẩm từ da thuộc
NA 03-13
0,8 triệu USD
5
Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và dụng cụ thể thao
NA 03-14
1,5 triệu USD
6
Dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu
NA 03-25
30 tỷ đồng
7
Nhà máy sản xuất tơ tằm
NA 03-35
6,0 triệu USD
8
Nhà máy chế biến thịt
NA 05-39
1,6 triệu USD
Bảng 2.5: Các dự án kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Nam Cấm 2003-2010 [29], [30]
TT
Tên dự án
Mã số
Vốn đầu tư
1
Sản xuất máy kéo và máy cày nhỏ đa chức năng
NA 03-01
12 triệu USD
2
Sản xuất xi măng trắng tại Nghệ An
NA 03-03
30 triệu USD
3
Sản xuất bột đá trắng mịn xuất khẩu
NA 03-16
15 triệu USD
4
Chế biến các sản phẩm từ lạc
NA 03-3
5,0 triệu USD
5
Nhà máy luyện, cán thép
NA 05-02
25 triệu USD
6
Nhà máy sản xuất nhựa dân dụng và công nghiệp
NA 05-06
3 triệu USD
7
Khai thác, chế biến đá Granite tự nhiên
NA 05-08
12 triệu USD
8
Nhà máy sản xuất phân lân nung chảy
NA 05-12
2,5 triệu USD
9
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu A, C KCN Nam Cấm
NA 05-13
356,729 tỷ đồng
10
Nhà máy sản xuất ô tô con
NA 05-16
50 triệu USD
11
Nhà máy sản xuất xi măng trắng
NA 05-20
108 tỷ đồng
12
Nhà máy sản xuất gạch cotto
NA 05-21
60 tỷ đồng
13
Nhà máy sản xuất bông khoáng bazan
NA 05-23
139 tỷ đồng
14
Khai thác và chế biến đá ốp lát Marble
NA 05-24
240 tỷ đồng
15
Dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu
NA 05-41
3 triệu USD
16
Chế biến các sản phẩm từ lạc
NA 05-42
5 triệu USD
17
Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm
NA 05-46
2 triệu USD
18
Nhà máy sản xuất cồn
NA 05-47
35 tỷ đồng
19
Nhà máy chế biến nước hoa quả
NA 05-50
160 tỷ đồng
20
Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản
NA 05-53
5 triệu USD
21
Nhà máy dâu tằm tơ Nghệ An
NA 05-43
80 tỷ đồng
Bảng 2.6: Các dự án kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Cửa Lò 2003-2010 [29], [30]
TT
Tên dự án
Mã số
Vốn đầu tư
1
Dây chuyền lắp ráp máy vi tính
NA 05-03
4 triệu USD
2
Nhà máy bánh kẹo
NA 05-18
1,2 triệu USD
Bảng 2.7: Các dự án kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Hoàng Mai 2003- 2010 [29], [30]
TT
Tên dự án
Mã số
Vốn đầu tư
1
Nhà máy gạch chịu nhiệt Hoàng Mai
NA 03-08
3 triệu USD
2
Khai thác, chế biến sợi cách nhiệt từ đá ba zan
NA 03-21
2 triệu USD
Nhìn chung, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào các KCN Nghệ An đã đưa đến cho các nhà đầu tư những thông tin khá đầy đủ về dự án khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các KCN.
Các dự án kêu gọi đầu tư vào các KCN Nghệ An đã dựa vào lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào để xác định ngành nghề cần đầu tư. Tuy nhiên, các dự án kêu gọi tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông, lâm thuỷ sản. Danh mục chưa chú ý đến các ngành nghề khác như hoá chất, dệt may, da giày và các ngành công nghệ cao. Các dự án đưa ra vẫn mang tính chủ quan nhiều hơn là dựa trên những căn cứ đã được nghiên cứ kỹ về tiềm năng, lợi thế của tỉnh và xu thế phát triển của nền kinh tế nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các dự án kêu gọi phần lớn có vốn đầu tư thấp, chỉ có một số dự án có vốn lơn như nhà máy sản xuất ô tô con (50 triệu USD), nhà máy bia Nghệ An (35 triệu USD), khai thác và chế biến đá ốp lát Marble (240 tỷ đồng)... còn lại là các dự án dưới 160 tỷ đồng. Có những dự án chỉ có 0,8 triệu USD.
Như vậy, các dự án kêu gọi đầu tư vẫn chưa chú ý nhiều đến các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia để hướng họ đầu tư vào các KCN Nghệ An mà mục tiêu chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.2.3. Vận động xúc tiến đầu tư
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư ở Nghệ An tuy đã đạt được những thành tựu bước đầu như phổ biến tài liệu giới thiệu chung về đầu tư, chính sách ưu đãi chung và ưu đãi đặc thù của địa phương, danh mục ngành nghề, dự án kêu gọi đầu tư, trang thông tin điện tử (website: w.w.w. investnghean.gov.vn), tổ chức các cuộc tiếp xúc, tìm hiểu thị trường, đối tác đầu tư ở trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc giao ban định kỳ với sự có mặt của các sở, ban, ngành và các nhà đầu tư, trang bị các phương tiện xúc tiến đầu tư CD ROM, vi deo...
Để thu hút đầu tư vào Nghệ An nói chung, vào KCN nói riêng, Nghệ An đã thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của trung tâm là tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Nghệ An. Chủ trì làm đầu mối vận động, xúc tiến đầu tư; tư vấn hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các sở, ban, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, lựa chọn dự án, các thủ tục liên quan đến đầu tư; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư như: lập dự án, hồ sơ xin cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãi đầu tư... Đồng thời tư vấn triển khai dự án đầu tư; lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An bước đầu đã thực hiện một số hoạt động như thu thập thông tin liên quan đến xúc tiến đầu tư, lựa chọn 70 doanh nghiệp mạnh của tỉnh sẵn sàng làm đối tác liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng danh sách các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các đại sứ quán, tham tán kinh tế của Việt Nam và nước ngoài làm cơ sở cho hoạt động vận động đầu tư. Chủ trì, phố hợp với phòng kinh tế đối ngoại giao lưu với doanh nhân Việt kiều từ úc, Mỹ ... tham gia hướng dẫn các nhà đầu tư tại các hội chợ thu hút đầu tư.
Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An mới thành lập nhưng đã triển khai được nhiều hoạt động vận động xúc tiến đầu tư. Cụ thể, trung tâm đã xây dựng được danh mục các doanh nghiệp mạnh của Nghệ An, đã trực tiếp làm việc với các sở, ban ngành, các địa phương liên quan đến hoạt động đầu tư để thu thập thông tin cần thiết, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật, lựa chọn và phân loại thông tin.
Hoạt động xúc tiến đầu tư của trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An có sự phối hợp khá chặt chẽ với Ban quản lý các KCN Nghệ An. Vì vậy, các dự án đầu tư vào Nghệ An cũng được định hướng đầu tư vào các KCN nếu thấy phù hợp.
Trung tâm xúc tiến đầu tư đã phối hợp với các đơn vị như Liên minh các Hợp tác xã và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hội các doanh nghiệp trẻ Nghệ An, hội doanh nghiệp vừa và nhỏ... Xây dựng các tiêu chí, dữ liệu để triển khai điều tra, thu thập ý kiến các bên liên quan từ đó thống nhất danh sách các doanh nghiệp của Nghệ An đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu khi có các nhà đầu tư nước ngoài và ngoại tỉnh muốn vào Nghệ An hợp tác, liên doanh.
Trung tâm đã tiến hành thu thập, chọn lựa và cập nhật thông tin để xây dựng danh sách các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tham tán thương mại Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài, danh sách các bộ, ngành trung ương liên quan đến hoạt động đầu tư, các vụ hợp tác quốc tế, vụ kinh tế đối ngoại, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các tổng công ty 90; 91. Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ lãnh đạo tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở kế hoạch đầu tư làm căn cứ cho việc vận động, kêu gọi, xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài vào Nghệ An trong thời gian tới. Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An đã gửi tới các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tham tán thương mại, kinh tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam bộ tài liệu xúc tiến đầu tư (cả tiếng Anh và tiếng Việt) nhằm kêu gọi, vận động, giới thiệu về cơ hội đầu tư vào Nghệ An và đề nghị có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các tham tán thương mại, kinh tế trên nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin tìm kiếm nhà đầu tư. Bước đầu, trung tâm đã triển khai hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ cho 18 doanh nghiệp nước ngoài và ngoại tỉnh có nhu cầu đầu tư vào Nghệ An các dự án về lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản. Ngoài ra còn cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp tìm hiểu về môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
Trung tâm đã chủ trì tổ chức hội thảo, giao lưu giữa đoàn doanh nhân Việt Kiều từ úc, Mỹ, Canađa nhân dịp đoàn về thăm tổ quốc với lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành cùng một số doanh nghiệp mạnh của tỉnh. Trung tâm chủ trì đón đoàn doanh nhân Singapo, cộng hoà liên bang Đức.
Trung tâm đã tiến hành tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào Nghệ An tại thị xã Cửa Lò, tạo được ấn tượng tốt cho các bộ, ban ngành trung ương, đồng thời tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu từ phía các đại biểu tham dự. Các cuộc gặp gỡ đã bước đầu tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng thu hút đầu tư và các KCN của tỉnh Nghệ An trong tương lai.
Trung tâm đã tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề xúc tiến đầu tư với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, cục đầu tư nước ngoài và trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc. Chủ trì, phố hợp với phòng văn xã, kinh tế đối ngoại cung cấp, phân phát tài liệu và hướng dẫn các nhà đầu tư tại hội chợ Techmart Nghệ An 2005, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. Trung tâm tổ chức họp và làm việc trực tiếp với các sở, ban, ngành có liên quan để xin ý kiến góp ý xây dựng và chỉnh sửa nội dung bộ tài liệu xúc tiến đầu tư gồm các cuốn sách: Nghệ An cơ hội đầu tư; Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Nghệ An (Ban hành theo quyết định số57/ QĐ-UB ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh Nghệ An) và cuốn danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào Nghệ An từ 2005-2010 (trong đó có các KCN Nghệ An). Bộ tài liệu này đã kịp thời phục vụ cho công tác vận động, kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào tỉnh nói chung và KCN nói riêng. Trung tâm đã phối hợp với tạp chí kinh tế và dự báo- cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và đầu tư để quảng bá hình ảnh Nghệ An tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước, viết các bài bài báo giới thiệu về môi trường đầu tư tại Nghệ An, đặc biệt là các KCN mới xây dựng...
Trung tâm đã chủ động làm việc trực tiếp với đại sứ quán các nước Đức, Italia, Anh, Canađa, áo, Rumani tại Việt Nam để giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Nghệ An,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc