MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH
11
1.1. Các khái niệm cơ bản 11
1.1.1. Nguồn nhân lực 11
1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao 14
1.1.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính
nhà nước 18
1.1.4. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 20
1.1.5. Cơ quan hành chính nhà nước 22
1.2. Vai trò và sự cần thiết về thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng
cao cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh 23
1.3. Các yếu tố chi phối và ảnh hƣởng đến việc thu hút nguồn
nhân lực chất lƣợng cao cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
tỉnh
24
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài 24
1.3.2. Yếu tố bên trong 25
1.3.3. Những ảnh hưởng tác động đến việc thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao cấp tỉnh 29
1.4. Các hình thức thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các
cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh 32
1.5. Kinh nghiệm thu hút nguồn nhân lực 33
1.5.1. Kinh nghiệm trong nước 33
1.5.2. Kinh nghiệm của một số nước 38
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dữ liệu về nguồn cán bộ, các ứng cử viên ngoài hệ thống
CQHCNN đều có thể tham gia ứng cử vào bất cứ chức vụ nào trong các cơ
quan, đơn vị, địa phương.
41
Thứ hai, ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây
dựng tiêu chí đánh giá NNLCLC, việc tuyển dụng NNLCLC, những văn bản
này không chỉ là cơ sở cho việc tuyển dụng, thu hút mà còn được sử dụng và
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, giới thiệu bổ nhiệm NNLCLC.
Thứ ba, chú trọng công tác đánh giá NNLCLC với nhiều hình thức đa
dạng. Có thể đánh giá NNL dựa trên hiệu quả công việc được hoàn thành, đây
là phương pháp đánh giá khách quan, công bằng. Học tập kinh nghiệm của
Hàn Quốc về thường xuyên đánh giá định lượng CBCC để họ biết được trình
độ, năng lực của mình; ngoài ra, còn phải coi trọng việc đánh giá mức độ hài
lòng của người dân đối với CBCCVC.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với NNLCLC, đặc biệt quan
tâm đến chế độ tiền lương, thưởng, bố trí chỗ nghỉ ngơi, mua nhà, đất giá rẻ,
hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Ngoài các hình thức đãi ngộ trực
tiếp với NNLCLC cần quan tâm đến chế độ ưu đãi đối với người thân của các
đối tượng, như tạo việc làm cho vợ hoặc chồng, chế độ phụ cấp cho người nuôi
bố mẹ già, ưu tiên chọn trường học cho con cái của các đối tượng thu hút,
Thứ năm, bố trí và sử dụng NNLCLC một cách phù hợp: Đầu tư dài
hạn cho những CCVC trẻ xuất sắc, có năng lực chuyên môn, tạo sự tin tưởng,
dám giao trọng trách cho đội ngũ trẻ; tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi
để NNL phát huy tối đa những giá trị kiến thức vốn có cho tổ chức; tham gia
các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần đưa ra khỏi hệ thống chính trị
những CBCC không đáp ứng được công việc theo yêu cầu đề ra.
Thứ sáu, sự thăng tiến trong nghề nghiệp của NNL tùy thuộc vào trình
độ, năng lực và kết quả công việc đóng góp, mức độ cống hiến cho tổ chức.
Thứ bảy, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra
công tác tuyển dụng, sử dụng NNL, việc phát huy năng lực của NNL trong
thực hiện nhiệm vụ.
42
Kết luận Chƣơng 1
Thu hút NNLCLC cho CQHCNN có vai trò quan trọng, to lớn trong
việc phát triển KT - XH, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả QLNN. Trong khuôn khổ phạm vi nội dung của chương 1,
đã trình bày khái quát những nội dung cần thiết về cơ sở lý luận của đề tài;
phân tích, chỉ rõ thế nào NNL, NNLCLC, thu hút NNLCLC; tầm quan trọng
của việc thu hút và chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC; các nội dung của
thực hiện chính sách thu hút NNLCLC vào CQHCNN; kinh nghiệm thực tế
trong thu hút nhân tài của các nước, các địa phương trong cả nước; các quan
điểm của Đảng và nhà nước về thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Thấy
được vị trí, vai trò to lớn quan trọng của NNLCLC đối với sự phát triển KT -
XH và vai trò, cách thức của nó khi thu hút lực lượng này vào làm việc cho
các CQHCNN. Điều đó cho chúng ta thấy cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa
để phát triển NNL và thu hút NNLCLC vào các CQNN nói chung và
CQHCNN nói riêng. Ở chương này, cũng đã chỉ ra được một số yếu tố chi
phối, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thu hút NNLCLC cho CQHCNN,
nên khi xây dựng và thực hiện chính sách thu hút trong đời sống cần xem xét
đầy đủ trên nhiều khía cạnh, để các yếu tố này có cách thức, giải pháp phù
hợp, đem lại hiệu quả cho việc thu hút NNLCLC.
Những cơ sở lý luận trong việc thu hút được phân tích, tổng hợp ở
chương 1 là tiền đề, cơ sở quan trọng trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất
những giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút NNLCLC cho CQHCNN tỉnh
Cao Bằng ở chương 2 và chương 3.
43
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc
và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài
trên 333km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp
tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Dân số khoảng hơn 53 vạn người, với 08 dân tộc
chính cùng sinh sống (trong đó: Dân tộc Tày chiếm 43,03%, Nùng chiếm
29,8%, Mông chiếm 10,58%, Dao chiếm 10,23%, Sán Chỉ chiếm 1,53%, Lô
Lô chiếm 0,5%, Kinh chiếm 4,32% và dân tộc khác chiếm 0,01%).
* Về địa hình: tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ
thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và phức tạp,
với diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km2, có độ cao trung bình trên 200m, vùng
sát biên giới có độ cao trung bình từ 600 m - 1.300 m so với mặt nước biển.
Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.
* Về khí hậu: khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi
cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc.
Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng
những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, con phong phú đa dạng,
trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, lê, quýt, đậu
tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng, cây thạch đen,
* Về tài nguyên rừng: khá phong phú và được xem là khu vực đặc trưng
của kiểu loại rừng ẩm, nhiệt đới, với các loại cây lâu năm như nghiến, hương
đá, thông núi,...
* Về tài nguyên khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao về
kinh tế như: vàng, thiếc, măng gan, vonfram, sắt... một số mỏ có trữ lượng lớn
như: Mỏ thiếc - Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình), Mỏ sắt Ngườm Tráng, Mỏ
44
sắt Nà Lủng (huyện Hòa An), mỏ sắt Nà Rụa,... Cao Bằng có hệ thống sông
ngòi phong phú trên địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn như sông Gâm, sông
Quây Sơn, sông Bằng Giang, Sông Hiến.... đã tạo cho Cao Bằng có tiềm
năng, điều kiện để phát triển thủy điện vừa và nhỏ như: thủy điện Lý Bôn
(huyện Bảo Lâm), thủy điện Nà Lòa (huyện Phục Hòa),...
2.1.2. Tình hình về kinh tế - xã hội
Cao Bằng là một tỉnh nghèo và khó khăn, trong những năm qua, được sự
quan tâm, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành, đoàn thể
Trung ương, cùng với tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, Đảng
bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực từng bước vượt
qua khó khăn thử thách và đạt được những thành quả quan trọng. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 05 năm qua là 9,2%/năm, thu nhập bình
quân đầu người đạt 20,8 triệu đồng (đứng thứ 12 trong vùng trung du miền núi
Bắc Bộ). Trong từng lĩnh vực sản xuất đã có những tăng trưởng nhất định góp
phần củng cố và phát triển KT - XH của tỉnh tính đến hết năm 2017, cụ thể:
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: có bước tăng trưởng toàn diện, theo
hướng tăng năng xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả, bình quân hằng năm đạt
3,8%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 270.000 tấn/năm; giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt 37 triệu đồng/ha.
- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: tiếp tục được duy trì, Giá trị sản
lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân 0,48%/năm. Kết cấu hạ tầng KT -
XH được đầu tư, phát triển: 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 100%
số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, số hộ được sử dụng điện lưới quốc
gia đạt 89,2%; cơ bản các xóm vùng sâu, vùng xa đều có điểm trường tạo thuận
lợi cho học sinh đi lại; 100% xã có trạm y tế; 74,3% số xóm có nhà văn hóa; tỷ
lệ phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam đạt 98% dân số, tỷ lệ phủ sóng Đài Truyền
hình Việt Nam đạt 98% dân số; 100% các xã, phường, thị trấn đã có sóng di
động, truy cập được Internet; tỷ lệ điện thoại cố định và điện thoại di động đạt
97 máy/100 dân.
45
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: hệ thống thương mại, dịch vụ được mở
rộng, mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư, lưu thông hàng hóa thuận lợi,
cung - cầu hàng đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn
tỉnh năm 2017 đạt 5.716 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,6%. Hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Quốc tế, của khẩu Quốc gia và các lối
mở, cửa khẩu phụ, cặp trợ biên giới liên tục tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu qua địa bàn đến năm 2017 đạt trên 2 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm
là 30,9%.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: mạng lưới trường, lớp tiếp tục được
củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục và đào tạo tạo không ngừng được
nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 664 trường học, giảm 05 trường so với năm 2015,
trong đó có 109 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 39 trường so với năm 2015;
199/199 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập công đồng. Cơ sở vật chất
trường lớp được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 68,1%, tăng
10% so với năm 2015; bán kiên cố là 25,8%, phòng học tạm là 6,03%.
- Lĩnh vực y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: mạng lưới y tế từ tỉnh
đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố, chất lượng khám chữa bệnh
không ngừng được nâng lên. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 13 Bác sĩ/vạn
dân; đạt 31,4 giường bệnh/vạn dân; 60/199 xã, phường, thị trấn đạt tiêu quốc
gia về y tế xã; 85% trạm y tế xã có Bác sĩ; 100% trạm y tế xã thực hiện khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận sử
dụng dịch vụ y tế cơ sở. Tỷ lệ tăng dân số được kiểm soát.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: các hoạt động văn hóa, thể thao được phát
triển mạnh mẽ, nhiều nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc được giữ gìn và
phát huy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc được quan
tâm như: lễ hội Lồng tổng, làng văn hóa dân tộc Tày, làng nghề Phja Chang,
đề tài nghiên cứu, siêu tầm dân ca, dân vũ của người Sán Chỉ... Các hoạt động
làng văn hóa du lịch cộng đồng, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế về du
lịch đối với Thác Bản Giốc và khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó đã
46
được bạn bè, du khách trong nước và quốc tế biết đến. Ngày 12/4/2018, tỉnh
Cao Bằng đã được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Non nước Cao
Bằng trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam (sau Công
viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
- Lĩnh vực an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị và đối
ngoại: triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động về Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển KT - XH với quốc phòng - an ninh. Tổ chức có hiệu quả phong
trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Quần chúng tham gia tự quản
đường biên, mốc giới, an ninh trật tự xóm bản khu vực biên giới", “Toàn dân
tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình
mới" trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các hoạt động đối ngoại luôn đảm bảo sự
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Quan hệ hữu nghị giữa chính quyền địa
phương hai tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ngày
càng được mở rộng, tạo môi trường quan hệ đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa
Nhân dân hai bên biên giới.
Bên cạnh đó, Cao Bằng có trên 333km đường biên giới với địa hình
khá phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn lạc hậu và đặc
biệt là chất lượng NNL chưa cao, lao động đã qua đào tạo còn rất hạn chế
những vấn đề này đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình thu hút đầu tư của
tỉnh, gây khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triển KT - XH. Tuy nhiên,
Cao Bằng cũng có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản phong phú
với trữ lượng lớn như vàng, niken, chì, thiếc, quặng sắt,... là lợi thế giúp Cao
Bằng phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, du
lịch. Trong quá trình hội nhập quốc tế, NNLCLC của tỉnh Cao Bằng ngày
càng được củng cố và phát triển, là lực lượng xung kích trong việc thúc đẩy
sự phát triển KT - XH. Vai trò của NNLCLC ngày càng được xã hội thừa
nhận và đánh giá cao.
47
2.1.3. Thực trạng các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Cao Bằng
Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước tỉnh Cao Bằng gồm:
- UBND tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh. Các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm các 19 sở, ngành: Nội vụ; Tư pháp; Kế
hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và
Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Ngoại vụ; Thanh
tra; Văn phòng UBND tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh.
- UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện: Cao
Bằng có 01 thành phố và 12 huyện (trong đó: có 05 huyện nghèo thuộc
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-
CP của Chính phủ và 01 huyện được hưởng chính sách như huyện nghèo).
- UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã: Cao Bằng có
199 xã, phường, thị trấn (trong đó: 177 xã (có 139/177 xã đặc biệt khó khăn),
08 phường, 14 thị trấn) với 2.487 xóm, tổ dân phố.
2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà
nước của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về đường giao
thông, kinh tế,... nhưng những năm gần đây Cao Bằng đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC, do đó đội ngũ CBCCVC từ
cấp tỉnh đến cấp xã đang từng bước được nâng lên. Theo số liệu thống kê của
Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, tính đến hết ngày 31/12/2017, tỉnh Cao Bằng có
6.229 CBCC làm việc trong các CQHCNN các cấp, trong đó: cấp tỉnh, huyện
là 2.042 người, cấp xã là 4.187 người, cụ thể:
48
* Số lƣợng và chất lƣợng CBCC cấp tỉnh, huyện theo trình độ đào tạo
Phân theo trình độ đào tạo
Năm 2012 Năm 2017
Số lƣợng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số CBCC cấp tỉnh, cấp huyện 2.148 2.042
Trình độ
chuyên
môn
Tiến sĩ 2 0,09 3 0,15
Thạc sĩ 76 3,54 173 8,47
Đại học 1.455 68,0 1.574 77,1
Cao đẳng 137 6,38 82 4,02
Trung cấp 423 19,7 187 9,16
Còn lại 55 2,56 23 1,13
Lý luận
chính trị
Cao cấp, cử nhân 278 12,9 441 21,6
Trung cấp 235 10,9 279 13,7
Sơ cấp 116 5,4 86 4,21
Chưa qua đào tạo 1.519 70,7 1.236 60,5
Trình độ
tin học
Trung cấp trở lên 22 1,02 36 1,76
Chứng chỉ 1.241 57,8 1.582 77,5
Chưa qua đào tạo, bồi
dưỡng
885 41,2 424 20,8
Trình độ
ngoại ngữ
Đại học trở lên 45 2,09 34 1,67
Chứng chỉ 1.043 48,6 1.461 71,5
Chưa qua đào tạo, bồi
dưỡng
1.060 49,3 547 26,8
Quản lý
nhà nƣớc
CVCC và tương đương 13 0,61 39 1,91
CVC và tương đương 201 9,4 504 24,7
CV và tương đương 1.285 59,8 1.143 56,0
Còn lại 649 30,2 356 17,4
Bảng 2.1. Thống kê số lượng và chất lượng cán bộ, công chức theo trình độ đào tạo.
49
* Số lƣợng và chất lƣợng của CBCC cấp xã theo trình độ đào tạo
Phân theo trình độ đào tạo
Năm 2012 Năm 2017
Số lƣợng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số CBCC cấp xã 3.732 100 4.187 100
Trình độ
chuyên
môn
Tiến sĩ 0 0,0 0 0,0
Thạc sĩ 0 0,0 10 0,2
Đại học 367 9,8 1.407 33,6
Cao đẳng 144 3,9 329 7,9
Trung cấp 1.704 45,7 2.321 55,4
Sơ cấp 103 2,8 16 0,4
Chưa qua đào tạo 1.414 37,9 104 2,5
Lý luận
chính trị
Cao cấp, cử nhân 10 0,3 13 0,3
Trung cấp 1.246 33,4 1.698 40,6
Sơ cấp 190 5,1 867 20,7
Chưa qua đào tạo 2.286 61,3 1.609 38,4
Trình độ
tin học
Trung cấp trở lên 0 0,0 37 0,9
Chứng chỉ 2.215 59,4 2.603 62,2
Chưa qua đào tạo 1.517 40,6 1.547 36,9
Trình độ
ngoại ngữ
Cao đẳng, đại học trở lên 0 0,0 5 0,1
Chứng chỉ 503 13,5 1.161 27,7
Chưa qua đào tạo 3.229 86,5 3.021 72,2
Quản lý
nhà nƣớc
CVC và tương tương 0 0,0 4 0,1
CV và tương đương 80 2,1 283 6,8
Cán sự và tương đương 1.053 28,2 2.503 59,8
Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 2.599 69,6 1.397 33,4
Bảng 2.2. Thống kê số lượng và chất lượng của CBCC cấp xã theo trình độ đào tạo.
50
Qua bảng thống kê về số lượng và chất lượng CBCC và báo cáo về
đánh giá chất lượng của CBCC ta có thể đưa ra một số nét khái quát về NNL
trong CQHCNN tỉnh Cao Bằng như sau:
Trình độ đội ngũ CBCC của tỉnh đã và đang ngày càng được nâng cao
cả về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, tin
học, ngoại ngữ; có năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, chủ động khắc
phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây chính là
nhân tố quan trọng góp phần để tỉnh Cao Bằng hoàn thành các mục tiêu
nhiệm vụ phát triển KT - XH, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật
chất của người dân.
Là một tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu
dân số, lực lượng CBCC là dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn
(CBCC cấp tỉnh, cấp huyện là người dân tộc thiểu số chiếm 85,6%, cấp xã
chiếm trên 97%), đây là một nỗ lực lớn trong quản lý, quy hoạch và sử dụng
CBCC của tỉnh Cao Bằng, đảm bảo cân đối trong cơ cấu thành phần dân tộc,
nhất là tỷ lệ CBCC là dân tộc thiểu số ít người trong CQHCNN.
Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ CBCC của tỉnh Cao Bằng vẫn còn một
số mặt chưa đạt chuẩn, được thể hiện ở một số điểm như sau:
- Đối với CBCC cấp tỉnh, huyện (tính đến 31/12/2017): Số lượng
CBCC có trình độ chuyên môn Tiến sĩ, thạc sĩ, chiếm tỷ lệ rất thấp 8,62%,
trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 77,1% và vẫn còn 13,18% CBCC trình độ cao
đẳng, trung cấp; số lượng CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn
60,5%, tin học là 20,5%, ngoại ngữ là 26,8%.
- Đối với CBCC cấp xã (tính đến 31/12/2017): Số lượng CBCC có trình
độ trên đại học rất thấp (có 0,2% thạc sĩ và không có tiến sĩ); trình độ trung
cấp chiếm tỷ lệ chủ yếu là 55,4%; đáng quan tâm là vẫn còn tỷ lệ CBCC trình
độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chiếm 2,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ CBCC chưa
qua đào tạo lý luận chính trị vẫn còn 38,4%; chưa qua bồi dưỡng về tin học là
36,9%, ngoại ngữ là 72,2%, quản lý nhà nước là 33,4%.
Từ đó cho thấy trình độ, năng lực CBCC của tỉnh còn khá thấp, chưa
51
đáp ứng yêu cầu. Do đó, tỉnh Cao Bằng cần phải tiếp tục được quan tâm thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng NNL trong các
CQHCNN, theo đó phải đẩy mạnh việc thu hút và đề ra nhiều giải pháp chính
sách trong thực hiện thu hút NNLCLC.
2.2. Thực trạng thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các cơ
quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Chủ trương và cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng luôn coi trọng
phát triển NNLCLC của tỉnh, trong đó chú trọng đặc biệt tới thu hút NNL
có chất lượng cao về làm việc cho cơ quan, đơn vị ở tỉnh Cao Bằng. Trong
văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 -
2020, để đạt được các chỉ tiêu đề ra, Đại hội xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm
cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nhiệm kỳ, đó là: “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề
lối làm việc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp”. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút NNL có chất lượng
cao về làm việc tại địa phương, Theo đó, năm 2014, HĐND tỉnh và UBND
tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ
NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2015 - 2020, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh
Cao Bằng về một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2015 - 2020.
- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND
tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ
NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng, giai
đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, chính sách thu hút NNLCLC đến công tác tại các cơ quan,
đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng khi ban hành cũng có những bất cập nhất định, do
đó HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND ngày
52
08/12/2017 quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công
tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 - 2020
(thay thế Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND). Chính sách mới (Nghị quyết số
32/2017/NQ-HĐND) trên cơ sở kế thừa và phát huy tốt những ưu điểm của
chính sách cũ (Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND), đã mở rộng và điều
chỉnh nâng mức hỗ trợ một lần bằng tiền cho các đối tượng được thu hút
thay cho chính sách thu hút cũ. Từ thực tế cho thấy, việc thu hút chưa đem
lại hiệu quả cao, do đó, để phát huy tốt NNL và đảm bảo NNLCLC của
tỉnh, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Đề án số 02 -ĐA/TU ngày 14/9/2016
về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng
lãnh đạo quản lý đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ giai đoạn 2016
- 2020 nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC. Nhờ vậy, việc cử đào
tạo, bồi dưỡng từng bước đã đi vào nề nếp, gắn với quy hoạch, bố trí, sử
dụng cán bộ; đặc biệt là tập trung đào tạo trình độ sau đại học cho
CBCCVC, các cơ sở đào tạo của địa phương, đào tạo gắn với yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
thuộc các chương trình trọng điểm, trọng tâm của địa phương.
Trên cơ sở đó, với cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng
=> Chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương
- Về hệ số lương: Căn cứ các quy định về chế độ chính sách tiền lương
của Trung ương, tỉnh Cao Bằng áp dụng chế độ tiền lương và các khoản phụ
cấp khác theo quy định của pháp luật đối với người được tuyển dụng theo
chính sách thu hút, cụ thể như sau:
+ Người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì
được hưởng 100% mức lương bậc 02 của ngạch tuyển dụng.
+ Người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì
được hưởng 100% mức lương bậc 03 của ngạch tuyển dụng.
- Về chế độ đãi ngộ, trợ cấp tài chính một lần:
53
+ Năm 2005, tỉnh Cao Bằng vừa ban hành cơ chế thu hút, đào tạo NNL,
áp dụng cho 19 ngành nghề, nhóm ngành. Theo đó, cán bộ, công chức của
tỉnh khi được cử đi đào tạo vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản trợ
cấp khác, kể cả việc nâng bậc lương theo quy định của Nhà nước. Cán bộ
trong quá trình đào tạo tiến sĩ còn được trợ cấp tiền ôn thi, kinh phí mua tài
liệu với mức 900.000 đồng/tháng. Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ được
trợ cấp 01 lần với mức tiền 20 triệu đồng, đối với nữ mức hỗ trợ tăng lên 24
triệu đồng, tốt nghiệp loại giỏi được thưởng thêm 10 triệu đồng.
- Con em người địa phương theo học tại các trường đại học hệ chính
quy có kết quả học tập khá, giỏi và cam kết trở về tỉnh công tác ít nhất là 10
năm mà trong quá trình học tập đạt kết quả loại khá được hỗ trợ 500.000
đồng/tháng và loại giỏi được hỗ trợ 01 triệu đồng/tháng. Sinh viên tốt nghiệp
loại giỏi còn được ưu tiên xét tuyển thẳng vào biên chế Nhà nước không phải
thi công chức. Đối với việc thu hút nhân tài, Cao Bằng cũng thực hiện các cơ
chế ưu đãi đặc biệt đối với các đối tượng từ tỉnh ngoài về công tác, nhất là
người có trình độ cao. Người có trình độ tiến sĩ sau khi tiếp nhận và bố trí
công tác phù hợp còn nhận mức hỗ trợ 01 lần là 50 triệu đồng; Bác sĩ, Dược sĩ
chuyên khoa II được hỗ trợ 25 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được
hỗ trợ 10 triệu đồng,...
Tỉnh Cao Bằng đã có cơ chế cho NNLCLC, có chủ trương tuyển thẳng
học sinh giỏi ở các trường về làm việc tại tỉnh, kể cả thu hút sinh viên có bằng
loại khá thuộc lĩnh vực các ngành kỹ thuật, công nghiệp...; tích cực mở các
lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC đồng thời giao tổ chức rà soát lại số
lượng công chức trên các lĩnh vực để có phương án chủ động trong việc quy
hoạch công tác cán bộ.... Song, so với nhu cầu về nâng cao chất lượng NNL
thì kết quả trên vẫn còn hạn chế do các đơn vị chưa xây dựng được quy hoạch
đào tạo CBCCVC sau đại học; chính sách thu hút còn thấp so với mặt bằng
chung của tỉnh; thủ tục tiếp nhận đối tượng thu hút ở một số đơn vị còn phiền
hà; tiền lương khối hành chính và khối sự nghiệp còn thấp...
54
Chính sách này khá toàn diện, bao gồm phát hiện và hỗ trợ ngay từ cơ
sở đào tạo, tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển, tiền lương, quy hoạch,
đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng... so với Kết luận số 86 -KL/TW của Bộ
Chính trị, chính sách thu hút NNLCLC gắn với quy định trợ cấp đào tạo, bồi
dưỡng, quy hoạch, do tỉnh ban hành chưa đủ mạnh và toàn diện, chủ yếu là
trợ cấp về tài chính một lần. Tuy nhiên, chính sách này đã có sự thay đổi so
với điều kiện phát triển của địa phương, do đó tỉnh đã ban hành chính sách
mới (Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND) và quy định như sau:
TT Đối tƣợng Mức hỗ trợ
(triệu đồng)
1 Giáo sư; Phó Giáo sư; Tiến sĩ khoa học 200
2
Tiến sĩ; Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thu_hut_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_cho_cac_co_qu.pdf