MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀDÒNG VỐN ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI--------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠBẢN VỀTTCK ------------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm TTCK ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Phân loại TTCK-------------------------------------------------------------- 4
1.1.3. Chức năng của TTCK ------------------------------------------------------- 6
1.1.4. Vai trò của TTCK------------------------------------------------------------ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ---------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm “đầu tưgián tiếp nước ngoài” -------------------------------- 8
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI ---------------------------------------------------11
1.2.3. Quy mô và tác động của đầu tưgián tiếp nước ngoài -----------------12
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NĐTNN
TRÊN TTCK ỞMỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI -------------------------------17
1.3.1. Bài học kinh nghiệm vềthu hút và quản lý hoạt động của NĐTNN
trên TTCK Trung Quốc -----------------------------------------------------------18
1.3.2. Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tưgián
tiếp trên TTCK ---------------------------------------------------------------------21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1--------------------------------------------------------------------26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯGIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA-----------27
2.1. TTCK VN – NHỮNG CƠHỘI ĐẦU TƯ---------------------------------------27
2.1.1. Quy mô niêm yết trên thịtrường -----------------------------------------27
2.1.2. Sựgia tăng hàng hóa -------------------------------------------------------28
2.1.3. Sựphát triển của các công ty chứng khoán -----------------------------29
2.1.4. Quy mô giao dịch trên thịtrường-----------------------------------------30
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA ---------------31
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài trên TTCK VN -31
2.2.2. Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài
trên TTCK VN----------------------------------------------------------------------37
2.3. NHỮNG YẾU TỐCẢN TRỞTRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA------------------------------------------------44
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI---------------49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2--------------------------------------------------------------------56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) VÀO TTCK VN THỜI GIAN TỚI--------------------57
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VN ĐẾN NĂM 2010 -----------------57
3.1.1. Mục tiêu----------------------------------------------------------------------57
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK -----------------------------57
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK VN đến năm 2010 ----------------------58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VN ------------------------------------------------------59
3.2.1. Các quan điểm thu hút và quản lý FPI -----------------------------------59
3.2.2. Các giải pháp thu hút và quản lý vốn FPI -------------------------------63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3--------------------------------------------------------------------77
KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------------------78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3421 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giao dịch vãng lai. Do đó khi giao dịch
trên thị trường, NĐTNN và các cơ quan chức năng luôn tỏ ra lúng túng khi “sờ” vào
những quy định trong luật của Việt Nam, cụ thể
Theo tinh thần Luật đầu tư là không hạn chế các NĐTNN đầu tư vào những
ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm ( tức là NĐTNN được quyền nắm giữ
100% cổ phần trong công ty niêm yết ). Nhưng cũng vào thời điểm mà Luật đầu tư vẫn
còn hiệu lực thi hành thì Quyết định 238/2005/QĐ-TTg và Quyết định 36/2003/QĐ-
TTg lại phủ nhận hoàn toàn Luật đầu tư trên khi quy định tỷ lệ đầu tư tối đa cho
NĐTNN trong doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết.
Như vậy, có thể thấy rằng trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước vẫn còn
nhiều điểm bất cập cần được tháo gỡ, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Nếu làm được điều
49
đó thì Việt Nam sẽ thực sự trở thành một thiên đường, một điểm đến an toàn cho các
nhà đầu tư trên thế giới nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA
Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích sự tham gia của các quỹ đầu tư, tổ chức
đầu tư nước ngoài và thực chất các thành phần kinh tế nước ngoài đã từ lâu trở thành
một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rằng, các luồng vốn
đầu tư nước ngoài luôn thực sự là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng
tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, có thể nói tình hình thu hút
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( vốn FPI ) của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn so
với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Mặc dù vốn
FPI ( được đầu tư chủ yếu qua các quỹ đầu tư và định chế tài chính ) vào Việt Nam bắt
đầu tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng có những hạn chế sau:
- Chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ). Theo
thống kê chưa đầy đủ, vốn FPI vào Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% so với vốn FDI năm
2002; 2,3% trong năm 2003 và 3,7% vào năm 2004. Đây là tỷ lệ quá khiêm tốn so với
nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở
các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm từ 30 – 40%
- Một trong những kênh dung nạp dòng vốn FPI là TTCK cũng chỉ mới đạt giá
trị vốn hóa trên 9 tỷ USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực như Trung
Quốc ( 480 tỷ USD ), Philippines ( 80 tỷ USD ), hoặc Thái Lan ( 100 tỷ USD ).
- Thực tế cho thấy vốn FPI vào Việt Nam còn thấp, nguyên nhân từ cả hai phía
Nhà nước và doanh nghiệp
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Việt Nam
50
Đa số doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn, tuy nhiên trước nguồn vốn đầu tư
nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam “hình như” từ chối hay rất ít doanh nghiệp
Việt Nam biết tận dụng nguồn vốn này. Những suy nghĩ về vấn đề giải quyết nhu cầu
vốn của mình được bộc lộ qua những quan điểm sau:
- Những công ty tư nhân hầu hết đều không sẵn lòng hoặc không thể đáp ứng
yêu cầu về tính minh bạch
- Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, phương thức tìm vốn để phát triển công
việc sản xuất kinh doanh xưa nay chủ yếu vẫn là từ ngân hàng
- Về phía doanh nghiệp, dù rất cần vốn nhưng vẫn e ngại khi làm việc với các
quỹ đầu tư. Có thể nói doanh nghiệp không có động lực thu hút vốn FPI vì sợ tuột mất
quyền quản lý, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình. Đó là do doanh nghiệp chưa
sẵn sàng đón nhận khái niệm “công ty đại chúng”, doanh nghiệp chưa tin tưởng để trao
cho quỹ quyền tham dự vào Hội đồng quản trị của công ty cũng như doanh nghiệp
chưa muốn công khai hết mọi vấn đề về tài chính. Trong khi đó, đây là các yếu tố then
chốt để quỹ đầu tư quyết định chọn doanh nghiệp hay không
- Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều e ngại công khai tình hình hoạt động kinh
doanh. Hội đồng quản trị chưa phải là tổ chức quy tụ những cổ đông lớn và không hoạt
động độc lập…
- Số doanh nghiệp cần vốn thì nhiều mà quỹ đầu tư thì ít. Do đó các nhà đầu tư
luôn “kén cá chọn canh”. Chẳng hạn việc Dragon Capital đưa ra điều kiện chỉ tham gia
vào một công ty khi giá trị thị trường của công ty này đạt từ 7 triệu USD trở lên đã là
một hạn chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Các công ty tư nhân ở Việt Nam được thành lập trong vòng 10 năm với quy
mô khá nhỏ, nên không thích hợp với việc nhận đầu tư từ các quỹ. Hầu như quỹ tư
nhân trong khu vực đang tìm các cơ hội đầu tư với mức đầu tư tối thiểu là 5 triệu USD.
51
- Điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư là muốn hiểu được hoạt động của
doanh nghiệp một cách chân thực và chính xác qua bản báo cáo tài chính, nhưng phần
lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều coi việc báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan
thuế chứ không phải là dành cho cổ đông cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Trong
khi đó, hệ thống kiểm toán còn nhiều bất cập, có những quy định không tuân theo
chuẩn mực quốc tế. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần
hóa chủ yếu là tính theo giá trị sổ sách chứ không sử dụng phương pháp chiết khấu
dòng tiền, nên để đánh giá giá trị thực một doanh nghiệp là rất khó. Bên cạnh đó, hệ
thống thông tin của doanh nghiệp còn yếu, không cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư về
tình hình hoạt động cũng như những dự báo trong tương lai.
Nguyên nhân từ phía Nhà nước
- Nhà nước chưa có một hệ thống chính sách rõ ràng, minh bạch đối với FPI.
Các quy định còn nhiều chồng chéo, bất cập và tỏ ra “thiên vị” đối với các nhà đầu tư
trong nước hơn là các NĐTNN. Sự thiên vị dễ thấy nhất là việc Nhà nước giới hạn tỷ lệ
tham gia góp vốn mua cổ phần đối với NĐTNN. Việc giới hạn này đã góp phần làm
giảm sức thu hút vốn FPI vào Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn tài
chính lớn trên thế giới đang tìm đến thị trường Việt Nam và coi Việt Nam như một địa
chỉ đầu tư đáng tin cậy và đầy hứa hẹn. Tuy nhiên điều này chưa có nghĩa là sẽ chắc
chắn có làn sóng đầu tư ồ ạt đổ vào Việt Nam khi cơ hội đầu tư của họ bị hạn chế. Mục
đích của các NĐTNN vào Việt Nam không phải là để hưởng ưu đãi mà họ muốn tham
gia ban điều hành để có thể cải cách về quản trị cũng như phương thức kinh doanh của
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua Nhà nước chỉ cho phép các NĐTNN tham góp vốn
với một tỷ lệ nhỏ nên dù rất muốn đầu tư lâu dài vào một doanh nghiệp tại Việt Nam,
các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đành bán bớt cổ phiếu để chuyển sang đầu tư ở một
lĩnh vực khác hoặc rút vốn ra khỏi Việt Nam vì đã hết “room”.
52
Bên cạnh đó ở Nhà nước vẫn còn tồn tại những nhận thức không thiện cảm về
các quỹ đầu tư trong hoạch định chính sách khi cho rằng các quỹ đầu tư nước ngoài chỉ
đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn sinh lãi cao và gắn liền với các quỹ này
là những khả năng làm thất thoát vốn cho nền kinh tế. Những nhận thức không “thân
thiện” như trên tuy có những lý lẽ đáng để thông cảm do những rủi ro tiềm ẩn vốn có
của dòng vốn này. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến việc nới lỏng hơn nữa để quá
trình hội nhập của Việt Nam vào WTO diễn ra nhanh chóng hơn và quan trọng hơn hết
là điều này sẽ làm cho môi trường đầu tư của chúng ta trở nên tốt “đồng đều” hơn giữa
hai khu vực thu hút vốn FPI và FDI. Đến lượt mình, FPI lại có tác động ngược trở lại
trong việc thu hút dòng FDI và qua đó cũng làm giảm đi những mất cân đối nghiêm
trọng giữa hai dòng vốn này trong quá trình hội nhập.
- Nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc phát triển thị trường vốn và các dịch vụ
tài chính ở Việt Nam. TTCK Việt Nam quy mô hiện nay vẫn còn quá nhỏ so với các
nước trên thế giới. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường hiện nay mới đạt gần 9 tỷ USD,
chỉ bằng tổng vốn đầu tư của khoảng 10 quỹ đầu tư nước ngoài có quy mô lớn. Vì vậy
khả năng hấp thu vốn của TTCK Việt Nam bị đánh giá là thấp và đây cũng là nguyên
nhân chính khiến Việt Nam chưa thu hút được các tổ chức đầu tư lớn hoặc nếu họ đã
xuất hiện tại thị trường thì vẫn tham gia giao dịch hết sức dè dặt. Nếu quy mô thị
trường không được nâng lên, không hội tụ được những doanh nghiệp lớn niêm yết thì
TTCK Việt Nam khó có khả năng thu hút những nhà đầu tư tài chính nước ngoài có
tiềm lực mạnh.
- Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra quá chậm chạp làm cản
trở quá trình tự do hóa kinh tế và hạn chế tăng trưởng bền vững của khu vực tư nhân.
Hiện nay Nhà nước mới chỉ cổ phần hóa được khoảng 70% doanh nghiệp trong đó
phần nhiều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn. Hy
vọng rằng từ đây đến cuối năm một loạt các doanh nghiệp Nhà nước lớn sắp được cổ
53
phần hóa tiếp theo như ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, Công ty
Bưu chính viễn thông Viettel, Vinafone, Mobifone,… sẽ góp phần gia tăng cung hàng
hóa cho thị trường và mở ra nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư vốn cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước.
- Nhà nước vẫn chưa chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh của Việt Nam. Mặc dù mối quan tâm của các NĐTNN ngày càng tăng, nhưng
việc tìm kiếm thông tin về TTCK Việt Nam của người nước ngoài còn gặp rất nhiều
khó khăn do thiếu thông tin bằng tiếng nước ngoài. Các công ty niêm yết và chưa niêm
yết thông thường chỉ chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho việc giới thiệu,
quảng cáo, chào hàng, chưa nhằm mục đích thu hút cổ đông nước ngoài. Các bản cáo
bạch, báo cáo định kỳ và đột xuất gửi SGDCK TPHCM và UBCKNN chưa được dịch
sang tiếng Anh phục vụ công chúng đầu tư nước ngoài. Bản thân UBCKNN và
SGDCK TPHCM cũng chưa tổ chức cung cấp các thông tin nêu trên qua trang web. Hệ
thống dịch vụ thông tin chuyên nghiệp chưa phát triển, chi phí tìm kiếm thông tin cao
làm ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của NĐTNN nhất là các nhà đầu tư cá thể.
- Chính sách thuế hiện nay chưa được đổi mới nên chưa tạo ra bước đột phá
trong vấn đề minh bạch hóa của các doanh nghiệp. Ngoại trừ các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK bắt buộc phải công bố thông tin minh bạch thì các doanh nghiệp còn lại
rất sợ nếu công bố thông tin thì sẽ gặp rắc rối với cơ quan thuế. Làm sao các NĐTNN
có thể yên tâm đầu tư vào doanh nghiệp khi không thực sự nắm bắt được thông tin
chính xác về doanh nghiệp đó? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời trong một thời gian
ngắn
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước về việc tham gia của NĐTNN vào các công
ty cổ phần hóa cũng chưa rõ ràng. Cụ thể, đợt phát hành lần đầu của Vietnam Ocean
Shipping Agency ( VOSA ) lẽ ra đã diễn ra vào ngày 14/02/2006 với hơn 900 nhà đầu
tư tham gia nhưng đã bị hủy bỏ. Lý do là vì VOSA chờ mãi nhưng chưa thấy Chính
54
phủ có ý kiến về việc tham gia của NĐTNN. Mãi đến sau này Chính phủ mới có văn
bản cho phép VOSA được bán cổ phần cho NĐTNN. VOSA và Gemadept ( hiện niêm
yết tại SGDCK TP.HCM ) chẳng khác nhau gì nhưng NĐTNN lại có thể nắm đến 49%
vốn của Gemadept.
Nhu cầu về vốn của Việt Nam rất lớn song có nhiều kênh hút vốn vẫn chưa
được khai thác hết, thậm chí còn bỏ ngỏ, trong đó có quỹ đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng muốn đầu tư vào Việt Nam bằng cách gián tiếp
nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đối tác. Một phần, do doanh nghiệp Việt Nam rất ít
hoạt động xúc tiến thu hút FPI, trong khi đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI ) lại có hàng chục hội nghị xúc tiến mỗi năm.
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI
Để phần nào khẳng định những đánh giá, phân tích nêu trên không hoàn toàn
theo ý chủ quan của người viết và phần nào giúp cho những người đọc và đánh giá luận
văn này có được cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về quan điểm của NĐTNN khi đầu tư vào
TTCK Việt Nam, người viết đã thực hiện một cuộc khảo sát trong vòng 80 ngày với 87
nhà đầu tư cá nhân và 5 tổ chức nước ngoài bằng cách đề nghị các nhà đầu tư trả lời
bản câu hỏi trắc nghiệm ( phụ lục 2 đính kèm ) đồng thời thu thập thêm trên các tạp
chí ý kiến nhận định của một số chuyên gia, một số nhà quản lý của các công ty, quỹ
đầu tư có danh tiếng trên thị trường ( phụ lục 3 đính kèm ). Sau đó bằng phương pháp
tổng hợp, thống kê để đưa ra kết quả. Sau đây là kết quả phỏng vấn điều tra.
- Trong phần câu hỏi lựa chọn khi được hỏi đã dùng bao nhiêu tiền để đầu tư
vào TTCK Việt Nam và thâm niên đầu tư trên thế giới thì có 97,8% ( trong đó có 100%
nhà đầu tư cá nhân và 3 tổ chức ) đầu tư vào Việt Nam với số vốn dưới 5 triệu USD.
Cá biệt chỉ có 2 tổ chức đầu tư với số vốn từ 5 đến 10 triệu USD. Thâm niên đầu tư của
các vị này trên thế giới từ 3 đến 6 năm.
55
¾ Điều này cho thấy đây là những nhà đầu tư có thể nói là chuyên nghiệp
nhưng số vốn họ rót vào Việt Nam vẫn còn ít, chứng tỏ họ vẫn còn tỏ ra dè
dặt đối với TTCK mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên 97% nhà đầu tư đều trả lời
rằng sẽ gia tăng vốn và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Đây
có thể được xem là tín hiệu khả quan cho TTCK Việt Nam.
- Về cơ cấu đầu tư : có 83% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu trong đó 97% vào cổ
phiếu niêm yết và 3% vào cổ phiếu chưa niêm yết. Nhưng khi được hỏi về dự định đầu
tư trong thời gian tới thì có 81% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và 19% đầu tư
vào cổ phiếu chưa niêm yết. Tỷ lệ này ở trái phiếu và chứng chỉ quỹ là:
BẢNG 2.5 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO TRÁI PHIẾU VÀ CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA
NĐTNN
Hiện tại Tương lai
Trái phiếu 7% 12%
Chứng chỉ quỹ 10% 15%
¾ Sở dĩ có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết trong
tương lai là do NĐTNN đánh giá tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu chưa niêm yết
cao hơn. Một phần vì cổ phiếu niêm yết trên TTCK đã liên tục giảm giá
trong những tháng gần đây, giá mua vào và bán ra không chênh lệch bao
nhiêu trong khi đối với cổ phiếu chưa niêm yết nếu nắm được những thông
tin ngoài lề và là cổ đông chiến lược có thể mua vào với giá rất thấp và bán
ra với giá rất cao. Phần nữa là do trong thời gian qua nhà đầu tư cũng bị
khống chế tỷ lệ đối với cổ phiếu chưa niêm yết thấp hơn cổ phiếu niêm yết,
và một số công ty khi phát hành không có chính sách cho NĐTNN mua cổ
phiếu chưa niêm yết do đó đã hạn chế tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu này rất nhiều.
Còn về thị trường trái phiếu và chứng chỉ quỹ theo các NĐTNN là chưa hấp
56
dẫn, nhất là lãi suất trái phiếu trong thời điểm hiện tại là quá thấp so với kỳ
vọng của nhà đầu tư.
- Trong phần câu hỏi theo thang điểm, khi được hỏi về mức độ quan trọng của
các mục tiêu đầu tư thì 30,6% nhà đầu tư mong muốn đạt được lợi nhuận trong ngắn
hạn; 64,4% đạt được lợi nhuận trong dài hạn và 5% hưởng lợi từ việc chia cổ tức
¾ Điều này cho thấy đa số các nhà đầu tư đều theo đuổi ý định đầu tư lâu dài
tại Việt Nam và họ xác định mục đích đầu tư chứ không đầu cơ như một số
nhà đầu tư trong nước vẫn làm trong thời gian qua. Do đó khi thị trường có
dấu hiệu đi xuống các NĐTNN vẫn mua vào một lượng cổ phiếu lớn thay vì
bán ra như các nhà đầu tư trong nước.
- Còn về phần câu hỏi trong những phương pháp đánh giá, phương pháp nào
thường sử dụng nhất, phần đông nhà đầu tư cá nhân sử dụng phương pháp phân tích cơ
bản, còn các nhà đầu tư tổ chức sử dụng kết hợp hai phương pháp: phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật. Rất ít các nhà đầu tư phụ thuộc vào các công ty môi giới và dịch vụ
tư vấn đầu tư.
¾ Điều này nói lên đa phần các NĐTNN là các nhà đầu tư có chuyên môn cao.
Khi muốn đầu tư vào một lọai chứng khoán nào đó họ thường phân tích kỹ
và dựa vào tiềm năng phát triển của công ty, cân nhắc đến yếu tố phát triển
của công ty trong tương lai hơn là quan tâm đến lợi nhuận hiện tại và không
đầu tư theo tâm lý “bầy đàn” như các nhà đầu tư trong nước. Như vậy, Việt
Nam chỉ cần cải thiện môi trường pháp lý, đồng bộ và nhất quán trong các
chính sách thì có thể hy vọng giữ chân lâu dài các NĐTNN, còn đối với
những thông tin “vỉa hè” về một công ty nào đó đa phần là các nhà đầu tư
trong nước bị tác động hơn là các nhà đầu tư nước ngoài. Sau đây là kết quả
khảo sát câu hỏi 11 và 12 được đa phần các nhà đầu tư lựa chọn
57
1 2 3 4 5
a. Phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [ ] [X]
( Basic analysis )
b. Phân tích kỹ thuật [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( Technical analysis )
c. Kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Combination of basic and technical analysis )
d. Phụ thuộc vào các công ty môi giới chứng khoán [ ] [X] [ ] [ ] [ ]
( Relying on securities brokerage companies )
e. Phụ thuộc vào các dịch vụ tư vấn đầu tư [ ] [X] [ ] [ ] [ ]
( Relying on investment consultancies )
1 2 3 4 5
a. Danh tiếng công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Good reputation of that company )
b. Quy mô vốn của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Equity extent of that company )
c. Lợi nhuận của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Revenue of that company )
d. Thông tin về công ty trong thời gian gần đây [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( Recent information about that company )
e. Tiềm năng phát triển của công ty [ ] [ ] [ ] [ ] [X]
( Potentiality of that company )
f. Tính thanh khoản cao [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( High liquidity of that security )
g. Tỷ số P/E [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( The P/E rate )
h. Chỉ số EPS ( The EPS rate ) [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
58
- Về mức độ tin cậy của nguồn thông tin, đa phần các nhà đầu tư cho rằng họ tin
cậy nhất nguồn thông tin có được từ các kết quả nghiên cứu rồi đến thông tin từ các địa
chỉ web về chứng khoán, các chuyên gia tư vấn đầu tư, các tạp chí và sau cùng mới là
bạn bè, người thân và các công ty môi giới chứng khoán.
¾ Điều này chứng tỏ rằng các NĐTNN chủ động rất nhiều trong việc đầu tư.
Họ chỉ tin tưởng vào những thông tin được công bố trên các địa chỉ, website
có uy tín, còn những thông tin “rỉ tai” và chưa được công bố chính thức
không tác động lắm đến tâm lý đầu tư của họ.
- Phần lớn các nhà đầu tư đều tin tưởng vào quyết định đầu tư của mình nên có
đến 88,5% nhà đầu tư lựa chọn trên mức trung bình về khả năng sinh lợi của chứng
khoán chọn mua. Trong khi đó chỉ có khoảng 22% cho rằng rủi ro mà họ có thể gặp
phải khi đầu tư trên mức trung bình. Theo họ rủi ro đó chủ yếu là do chính sách của
Nhà nước hay thay đổi có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn như gần đây
khi Chính phủ dự thảo Luật thuế TNCN đánh trên cổ tức chứng khoán ( dự kiến 5% )
và đánh trên giá trị chuyển nhượng ( dự kiến 25% ) đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý
của nhà đầu tư khiến giao dịch trên thị trường không còn sôi động như trước đây và đa
số những ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư có liên quan đến dự thảo trên đều cho rằng mức
thuế như vậy là quá cao và chưa hợp lý, nếu Chính phủ không xem xét lại thì họ có thể
sẽ rút vốn về nước.
- Nhận định về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư đã đưa
ra những đánh giá sau ( xem bảng 2.6 )
59
BẢNG 2.6: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM
Nội dung
( Content )
Điểm (1 – 5)
Marks (1 – 5)
Số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
( The quantity of shares in Vietnamese securities market )
5
Số lượng công ty chứng khoán
( The quantity of the stock companies )
4
Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
( The quantity of investors in Vietnamese securities market )
5
Khối lượng giao dịch
( The volume of deals )
4
Giá trị giao dịch
( The value of deals )
4
- Về phần câu hỏi mở chỉ có khoảng 18% các nhà đầu tư cho ý kiến và đã được
người viết tổng hợp trong phụ lục 3
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn bức tranh tổng thể về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua có thể thấy Nhà nước vẫn còn thiên vị
cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi bỏ mặc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức của Nhà
nước về tầm quan trọng của nguồn vốn này nên bằng những nỗ lực của mình Nhà nước
đã và đang làm mọi cách để thu hút một lượng vốn khổng lồ trên thế giới nhằm phát
triển đất nước và cũng để phát triển một thị trường tài chính lành mạnh, có chiều sâu
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Dần dần vai trò của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đã được khẳng
định. Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và góp
phần làm cho TTCK sôi động, phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên để nguồn
vốn này thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thì
Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa, biết
khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của mình để đưa Việt Nam “hóa rồng”
trong một tương lai không xa.
61
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ( FPI ) VÀO TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1.1. Mục tiêu
Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy
động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài
chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý,
giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng
bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK
¾ Phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước
hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới;
¾ Xây dựng TTCK thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp
phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp Nhà nước;
¾ Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để TTCK hoạt
động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách
khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK;
¾ Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia,
gắn việc phát triển TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền
tệ, thị trường bảo hiểm.
62
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010
1) Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường
đến năm 2005 đạt mức 2 – 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 – 15%
GDP;
a) Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ
để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển.
b) Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng
quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của các công ty niêm yết.
2) Xây dựng và phát triển các TTGDCK, SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán
chứng khoán theo hướng hiện đại hóa;
a) Xây dựng TTGDCK TP.HCM thành SGDCK với hệ thống giao dịch, hệ
thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hóa hoàn toàn.
b) Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao
dịch chứng khoán phi tập trung (OTC)
c) Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng
khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của
SGDCK và TTGDCK; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa
niêm yết.
3) Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam.
a) Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các
công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình:
công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh,
63
nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hóa hoạt
động nghiệp vụ.
b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế
có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công
ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở
các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.
c) Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất
lượng hoạt động. Đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý
quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ
quản lý danh mục đầu tư.
d) Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các
loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt
Nam.
4) Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.
a) Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương
mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm,
các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia
thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực
hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.
b) Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông
qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
3.2. CÁC GIẢI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47549.pdf