MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Nguồn vốn đầu tư và nội dung thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch 7
1.2. Kinh tế du lịch và sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 28
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 38
Chương 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH HỦA PHĂN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 44
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội và chính trị chi phối thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn 44
2.2 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn thời gian qua 56
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH HỦA PHĂN TỪ NĂM 2010 – 2015 71
3.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch của tỉnh Hủa phăn 71
3.2 Những giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn 80
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 103
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư cho ngành du lịch cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu hút khách du lịch. Chính phủ cần đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để tăng tính hấp dẫn cho thu hút đầu tư. Điều này muốn nói rằng, trong ngành du lịch cần có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng bá về đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng bá trên các đại truyền hình quốc tế lớn, Chính phủ đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như có một hệ thống ấn phẩm, sách báo, tranh ảnh, bàn đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đó, cần có sự nối kết đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác.
Thứ ba, ngành du lịch cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong từng chi tiết nhỏ, tự sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên khách sạn và cả người dân, cho đến những lời giới thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan.
Thứ tư, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên. Luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch rừng núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá…để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thứ năm, ngành du lịch còn liên kết chặt chẽ giữa các ngành khác nhau để khai thác dịch vụ du lịch như liên kết với các hãng hàng không, hệ thống bệnh viện, siêu thị…Trong đó, các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và thống nhất. Vì vậy, khi xây dựng chương trình tour du lịch thường có điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.
Thứ sáu, xen kẽ với các yếu tố văn hoá bản sắc, cần có các vật chất - kỹ thuật du lịch hiện đại. Tuy nhiên, hai vẻ đẹp này phải được hài hoà và ngang tầm nhau.
Thứ bảy, coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao để phục vụ trong ngành.
Tóm lại, trong chương này, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư. Tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và sự cần thiết phải thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, luận văn đã đề cập tới một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch cũng như kinh nghiệm thu hút khách du lịch của hai tỉnh có hoạt động du lịch khá phát triển trong cả nước. Đó là, tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Xiêng Khoảng, trên cơ sở đó rút ra một số bài học thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút khách du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Hủa Phăn.
Chương 2
Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa phăn từ năm 2005 đến nay
2.1. khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính trị chi phối thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa phăn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hủa Phăn
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc của Lào, địa hình rừng núi có nhiều đặc tính của vùng nhiệt đới, là một môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại sinh vật. Hủa Phăn là một tỉnh có độ che phủ của rừng chiếm đến 80%. Địa hình của tỉnh giống như lá hoa sen, có diện tích là 165.500 Km2, trong đó diện tích rừng chiếm 76%, 18% là núi và có hơn 20 núi cao hơn 1000 m so với mặt biển, còn lại 6% là đất trồng trọt. Trong tỉnh bao gồm hai vườn quốc gia như khu bảo tồn động – thực vật Nặm ét – Phu lơi ( 170.000 ha), vườn quốc gia Nặm Xăm (70.000 ha). Về thực vật thường thấy ở tỉnh Hủa Phăn bao gồm: cây phơ mu, cây gỗ tếch, cây thông, cây trầm hương, cây lim…Các loài động vật ở Hủa Phăn rất phong phú gồm có 34 loài động vật nuôi con bằng sữa, 192 loài chim. Riêng vườn quốc gia Nặm ét – Phu lơi được xem là nơi trú ẩn tốt nhất của loài hổ trên Đông Nam á. Về khí hậu bao gồm hai mùa; mùa mưa và mùa đông (mùa khô); mùa mưa từ tháng tư – tháng chín ; mùa đông từ tháng mười – tháng ba; nhiệt độ trung bình quanh năm là 21,1°c, thấp nhất là - 4,5°c trong tháng 12, cao nhất là 34°c trong tháng ba hoặc tháng tư; lượng mưa trung bình là 1.241,1 mm/năm.
Trên địa bàn tỉnh còn có tài nguyên nước khá nhiều, có nhiều sông lớn như sông Mã (470 Km), Sông Xăm (sông Chu 300 Km), Sông nân ( 500 Km)...và các chi nhánh dòng sông lớn nhỏ với lượng nước khoảng 200 triệu m3/năm. Các dòng sông này tạo ra nhiều thác nước cao và đẹp như thác Nặm Nua, thác Cánh Lít ở huyện Viêng Xay... Đây cũng là một điều kiện thuận lơi cho việc phát triển thuỷ điện – ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đó là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có nhiều suối nước nóng như : Na Mương, Viêng Thong, Mương Ham… và danh làm thắng cảnh đặc thù của tỉnh tiêu biểu là các hang động mà tập trung nhiều nhất ở huyện Viêng Xay (480 hang). Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh rất phong phú đa dạng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Hủa Phăn trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tiến bộ đạt những kết quả bước đầu quan trọng. Trong 6 năm 2001-2006 tỉnh đã tích cực phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển liên tục với tốc độ tăng tăng trưởng GDP bình quân tăng khoảng 5,5%/năm, đạt được 512 tỷ kíp, bình quân đầu người 1.800.000 kíp/người/năm.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nông – lâm nghiệp 64%, công nghiệp 12%, dịch vụ 24%. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và buôn bán dần dần tăng lên từng bước gắn với sản xuất chế biến - tiêu thụ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động.
Trong lĩnh vực nông nghiệp người dân đã biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, thay đổi mùa vụ để tránh thiên tai và thiệt hại mùa màng. Cùng với sự phát triển của cơ cấu thị trường, người dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng lợi thế của từng vùng, từng loại cây con để phát triển sản xuất hàng hoá. Ngành nghề truyền thống được phát triển như ngành dệt vải và trong lĩnh vực thủ công dệt vải bản xứ, nghề thêu ren, nghề mây tre đan xuất khẩu. Đến nay những ngành này được khuyến khích sản xuất để bán trên thị trường trong tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ số giá hàng năm đạt được 1,77 tỷ kíp. Sản phẩm dệt vải bản xứ của người dân tỉnh Hủa Phăn có vai trò nổi tiếng trên thị trường nội bộ và nước ngoài. Ngoài ra còn có mỏ sắt, thiếc, đồng, vàng...
Hệ thống giao thông được xây dựng và nâng cấp, nhiều công trình xây dựng được hoàn thành thay đổi bộ mặt các đô thị, thị trấn và một số vùng nông thôn tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Hiện nay tỉnh đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy khai thác mỏ và xây dựng thuỷ điện 8,6 KW và 136 KW nếu thành công sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân không nhỏ ở tỉnh.
Ngành dịch vụ: từ định hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Chính sách thị trường của tỉnh chuyển từ cơ chế bao cấp, hai giá sang tự do hoá lưu thông hàng hoá mà pháp luật không cấm, khuyến khích nhà doanh nghiệp tư nhân và những người buôn bán nhỏ vận chuyển lưu thông hàng hoá từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng thuế ưu đãi hoặc miễn thuế, lưu thông chủ yếu là các loại hàng nông sản cũng như các sản phẩm do khu vực nông thôn sản xuất ra. Đồng thời các loại vật tư, phương tiện sản xuất phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng được tự do lưu thông từ thành thị đến nông thôn đã dần dần hình thành một thị trường thống nhất trong các khu vực trong tỉnh, những mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp được điều hoà với giá cả tương đối ổn định. Chính sách dịch vụ theo cơ chế thị trường đã góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá và làm tăng xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp nhất là ngô, đậu tương, hạt vừng, thóc, thú nuôi và các loại hoa quả bán sang các tỉnh ở Việt Nam mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho những người kinh doanh, vì người buôn bán nhỏ được lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Về xã hội:
Tỉnh Hua Phăn có 8 huyện, với dân số là 280.898 người, mật độ dân số là 17 người/Km2, bao gồm ba dân tộc lớn, Lào Lúm 55,63%, H’Mông 26,26%, Lào thâng(Khả mụ) 18,11%. Công tác giáo dục đã được củng cố và phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học; chương trình giáo dục phổ cập tiểu học, xoá mù chữ được triển khai tích cực. Toàn tỉnh có tổng cộng 876 trường học phổ thông, trong đó có 47 trường mầm non, 751 trường tiểu học, 58 trường trung học cơ sở và 19 trường trung học phổ thông. Số trẻ em đi học tăng lên, tỷ lệ mù chữ của trẻ em trên 15 tuổi là 18,65%; mở rộng giáo dục lên các vùng sâu, vùng xa, giảm dần số bản làng không có trường học. Ngoài ra, tỉnh còn có trường dạy nghề và 2 trường cao đẳng dân lập.
Về công tác y tế, toàn tỉnh có 8 bệnh viện và 125 trạm xá. Hệ thống y tế được tăng cường, nhất là việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các bệnh xã hội giảm đáng kể, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tử vong giảm còn 4,6%, tỷ lệ bà mẹ sinh con ở bệnh viện tăng 44,2%, số dân sử dụng nước sạch 53,7%, tuổi thọ bình quân là 57 tuổi.
Phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái ngày càng được xã hội hoá sâu rộng, trở thành nét mới trong cộng đồng các dân tộc. Chính sách dân tộc được Đảng, Nhà nước quan tâm ngày càng toàn diện và thiết thực, nhất là vùng khó khăn, vùng căn cứ kháng chiến và vùng dân tộc thiểu số.
Phong trào xã hội hoá trên tất cả các lĩnh vực ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Tính chủ động, năng động sáng tạo của nhân dân các dân tộc được khơi dậy và phát huy, nội bộ nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào chế độ, vào tiền độ quê hương đất nước, vào Đảng, Nhà nước được nâng lên tương xứng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2.1.2. Sự phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn
2.1.2.1. Hệ thống vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch
Kinh tế Hủa Phăn nói chung, du lịch nói riêng không thể phát triển được nếu như kết cấu hạ tầng và vật chất - kỹ thuật, để phục vụ du lịch quá nghèo nàn. Vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm: các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao... các phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Vật chất - kỹ thuật có vai trò trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Ngành du lịch muốn phát triển phải hội tụ đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tiềm năng du lịch được khai thác tốt, vật chất - kỹ thuật phải đồng bộ, trình độ quản lý và chuyên môn cao.
Về vật chất - kỹ thuật:
Vật chất - kỹ thuật ngành du lịch phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2007, toàn tỉnh có 44 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh. Trong đó 4 khách sạn với tổng số 78 phòng, có 40 nhà nghỉ với tổng số 387 phòng. Năng lực và chất lượng phục vụ đã được nâng cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Số buồng phòng phân theo thành phần kinh tế: khu vực nhà nước chỉ chiếm phần ít ỏi, phần còn lại thuộc các thành phần kinh tế khác.
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất - kỹ thuật( khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng)
phục vụ du lịch từ năm 2006 -2008
Năm
Nội dung
2006
2007
2008
Dự kiến 2009
Khách sạn, nhà nghỉ
41
44
45
50
Phòng
350
465
477
534
Nhà hàng
58
82
87
90
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Hủa Phăn
Về kết cấu hạ tầng:
a). Về giao thông:
Toàn tỉnh có 1.268 km đường bộ với các trục và tuyến giao thông chính gồm: quốc lộ 1 và số 6 là trục giao thông chính nối với các tỉnh phía Bắc và thủ đô Viêng Chăn. Quốc lộ số 6 là tuyến nối liền với tỉnh Xiêng Khoảng, có chiều dài là 250 Km và các tỉnh biên giới với Việt Nam như Thanh Hoá, Sơn La, Nghệ An; quốc lộ 1 nối với tỉnh Luang Pra Bang với chiều dài là 714 km xuyên qua quốc lộ 6. Hầu hết các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh trong tỉnh đều có đường giao thông đến tận nơi. Tuy nhiên chất lượng còn thấp và nhiều nơi chưa đầu tư đúng mức, song đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch rộng khắp trong toàn tỉnh. Các tuyến đường du lịch kết nối với các tỉnh khác như sau:
1). Tỉnh Hủa Phăn ằ Xiêng Khoảng ằ Luang Pra Bang ằ U Đôm Xay ằ Luông Nặm Tha
2). Phống Sa Ly ằ U Đôm Xay ằ Luang Pra Bang ằ Xiêng Khoảng ằ Hủa Phăn
3). Xay Nhạ Bu Ly ằ Luang Pra Bang ằ Xiêng Khoảng ằ Hủa Phăn
4). Luông Phra Bang ằ Xiêng Khoảng ằ Hủa Phăn
b). Về điện nước:
Mạng lưới điện toàn tỉnh đến nay đang trong quá trình phát triển. Hầu hết các khách sạn và khu du lịch trên địa bàn tỉnh đều có điện để phục vụ du khách. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển và khả năng cung cấp chưa thật đảm bảo, riêng huyện Xăm Táy, huyện Viêng Thong và huyện Hủa Mương đang sử dụng điện từ thuỷ điện có công suất nhỏ 0,4 KW.
Hệ thống cung cấp nước cho chuyên dùng và sinh hoạt hiện nay ở thị xã Sầm Nưa mới đảm bảo trên 85% nhu cầu. Còn các khu vực ngoài chỉ được sử dụng nước sạch 58% so với dân số trong tỉnh, hầu như còn thiếu hệ thống cung cấp nước tập trung. Do vậy, ở các khu du lịch nguồn cung cấp nước chính là các nguồn nước sông, suối tại chỗ. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở thị xã Sầm Nưa nhiều nơi chưa có hệ thống thoát nước, số cũ đã xuống cấp gây ngập úng ở nhiều khu vực, nên dẫn tới ô nhiễm môi trường.
c). Thông tin liên lạc: hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh cũng khá phát triển. Theo thống kê của ngành bưu chính viễn thông, hiện nay các thị trấn, thị xã đều có điện thoại và điện thoại di động. Những năm qua mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin hiện nay và trong tương lai
Hủa Phăn là điểm hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội. Tỉnh là căn cứ của cách mạng Lào trong chiến tranh giải phóng dân tộc; đặc biệt là thị trấn Viêng Xay được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 174/TTg ngày 13/11/1993. Tỉnh Hủa Phăn có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.1.2.2. Về khách du lịch
a). Khách quốc tế:
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hủa Phăn. Số lượng khách du lịch tăng lên hàng năm từ 9.725 lượt người lên trên hơn 14.115 lượt người năm 2008. (Xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Lượng du khách đến Hủa Phăn thời kỳ 2006 – 2009
Năm
Nội dung
2006
2007
2008
Ba tháng
2009
Khách quốc tế(người)
1.696
2.053
2.141
811
Khách nội địa(người)
8.029
8.664
11.975
2.315
Tổng
9.725
10.717
14.115
3.126
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Hủa Phăn
Qua bảng 2.2, ta thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến Hủa Phăn ổn định và tăng trưởng về số lượng đều đặn qua các năm, năm 2007 số lượng khách du lịch quốc tế đến Hủa Phăn tăng 17,39% so với năm trước, ba tháng đầu năm 2009 số lượng khách trong và ngoài nước tăng 22,22% so với cùng kỳ đầu năm 2006. Nếu xét về mục đích thì khách đến Hủa Phăn chủ yếu là để du lịch chiếm tỷ lệ 80%, khách đến với mục đích thương mại và đầu tư chiếm tỷ lệ 15% và khách đến với mục đích khác chiếm tỷ lệ 5%. Nếu xét cơ cấu khách về phương diện đi lại thì khách đến Hủa Phăn bằng đường hàng không hơn 10%, bằng đường bộ là 90%.
Cùng với sự tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Hủa Phăn nói riêng, đến CHDCND Lào nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số ngày lưu trú trung bình của một khách tại Hủa Phăn dao động bình quân trong khoảng thời gian từ 2 - 3 ngày, bằng 1/5 số ngày lưu trú bình quân cả nước. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch, cửa hàng ăn uống, nơi lưu trú và nơi vui chơi giải trí của tỉnh Hủa Phăn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách so với các vùng phụ cận ngày một phong phú, đa dạng, chất lượng cao, vật chất - kỹ thuật hạ tầng ngày càng được cải thiện.
Theo Sở Du lịch Hủa Phăn, một khách du lịch quốc tế ở Hủa Phăn chi tiêu bình quân một ngày là 40 USD, trong đó: dịch vụ vận chuyển 25,71%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 55,34% và dịch vụ bổ sung chiếm khoảng 18,95%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc tịch.
b). Về khách nội địa.
Trong mấy năm qua do tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và trong tỉnh nói riêng, nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm 2006 Hủa Phăn có 8.029 lượt khách thì đến ba tháng đầu năm 2009 đạt 2.315 lượt khách tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2006. Du khách đến Hủa Phăn phần lớn là khách tham quan, thăm người thân, lễ hội; khách du lịch công vụ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng, vì thị trường khách này ngoài công vụ còn kết hợp tham quan. Thời gian lưu trú 2-5 ngày, không sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn và nhà nghỉ mà nghỉ ở nhà người thân. Về chỉ tiêu của khách du lịch nội địa đến Hủa Phăn không nhiều, mặc dù trong mấy năm gần đây, thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch nội địa cũng tăng lên. Xu hướng tiêu dùng các dịch vụ bổ sung tăng lên. Song hiện nay, một khách nội địa chi tiêu bình quân một ngày khoảng 80.000 - 100.000 kíp, trong đó 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống, đây là nhu cầu tối thiểu.
2.1.3. Những đóng góp của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hủa Phăn
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hủa Phăn luôn ổn định và ở mức khá, trong đó có sự đóng góp của ngành du lịch. Rõ ràng, ở đây có mối quan hệ chặt chẽ giữa mức tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực vượt bậc trong việc gia tăng vốn đầu tư trên cơ sở huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn đóng góp của ngành du lịch. Vì vậy, trong thời gian qua ngành du lịch đã có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước.
2.1.3.1. Đóng góp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hủa Phăn
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hủa Phăn luôn ổn định. Không chỉ tổng thể nền kinh tế tỉnh Hủa Phăn phát triển mà các lĩnh vực trong nền kinh tế cũng đảm bảo tăng trưởng tốt. Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp của ngành du lịch.
Bảng 2.3: Đóng góp tổng sản phẩm của ngành du lịch vào tổng sản phẩm của tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2006 – 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2006
2007
2008
3 tháng 09
Tổng sản phẩm
toàn tỉnh
Triệu kíp
564.280
615.700
671.790
183.230
Tổng sản phẩm du lịch
Triệu kíp
3.794,2
4.322,6
5.250,9
1.423,9
Tỷ trọng
%
0,67
0,70
0,78
0,78
Thu NSNN tỉnh
Triệu kíp
19.140
25.300
28.242
8349
Thu NSNN du lịch
Triệu kíp
54,60
85,72
102,64
30,72
Tỷ trọng
%
0,29
0,34
0,36
0,37
Số lao động
Người
222
332
389
-
Nguồn: Sở du lịch, Sở thương mại, Sở tài chính tỉnh Hủa Phăn
Kết quả tổng sản phẩm được tạo ra trong ngành du lịch tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -2008 là 0,71%. Tuy nhiên, so với tổng sản phẩm được tạo ra từ các ngành trong toàn tỉnh thì tổng sản phẩm ngành du lịch chỉnh chiếm bình quân hơn 0,67%.
Từ bảng trên cho thấy việc đóng góp tổng sản phẩm của ngành du lịch vào sự tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh trong những năm qua là chưa cao, chưa tương xứng với lợi thế du lịch địa phương. Do đó, tỉnh Hủa Phăn cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư nhiều hơn nữa để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh.
2.1.3.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hủa Phăn
Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Năm 2005, cơ cấu kinh tế tỉnh Hủa Phăn là nông lâm nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ, du lịch. Nhưng đến năm 2008, thì tỷ trọng dịch vụ tăng lên đáng kể và cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng nông lâm nghiệp – dịch vụ, du lịch – công nghiệp, xây dựng. Biến động cơ cấu ngành kinh tế này được biểu hiện qua bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2006 - 2008
Ngành nghề
2006
2007
2008
Nông – lâm nghiệp
64,13
61,15
57,16
Công nghiệp – xây dựng
12,23
13,51
14,41
dịch vụ
23,64
25,34
28,43
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hủa Phăn
Biểu đồ 2.1: Biểu hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2006 -2008
Từ biểu đồ cho thấy chiều hướng tích cực rõ nét có thể ghi nhận ở đây là tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp đã giảm đáng kể từ 64,13% năm 2006 xuống còn 57,16% năm 2008. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế năm 2008 chỉ tạm thời bởi vì Hủa Phăn đang trong giai đoạn đầu tư tập trung nhiều vào dịch vụ du lịch. Ngành công nghiệp vẫn đang được tỉnh đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp tỉnh Hủa Phăn không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như ngành du lịch. Trong những năm gần đây, mặc dù các dự án của ngành du lịch chưa đưa vào sử dụng khai thác, nhưng tốc độ phát triển của ngành dịch vụ du lịch vẫn lớn hơn ngành công nghiệp. Chính các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch tỷ trọng của ngành dịch vụ du lịch. Như vậy, ngành du lịch trong thời gian vừa qua đã đóng góp một phần là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ du lịch và đây cũng là một sự chuyển dịch hợp lý.
2.1.3.3. Tác động đến tăng thu ngân sách của tỉnh Hủa Phăn
Thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước từ ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn trong giai đoạn 2006 – 2008 có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2006 tổng số nộp ngân sách đạt 54,60 triệu kíp thì đến năm 2008 là 102,64 triệu kíp và ước tính đến hết năm 2009 sẽ là 124 triệu kíp. Như vậy, tốc độ tăng các khoản nộp ngân sách bình quân trên 9% mỗi năm. Mặc dù tốc độ đóng góp có tăng qua các năm, nhưng so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh thì tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch Hủa Phăn vẫn còn thấp, bình quân chỉ chiếm khoảng 0,71%. Với tỷ lệ đóng góp này có thể thấy mức đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của ngành.
Sở dĩ, ngành du lịch có mức đóng góp vào ngân sách trong những năm qua còn kiêm tốn là do:
Thứ nhất, phần lớn các dự án đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản hoặc chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động nên sản phẩm cung cấp còn ít và chưa tạo nguồn thu lớn trong tỉnh.
Thứ hai, đối với những dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh thì trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí, chưa có lãi. Hơn nữa các dự án mới đầu tư thành lập được hưởng chính sách miễn giảm thuế liên tục từ 1 – 3 năm.
2.1.3.4. Đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương
Theo thống kê của Sở thương mại – Du lịch tỉnh Hủa Phăn, tổng số lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch tính đến ngày 31/12/2008 là 389 người, so với năm 2006 tăng 167 người hay 75,22%. Điều đó, được biểu hiện trong biểu đồ 2.2 như sau:
Biểu đồ 2.2. Biểu hiện sự đóng góp vào giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2006 - 2008
Như vậy, ngành du lịch trong những năm qua đã tích cực tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động trong địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì lực lượng lao động trong ngành vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là lao động tay nghề cao.
2.1.3.5. Góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính
Cải cách hành chính nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính và nâng cao tính minh bạch, công khai về các chủ trương, chính sách để cho các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu trong quyết định đầu tư của mình. Cơ chế chính sách của tỉnh đã được thực hiện như sau:
Tất cả các nội dung có liên quan đến thủ tục thành lập, triển khai thực hiện dự án được tập trung giải quyết theo cơ chế “một cửa”. Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước hoặc phối hợp các ban ngành để giải quyết và tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp trong ngành du lịch trong những năm qua ít nhiều đã có đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh. Khi nói đến Hủa Phăn, người ta nghĩ ngay đến ngành du lịch sẽ có mức đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước…cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành du lịch trong GDP và ngân sách nhà nước trong những năm vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của du lịch địa phương.
2.2. Kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Hủa phăn thời gian qua
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn
Trong những năm qua, cùng với sự vận hành của kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Hủa Phăn đã có cơ chế, chính sách cởi mở khuyến khích các nhà đ