Luận văn Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ3

1- Khái lược lịch sửphát triển và bản chất của ĐTTTNN 3

1.1- Lịch sửphát triển của ĐTTTNN

1.2- Bản chất của ĐTTTNN và nguồn vốn ĐTTTNN

2- Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTTTNN 10

3- Các hình thức ĐTTTNN và tình hình cụthểtại Việt Nam 11

4- Những tác động của ĐTTTNN đến tăng trưởng kinh tế 14

5- Kinh nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước trên thếgiới và một sốtỉnh của Việt Nam 15

5.1- Kinh nghiệm thu hút và sửdụng vốn ĐTTTNN một sốnước châu Á. 16

5.1.1- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của bốn con rồng châu Á: Hàn

Quốc, Đài Loan, Singapore, Hongkong (NICs).

5.1.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một sốnước thuộc khối Asean và Trung Quốc.

5.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một sốtỉnh trong nước Việt Nam 17

5.3- Tham khảo ý kiến một sốdoanh nghiệp ĐTTTNN vềmôi trường đầu tưcủa Tiền Giang 18

5.4- Đúc kết bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang sau khi nghiên cứu kinh

nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước, một sốtỉnh của Việt Nam và tham khảo ý

kiến của các DN ĐTNN tại Tiền Giang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI

TIỀN GIANG 20

1- Thực trạng vềmôi trường đầu tưcủa Tiền Giang 20

1.1- Môi trường tựnhiên 20

1.2- Vềmôi trường an ninh chính trị 21

1.3- Vềmôi trường vật chất 21

1.4- Vềmôi trường lao động 22

1.5- Vềmôi trường pháp lý 23

1.5.1- Vềthủtục hành chính

1.5.2- Vềchính sách thu hút vốn đầu tưcủa tỉnh

1.5.3- So sánh chính sách ưu đãi của Tiền Giang so với các tỉnh

2- Thực trạng vềhuy động vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 31

2.1- Tốc độtăng trưởng vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang 31

2.2- Tình hình phân bổvốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài theo ngành tại tỉnh Tiền

Giang giai đoạn 1993-2003 34

2.3- Tình hình phân bổvốn ĐTNN theo vùng tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 35

2.4- Các hình thức đầu tư 37

2.5- Đặc điểm các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang 40

2.6- Hiệu quảsửdụng vốn ĐTTTNN ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 42

2.6.1- Hiệu quảsửdụng vốn doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài 43

Thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tếxã hội tỉnh Tiền Giang

2.6.2- Những hạn chế ởkhu vực có vốn ĐTNN tại Tiền Giang 51

3- Những vướng mắc và nguyên nhân làm hạn chếthu hút vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CƠBẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯTRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TIỀN GIANG 54

1- Quy hoạch các dựán ĐTTTNN 54

1.1- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý

1.1- Thực hiện quy hoạch phát triển ngành kết hợp với quy hoạch phát triển vùng.

2- Thực hiện tốt chính sách “4 sẵn sàng” 56

3- Cải thiện môi trường đầu tư 58

3.1- Đảm bảo ổn định an ninh trật tự địa phương, đặc biệt ổn định an ninh trật

tựtại các khu, cụm công nghiệp.58

3.2- Đầu tưphát triển hạtầng kinh tếxã hội 59

3.3- Tạo điều kiện cho việc phát triển và nâng cao hiệu quảhoạt động của khu

công nghiệp tập trung 60

3.4- Đầu tưhạtầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp 61

3.5- Tiếp tục thực hiện cải cách thủtục hành chính 63

4- Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu vềtiềm năng thếmạnh và những chính sách

thu hút đầu tưcủa tỉnh.63

4.1- Tuyên truyền quảng bá trên Website của tỉnh 63

4.2- Thực hiện phương châm “lấy nhà đầu tưcũgiới thiệu quảng bá, kêu gọi

nhà đầu tưmới”. 63

4.3- Định kỳ6 tháng lãnh đạo tỉnh cùng Ban quản lý các khu công nghiệp tổ

chức các cuộc họp với các nhà đầu tưnước ngoài.64

4.4- Họp mặt hàng năm đối với các Việt kiều. 64

5- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn ĐTTTNN. 64

5.1- Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộlàm công tác quản lý vốn ĐTTTNN65

5.2- Đào tạo đội ngũcông nhân kỹthuật có trình độchuyên môn cao và lực

lượng lao động lành nghề65

6-Các giải pháp hỗtrợ 66

6.1- Xây dựng và phát triển thịtrường vốn 66

6.2- Kiến nghị đối với các cấp quản lý 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh, được rút kinh nghiệm do bất đồng quan điểm trong quá trình tham gia điều hành của 2 bên. Hình thức này thường được áp dụng cho các liên doanh hình thành sau năm 2000. - Hình thức Hợp đồng liên doanh, liên kết; hình thức đầu tư BT, BOT, BT: Tiền Giang chưa có các hình thức đầu tư trên đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trong giai đoạn 1993-2003 tỉnh Tiền Giang thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu sử dụng 02 hình thức đầu tư: liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trong giai đoạn 1993-1998 chủ yếu theo hình thức liên doanh phía Tiền Giang có tham gia góp vốn, giai đoạn 1998-2003 đa số là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, một số doanh nghiệp liên doanh nhưng đối tác trong nước là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Các hình thức đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 1993-2003 cụ thể như sau: (xem bảng 2.5) Bảng 2.5- Hình thức đầu tư của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang. STT Tên doanh nghiệp FDI Hình thức đầu tư Đối tác NN 1 Cty LD BGI(Foster'sTG) Liên doanh Pháp, Australia 2 Cty XXCBLT Tam Long Liên doanh Malaysia 3 Cty LD Việt Nguyên Liên doanh Hongkong 4 Cty LD Gạo sấy Liên doanh Singapore 5 Xí nghiệp chế biến Tiên Ky Liên doanh Ucraina 6 Cty LD Việt Thắng Liên doanh Đài Loan 7 Cty TNHH Đài Liên Liên doanh Đài Loan 8 Cty TNHH BADAVINA 100% vốn NN Hàn Quốc 9 Chi nhánh Cty TNHH 100% vốn NN Thái Lan CP Việt Nam (THAILAN) 10 Cty TNHH Nam of London 100% vốn NN Anh Quốc 11 Cty MSA Nhà Bè Liên doanh Hàn Quốc 12 Cty LD Giặt tẩy NBN Nhà Bè Liên doanh Hongkong 13 Cty SANYA 100% vốn NN Trung Quốc ( Phụ lục 4: Giới thiệu tổng quát các liên doanh nước ngoài giai đoạn 1993-2003) Trong 13 doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài giai đoạn 1993-2003 được phân theo hình thức đầu tư như sau: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 4 DN chiếm tỷ trọng 30,76%. 40 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang - Doanh nghiệp liên doanh: 9 doanh nghiệp bao gồm: + Liên doanh có vốn góp của tỉnh TG: 04 DN chiếm tỷ trọng 30,76%. + Liên doanh có vốn góp các tỉnh khác: 04 DN chiếm tỷ trọng 30,76%. + Liên doanh có vốn góp của các DN nước ngoài: 01 DN chiếm tỷ trọng 7,69% (công ty TNHH Forter’s). Các Liên doanh có vốn của tỉnh Tiền Giang thành lập trong những năm đầu của thập niên 90 đều giải thể trước thời hạn, ngay cả liên doanh Bia Foster’s Tiền Giang có 2 đối tác là Tập đoàn của Pháp và Australia vẫn có báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh lỗ từ lúc thành lập năm 1997 cho đến nay. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân nhưng có thể xác định nguyên nhân chính là sự chuyển giá của các MNC. Các MNC tính giá tài sản đưa vào liên doanh quá cao, không phù hợp với thực tế làm cho giá thành caodo chi phí khấu hao cao và kết quả là lỗ. * Các quốc gia đầu tư vào Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 như sau: - Pháp 01DN - Australia 01DN - Malaysia 01DN - Ucraina 01DN - Singapore 01DN - Hàn Quốc 03DN - Anh Quốc 01DN - Trung Quốc 01DN - Thái Lan 01DN - Hồng Kông 02DN Qua số liệu tổng hợp về các doanh nghiệp ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 cho thấy, Tiền Giang chưa thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn, mạnh trên thế giới và các quốc gia có kỹ thuật công nghệ cao như, Nhật, Mỹ, các nước thuộc khối EU nhằm mang tính chất đón đầu công nghệ tiến trên thế giới. Trong các đối tác đầu tư vào Tiền Giang giai đoạn này có nổi bậc nhất là tập đoàn Bia đá quốc tế của Pháp nhưng chỉ dạng tập đoàn trung bình trên thế giới; tập đoàn Hasrast của Malaysia, tập đoàn thức ăn gia súc CP của Thái lan là có danh tiếng nhưng chỉ trong phạm vi Đông Nam Á. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Tiền Giang cần có chính sách thu hút đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế lớn, mạnh có trình độ công nghệ kỹ thuật cao. 41 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 2.5- Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang. Qua phân tích các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN hoạt động tại Tiền Giang có nhận định đặc điểm các doanh nghiệp này như sau: 1- Các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ (trừ liên doanh BGI Tiền Giang) vốn pháp định khoảng 1- 3 triệu đô la Mỹ, thậm chí có doanh nghiệp chỉ khoảng 80.000 USD nên mức độ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường có nhiều hạn chế. 2- Máy móc thiết bị đầu tư tại các Liên doanh nước ngoài đa số là máy cũ ( liên doanh Bia BGI, Liên doanh Tam Long, Liên doanh Gạo sấy) đã qua sử dụng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và khả năng cạnh tranh, nhất là cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập và các sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Hồ chí Minh. Trong số liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang có đến 3/12 là máy cũ đã qua sử dụng. 3- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đa số thuộc ngành công nghiệp nhẹ, trong giai đoạn 1993-2003 tổng số liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang là 13 DN thì có đến 11 DN trong ngành công nghiệp nhẹ (nhất là chế biến lương thực có 4 DN). Điều này do lợi thế của tỉnh Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp tập trung là cây lúa và cây ăn quả để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 4- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung phần đông tọa lạc tại khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An hoặc khu vực thành phố Mỹ Tho, chỉ có 1-2 doanh nghiệp tại các huyện, thường các doanh nghiệp đóng tại các huyện có qui mô nhỏ. 5- Đối tác nước ngoài của các liên doanh không phải là các tập đoàn lớn mạnh, có tên tuổi trên thế giới (trừ tập đoàn BGI là tập đoàn về nước giải khát có tiếng trên thế giới nhưng chỉ ở mức độ trung bình). 6- Một đặc điểm cần chú ý là đa số các doanh nghiệp đầu tư tại Tiền Giang đều bị lỗ, đặc biệt các doanh nghiệp ĐTNN hình thành trước năm 2000 đều lỗ kéo dài và không có biện pháp khắc phục dẫn đến tình trạng phải giải thể trước thời hạn. Có doanh nghiệp như Liên doanh Bia BGI phải bán toàn bộ cổ phần bên Tiền Giang cho đối tác nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 chỉ có Liên doanh Việt Nguyên lãi năm 1997 và BADAVINA có lãi năm 2002, 2003. 7- Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong giai đoạn thập niên 90 đa số là các liên doanh giữa đối tác là các Công ty nước ngoài hoặc cá nhân người nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Tiền Giang; giai đoạn 1998 – 2003 đa số là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, hoặc liên doanh nhưng đối tác trong nước không phải là Tiền Giang. 42 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 8- Đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang hoạt động trong phạm vi số vốn đăng ký ban đầu, chỉ một vài doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (Vốn pháp định, vốn đầu tư), điều này nói lên tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp chưa vững chắc. 9- Số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không lớn, ngoại trừ Liên doanh Bia BGI. 10- Triển khai thực hiện dự án đầu tư còn chậm so với đăng ký trong giấy phép đầu tư, phần lớn do chậm giao mặt bằng, thời hạn vốn góp các bên tham gia Liên doanh không theo đúng cam kết. @ Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự giải thể trước thời hạn của các doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang là: + Máy móc thiết bị cũ: đa số các liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang đầu tư trong những năm đầu thập niên 90 đều sử dụng máy móc thiết bị cũ (liên doanh sản xuất vải không dệt, liên doanh BGI, liên doanh Tam Long, Liên doanh Gạo sấy). Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. + Vốn góp có giá trị sổ sách lớn nhưng giá trị sử dụng thực tế không cao, không ngang bằng với giá trị thị trường. Chính nguyên nhân này dẫn tới tình trạng trích khấu hao cao làm cho giá thành sản phẩm cao, nhưng chất lượng sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với thị trường. Vốn góp của liên doanh Tam Long là 878.000 USD là giá trị nhà xưởng máy móc hiện có, văn phòng do định theo giá mua MMTB các năm trước, thời điểm đưa vào góp vốn liên doanh cao hơn giá thị trường; hoặc máy móc của liên doanh BGI đưa từ CAMERUN Châu Phi về nâng giá lên tạo sự tranh cãi của 2 Công ty kiểm toán SGS Thụy Sĩ và Công ty EURST & YOUNG Pháp phải đưa lên Chính Phủ quyết định (Chênh lệch hơn 7 triệu USD). + Một số chi phí của liên doanh cao hơn chi phí các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh mặt hành tương tự ( lương, quảng cáo, khấu hao, giá điện, bưu điện, nước, giá thuê đất, cước bốc xếp tại Cảng, trả lãi vay nhất là lãi vay nước ngoài…). Điều này một phần do cơ chế 2 giá đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một phần do các DN tìm cách nâng giá đầu vào. + Đánh giá thị trường không sát thực tế như Liên doanh gạo sấy có sản phẩm gạo đồ là sản phẩm đặc thù, thị trường tiêu thụ không nhiều chủ yếu là các nước Châu Phi. Do không đánh giá khả năng tiêu thụ, nên sản phẩm sản xuất không có thị trường tiêu thụ và phải ngừng sản xuất. Ngoài ra phía Việt Nam không nắm được giá đầu ra, Công ty bán gạo đồ (290 USD/tấn gạo 5% tấm) thấp hơn giá gạo trắng cùng loại của Thái Lan (300 USD/tấn) và thấp hơn giá bán của Xí nghiệp gạo sấy Long An. 43 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang Đối với Công ty Bia BGI lúc ra đời, thị trường bia chỉ có bia Sài Gòn và BGI, sau đó các hãng bia khác như Tiger, Heneiken…lần lượt có mặt tại thị trường, làm thị phần BGI bị thu hẹp. + Một số Luận chứng kinh tế kỹ thuật của liên doanh không sát thực tế, chỉ dạng lý thuyết với mục đích để có giấy phép đầu tư nên khi triển khai thực hiện không đạt được như dự án. Điều này thể hiện rõ nét ở Liên doanh Bia BGI, công suất thực tế và công suất theo luận chứng kinh tế kỹ thuật khoảng cách rất xa, theo công suất thiết kế 50 triệu lít/năm, sau này tăng công suất thiết kế 65 triệu/lít/năm nhưng thực hiện thấp hơn 50% công suất nhà máy; Liên doanh Việt Nguyên công suất thiết kế 90.000tấn/năm nhưng thực hiện cao nhất đạt 37,82% công suất, trung bình đạt 25% công suất thiết kế; công suất thiết kế nhà máy gạo đồ 30.000 tấn/năm thực tế chạy đủ 3 ca chỉ đạt 18.000tấn/năm, công suất bình quân nhà máy gạo đồ đạt 25% so thiết kế, bằng 42% công suất thực tế…hoặc khả năng cung cấp gạo thơm cho nhà máy Việt Nguyên từ liên doanh 4 tỉnh Tiền Giang, An Giang, Long an, Đồng Tháp không thực hiện được do năng suất trồng gạo thơm thấp nên nông dân không trồng. + Không thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng Liên doanh (hợp đồng liên doanh của Công ty Gạo sấy phía nước ngoài độc quyền bao tiêu sản phẩm nhưng chỉ thực hiện cao nhất 36%, Liên doanh Việt Nguyên phía nước ngoài chịu trách nhiệm bao tiêu nhưng không thực hiện theo cam kết). Trong hợp đồng liên doanh chỉ nêu nước ngoài chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm, không nêu rõ giá cả bao tiêu lấy chuẩn từ thông tin cơ quan nào cung cấp (Phòng thương mại …) và thị trường nào (nước nào thí dụ gạo thị trường Mỹ, Thái Lan…), nếu không thực hiện việc bao tiêu xử lý phạt như thế nào…vv… + Không đảm bảo uy tín lâu dài như Liên doanh BGI giai đoạn đầu mới tung ra thị trường chất lượng sản phẩm rất được nhiều người ưa chuộng, nhưng sau đó làm mất lòng tin người tiêu dùng (thị phần của BGI giảm dần năm 1993 chiếm 50%, năm 1994 chiếm 22,5%, năm 1995 chiếm 20%, năm 1996 chiếm 11%). + Do sự bất đồng trong quản lý của các bên tham gia liên doanh: liên doanh gạo sấy thay đổi thường xuyên đại diện quản lý phía Tiền Giang tạo khó khăn trong hoạt động liên doanh, Hội đồng quản trị không sử dụng hết vai trò, quyền lực để điều hành Ban Giám đốc. Liên doanh Việt Thắng có sự mâu thuẫn của đại diện 2 Bên tham gia điều hành liên doanh. 44 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 2.6- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003: 2.6.1- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: a. Những hiệu quả kinh tế do các dự án đầu tư mang lại: • Doanh thu, thuế nộp ngân sách tính trên đồng vốn đầu tư thực hiện (xem bảng 2.6): Bảng 2.6- Doanh thu, thuế nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang Năm Doanh thu (Tr.đồng) Thuế nộp NS (Tr.đồng) Doanh thu/vốn ĐT(đ/USD) Thuế nộp NS/vốn ĐT(đ/USD) Tốc độ phát triển DT(%) Tốc độ PT thuế nộp NS(%) 1993 173.499 97.373 3.909 2.194 - - 1994 433.173 143.479 8.563 2.836 249,66 147,35 1995 280.932 162.437 5.043 2.916 64,85 113,21 1996 298.042 35.371 5.287 627 106,09 21,77 1997 316.153 87.523 5.047 1.395 106,07 247,44 1998 436.153 84.319 6.198 1.198 137,95 96,34 1999 433.170 85.724 5.993 1.186 99,31 101,67 2000 333.162 91.454 4.735 1.300 76,91 106,68 2001 362.910 86.874 4.732 1.133 108,92 94,90 2002 801.624 82.611 21.067 2.171 220,88 95,09 2003 1.176.14 92.770 21.053 1.661 146,71 112,30 B/quân 446.098 95.448 7.722 1.607 121,09 99,56 1993- 1997 272.782 105.236 6.188 1.795 120,25 97,89 1998- 2003 708.632 87.292 7.949 1.403 121,95 100,02 45 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 0 249,66 64,85 106,09 106,07 137,95 99,31 76,91 108,92 220,88 146,71 147,35 113,21 21,77 247,44 96,34 101,67 106,68 94,9 95,09 112,3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Thu? Doanh thu Biểu đồ 2.6 – Tốc độ phát triển doanh thu, thuế nộp ngân sách của các DN có vốn ĐTNN giai đọan 1993 – 2003 tại Tiền Giang Qua bảng 2.6 ta nhận thấy hiệu quả đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài biểu hiện qua chỉ tiêu doanh thu và thuế nộp ngân sách như sau: ♦ Tốc độ phát triển doanh thu bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 là 121,09%. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 120,25%. @ Giai đoạn 1998-2003: 121,95%. Doanh thu bình quân hàng năm giai đoạn 1993-2003 là 446.098 triệu đồng, trong đó giai đoạn 1993-1997 là 272.782 triệu đồng; giai đoạn 1998- 2003 là 708.632 triệu đồng. Bình quân 1USD vốn đầu tư giai đoạn 1993-2003 tạo ra được 7.772 đồng doanh thu, trong đó giai đoạn 1993-1997 là 6.188 đồng và giai đoạn 1998-2003 là 7.944 đồng. Kết quả doanh thu cho thấy hiệu quả vốn đầu tư tạo ra doanh thu rất thấp, nếu lấy bình quân tỷ giá 1USD = 15.000đồng Việt Nam thì bình quân giai đoạn 1993-2003 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 0,52 đồng doanh thu. Nguyên nhân doanh thu của các DN đạt thấp là do các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ sức cạnh tranh với các DN có sản phẩm cùng loại trong khu vực và trên thế giới. ♦ Tốc độ phát triển bình quân số thuế nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 là 99,56%, tức là giảm 0,44%. 46 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 97,89%, bình quân giảm 2,11% @ Giai đoạn 1998-2003: 100,02%, bình quân tăng 0,02% Số thuế nộp ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 1993-2003 là 95.448 triệu đồng, trong đó giai đoạn 1993-1997 là 105.236 triệu đồng; giai đoạn 1998-2003 là 87.292 triệu đồng. Bình quân 1USD vốn đầu tư giai đoạn 1993-2003 tạo ra được 1.607 đồng thuế nộp ngân sách, trong đó giai đoạn 1993-1997 là 1.795 đồng và giai đoạn 1998-2003 là 1.403 đồng. Các doanh nghiệp vốn ĐTNN giai đọan 1993-2003 đóng góp một khoản thuế không nhỏ cho ngân sách tỉnh Tiền Giang, trung bình chiếm 10- 15% trên tổng số thu của ngân sách tỉnh. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng, số thu này phần lớn là số nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty Bia BGI, chiếm trên 90% số thu của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp, do các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 sản xuất kinh doanh đều bị lỗ, nên không có đóng góp khoản thu này. Qua kết quả nộp thuế của các DN có vốn ĐTNN, trong đó không có đóng góp thuế TNDN, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất thấp. Vấn đề này đặt ra cho tỉnh cần phải lựa chọn nhà đầu tư có quy mô kinh doanh lớn, sản xuất ngành hàng phù hợp với thị trường, đồng thời tăng cường công tác quản lý chống chuyển giá gây ra lỗ ở các doanh nghiệp ĐTTTNN. * Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang so với doanh thu và vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1993-2003 ( xem bảng 2.7) Bảng 2.7- Kim ngạch xuất khẩu của các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tốc độ phát triển KN XK(%) Kim ngạch XK/ DT(%) Kim ngạch XK/ vốn ĐT Th.hiện (%) Năm 1993 0 0,00 Năm 1994 1.509.000 5,65 2,98 Năm 1995 2.401.206 159,13 9,44 4,31 Năm 1996 6.669.366 277,75 24,67 11,83 Năm 1997 9.891.852 148,32 36,40 15,77 Năm 1998 13.259.585 134,05 40,14 18,84 Năm 1999 14.536.836 109,63 46,78 20,11 Năm 2000 9.479.465 65,21 40,27 13,47 Năm 2001 2.294.301 24,20 9,34 2,99 Năm 2002 1.986.353 86,58 3,78 5,22 Năm 2003 2.445.018 123,09% 3,22 4,38 47 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang Bình quân 1994-2003 6.447.298 104,94 17,78 9,87 Giai đoạn 1993- 1997 5.117.856 154,44 21,75 9,92 Giai đoạn 1998- 2003 7.333.593 71,31 14,81 9,81 USD 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 2.7 - Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993 – 2003 tại Tiền Giang Qua bảng 2.7 ta nhận thấy hiệu quả đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài biểu hiện qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu như sau: ♦ Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 là 104,94%. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 154,44%. @ Giai đoạn 1998-2003: 71,3195%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 1993-2003 là 6.447.298 USD, trong đó giai đoạn 1993-1997 là 5.117.856 USD; giai đoạn 1998-2003 là 7.333.593 USD. Bình quân 1USD vốn đầu tư giai đoạn 1993- 2003 tạo ra được 0,0987 USD kim ngạch xuất khẩu, trong đó giai đoạn 1993- 1997 là 0,0992 USD và giai đoạn 1998-2003 là 0,0981 USD. ♦ Số thu kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang so doanh thu giai đoạn 1993-2003 như sau: 48 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang Bình quân giai đoạn 1993-2003 là 17,78%. Trong đó: @Giai đoạn 1993-1997: 21,75% @ Giai đoạn 1999-2003: 14,81%. ♦ Số thu kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 1993-2003 như sau: + Tổng kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 là 64.472.982 USD. + Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 1993-2003 là 840.024.000 USD. + Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 1993-2003 là 7,67%. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Tiền Giang tập trung vào các doanh nghiệp xay xát lương thực, tuy nhiên các doanh nghiệp này sản lượng sản xuất không đạt theo công suất cam kết trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xin giấy phép đầu tư (đạt thấp hơn 50% công suất) nên kim ngạch xuất khẩu không cao. Ngoài ra liên doanh Bia BGI có vốn đầu tư lớn và nộp ngân sách cao nhưng xuất khẩu không đáng kể. Mặt khác bên nước ngoài cam kết thực hiện bao tiêu sản phẩm (như tại Công ty liên doanh Gạo sấy, liên doanh Việt Nguyên nhưng không thực hiện được) nhưng thực tế lượng bao tiêu không đúng như cam kết, liên doanh phải tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu hoặc tiêu thụ sản phẩm nội địa. Trong khi đó liên doanh Bia BGI có qui mô sản xuất kinh doanh lớn nhưng tiêu thụ chủ yếu trong nước, chỉ xuất vài lô hàng sang Mỹ và Campuchia. Các liên doanh may mặc hình thành sau năm 2000 kim ngạch xuất khẩu chưa nhiều do mới đi vào sản xuất trong giai đoạn ổn định. Kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993- 2003 không lớn, nên chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới cần chú ý đến việc ưu đãi các DN sản xuất mặt hàng xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ, là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. b. Những hiệu quả về mặt xã hội do tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: ♦ Tạo ra nhiều công ăn việc làm: Liên doanh nước ngoài có sức thu hút lao động nhất là các liên doanh may mặc như Công ty MSA Nhà Bè ( thu hút 804 lao động), Công ty Nam of London ( 624 lao động). Công ty Foster’s Tiền Giang có lao động tại Công ty không cao (khoảng 160 lao động) nhưng thực tế sử dụng thêm mạng lưới tiếp thị bia tại các cửa hàng ăn uống và tạo thêm công ăn việc làm cho các dịch vụ đại lý bia. Chi nhánh Công ty CP Tiền Giang đã 49 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang giao thức ăn cho các trang trại hoặc hộ chăn nuôi tập trung lớn cũng thu hút một số lượng lao động đáng kể. Hiệu quả sử dụng lao động của các FDI Tiền Giang giai đoạn 1993- 2003 như sau (xem bảng 2.8) Bảng 2.8- Hiệu quả sử dụng lao động của các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang Năm Lao động (người) Doanh thu/Lao động (tr.đ/người) KN. XK/Lao động (USD/người) Nộp NS/Lao động (tr.đ/người) Năm 1993 454 382 0 214 Năm 1994 662 654 2279 217 Năm 1995 761 369 3155 213 Năm 1996 791 377 8432 45 Năm 1997 691 458 14315 127 Năm 1998 638 684 20783 132 Năm 1999 638 679 22785 134 Năm 2000 443 752 21398 206 Năm 2001 447 812 5133 194 Năm 2002 403 1.989 4929 205 Năm 2003 1.889 623 1294 49 Tốc độ PT Bình quân 1993-2003 115,32% 645 8.248 134 Chia ra : Giai đoạn 1993-1997 107,04% 485 8.439 153 Giai đoạn 1998-2003 124,25% 813 8.048 117 Người 0 500 1000 1500 2000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 2.8 - Số lao động của các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang 50 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang Qua bảng 2.8 ta nhận thấy hiệu quả đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài biểu hiện qua chỉ tiêu lao động như sau: + Tốc độ phát triển lao động bình quân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 là 115,32%. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 107,04%. @ Giai đoạn 1998-2003: 124,25%. + Bình quân một lao động giai đoạn 1993-2003 tạo ra doanh thu là 645 triệu đồng. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 485 triệu đồng @ Giai đoạn 1998-2003: 813 triệu đồng. + Bình quân một lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 tạo 8.248 USD kim ngạch xuất khẩu. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 8.439 USD kim ngạch xuất khẩu. @ Giai đoạn 1998-2003: 8.048 USD kim ngạch xuất khẩu. + Bình quân một lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang trong giai đoạn 1993-2003 tạo 134 triệu đồng thuế nộp ngân sách. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 153 triệu đồng nộp ngân sách. @ Giai đoạn 1998-2003: 117 triệu đồng nộp ngân sách. ♦ Nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động: Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều sử dụng công nghệ mới hoặc máy móc thiết bị tương đối hiện đại hơn các doanh nghiệp trong nước trong cùng thời điểm. Điều này được chứng minh khi liên doanh BGI hình thành tuy máy móc cũ nhập từ Châu Phi về nhưng tại thời điểm năm 1992 Tiền Giang cũng như Việt Nam lúc bấy giờ không có nhà máy bia có thể so sánh được, máy móc và qui trình sản xuất bia của liên doanh Bia BGI được xếp hàng topten. Nhà máy Bia BGI tung sản phẩm của mình ra thị trường giai đoạn đầu 1993-1994 đã chiếm lĩnh khoảng 50% thị trường bia đồng bằng sông Cửu Long và ngay cả TP Hồ Chí Minh phục vụ cho tầng lớp từ trung lưu trở xuống. Đối với tỉnh Tiền Giang lúc bấy giờ chúng ta đã nghiên cứu học tập phong cách lãnh đạo của người Pháp đặc biệt tác phong công nghiệp của công nhân, quản lý theo dây chuyền sản xuất. Liên doanh gạo sấy hình thành lúc bấy giờ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả khu vực Đông Nam bộ chỉ có Nhà máy gạo sấy ở Tiền Giang và một doanh nghiệp liên doanh nước ngoài khác tại Long An (liên doanh với Đài Loan) có công nghệ đồ gạo (luộc-hấp-sấy hạt lúa, không xay xát như các 51 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang nhà máy khác). Gạo do nhà máy gạo sấy sản xuất được cung cấp cho các nước khu vực Trung Đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43400.pdf
Tài liệu liên quan