MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Nhu cầu và khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị 5
1.1. Khu công nghiệp, khu kinh tế và vai trò của chúng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5
1.2. Khả năng và nhu cầu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị 12
1.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số địa phương trong nước 24
Chương 2: Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị 31
2.1. Những thành tựu trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị gần 10 năm qua 31
2.2. Những mặt hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị 47
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị 53
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị 53
3.2. Những giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị 57
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 80
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về cơ hội đầu tư miễn phí; trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt trong từng thời kỳ các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giới thiệu, hướng dẫn, giúp đỡ nhà đầu tư lựa chọn vị trí thực hiện dự án đầu tư phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án.
b) Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và công trình ngoài hàng rào
Nhà đầu tư thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư quy định tại khoản 1, khoản 2 phụ lục 1 của quy định này được UBND tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
Các dự án thuộc danh mục lĩnh vực A, A1,A2,A3 (quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ) đầu tư tại các khu vực quy hoạch và bảo đảm các điều kiện quy định thì sẽ được tỉnh xem xét hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án bao gồm cấp điện, cấp nước, đường giao thông và thoát nước theo các mức cho mỗi loại công trình kết cấu hạ tầng tương ứng từ 50% đến 80% tuỳ theo địa bàn đầu tư.
Các nhà đầu tư có nhu cầu hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào phải được UBND tỉnh chấp thuận ghi trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc bằng văn bản chấp thuận khác trước khi triển khai thực hiện dự án và tổng mức vốn hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng.
c) Hỗ trợ sản xuất vùng nguyên liệu
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào Quảng trị để sản xuất vùng nguyên liệu có quy mô tập trung từ 100 ha trở lên phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản và từ 30 ha trở lên đối với thuỷ, hải sản theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ lần đầu một phần kinh phí làm đường tạm bảo đảm giao thông.
d) Chính sách tạo vốn thực hiện dự án
UBND tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của nhà nước.
e) Ưu đãi về sử dụng lao động
Ưu tiên tuyển chọn lao động sinh sống tại nơi đã được giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư thuê đất để thực hiện dự án; các doanh nghiệp khi có dự án đầu tư vào Quảng Trị đúng điều kiện ưu đãi nếu có nhu cầu đào tạo nghề lần đầu cho 20 lao động trở lên có hộ khẩu tại Quảng Trị được UBND tỉnh hỗ trợ với mức tối đa 500.000 đồng/người nếu đào tạo trên địa bàn tỉnh, 800.000 đồng/người nếu đào tạo ngoài tỉnh (trong trường hợp trong tỉnh không có cơ sở đào tạo theo đúng ngành nghề của doanh nghiệp).
g) Khuyến khích và vận động xúc tiến đầu tư
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp xúc tiến thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Trị được hỗ trợ kinh phí bằng 1%0 trên tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng sau khi dự án đi vào hoạt động.
h) Bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ
HĐND tỉnh bố trí vốn ngân sách để thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, trong trường hợp cần thiết khi UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản, nhà đầu tư có thể ứng vốn trước để thực hiện các công việc thuộc diện chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh và sẽ được UBND tỉnh trả lại số vốn đó theo thoả thuận giữa UBND tỉnh và nhà đầu tư.
i) Các ưu đãi về đất đai và thuế
Các ưu đãi về thuê đất được áp dụng khung giá ưu đãi nhất theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tối đa về thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Quảng Trị theo quy định của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ.
UBND tỉnh Quảng Trị giao sở Kế Hoạch và Đầu Tư là cơ quan đầu mối thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các thủ tục có liên quan đến hoạt động đầu tư, giao sở Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan đầu mối thực hiện cơ chế “một cửa” về trình tự thủ tục đất đai, khoáng sản và môi trường liên quan đến các dự án đầu tư.
k) Công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
Cùng với việc ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, tỉnh Quảng Trị đã lập đề án tiền khả thi và công bố danh mục các dự án kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA giai đoạn 2006 - 2010 (Xem phụ lục số 7 và số 8).
2.1.2. Những thành tựu đạt được trong hoạt động đầu tư ở tỉnh Quảng Trị gần 10 năm qua (1998 - 6/2006 )
So với các trung tâm kinh tế khác của miền Trung như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình... thì thời kỳ đầu, Quảng Trị không có những điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư bởi Quảng Trị có xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kết cấu hạ tầng thấp kém, lại xa các trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đề án khu thương mại Lao Bảo do Bộ Thương mại và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp xây dựng có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặt nền móng cho việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và thu hút đầu tư vào Quảng Trị.
2.1.2.1. Vốn đầu tư vào khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo tăng khá nhanh cả về số lượng dự án, lượng vốn đăng ký và vốn thực hiện
Tại khu thương mại đặc biệt Lao Bảo tính đến 05/7/2006 đã có 103 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1.869.526 triệu đồng. Trong đó có 90 dự án đã thực hiện chiếm 87,38% số lượng dự án đăng ký và lượng vốn đã thực hiện là 1.240.623 triệu đồng, bằng 66,36 % lượng vốn đăng ký (Xem bảng 2.1).
Ngoài ra tại khu thương mại trung tâm thu hút được hơn 400 quầy hàng kinh doanh thương mại khác của 300 hộ kinh doanh, 11 doanh nghiệp đặt chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Trung tâm thương mại Lao Bảo trở thành điểm du lịch shoping hấp dẫn, thu hút bình quân mỗi ngày khoảng 500 lượt khách tham quan, mua sắm hàng hoá trong đó có khoảng 50% là khách đi theo các tour du lịch.
Nếu lấy mốc thời gian đến 31/12/2004 trước khi có Quyết định 11/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi quy chế từ khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo thành khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo thì số lượng dự án và lượng vốn đầu tư vào khu vực này như sau (Xem bảng 2.2):
Bảng 2.1: Số vốn và dự án đã đăng ký đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo (Từ 1998 đến 5/7/2006)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Loại hình doanh nghiệp
D.án
đ. ký
D.án
t. hiện
Vốn đăng
ký
vốn thực hiện
1
DN và chi nhánh DNNN
16
13
274.468
257.765
2
DN 100% vốn nước ngoài
7
4
515.160
283.160
3
Cty và chi nhánh Cty TNHH
36
31
492.790
147.590
4
Công ty cổ phần
8
6
538.206
503.206
5
Doanh nghiệp tư nhân
36
36
48.902
48.902
Tổng
103
90
1.869.526
1.240.623
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo 2006.
Bảng 2.2: Số lượng vốn và dự án đầu tư đã thực hiện tại khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo (từ 1998 đến 31/12/2004)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Loại hình doanh nghiệp
DA thực hiện
Số vốn thực hiện
1
DNNN và chi nhánh DNNN
11
249.113
2
DN 100% vốn nước ngoài
3
206.360
3
Cty và chi nhánh cty TNHH
17
77.380
4
Cty cổ phần
5
23.206
5
Doanh nghiệp tư nhân
24
39.292
Tổng
60
595.351
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo 2006.
Số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy từ khi thực hiện quy chế khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và khai thông hành lang kinh tế Đông - Tây thì số lượng dự án thực hiện từ 60 lên 90 dự án tăng 50%; số vốn thực hiện từ 595.351 triệu đồng lên 1.240.623 triệu đồng tăng 108,39%.
Hoạt động đầu tư ở khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo chỉ thực sự có bước chuyển biến từ đầu năm 2005, biểu hiện là số lượng dự án cũng như lượng vốn đầu tư của mỗi dự án ngày càng tăng. Nếu giai đoạn 1998 đến 2004 mỗi dự án thực hiện có số vốn bình quân là 9.922,52 triệu đồng/dự án, thì đầu năm 2005 đến tháng 6/2006 bình quân mỗi dự án đăng ký có số vốn là 18.150,74 triệu đồng/dự án, tăng gần gấp đôi và vốn thực hiện là 13.784,7 triệu đồng tăng 1,39 lần.
Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và hành lang kinh tế Đông - Tây tổ chức tại Quảng Trị ngày 8/5/2006 đã có 20 dự án được cấp phép đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 1.486,26 tỷ đồng và diện tích thuê đất 539.140m2 Trong đó có 4 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư vào khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo với tổng mức đầu tư là 19.300.000 USD (Tương đương 308,8 tỷđồng), diện tích thuê đất 73.680m2. Một dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài khác cũng đã được trao văn bản chấp thuận đầu tư vào khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo với mức đầu tư 6.000.000 USD (Tương đương 95,4 tỷ đồng) với diện tích thuê đất là 8.700m2; 15 dự án đầu tư trong nước được trao văn bản chấp thuận đầu tư với tổng mức đầu tư 1.082,06 tỷ đồng và diện tích thuê đất 433.460m2. Sau hội nghị đã thực hiện bước thoả thuận ban đầu về địa điểm, vốn đầu tư và quy mô sử dụng đất cho 4 dự án khác với số vốn đầu tư là 152,2 tỷ đồng và diện tích đất thuê 84.000m2 [45].
Một trong những biểu hiện hiệu quả đầu tư là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong những năm qua đạt được mức tăng trưởng khá cao. Theo thống kê của Bộ Thương mại tại hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động chợ biên giới Việt - Lào tổ chức từ 21 - 23/6/2006 tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) trong tổng kim ngạch biên mậu của 10 tỉnh có chung đường biên giới Việt - Lào thời kỳ 2001 - 2005 thì Lao Bảo có kim ngạch xuất nhập khẩu có số lượng lớn nhất (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Thống kê kim ngạch biên mậu của 10 tỉnh biên giới Việt - Lào thời kỳ 2001-2005
Đơn vị tính: 1000 USD
STT
Địa phương
2001
2002
2003
2004
2005
1
Thanh Hoá
1.175
1.823
2.001
2.165
3.656
2
Điện Biên
764
1.584
1.189
1.108
2.213
3
Sơn La
960
1.311
950
1.085
1.214
4
Quảng Bình
2.104
3.385
9.856
3.250
3.794
5
Kon Tum
16.824
20.358
2.1887
6
Hà Tĩnh
13.000
9.500
11.000
14.700
8.200
7
Nghệ An
3.246
3.502
5.430
11.171
8
T. Thiên Huế
Có 2 cửa khẩu: Hồng Vân- Kou Tai và A Đớt-Ta Vàng nhưng kim ngạch không nhiều
9
Quảng Nam
Có Cửa khẩu Nam Giang- Đâctooc nhưng trao đổi hàng hoá chưa nhiều
10
Quảng Trị
47.805
36.546
38.006
48.694
80.927
Tổng
65.808
57.395
83.328
96.790
133.062
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo 2006.
Như vậy, một mặt khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo được Chính phủ cho áp dụng một quy chế ưu đãi đặc biệt lần đầu tiên được áp dụng thí điểm ở nước ta, chính sách đó nằm trong chương trình chung của hành lang kinh tế Đông - Tây là nơi chính phủ các nước thí điểm thực hiện các chính sách ưu đãi mới nên có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, từ năm 1998 đến năm 2004 là giai đoạn khu kinh tế thương mại Lao Bảo đang trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng. Hệ thống giao thông như quốc lộ 1A, quốc lộ 9 xuyên Á ( trục chính của hành lang kinh tế Đông - Tây), hai nhánh đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị và cả tuyến đường xuyên Á về phía các nước Lào, Thái Lan, Myanmar, đặc biệt cầu hữu nghị 2 bắc qua sông MêKông đang trong quá trình xây dựng nên chưa nối liền khu kinh tế - thương mại Lao Bảo với thị trường trong nước và với thị trường các nước tiểu vùng MêKông. Nhưng từ khi khai thông được thị trường bằng sự phát triển liên kết theo phương châm “hạ tầng đi trước một bước” và cũng là kết quả sau gần 10 năm nỗ lực xúc tiến, quảng bá kêu gọi đầu tư, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đã có những bước phát triển lớn trong thu hút đầu tư.
2.1.2.2. Các khu Công nghiệp, khu kinh tế khác của tỉnh (trừ khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo) mới chỉ thu hút được số ít dự án nhỏ, lượng vốn đăng ký chưa nhiều, vốn thực hiện chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu vốn trong nước
Nhìn chung các khu công nghiệp, khu kinh tế khác ở tỉnh Quảng Trị được quy hoạch và xây dựng muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Nếu tính từ khi có Quyết định số 129/2005/QĐ-TTg ngày 2/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản Lý các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Trị và Quyết định số 60/2006/QĐ-UBND ngày 24/7/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị thì mới thấy được trong một thời gian ngắn nhưng các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị bước đầu đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tính đến 30/6/2006 các khu công nghiệp nam Đông Hà, Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt vừa xây dựng hạ tầng vừa xúc tiến thu hút đầu tư nhưng đã thu hút được số lượng các dự án và lượng vốn như sau (Xem bảng 2.4):
Bảng 2.4: Kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đến 30/6/2006 (trừ khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo)
Đơn vị tính: Triệu đồng và %
ST
KhuCN, KT
Số DA
Đăng ký
Số DA th hiện
Tỷ trọng
Vốn đăng ký
Vốn th hiện
Tỷ trọng
1
Nam Đông Hà
8
3
37,5
952.000
622.000
65,34
2
Quán Ngang
3
/
/
367.000
/
/
3
Cửa Việt
15
4
26,67
3.182.494
20.450
0,64
Tổng
26
7
26,92
4.501.494
642.450
14,27
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế Quảng Trị 2006.
Các dự án thu hút vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị (trừ khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo) chủ yếu là của các doanh nghiệp trong tỉnh và trong nước chứ chưa có một dự án đầu tư nào của nhà đầu tư ngoài nước. Mặt khác lượng vốn đầu tư của mỗi dự án nhỏ, tiến độ triển khai thực hiện chậm. Khu công nghiệp nam Đông Hà bình quân 119.000 triệu đồng/dự án đăng ký nhưng vốn thực hiện là 207.333,3 triệu đồng/dự án và tỷ trọng vốn thực hiện bằng 65,34% so với vốn đăng ký. Trong khi đó khu du lịch- dịch vụ Cửa Việt là 212.166,27 triệu đồng/dự án đăng ký nhưng thực hiện chỉ có 5.112,5 triệu đồng/dự án và tỷ trọng vốn thực hiện đạt 0,64% so với vốn đăng ký. khu công nghiệp Quán Ngang bình quân 122,33 triệu đồng/dự án đăng ký nhưng đến thời điểm này chưa có dự án nào được triển khai.
Đây là một vấn đề đang đặt ra cho Quảng Trị, trong “cơn khát” dự án đầu tư, sự cần thiết phải thu hút các dự án nhưng cần hướng đến các dự án có tính khả thi, khả năng tài chính mạnh, công nghệ cao, thị trường rộng...nếu không thì sẽ sớm lấp đầy diện tích các khu công nghiệp, khu kinh tế nhưng hiệu quả không lớn thậm chí sẽ để lại những hậu quả khó giải quyết, như phải đầu tư lớn cho xử lý môi trường do sự lạc hậu của công nghệ, khả năng cạnh tranh kém, các dự án sau khi được cấp phép chậm hoặc không triển khai được...
Bảng 2.5: Kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Quảng Trị ( Đến 30/6/2006)
Đơn vị tính: Triệu đồng và %
Khu CN,KT
Số DA Đăng ký
Số DA Thực hiện
Tỷ trọng
Số vốn đăng ký
Số vốn thực hiện
Tỷ trọng
Lao Bảo
103
90
87,37
1.869.526
1.240.623
66,36
Đông Hà
8
3
37,5
952.000
622.000
65,34
QuánNgang
3
/
/
367.000
/
/
Cửa Việt
15
4
26,67
3.182.494
20.450
0,64
Tổng
129
97
75,19
6.371.020
1.883.073
29,56
Nguồn: BQL khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu công nghiệp QT 2006.
2.1.2.3. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Trị chiếm phần lớn là các dự án về dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
Qua phân tích hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đến ngày 30/6/2006 ở Quảng Trị, thì toàn tỉnh đã thu hút được 129 dự án trong đó đã thực hiện 97 dự án, bằng 75,19%; với lượng vốn đăng ký là 6.371.020 triệu đồng, số vốn đã thực hiện là 1.883.073 triệu đồng bằng 29,56%. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế như sau (Xem bảng 2.6.):
Bảng 2.6: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế tại các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị
Đơn vị tính: Triệu đồng và %
STT
Ngành
DA đăng ký
DA thực hiện
Tỷ trọng
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Tỷ trọng
1
N- L - N
4
4
3,1
10.440
10.440
0,16
2
CN-XD
36
22
27,91
1.986.315
953.115
31,18
3
DV
89
71
68,99
4.374.265
919.518
68,66
Tổng
129
97
75,19
6.371.020
1.883.073
29,56
Nguồn: BQL các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Quảng Trị 2006.
Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy cơ cấu đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị phát triển theo hướng tích cực, phản ánh đúng thực trạng và lợi thế địa kinh tế của Quảng Trị. Ở khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, có 89 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 68,99% so với tổng số dự án đăng ký và lượng vốn đầu tư 4.374.265 triệu đồng chiếm 68,66% so với số vốn đăng ký; Công nghiệp và xây dựng chiếm các tỷ trọng tương ứng là 27,91% và 31,18%, cuối cùng là nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 3,1% và 0,16%. Cơ cấu đầu tư đó đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Trị theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7: Tổng sản phẩm và cơ cấu tổng sản phẩm của Quảng Trị giai đoạn 2000-2006
ĐV tính
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006 (ước)
Tổng sản phẩm
(giá 1994)
Tỷ đồng
1.195,7
1.285,2
1.392,2
1.499
1.636
1.812
2.019
Cơ cấu GDP
N-L-N
%
44,9
41,26
42,34
40,20
38,90
36,00
34,80
CN-XD
%
15,1
17,16
19,53
20,80
21,80
25,60
26,20
DV
%
40,9
41,58
38,13
39
39,3
38,40
39,00
Nguồn: UBND tỉnh Quảng Trị 2006.
Số liệu ở bảng 2.6 và bảng 2.7 cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Trị còn chậm và vẫn là một tỉnh thuần nông. Qua số liệu ở bảng 2.6 thì phần lớn các dự án đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ nhưng vì đang trong giai đoạn triển khai, trong lúc đó công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng khá nhanh làm cho tỷ trọng dịch vụ trong GDP ở tỉnh có chiều hướng giảm (bảng 2.7). Cũng chính vì vậy mà chưa có số liệu thống kê đầy đủ về hoạt động của các doanh nghiệp như thu hút lao động, giải quyết việc làm, doanh số bán hàng hoá - dịch vụ, thị trường, thị phần...Hơn nữa các dự án đã đi vào hoạt động thì đang trong giai đoạn được hưởng các chính sách ưu đãi nên đóng góp cho ngân sách của địa phương chưa nhiều.
Các dự án đã đi vào hoạt động có triển vọng phát triển tốt. Nhà máy gỗ ván MDF ở khu công nghiệp nam Đông Hà có vốn đầu tư 457 tỷ đồng, công suất thiết kế 60.000m3 sản phẩm/năm, công nghệ hiện đại của Cộng Hoà Liên Bang Đức được đưa vào hoạt động tháng 9/2005, đến nay bình quân mỗi ngày sản xuất đạt 180-200m3 sản phẩm, đạt doanh thu trên 700 triệu đồng và công suất vận hành đạt 80-90% công suất thiết kế. Sáu tháng đầu năm 2006 đã nộp ngân sách 6 tỷ đồng và kế hoạch sáu tháng cuối năm sẽ nộp 10 tỷ đồng. Sản phẩm của nhà máy làm ra đến đâu bán hết đến đó. Khả năng nhà máy sẽ đạt công suất 400m3/tháng nhưng nhiều khách hàng đã đăng ký vượt sản lượng của nhà máy. Hiện nhà máy có 170 lao động, mức lương bình quân từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/tháng/laođộng. Dự kiến cuối năm 2006 dự án sẽ mở rộng và xây dựng thêm 4 nhà máy vệ tinh là nhà máy sản xuất keo ép gỗ, nhà máy phủ mặt ván gỗ chất lượng cao (đã liên doanh với Hàn Quốc), nhà máy chế biến ván gỗ ghép và nhà máy chà bóng ván gỗ.
Nhìn chung các dự án đầu tư đã góp phần tích cực thu hút lao động và giải quyết việc làm ở địa phương. Các dự án tại khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo đã thu hút được hơn 2.000 lao động làm việc trực tiếp, ngoài ra tại khu thương mại trung tâm 400 gian hàng tiểu thương đã thu hút được hơn 1.000 lao động. Tổng số người có việc làm mới qua các năm đều tăng, nếu năm 2000 địa phương đã tạo được việc làm cho 5.500 người thì năm 2005 là 7.000 người. Chưa kể hàng ngàn việc làm thuộc các ngành bổ trợ khác cho các khu công nghiệp, khu kinh tế.
2.1.2.4. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị
a) Nguyên nhân khách quan
Một là, Quảng Trị nằm trong một khu vực kinh tế năng động và có những lợi thế nhất định, từ khi kết nối thông thương được với các trung tâm kinh tế trong và ngoài nước Quảng Trị thực sự trở thành một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước thông qua Quảng Trị để mở rộng thị trường ra các nước tiểu vùng MêKông, ngược lại các nhà đầu tư từ Thái Lan, Trung Quốc, Nga...thông qua đầu tư ở Quảng Trị để tiếp cận thị trường Việt Nam một cách có lợi nhất
Hai là, cùng với các chính sách ưu đãi chung, Quảng Trị còn được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế ưu đãi đặc biệt, nhất là khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Những chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan, hoạt động đầu tư...của Việt Nam lần đầu tiên được áp dụng ở khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo đã tạo nên sức hấp dẫn các nhà đầu tư đến với Quảng Trị.
b) Nguyên nhân chủ quan
Một là, sự nổ lực của tỉnh trong việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư trong gần 10 năm qua. Hơn nữa, trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước, tỉnh đã từng bước tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, rỏ ràng và nhất quán. Tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành một chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phù hợp với thực tiễn của địa phương đồng thời thành lập và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của các ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư thuận tiện, cởi mở, thông thoáng và hấp dẫn.
Hai là, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực tế đó đã tạo ra những tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của địa phương đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Ba là, công tác xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực, thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp của lãnh đạo tỉnh với giới doanh nhân ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc …các tỉnh, thành và các trung tâm kinh tế lớn ở trong và ngoài nước để giới thiệu hình ảnh, điều kiện và khả năng phát triển của tỉnh Quảng Trị đến với các nhà đầu tư. Ngoài ra tỉnh còn tổ chức đoàn cán bộ, doanh nhân của tỉnh đi nghiên cứu, tiếp xúc với lãnh đạo và giới doanh nhân tại Thẩm Quyến (Trung Quốc), tổ chức lễ hội “nhịp cầu xuyên Á” và nhiều hoạt động văn hoá khác thông qua đó mà giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Quảng Trị đến với bạn bè gần xa, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Song song với những hoạt động xúc tiến, quảng bá đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động khác như hội nghị cải cách thủ tục hành chính cửa khẩu với Lào, tổ chức đón đoàn khảo sát hành lang kinh tế Đông - Tây, đón đoàn du lịch bằng ô tô tay lái nghịch đến từ Ấn Độ, tổ chức các hoạt động giao lưu của các doanh nghiệp trẻ, tuổi trẻ Quảng Trị với các doanh nghiệp trẻ của các tỉnh Savanakhet và saravane của Lào... Chính những hoạt động đó đã góp phần quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Trị.
2.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở QUẢNG TRỊ
2.2.1. Tỉnh ban hành chủ trương, chính sách thu hút đầu tư chậm
Quảng Trị là một tỉnh phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế muộn hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước (trừ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo do chính phủ thành lập) nên đã không tranh thủ được thời cơ thu hút các dự án đầu tư.
Trong chiến lược phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 với tầm nhìn 2020, Quảng Trị đăng ký với Chính phủ phát triển bốn khu công nghiệp tập trung với diện tích 500 ha. Hiện nay tỉnh đang tập trung phát triển hai khu công nghiệp nam Đông Hà và Quán Ngang nhưng đến nay khu công nghiệp Quán Ngang chưa thực hiện được dự án nào. Năm 2006 tỉnh phát triển thêm khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt - Cửa Tùng. Khu công nghiệp nam Đông Hà được quy hoạch năm 2002, ngày 26/4/2004 Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập nhưng phải sau đúng một năm kể từ khi có khu công nghiệp, tỉnh mới ban hành chính sách khuyến khích thu hút đầu tư. Mặt khác việc thành lập Ban Quản Lý các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị cũng có những chậm trễ. Quyết định 129/2005/QĐ-TTg ngày 2/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Quản Lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị nhưng đến ngày 24/7/2006 UBND tỉnh Quảng Trị mới có Quyết định 60/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quan Lý các khu công nghiệp Quảng Trị.
Có những chính sách chưa rỏ ràng. Ví dụ trong chính sách hỗ trợ sản xuất vùng nguyên liệu quy định " Các nhà đầu tư khi đầu tư vào Quảng Trị để sản xuất vùng nguyên liệu có quy mô tập trung từ 100 ha trở lên phục vụ công nghiệp chế biến nông - lâm và từ 30 ha trở lên đối với thuỷ, hải sản theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được xem xét hỗ trợ lần đầu một phần kinh phí làm đường tạm bảo đảm giao thông" [40]. Nhưng thực tế cho thấy khi xây dựng một vùng nguyên liệu không đơn thuần chỉ là vấn đề giao thông. Chưa có một sự bảo đảm nào của địa phương về các chính sách liên quan đến đất đai, sự bảo đảm không bị phá vỡ kế hoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu và các chính sách khác như bảo đảm thu mua sản phẩm, thuỷ lợi tưới tiêu, cấp điện.... Mặt khác " một phần kinh phí " là bao nhiêu?
Hoặc ở một phương diện khác chính sách ghi: "UBND tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN LAN II.doc
- bia moi.doc