Luận văn Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii

DANH MỤC CÁC BẢNG .v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ .v

MỤC LỤC .vi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành .4

6. Những đóng góp của luận văn 6

7. Kết cấu của luận văn 7

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THU

HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .8

1.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp và vốn đầu tư vào khu côngnghiệp .8

1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp .8

1.1.2. Vốn đầu tư và các loại vốn đầu tư vào khu công nghiệp .12

1.1.3. Vai trò vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế -xã hội .17

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu công

nghiệp 23

1.1.5. Những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào

khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế .28

1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở một số quốc gia và các địa

phương trong nước .31

1.2.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia .31

1.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước 33

1.2.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng ở tỉnh Thừa Thiên Huế .39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .41

2.1. Đăc điểm tự nhiên và Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế .41

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .41

2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .44

2.2. Đánh giá chung về đăc điểm tự nhiên và Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa ThiênHuế 49

2.2.1. Thuận lợi .49

2.2.2. Khó khăn .50

2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2006-2012 .51

2.3.1. Sơ lược quá trình hình thành khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế .51

2.3.2. Đánh giá chung về khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế 56

2.3.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên

Huế giai đoạn 2006 – 2012 .56

2.3.4. Kết quả điều tra, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào khu

công nghiệp Thừa Thiên Huế .78

2.3.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong

việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 93

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .98

3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa

Thiên Huế .98

3.1.1. Những quan điểm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa

Thiên Huế .98

3.1.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa ThiênHuế 99

3.2.Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 100

3.2.1. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp .100

3.2.2. Đổi mới,đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư 103

3.2.3. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ .107

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực .108

3.2.5. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính .111

PHẦN3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .114

1. KẾT LUẬN .114

2. KIẾN NGHỊ .115

TÀI LIỆU THAM KHẢO .116

PHỤ LỤC .119

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thừa Thiên Huế là tỉnh có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ cao, tích lũy đầu tư thấp nên thiếu nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và hiệu quả đầu tư cũng chưa cao. Thứ tư, Quy mô thị trường ở Thừa Thiên Huế còn nhỏ và khả năng thanh toán của dân cư còn thấp. Thứ tnăm, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, mặc dù có mật độ các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề thuộc hàng cao so với cả nước. 2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012 2.3.1. Sơ lược quá trình hình thành khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng 6 KCN với diện tích 2.168,76 ha, bao gồm: - KCN Phú Bài thuộc địa bàn Thị xã Hương Thủy: 818,76 ha - KCN Phong Điền thuộc địa bàn huyện Phong Điền: 700 ha - KCN La Sơn thuộc địa bàn huyện Phú Lộc: 300 ha - KCN Tứ Hạ thuộc địa bàn huyện Hương Trà: 250 ha - KCN Phú Đa thuộc địa bàn huyện Phú Vang: 250 ha - KCN Quảng Vinh thuộc địa bàn huyện Quảng Điền: 150 ha 2.3.1.1. Khu công nghiệp Phú Bài Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập theo quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; là KCN tập trung đầu tiên được khai thác sớm và có hiệu quả, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu công nghiệp Phú Bài nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắtTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 52 Bắc-Nam; cách cảng biển Chân Mây 40km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về phía Bắc. Diện tích: 818,76 ha, được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 và 2 với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đạt tỷ lệ lấp đầy 96,6%. Giai đoạn 3 và 4 đang trong thời kỳ triển khai xây dựng hạ tầng. KCN Phú Bài đã có Nhà máy xử lý nước thải, công suất 4.000 m3/ngày - đêm; có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu tại chỗ. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến nông, lâm thủy sản, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, tin học, sợi, dệt may, công nghiệp hỗ trợ...và sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ các ngành nghề nêu trên. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, khu công nghiệp Phú Bài đã thu hút được 58 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 5.839 tỷ đồng. 2.3.1.2. Khu công nghiệp Phong Điền Khu công nghiệp Phong Điền được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009. Khu công nghiệp Phong Điền nằm trên địa bàn huyện Phong Điền, cách thành phố Huế khoảng 35km về phía Bắc; nằm gần Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Cách sân bay quốc tế Phú Bài khoảng 50km, cảng biển Thuận An 30km, cảng biển Chân Mây khoảng 70km và cảng biển chuyên dụng Điền Lộc 15 km, cách ga hàng hoá Văn Xá 20km. Diện tích: 400 ha, hướng tới mở rộng 700 ha vào năm 2020; chia làm 03 khu, trong đó: - Khu A: 126,33 ha do Công ty Xây lắp làm chủ đầu tư hạ tầng; hiện nay đã lấp đầy 40%. - Khu B: 147,17 ha do Công ty CP Prime Thiên Phúc làm chủ đầu tư hạ tầng, hiện nay đã lấp đầy 40%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 53 - Khu C: 126,05 ha do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc làm chủ đầu tư hạ tầng. Quy hoạch chung KCN Phong Điền đã được UBND tỉnh phê duyệt. Diện tích đất quy hoạch KCN nằm bên cạnh mỏ cát thạch anh với diện tích 3.800ha, chất lượng tốt và được Thủ tướng Chính phủ cho phép khai thác, chế biến các sản phẩm từ cát. Theo thống kê, tại huyện Phong Điền có vùng cát trắng với tổng diện tích 17.500 ha, trong đó vùng cát có chứa thạch anh rộng khoảng 42km2, với trữ lượng ước tính hơn 41 triệu m 3 . Không chỉ phục vụ cho sản xuất men frit, cát thạch anh ở huyện Phong Điền mà còn có khả năng cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: sản xuất thủy tinh, gốm sứ Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: KCN Phong Điền ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu cát như: thuỷ tinh lỏng, thuỷ tinh cục, sản xuất đồ gốm, đồ thuỷ tinh gia dụng, kính xây dựng, thuỷ tinh pha lê, thuỷ tinh cao cấp, pin năng lượng mặt trời,; chế biến nông lâm sản, cơ khí; dệt may; giày da; chế biến thuỷ hải sản; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, khu công nghiệp Phong Điền đã thu hút được 12 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 2.285 tỷ đồng. 2.3.1.3. Khu công nghiệp La Sơn Khu công nghiệp La Sơn được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 300 ha. Khu công nghiệp La Sơn thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc; nằm sát tỉnh lộ 14B nối huyện Nam Đông với Quốc lộ 1A, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km, cách ga Truồi khoảng 4km, cách sân bay Quốc tế Phú Bài 9km, cách cảng biển Chân Mây 30km, cách cảng biển Thuận An 25km. KCN La Sơn nằm trong vùng có tiềm năng về xi măng, cao su với trữ lượng lớn thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, nông lâm sản. TheoTrư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 54 thống kê, diện tích cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế: 13.000 ha. Tại huyện Nam Đông, hiện có khoảng 3.500 ha trong đó khoảng 1.200 ha cao su đã cho mủ. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vốn vào xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến lâm sản, nông sản, chế biến khoáng sản; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; sản xuất cơ khí; điện tử; may mặc.Tính đến thời điểm cuối năm 2012, khu công nghiệp La Sơn đã thu hút được 2 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 377,2 tỷ đồng. 2.3.1.4. Khu công nghiệp Phú Đa Khu công nghiệp Phú Đa được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 250ha. Khu công nghiệp Phú Đa nằm trên xã Phú Đa, huyện Phú Vang; cách Quốc lộ 1A khoảng 6km, cách sân bay quốc tế Phú Bài và KCN Phú Bài khoảng 8km, cách cảng biển Thuận An 6km, cảng biển Chân Mây 35km, cách ga Hương Thuỷ 10km. KCN Phú Đa thuộc địa bàn huyện Phú Vang có hệ thống đầm phá với diện tích trên 6.800ha mặt nước, là tiềm năng lớn để nuôi trồng thuỷ hải sản. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; sản xuất và gia công sửa chữa cơ khí phục vụ nông-ngư nghiệp và dân dụng, chế biến thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản và chăn nuôi gia súc gia cầm; may mặc, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử và sản phẩm gia dụng; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến cát, chế biến nông lâm sản, công nghiệp cơ khí. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, khu công nghiệp Phú Đa đã thu hút được 2 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 35,7 tỷ đồng. 2.3.1.5. Khu công nghiệp Tứ Hạ Khu công nghiệp Tứ Hạ được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 250 ha. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 55 Khu công nghiệp Tứ Hạ nằm trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà; cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km về phía Bắc, sân bay quốc tế Phú Bài 25km, cảng biển Chân Mây 60km, cảng biển Thuận An 10km, cách ga hàng hóa Văn Xá khoảng 5km. KCN Tứ Hạ nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam. KCN Tứ Hạ nằm trong vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá, mỏ đá Granit, mỏ cao lanh Văn Xávới trữ lượng lớn, chất lượng tốt thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Theo khảo sát trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế có 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản.Trữ lượng dự báo sa khoáng Titan ở Thừa Thiên Huế là 4 triệu tấn. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp cơ khí; điện tử; dệt may; da giày; lắp ráp ô tô, xe máy... Tính đến thời điểm cuối năm 2012, khu công nghiệp Tứ Hạ đã thu hút được 2 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 135 tỷ đồng. 2.3.1.6. Khu công nghiệp Quảng Vinh Khu công nghiệp Quảng Vinh được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 150ha. Khu công nghiệp Quảng Vinh nằm tại xã Quảng Vinh và một phần xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, có 2 mặt tiếp giáp đường giao thông: giáp trục đường tránh lũ nối với Tỉnh lộ 9–cách KCN Phong Điền khoảng 9km; giáp Trục đường thuộc dự án WB nối với Tỉnh lộ 11A; cách cảng biển chuyên dụng Điền Lộc khoảng 20km, cách ga Văn Xá 20km về phía Tây, cách cảng biển Thuận An khoảng 20km, cách Sân bay quốc tế Phú Bài 30km, cách cảng Chân Mây 75km. KCN Quảng Vinh KCN Quảng Vinh thuộc địa bàn huyện Quảng Điền có lợi thế là một huyện vùng đầm phá, có 3.535,73 ha mặt nước phá Tam Giang và 439,9 ha mặt nước sông hồ, là điều kiện để từng bước mở rộng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản thành ngành sản xuất quan trọng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 56 Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nông sản; chế biến khoáng sản; công nghiệp nông ngư cụ; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; dệt may; da giày; công nghiệp hỗ trợ; 2.3.2. Đánh giá chung về khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế Thứ nhất, Các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế đa số mới thành lập trừ KCN Phú Bài được xây dựng năm 1998. Thứ hai, Cơ sơ hạ tầng của hầu hết các KCN đang trong quá trình xây dựng để phục vụ cho sản xuất. Thứ ba, Các KCN ở Thừa Thiên Huế có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, công tác giải phóng mặt bằng đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ tư, Các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế được phân bố dàn trãi trên địa bàn tỉnh để tận dụng lợi thế về mặt nguyên liệu của từng vùng. Thứ năm, Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động đều tập trung vào KCN Phú Bài và Phong Điền, các KCN còn lại có số lượng doanh nghiệp không đáng kể. 2.3.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012 2.3.3.1. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thứ nhất, Chính sách ưu đãi Nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, bên cạnh phải tuân theo những quy định chung của nhà nước như Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 và Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 108/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 88/2006/NĐ - CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ Về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 11/12/2008 của Chính phủ; Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 57 Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế với những tiềm năng và lợi thế sẵn có đã đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể là Quyết định số 1337/2009/QĐ-UBND ngày 07/07/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có các khu công nghiệp.  Hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án - Đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN; dự án sử dụng thường xuyên từ 200 lao động trở lên, được tỉnh hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án như sau: + Về giao thông: Đảm bảo đầu tư công trình giao thông phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Về điện phục vụ thi công: Đảm bảo đầu tư công trình điện đến chân hàng rào dự án. + Về nước: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình nước đến chân hàng rào dự án. UBND tỉnh xem xét cụ thể quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế đầu tư tuỳ theo dự án cụ thể. +Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư cụm công trình đầu mối nhà máy xử lý nước thải.  Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn - Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án; riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 58 - Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. - Danh mục các dự án được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn như sau:Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phong Điền;Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng;Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN;Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại các KCN. - Tỉnh hỗ trợ về rà phá bom mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.  Hỗ trợ về đào tạo nghề Các dự án trong thời gian thi công và 3 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động, thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên và tham gia đóng BHXH cho người lao động theo quy định) khi tuyển dụng lao động là người dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đào tạo 1 triệu đồng/người/khóa. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo một lần trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.  Hỗ trợ xúc tiến đầu tư Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được hỗ trợ chi phí đi lại để tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh với mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp không quá 4 lượt trong suốt quá trình hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế.  Hoàn trả kinh phí ứng trước của nhà đầu tư - Về nguyên tắc, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ theo quy định bằng nguồn vốn ngân sách của Tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư cần thực hiện sớm các hạng mục hỗ trợ nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư trong điều kiện ngân sách Tỉnh chưa kịp bố trí trong kế hoạchTrư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 59 vốn hàng năm, nhà đầu tư có thể ứng trước kinh phí để thực hiện và được Tỉnh bố trí hoàn trả trong kế hoạch vốn của năm kế hoạch kế tiếp khi: + Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng dự án đầu tư (đối với dự án không phân chia làm nhiều giai đoạn). + Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng giai đoạn 1 của dự án đầu tư (đối với dự án phân chia làm nhiều giai đoạn được cấp có thẩm quyền chấp thuận).  Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng Bảng 2.5. Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 1 & 2 STT Phương thức thanh toán ĐVT Đơngiá Tổng cộng đến 31/12/2047 1. Trả tiền hàng năm (5 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng 15% đơn giá trước) USD/m2/năm 0.75 46.7 2. Trả tiền 5 năm 1 lần USD/m2/5 năm 3.23 USD/m2/năm 6 đến năm 10 3.72 USD/m2/năm 11 đến năm 15 4.28 USD/m2/năm 16 đến năm 20 4.92 USD/m2/năm 21 đến năm 25 5.66 USD/m2/năm 26 đến năm 30 6.51 USD/m2/năm 31 đến năm 35 7.48 USD/m2/năm 36 đến năm 38 4.49 40.29 3. Trả tiền 10 năm 1 lần USD/m2/10 năm 6.00 USD/m2/năm 11 đến năm 20 7.93 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 60 USD/m2/năm 21 đến năm 30 10.49 USD/m2/năm 31 đến năm 38 10.96 35.38 4. Trả tiền 15 năm 1 lần USD/m2/15 năm 8.36 USD/m2/năm 16 đến năm 30 12.71 USD/m2/năm 31 đến năm 38 10.96 32.03 5. Trả tiền 20 năm 1 lần USD/m2/20 năm 10.37 USD/m2/năm 21 đến năm 38 16.44 26.81 6. Trả tiền 25 năm 1 lần USD/m2/25 năm 12.08 USD/m2/năm 26 đến năm 38 14.59 26.66 7. Trọn đời dự án: 37 năm USD/m2 15.65 15.65 Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 + Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT Năm đầu tiên tính từ ngày 01/01/2011, năm thứ 38 đến hết ngày 31/12/2048 - Phí sử dụng hạ tầng: + Đơn giá: 0,17 USD/m2/năm (chưa bao gồm VAT). + Phương thức thanh toán: trả hàng năm, 3 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần điều chỉnh tăng 15% đơn giá áp dụng trước đó. - Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 4 (đợt 1) + Giá thuê đất trả một lần: từ 19,67 – 26,67USD/m2/49 năm (tuỳ theo mặt cắt đường rộng 27m - 54m). + Phương thức thanh toán: Có thể thoả thuận trả 1 lần hoặc nhiều lần cho cả thời gian thuê. Bảng 2.6. Giá thuê đất tại Khu B - KCN Phong Điền STT Phương thức thanh toán Đvt Đơngiá Ghi Chú 1 Trả tiền trước hàng năm USD/m2/năm 0.60 2 Trả tiền trước 10 năm một lần USD/m2/năm 0.50 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 61 3 Trả tiền trước 20 năm một lần USD/m2/năm 0.45 4 Trả tiền trước 30 năm một lần USD/m2/năm 0.35 5 Trả tiền trước cho toàn bộ thờihạn thuê USD/m2/năm 0.25 Thời hạn 40 đến 50 năm Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 - Đơn giá thu phí hạ tầng: + Đơn giá thu phí hạ tầng 0,18USD/m2/năm ( thu tiền hàng năm). + Đơn giá thuê đất và phí hạ tầng trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. + Đơn giá cho thuê đất và phí hạ tầng ở trên cứ 5 năm tăng giá tiền thuê đất 1 lần, mức tăng 10%. + Phương thức thanh toán: Áp dụng cho phương thức thuê đất trả trước 1 lần cho cho các chu kỳ 10năm, 20năm, 30năm và 1 đời dự án 40-50 năm: Sau khi ký hợp đồng: chuyển 50% số tiền thuê đất theo một chu kỳ dự án 10năm, 20năm, 30 năm và 1 đời dự án 40-50 năm mà nhà đầu tư chọn để trả cho một chu kỳ thuê đất. Bàn giao đất và làm thủ tục vào tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thuê đất, các thủ tục pháp lý khác, xuất hóa đơn với giá trị theo chu kỳ dự án: chuyển tiếp 50% giá trị theo hoá đơn đã xuất. Sau khi kết thúc 1 chu kỳ thuê đất nhà đầu tư phải chuyển tiền trả trước cho chu kỳ tiếp theo. Sau 30 ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ tiềp theo, nếu không trả đủ thì số tiền thuê đất, thì số tiền phải trả còn lại nhà đầu tư phải trả gốc cộng thêm tiền lãi với lãi suất theo lãi suất đi vay có kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam ban hành tại thời điểm trả tiền. Áp dụng cho phương thức thuê đất trả tiền hàng năm: Nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất phải đặt cọc trước tiền thuê đất với giá trị tương đương tiền thuê đất 1 năm, số tiền cọc sẽ được trừ vào tiền thuê đất của năm cuối kỳ thuê đất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 62 Sau đó nhà đầu tư trả tiền thuê đất hàng năm vào tháng 1, chậm nhất là ngày 30 tháng 1 nhà đầu tư phải trả hết số tiền thuê đất của năm đó, nếu không trả đủ thì số tiền thuê đất, thì số tiền còn lại nhà đầu tư phải trả gốc cộng thêm tiền lãi với lãi suất theo suất theo lãi suất đi vay có kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam ban hành tại thời điểm trả tiền. Bảng 2.7. Giá thuê lại đất tại Khu C - KCN Phong Điền STT Phương thức thanh toán Đvt Đơn giá 1 Trả tiền một lần (áp dụng cho 10 doanh nghiệp đầu tiên) USD/m2 10 2 Trả tiền một lần (áp dụng sau khi KCN lấp đầy 10 doanh nghiệp đầu tiên) USD/m2 14 Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 + Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT + Năm đầu tiên tính từ ngày 01/01/2011, năm thứ 48 đến hết ngày 31/12/2059 + Phương thức thanh toán sau khi ký kết Hợp đồng thuê lại đất: Đặt cọc ngay sau khi ký hợp đồng thuê đất 20%; 20% giá trị hợp đồng tương đương trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng; 40% giá trị hợp đồng tương đương trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng; 20% giá trị hợp đồng tương đương trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng. - Phí sử dụng hạ tầng: + Đơn giá: 0,17 USD/m2/năm (chưa bao gồm VAT) + Phương thức thanh toán: trả hàng năm, 3 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần điều chỉnh tăng 15% đơn giá áp dụng trước đó. Thứ hai, Hoạt động xúc tiến đầu tư Để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua UBND tỉnh cũng như Ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế rất chú trọng đến việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư dưới sự chủ trì Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 63 của các vị lãnh đạo tỉnh và Ban quản lý các KCN được tổ chức. Nhằm góp phần triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, trong đó phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015; được sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp đồng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010. Mục tiêu của Hội nghị nhằm quảng bá và xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên sau: du lịch và dịch vụ; đầu tư vào khu đô thị mới, khu công nghiệp; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Ngày 23/12/2011 Ban Quản lý các KCN Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các KCN Thừa Thiên Huế tại Văn phòng Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của các công ty đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp thứ cấp đang hoạt động tại các KCN của tỉnh Bắc Ninh như: Công ty Samsung electronics Việt Nam, VSHIP Bắc Ninh, Kinh Bắc City group,...Tại Hội nghị, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã giới thiệu với các nhà đầu tư về tiềm năng và thế mạnh của các KCN Thừa Thiên Huế, các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi về thuế, giá đất khi đầu tư tại các KCN của tỉnh và cung cấp các thông tin cần thiết khác cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang quan tâm tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày 20-4-2012 Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Ban Quản lý các KCX&KCN Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hội nghị nhằm mục đích kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết thúc Hội nghị, có 06 Doanh nghiệp tham gia ký kết Bản ghi nhớ chủ trương đầu tư vào các KCN Thừa Thiên Huế với tổng số vốn đăng ký dự kiến 450 tỷ đồng, bao gồm: Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Phạm Bảo Quý 64 Công ty CP Cơ khí Thương mại Đại Dũng, Công ty TNHH SX-TM Tân Quang Minh, Công ty CP Xây dựng Archcons, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Thế Giới Xanh, Công ty CP Thương mại Dịch vụ Hiệp Tân, và Chi nhánh Công ty Điện tử Tin học FSC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2012 Ban quản lý khu công nghiệp Thừa Thiên Huế đã tham gia diễn đàn đầu tư Việt Nam tại Nhật bản; làm việc với tập đoàn Itochu tại Nhật Bản, tham gia hội thảo xúc tiến đầu tư do JCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức; Tổ chức tọa đàm với các hiệp hội đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong 2 ngày 21 và 22/3/2013, Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung, bao gồm 9 tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã diễn ra tại Đà Nẵng. Hội nghị nhằm quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của vùng duyên hải miền Trung; kêu gọi, lựa chọn, thu hút các dự án đầu tư có ngành nghề và hàm lượng công nghệ phù hợp với lợi thế phát triển của toàn vùng nói chung cũng như từng địa phương trong vùng nói riêng. Thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2013, Ngày 29/03/2013 Ban Quản lý các KCN tỉnh đã phối hợp cùng Ban Quản lý các KKT Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các KCN Thừa Thiên Huế tại thành phố Hải Phòng. Tham dự Hội nghị có hơn 50 đại biểu là đại diện lãnh đạo các công ty hạ tầng, các doanh nghiệp thứ cấp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, gồm: Các nhà đầu tư kinh doanh, xây dựng hạ tầng và các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, chế tạo ô tô, công nghiệp phụ trợ, chế biến thủy sản, đông lạnh, công nghệ cao,.. Đặc biệt, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đại diện cho 12 Ban Quản lý c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_hut_von_dau_tu_vao_khu_cong_nghiep_o_tinh_thua_thien_hue_8252_1912377.pdf
Tài liệu liên quan