Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9
7. Kết cấu luận văn 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG 10
1.1. Khái niệm, nội dung thực hiện thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa, một cửa liên thông 10
1.1.1. Thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, một cửa liên thông 10
1.1.2. Sự hình thành và khái niệm cơ chế một cửa, một cửa
liên thông ở Việt Nam 13
1.1.3. Bản chất, mục tiêu của cơ chế một cửa, một cửa liên
thông 18
1.1.4. Vai trò của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông cấp huyện 21
133 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông, lâm nghiệp là 629.671,22 ha), thổ nhưỡng phong
phú và khí hậu đa dạng, đặc biệt có đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931 m và khu vực Phja
Đén, huyện Nguyên Bình quanh năm mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho việc trồng
nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: các loại rau, hoa, cây ăn quả ôn đới..., có
thể phát triển thành các vùng sản xuất hàng hoá nông - lâm sản tập trung.
- Lợi thế về thương mại: Cao Bằng là một tỉnh có đường biên giới khá dài
với Trung Quốc, có khá nhiều cửa khẩu và cặp chợ biên giới tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại phát triển.
- Tiềm năng về phát triển du lịch: Cao Bằng có nhiều khu di tích lịch sử như
Khu di tích Pác Bó nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dấu chân đầu tiên sau 30 năm bôn
ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam; Khu di
tích Kim Đồng là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh); Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam); Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực
tiếp chỉ đạo trận đánh Đồn Đông Khê, mở màn cho thắng lợi của chiến dịch Biên
giới năm 1950... Cao Bằng có nhiều danh lam, thắng cảnh như: Thác Bản Giốc
được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao
Bằng, đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Hồ
Thăng Hen gồm 36 hồ đẹp trên đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét và động
Ngườm Ngao, đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931 m...
- Là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em, Cao Bằng tự hào với truyền
thống văn hóa đậm đà bản sắc và bề dày lịch sử trải qua hơn 510 năm xây dựng,
phát triển và trưởng thành.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.
- Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tập trung khai thác những tiềm
năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng
12,8%/năm; GDP bình quân đầu người gần đạt 700 USD; cơ cấu kinh tế từng bước
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp (công nghiệp - xây dựng chiếm 24,65%;
thương mại - dịch vụ chiếm 40,83%; nông - lâm nghiệp chiếm 34,52%). Tạo được
sự khởi sắc trong phát triển công nghiệp; hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập
trung, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; tốc độ tăng thu ngân sách đạt
khá cao (20,2%/năm); thu hút đầu tư đạt được kết quả tốt, nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, thuỷ
điện, trồng rừng và chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng... Hệ thống đường giao
thông nông thôn, mương thuỷ lợi, trường học được mở rộng, nâng cao chất lượng,
phát triển đến vùng sâu, vùng xa, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; các lĩnh vực y
tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tiến bộ. Trình độ
dân trí được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt hơn; đời sống vật chất,
văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao; quốc phòng -
an ninh tiếp tục được củng cố và giữ vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn; hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc đúng tiến độ; quan hệ
đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội.
- Mặc dù Cao Bằng là tỉnh có khá nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển
kinh tế, nhưng đến nay Cao Bằng vẫn còn là một tỉnh nghèo và có nhiều khó khăn,
thách thức trong phát triển kinh tế như: GDP bình quân đầu người còn thấp hơn
nhiều so với trung bình của cả nước; là tỉnh cách rất xa các trung tâm kinh tế lớn
trong nước và không nằm trong vùng ảnh hưởng của hành lang kinh tế Nam Ninh
(Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
giao thông, chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ còn rất yếu kém vì
vậy giao thương giữa Cao Bằng với Trung Quốc, với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh,
thành trong cả nước và ngay trong nội bộ tỉnh còn rất khó khăn, nhất là ở nông thôn,
vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là giao thông nông thôn (ô tô chưa đi được 4 mùa),
vùng cao thiếu nước sinh hoạt; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh luôn xác định và ưu tiên
phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế
chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như:
ngành nông - lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối
điện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ
ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạt động
cứu trợ xã hội. Đến năm 2017, trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các
thành phần kinh tế mũi nhọn thì nhóm ngành dịch vụ, giá trị sản xuất hàng hoá
cao nhất 2.258 tỷ đồng chiếm 40,83% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 13%;
nhóm ngành Nông - lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất ra nhiều hàng hoá có giá
trị lớn thứ 2: 1.909 tỷ đồng, chiếm 34,52% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm
80,4% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh; nhóm ngành công nghiệp - xây
dựng giá trị sản xuất hàng hoá 1.363 tỷ đồng chiếm 24,65% giá trị GDP, cơ cấu
lao động chiếm 6,6%. Tuy nhiên riêng ngành xây dựng lại có giá trị sản xuất
hàng hóa rất cao: 856,54 tỷ đồng, chiếm gần 63% giá trị ngành Công nghiệp -
Xây dựng và chiếm 15,5% GDP toàn tỉnh, trong khi đó cơ cấu lao động chỉ
chiếm 2,36%.
- Phát triển các nhóm ngành kinh tế:
+ Về nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; năng
suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tăng, trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi đáng kể; đời sống nhân dân được
cải thiện và nâng lên rõ rệt, an ninh lương thực từng bước được đảm bảo, bình quân
lương thực đầu người đạt 470 kg.
+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch phù hợp theo từng vùng; gắn
xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chế biến, xây dựng thương hiệu và
thị trường tiêu thụ. Chủ trương đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính từng bước
được thực hiện có hiệu quả, trên cơ sở đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn gia súc, cải
tạo giống và cơ cấu đàn, làm cho tổng đàn phát triển nhanh. Tốc độ tăng đàn bình
quân hàng năm đạt trên 4%; giá trị của ngành chăn nuôi chiếm trên 30% giá trị sản
xuất nông nghiệp.
+ Tập trung phát huy thế mạnh về đất rừng, tạo thu nhập từ rừng và những
bước đột phá trong phong trào trồng rừng kinh tế. Xây dựng và triển khai thực hiện
có hiệu quả Dự án bảo vệ và phát triển rừng (Trồng rừng mới 2.792 ha, bảo vệ
21.590 khoanh nuôi phục hồi 25.061 ha). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%.
+ Nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đã được coi trọng, đầu
tư và phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong những năm vừa qua đã có
những bước phát triển nhất định, bước đầu đã khai thác được thế mạnh của tỉnh như
thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản; có sự đột phá về tăng
trưởng giá trị kinh tế.
+ Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy điện,
khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản; nhiều dự án đầu tư đã đi
vào hoạt động và đang được triển khai thực hiện; đã có 20 nhà máy thuỷ điện được
đầu tư và cấp giấy phép đầu tư với tổng công suất trên 120 MW.
+ Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu công nghiệp Đề Thám. Thành lập và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các cụm
công nghiệp Tà Lùng và thực hiện quy hoạch một số cụm công nghiệp khác trên địa
bàn tỉnh.
+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả
sản xuất kinh doanh, toàn tỉnh có 1.839 cơ sở công nghiệp. Giá trị sản xuất công
nghiệp đến năm 2017 (theo giá thực tế) đạt 2.803 tỷ đồng (giá hiện hành).
+ Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, nhất là hạ tầng thiết yếu, trên cơ sở năng
động, sáng tạo trong huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư;
đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực hiện tốt phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô
thị đem lại hiệu quả thiết thực.
+ Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn (2010-2015) tăng đáng kể, đạt trên
18.929 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm trên 46,7%; còn lại do nhân dân,
doanh nghiệp tự đầu tư và vốn khác.
+ Về thương mại dịch vụ đã có sự phát triển mạnh cả ở nông thôn và thành
thị, trên cơ sở hình thành nhiều loại hình dịch vụ, nhiều sản phẩm hàng hoá, tạo lập
được sức mua và trao đổi hàng hoá ở nông thôn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm
2015 đạt 4.957 tỷ đồng, tăng trên 03 lần so với năm 2010; xuất khẩu của các doanh
nghiệp địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét, mặc dù giá trị xuất khẩu không cao
song đã có mức tăng trưởng khá, năm 2017 đạt 297,80 triệu USD tăng 14,4 lần so
với năm 2010.
+ Tài chính - tín dụng tăng trưởng khá, thu ngân sách trên địa bàn tăng
mạnh. Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng, hoạt động dịch vụ của các
ngân hàng thương mại phát triển đa dạng và ổn định, tăng trưởng tín dụng bình
quân 28%/năm; nợ xấu giảm từ 39% xuống còn dưới 5%.
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.
2.2.1. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa (theo Quyết
định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ) tại UBND
huyện tỉnh Cao Bằng.
2.2.1.1. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Năm 2002, mô hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa được
triển khai thực hiện thí điểm tại huyện Hòa An. Với sự vào cuộc quyết tâm cao của
lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hòa An, các điều kiện để triển khai thực
hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã được chuẩn bị đầy
đủ: xây dựng đề án thí điểm cơ chế một cửa, đào tạo nâng cao nhận thức về cải cách
hành chính cho cán bộ, công chức huyện, các kỹ năng thực thi công vụ, xây dựng
quy trình, thủ tục, công khai mức thu phí lệ phí, thời gian giải quyết hồ sơ; tổ
chức thăm quan, nghiên cứu tại các địa phương đang triển khai thí điểm cơ chế một
cửa như tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh để học tập kinh
nghiệm; đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho bộ phận một cửa Tháng 5/2002,
UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày18/5/2002
cho phép UBND huyện Hòa An triển khai thí điểm giải quyết thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa trên địa bàn huyện. Theo đó trong giai đoạn thí điểm bộ phận
một của huyện Hòa An sẽ giải quyết 04 lĩnh vực theo cơ chế một cửa gồm: Lĩnh
vực Tư Pháp (công chứng, chứng thực); Lĩnh vực đăng ký kinh doanh (Đăng ký
kinh doanh hộ kinh doanh cá thể); Lĩnh vực địa chính (Cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất); Lĩnh vực Lao động-Thương binh-Xã hội (cấp giấy chứng nhận gia
đình có công, chứng nhận dân tộc miền núi). Sau 01 năm thực hiện thí điểm cơ
chế một cửa tại huyện Hòa An, đánh giá tổng kết thực hiện thí điểm kết quả đạt
được ghi nhận là khả quan. Cơ chế một cửa đã tạo ra những đột phá quan trọng
trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Số lượng hồ sơ giải quyết
tăng lên đáng kể. Chất lượng giải quyết hồ sơ hành chính luôn đảm bảo về quy
trình, thủ tục và thời gian quy định; mức thu phí, lệ phí hợp lý và công khai đã tạo
nhiều thuận lợi cho tổ chức và công dân khi giải quyết công việc. Khảo sát đánh giá
sự hài lòng của người dân theo phiếu đóng góp ý kiến tại hộp thư góp ý được đặt ở
bộ phận một cửa cho số liệu trên 95% người dân hài lòng khi thực hiện giải quyết
thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Cùng với đó, thông qua tổ chức hoạt động
của bộ phận một cửa nhận thức của cán bộ, công chức huyện Hòa An về CCHC nói
chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa nói riêng được nâng lên
rõ rệt. Cán bộ, công chức đã ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong hoạt
động công vụ, từng bước thay đổi thói quen làm việc từ “ban phát” sang phục vụ; tệ
nạn cửa quyền, hách dịch, quan liêu đã từng bước được thay bằng cung cách phục
vụ, cung cấp dịch vụ tận tình cởi mở. Cũng thông qua thực hiện thí điểm cơ chế một
cửa, cơ sở vật chất của bộ phận một cửa đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bộ phận
một cửa có trụ sở riêng, được trang bị hệ thống máy tính nối mạng nội bộ, trang bị
máy photocopy, hệ thống quạt điện, bàn ghế cho người dân ngồi trờ giải quyết công
việc, phương tiện thiết bị làm việc cho cán bộ công chức cũng được đầu tư hiện đại
và đầy đủCó thể nói cơ chế một cửa tại huyện Hòa An đã tạo ra bước đột phá
mới, quan trọng bước đầu cho việc triển khai nhân rộng thực hiện thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa ra tất cả các huyện, thị xã tỉnh Cao Bằng.
Với những kết quả, kinh nghiệm đạt được trong triển khai thực hiện thí điểm
mô hình một cửa tại huyện Hòa An, sự vào cuộc và quyết tâm cao của lãnh đạo
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng và sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên, tỉnh
Cao Bằng đã triển khai thực hiện cơ chế một cửa tại UBND huyện trong toàn tỉnh.
Kết quả đạt được đến hết năm 2004, 13/13 huyện, thị xã của tỉnh đã thực hiện giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đảm bảo các yêu cầu, quy định và
hướng dẫn của Chính phủ.
Quá trình triển khai thực hiện nhân rộng, toàn diện cơ chế một cửa cấp
huyện, tỉnh Cao Bằng được đảm bảo theo nguyên tắc:
- UBND huyện xây dựng đề án triển khai thực hiện cơ chế một cửa tại địa
phương mình, trong đó xác định rõ thủ tục hành chính các lĩnh vực quản lý nhà
nước sẽ được thực hiện tại bộ phận một cửa. Đề án sau đó được Sở Nội vụ thẩm
định, tham gia ý kiến đóng góp. Sau khi có ý kiến thẩm định và tham gia ý của Sở
Nội vụ, UBND huyện hoàn thiện đề án trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
- Căn cứ quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, UBND huyện ban hành
quyết định thành lập bộ phận một cửa, quy chế làm việc, quy chế phối hợp, quy
trình, thủ tục và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức triển khai thực hiện,
thực hiện công khai phí, lệ phí, thời gian, lịch giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ
chế một cửa.
- Kinh phí tổ chức thực hiện do UBND huyện cân đối từ nguồn ngân sách
nhà nước của huyện và một phần ngân sách hỗ trợ của tỉnh.
Công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế một cửa cấp huyện luôn được
quan tâm thực hiện nhằm nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức, người dân
về hiệu quả của việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa. Các cơ quan thông tấn, báo trí Trung ương và địa phương đóng trên địa
bàn tỉnh như Thông tấn xã Việt Nam tại Cao Bằng, Trường trú báo Nhân dân tại
Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng, Báo Cao Bằngthường
xuyên phát sóng, đăng tải thông tin, tuyên truyền về cơ chế một cửa cấp huyện. Các
đoàn thể chính trị xã hội như Đoàn thanh niên tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân
tỉnh cũng tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề tuyên tuyền về công tác cải cách hành
chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa tại cấp huyện
tỉnh Cao Bằng nói riêng. Ngoài ra trên hệ thống đài truyền thanh 3 cấp tại UBND
các xã cũng thường xuyên có những chuyên mục, bài viết giới thiệu đến người dân
về cơ chế một cửa cấp huyện. Công tác tuyên truyền còn được thực hiện theo hình
thức phát tờ rơi, thông qua các cuộc họp của thôn, bản
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, UBND tỉnh, Ban
chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh giao cho Sở Nội vụ tỉnh phối hợp với các huyện,
thị xã tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa
và các phòng ban chuyên môn có liên quan của huyện. Nội dung đào tạo được tập
trung vào Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010; Quyết định
181/2003/QĐ-TTg; quá trình thực hiện cải cách hành chính ở địa phương; ý nghĩa,
mục đích, yêu cầu, các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa ở cấp huyện; tác
phong, lề lối làm việc mới theo tinh thần cải cách hành chính, kỹ năng giao tiếp và
xử lý tình huống khi tiếp súc, giao dịch với cá nhân, tổ chức; trách nhiệm của lãnh
đạo huyện, trách nhiện các phòng ban chuyên môn của huyện và công chức. Các
khóa đào tạo, tập huấn được các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm đến từ Học
viện hành chính Quốc gia truyền đạt nên thu được kết quả tốt. Kết hợp với các nội
dung tập huấn, tổ chức tham quan nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm với các địa
phương làm tốt như Quận 1, Quận gò vấp (Thành phố Hồ Chí Minh), Thị xã Đông
Hà (tỉnh Quảng Trị), huyện Nho Quan, thị xã Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình)
Song song với các hoạt động đó, việc rà soát thủ tục hành chính theo các lĩnh
vực công việc quy định tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg và các lĩnh vực mở rộng
theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh cũng được tập trung triển khai.
Quá trình triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cấp
huyện và chuẩn hóa việc thực hiện đã được toàn diện tại tất cả 13/13 huyện, thị xã
trong tỉnh. Hoạt động sửa chữa, chỉnh trang lại trụ sở làm việc của bộ phận một cửa,
đầu tư mua sắm trang thiết làm việc cho công chức (máy tính, máy in, nối mạng,
bàn ghế, tủ tài liệu), điều kiện phục vụ cho người dân (bàn ghế ngồi trờ, quạt làm
mát, nước uống) trong quá trình chờ đợi giải quyết công việc cũng được các
huyện quan tâm đầu tư trang bị.
Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết
công việc, công khai họ tên, chức danh công chức phụ trách giải quyết từng mảng
công việc được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa. Vị trí niêm yết công khai
được đặt tại phòng chờ giải quyết công việc của người dân. Tại bộ phận một cửa
cũng đặt hộp thư góp ý, điện thoại đường dây nóng để người dân có thể đóng góp ý
kiến, phản ánh những vướng mắc, nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức khi thực thi
công vụ.
Kết quả thực hiện cơ chế một cửa cấp huyện từ năm 2004 đến 2007 (tính đến
thời điểm triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông) cho thấy số lượng hồ sơ được giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao. Đối với
những công việc thông thường (Công chứng, chứng thực; cấp giấy phép đăng ký
kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; xác nhận chế độ ưu tiên; xác định dân tộc, miền
núi.) đạt trên 95%, đối với công việc phức tạp hơn (Tài nguyên môi trường, Xây
dựng) đạt trên 90% [69]. Chất lượng giải quyết công việc khi thực hiện cơ chế
một cửa được nâng lên với thời gian giải quyết nhanh hơn và đảm bảo đúng hẹn.
Thực hiện cơ chế một cửa đã giúp người dân chỉ cần đến một nơi, với thời gian nhất
định để được giải quyết công việc đúng yêu cầu, nguyện vọng, không phải đi lại
nhiều lần, giảm chi phí, phiền hà cho người dân một cách đáng kể.
Các lĩnh vực được áp dụng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
cấp huyện ngoài việc đảm bảo tuân thủ so với Quyết định 181/QĐ-TTg, còn được
mở rộng giải quyết thêm các công việc thuộc các lĩnh khác theo tính chất, điều kiện
đặc thù của từng huyện.
2.2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của bộ phận một cửa theo Quyết định
181/2003/QĐ-TTg được triển khai thực hiện tại Cao Bằng.
Hoạt động bộ phận một cửa tại UBND huyện, tỉnh Cao Bằng được thực hiện
theo 02 mô hình, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng huyện.
Mô hình làm việc chuyên trách.
Mô hình này được áp dụng tại UBND huyện Hòa An.
Theo đó, công chức làm việc tại bộ phận này thực hiện chế độ làm việc
chuyên trách. Tổ chức bộ máy của bộ phận một cửa thuộc Văn phòng HĐND,
UBND, do một Phó Chánh văn phòng HĐND, UBND là Trưởng bộ phận. Các cán
bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc biên chế Văn phòng HĐND,
UBND. Mối quan hệ giữa bộ phận một cửa và các phòng chức năng tham mưu
được thực hiện theo quy chế phối hợp.
Với mô hình này công chức làm việc tại bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ
yêu cầu giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ các
quy trình, thủ tục được niên yết tại bộ phận một cửa, (trường hợp hồ sơ chưa hoàn
thiện thì hướng dẫn người dân các bước để hoàn thiện hồ sơ) sau đó ghi phiếu hẹn
ngày trả hồ sơ cho cá nhân, tổ chức. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân, tổ chức
cán bộ tiếp nhận sẽ phân loại hồ sơ và ghi phiếu chuyển, chuyển đến phòng, ban
chuyên môn để thụ lý giải quyết. Công chức tại phòng, ban chuyên môn sẽ tiến
hành các công việc để giải quyết hồ sơ được chuyển đến và cuối cùng là trình lãnh
đạo ký hồ sơ đã được hoàn thành. Sau khi hồ sơ đã được trình lãnh đạo ký hoàn
thành, theo phiếu hẹn hoặc công chức phòng chuyên môn, hoặc công chức bộ phận
một cửa sẽ chuyển hồ sơ đã được giải quyết về lại bộ phận một cửa và trả lại cho cá
nhân, tổ chức theo phiếu hẹn người dân.
Một số ưu, nhược điểm của mô hình chuyên trách:
- Ưu điểm:
+ Thời gian giải quyết hồ sơ được đảm bảo do có sự đốc thúc, giám sát lẫn
nhau giữa công chức bộ phận một cửa và công chức phòng chuyên môn về thời hạn
trả hồ cho người dân được ghi trong phiếu hẹn.
+ Quyền lợi, chế độ chính sách và sự gắn bó của công chức tại bộ phận một
cửa được giải quyết thỏa đáng do số cán bộ này là thuộc biên chế trực tiếp của văn
phòng HĐND, UBND.
+ Thời gian tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện, thủ tục hồ sơ sẽ nhanh hơn do
được cán bộ chuyên trách đảm nhiệm.
+ Phù hợp với địa phương có số lượng hồ sơ giải quyết tại bộ phận một cửa
nhiều.
- Nhược điểm:
+ Quy chế phối hợp giữa bộ phận “một cửa” và các phòng chuyên môn phải
được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng
về chất lượng, thời gian giải quyết hồ sơ của người dân tổ chức.
+ Khó khăn nhất định cho công chức tiếp nhận hồ sơ do không phải là người
trực tiếp giải quyết nên hạn chế kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình tiếp nhận và
hướng dẫn người dân hoàn thiện thủ tục. Vì thế cũng có thể xảy ra các sai sót nhất
định trong quá trình tiếp nhận hồ sơ mà không phát hiện được.
+ Đối với những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, hoặc những hồ sơ phức tạp
cần phải trao đổi, phối hợp, hiệp y với phòng chuyên môn trong quá trình hướng
dẫn người dân hoàn thiện thủ tục nên dẫn đến kéo dài thời gian cho người dân, tổ
chức, khó đảm bảo theo đúng hẹn.
+ Mô hình này làm tăng tổng biên chế của huyện do phải bố trí thêm biên
chế làm việc tại bộ phận một cửa.
Mô hình làm việc kiêm nhiệm.
Mô hình này đang được áp dụng tại UBND các huyện Thạch An, Bảo Lạc,
Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lâm, Hạ Lang, Thông Nông, Quảng
Uyên, Trà Lĩnh, Phục Hòa.
Theo đó, công chức làm việc tại bộ phận này thực hiện chế độ làm việc kiêm
nhiệm. Bộ phận một cửa thuộc Văn phòng HĐND, UBND, do một Phó Chánh văn
phòng làm trưởng bộ phận. Tuy nhiên, công chức làm việc tại bộ phận một cửa vẫn
thuộc biên chế các phòng chuyên môn, được phân công kiêm nhiệm làm việc tiếp
nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa theo lịch quy định tại bộ phận một cửa với
lĩnh vực mà phòng chuyên môn phụ trách. Mô hình này quy định vào ngày giải
quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực của phòng chuyên môn nào thì công chức
phòng chuyên môn đó đến làm việc tại bộ phận một cửa. Công chức này sẽ thực
hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, trả hồ sơ hành chính cho người dân, tổ chức.
Trong những ngày không có lịch làm việc tại bộ phận một cửa, công chức này làm
việc tại các phòng chuyên môn.
Mô hình này có một số ưu, nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Cán bộ chuyên môn nắm rõ nghiệp vụ do vậy việc hướng dẫn, tiếp nhận và
trả hồ sơ cho người dân, tổ chức thuận lợi và nhanh chóng, chính xác.
+ Không làm tăng biên chế chung của huyện.
+ Thời gian, chất lượng giải quyết công việc cho người dân, tổ chức được
thực hiện tốt hơn do công chức tiếp nhận hồ sơ thường được phân công trực tiếp
giải quyết và tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định.
+ Tận dụng tối đa nguồn nhân lực và vật lực của huyện thực hiện cơ chế một cửa;
+ Mô hình này phù hợp với địa phương có số lượng hồ sơ giải quyết tại bộ
phận một cửa không nhiều.
- Nhược điểm:
+ Có quy định cụ thể lịch tiếp nhận giải quyết và hoàn trả hồ sơ đối với từng
loại lĩnh vực giải quyết tại bộ phận một cửa nên không linh hoạt.
+ Khó áp dụng cho chính quyền đô thị do áp lực giải quyết hồ sơ nhiều.
+ Áp lực cao đối với cán bộ trực tiếp, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của
phòng chuyên môn.
2.2.2. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông (theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007, Quyết định
09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định
61/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ) tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.
2.2.2.1. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mot_cua_mot_cua_lien.pdf