Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình vẽ, đồ thị v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 13
1.1 Thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 13
1.1.1. Thủ tục hành chính 13
1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính 14
1.1.3. Thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp 16
1.1.4. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp 18
1.2. Cơ sở pháp lý về thực hiện thủ tục hành chính trong cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 19
1.2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đăng ký kinh
doanh có hiệu lực giai đoạn 2013-2015 19
1.2.2. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đăng ký kinh
doanh có hiệu lực giai đoạn 2015-2017 21
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tục hành chính, cải cách thủ tục
hành chính, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; từ đó tác giả phân
tích làm rõ sự cần thiết của thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
trong cấp phép thành lập doanh nghiệp hiện nay. Về cơ sở pháp lý, tác giả đã
thống kê các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong giai đoạn 2013 –
2017 về việc đăng ký kinh doanh; đồng thời làm rõ trách nhiệm của cơ quan
đăng ký kinh doanh, các cơ quan có liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, tác giả đã phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Tác giả cũng đã phân tích kinh nghiệm của thành
phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng về thực hiện thủ tục hành chính trong cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đưa ra bài học kinh nghiệm nhằm
hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới.
39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Vài nét về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, được xếp
loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn
nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời cũng
là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất
của nước ta.
Về vị trí địa lý: Phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh giáp với tỉnh Bình
Dương; Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai;
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An
và Tiền Giang. Theo số liệu đến năm 2015 của Tổng cục Thống kê, thành phố
Hồ Chí Minh có tổng diện tích 2.095,5 km2, dân số 8.136,3 nghìn. Tuy nhiên
nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố
năm 2017 là hơn 12 triệu người (theo ước lượng của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh). Như vậy, mật độ dân số bình quân của Thành phố khoảng
5.728 người/km2
Về kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế
năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển
kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả
nước. Tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Có thể nói
40
thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm
đối với vùng Nam Bộ. Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh
nhất cả nước. Số dự án đầu tư vào Thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án
đầu tư nước ngoài trên cả nước.
Năm 2017, Kinh tế thành phố tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 ước đạt 1.060.618 tỷ đồng, tăng 8,25%
(cùng kỳ tăng 8,05%). Trong đó: khu vực dịch vụ tăng 8,2% (cùng kỳ tăng
8,0%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 7,8%), khu
vực nông nghiệp tăng 6,3% (cùng kỳ tăng 5,4%). Về cơ cấu ngành trong
GRDP, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,3%, khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm tỷ trọng 24,9%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%, thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 16,1%. Thành phố dự ước có 41.217
doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là
577.362 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất tại Quận 1, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò
Vấp, Bình Tân (so cùng kỳ tăng 13,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng
92,4% về vốn đăng ký). Ngoài ra, có 61.577 lượt doanh nghiệp đăng ký thay
đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng
316.166 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 9,7% về số lượt doanh nghiệp và tăng gấp 9
lần về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 893.528 tỷ
đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ.
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, nhu cầu thành lập doanh
nghiệp của người dân, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng
tăng lên, lĩnh vực đăng ký kinh doanh cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Ủy Ban Kế
Hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 15/11/1975. Quá
trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố gồm 02
giai đoạn chính : giai đoạn Ủy Ban Kế Hoạch thành Phố Hồ Chí Minh (1975-
1996) và giai đoạn Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố (1996 đến nay).
Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Văn phòng Sở,
Thanh tra Sở, Phòng Đăng ký kinh doanh, các phòng nghiệp vụ ( phòng Kế
hoạch và Tổng hợp; phòng Thông tin; phòng Kinh Tế; phòng Lao động văn
xã; phòng Phát triển hạ tầng; phòng quản lý dự án ODA, phòng Hợp tác công
tư; phòng đăng ký đầu tư) và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Tư
vấn Đầu thầu và Hỗ trợ đầu tư.
- Chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh
vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực
hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; đầu tư trong
nước, đầu tư nước ngoài ở thành phố; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức, nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổng hợp
và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo
sự phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của
pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện
42
về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch tổng thể,
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; bố trí kế
hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố; kế hoạch xúc tiến đầu tư; các
cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội. Đề xuất cơ chế quản lý và chính sách hỗ
trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn. Thực hiện quản
lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hướng dẫn, theo dõi,
giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu
thầu và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh;
đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; thu nhập,
lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật. Làm đầu mối, phối hợp với các sở - ban - ngành xây dựng chương trình,
kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để trình Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện và các nhiệm vụ khác.
2.1.3. Tổ chức, cơ chế làm việc của bộ phận “một cửa” trong việc
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến
43
trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả lại kết
quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Theo Quyết định số 01/QĐ-SKHĐT ngày 05/01/2016 của Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư quy định thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp
đăng ký doanh nghiệp tại Sở: “Cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký
doanh nghiệp là cách thức giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của cá
nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của phòng Đăng ký kinh doanh
trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải
quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh; trừ trường hợp nhà đầu tư nước
ngoài đề nghị thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp
giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà
đầu tư nước ngoài”
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực
cấp đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả) là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ
chức đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi thành phố Hồ Chí
Minh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được trang bị thiết bị điện tử và áp
dụng phần mềm điện tử để công khai quá trình xử lý hồ sơ trên Trang thông
tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Trưởng
phòng Đăng ký kinh doanh.
- Cơ chế phối hợp của bộ phận một cửa: Để thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị.
Chính vì thế, giữa các cơ quan, đơn vị này phải có mối quan hệ phối hợp
44
thường xuyên với nhau để trao đổi, tham mưu giải quyết thủ tục hành chính
đúng quy định pháp luật. Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả sẽ tiếp nhận hồ sơ từ người dân, doanh nghiệp; kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ và chuyển bộ phận nhập liệu cập nhật thông tin lên cổng thông tin
doanh nghiệp quốc gia; Lãnh đạo phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ
và chấp thuận trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia; toàn bộ thông tin sẽ
tự động chuyển sang cơ quan thuế cấp mã số thuế và phản hồi kết quả trong
vòng 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, có thể thấy cơ chế phối
hợp của bộ phận một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký doanh nghiệp được thực
hiện hoàn toàn trên hệ thống thông tin, nhờ vậy sự phối hợp trở nên linh hoạt
hơn, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
2.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp tại bộ phận một cửa
Trong giai đoạn hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp tại bộ phận một cửa liên thông như sau:
- Triển khai áp dụng dịch vụ công cấp 3 và cấp 4 trực tuyến trong đăng
ký doanh nghiệp (triển khai cung cấp dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp tại nhà –
cấp 3; dịch vụ đăng ký kinh doanh qua mạng – cấp 4), cung cấp thông tin
doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Xây dựng chương trình liên kết với một số ngân hàng trên địa bàn
Thành phố cung cấp tài khoản cho doanh nghiệp ngay khi nộp hồ sơ đăng ký
thành lập nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục, chi phí, rút ngắn thời
gian đi lại và sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
45
- Thường xuyên cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở.
Đặc biệt bắt đầu từ năm 2016, trên Trang thông tin điện tử của Sở đã cập nhật
thêm các mục “Phục vụ đăng ký đầu tư trực tuyến”, mục “Phục vụ đăng ký tại
nhà cho doanh nghiệp”, mục “Tra cứu tình trạng hồ sơ”, mục “Đường dây
nóng: 08.38297.165”, mục “các số điện thoại liên lạc khác”, mục “Thống kê
tình hình thành lập doanh nghiệp”
- Triển khai tất cả cán bộ, công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi công việc.
Ngoài ra, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp tục sử dụng và góp ý
xây dựng hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia nối mạng với Hệ thống
thông tin thuế để điện tử hóa quy trình phối hợp đăng ký kinh doanh và đăng
ký thuế giữa hai cơ quan, hợp nhất hoàn toàn các thủ tục gia nhập thị trường
cho doanh nghiệp để có thể đơn giản hóa và giảm thời gian thực hiện cả thủ
tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp. Theo cơ chế này,
tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ
duy nhất tại một đầu mối tiếp nhận duy nhất (Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của cơ quan đăng ký kinh doanh) để được cấp một giấy duy nhất là Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đồng thời là chứng nhận đăng ký thuế) và
một mã số duy nhất để định danh cho doanh nghiệp gọi là mã số doanh
nghiệp.
46
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
2.2.1. Quy trình, thủ tục, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp
Hiện nay, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa trong
lĩnh vực cấp đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các
thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
- Về quy trình chung:
Bước 1:
- Doanh nghiệp\Người thành lập doanh nghiệp có thể chọn một trong
những cách thức sau để chuẩn bị hồ sơ:
+ Doanh nghiệp tự tra cứu quy định hiện hành về đăng ký doanh nghiệp
để chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp truy cập vào website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, sử
dụng “Dịch vụ phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” để chuẩn bị hồ sơ.
+ Doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin đăng ký doanh nghiệp và liên hệ
Phòng Đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh
theo thứ tự và loại hình doanh nghiệp có hỗ trợ.
- Doanh nghiệp\Người thành lập doanh nghiệp có thể chọn một trong
những cách thức sau để nộp hồ sơ:
+ Gọi tổng đài 1080 đặt giờ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
+ Đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh để lấy số thứ tự.
Theo thời gian hẹn trước với tổng đài 1080 hoặc theo thời gian hẹn trên
phiếu số thứ tự Người thành lập doanh nghiệp\Người được ủy quyền đến Bộ
47
phận tiếp nhận và trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ hoặc
để được tư vấn soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nộp hồ sơ, người
nộp hồ sơ có thể đăng ký dịch vụ trả kết quả tại nhà của Bưu điện Thành phố
hoặc theo ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh doanh
tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển sang Tổ nhập liệu.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, công chức tiếp nhận sẽ hướng dẫn điều
chỉnh, bổ sung.
Bước 3: Tổ nhập liệu tiếp nhận hồ sơ, nhập đầy đủ thông tin và scan hồ
sơ lên Hệ thống thông tin quốc gia; sau đó, trình lãnh đạo phòng Đăng ký
kinh doanh.
Sau khi xem xét, nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, lãnh đạo phòng Đăng ký kinh doanh đăng nhập vào Cổng
thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi hồ sơ qua Cơ quan Thuế.
Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ phản hồi kết quả cấp mã số
doanh nghiệp, Lãnh đạo phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thao tác chấp
thuận trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và in Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định. Ngược lại, lãnh đạo
phòng Đăng ký kinh doanh ký Thông báo về tình hình đăng ký doanh nghiệp;
đồng thời gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Kết quả đăng ký kinh doanh sẽ được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ, Người thành lập doanh nghiệp\Người được ủy quyền xuất trình Giấy
48
biên nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh
doanh lấy số thứ tự. Theo số thứ tự, người nhận kết quả xuất trình văn bản ủy
quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực kèm bản chính
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) để được nhận kết quả đăng ký doanh
nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo đề nghị
doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh hồ sơ, tài liệu).
Trường hợp không thể giải quyết hồ sơ theo đúng thời gian quy định
như đã hẹn thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh doanh
có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn thời gian trả
kết quả.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh còn có đường dây nóng
để tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của công dân về thủ tục hành
chính. Có hòm thư góp ý được đặt ngay tại phòng chờ của công dân. Những ý
kiến thắc mắc đều được cán bộ rà soát, kiểm tra và giải đáp kịp thời.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cá biệt, quy trình cấp đăng ký kinh
doanh có phát sinh một số thủ tục, văn bản hỏi các cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan chuyên ngành. Cụ thể: trong quá trình thực hiện thủ tục hành
chính trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phòng Đăng ký kinh
doanh thường có văn bản hỏi các cơ quan hành chính nhà nước về địa chỉ trụ
sở đăng ký có phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị, có phù hợp mục đích sử
dụng đất hay không hoặc hỏi ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, ngành
nghề liên quan sức khỏe... để làm cơ sở cấp hoặc từ chối cấp đăng ký kinh
doanh mặc dù không có quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về đăng
ký doanh nghiệp.
Từ quy định nêu trên, tác giả hệ thống lại quy trình triển khai việc tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký
49
doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh bằng sơ đồ
như sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình triển khai việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký doanh nghiệp
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức,
công dân
Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả
- Tiếp nhận
- Kiểm tra, phân
loại hồ sơ
- Chuyển hồ sơ
- Trả kết quả theo
giấy hẹn
Giải
thích,
hướng
dẫn
Không
đầy đủ
hồ sơ
theo
quy
định
Đầy đủ
thủ tục,
hồ sơ
theo quy
định
-Viết Giấy biên nhận
-Chuyển Tổ nhập liệu
Tổ nhập liệu nhập và
scan hồ sơ lên Hệ thống
thông tin Quốc gia
Trình
lãnh đạo
phòng
kết quả
xử lý
Lãnh đạo phòng ĐKKD
Xem xét,
đạt yêu
cầu, chấp
thuận trên
Cổng
thông tin
Quốc gia
Xem xét,
không đạt
yêu cầu ký
Thông báo
và chuyển
hồ sơ đến cơ
quan có
thẩm quyền
50
Trong những năm vừa qua, việc triển khai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
theo cơ chế một cửa đã đạt được những kết quả tích cực về thực hiện thủ tục
hành chính.
Bảng 2.1. Bảng thống kê chất lượng, thời gian giải quyết thủ tục
hành chính trong đăng ký doanh nghiệp (đơn vị:%)
Thời gian
Tiêu chí
2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn 83,65% 87,52% 87,8% 99,62% 99,82%
Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận
ngay lần nộp hồ sơ lần đầu tiên
86,3% 87% 85% 92,7% 93,5%
Nguồn: Theo Báo cáo thực hiện nhiệm vụ của phòng Đăng ký kinh doanh
định kỳ hàng năm
Căn cứ Bảng 2.1 có thể thấy giai đoạn 2013- 2015 khi chưa triển khai
thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký
doanh nghiệp thì tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn và tỷ lệ hồ sơ được chấp
thuận ngay lần nộp hồ sơ lần đầu tiên thấp hơn so với giai đoạn 2016-2017
khi Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa trong lĩnh vực cấp đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, việc giải quyết các thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Sở cơ
bản đáp ứng được các mục tiêu đặt ra là rút ngắn thời gian giải quyết các thủ
tục hành chính, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá
nhân. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế một cửa đã góp phần thay đổi được
nhận thức, tác phong, lề lối làm việc của cán bô, công chức. Ngoài ra, hoạt
động của bộ phận một cửa còn là đầu mối để các tổ chức, cá nhân tìm hiểu
51
trình tự, giải quyết các thủ tục, đồng thời minh bạch thủ tục hành chính tại Bộ
phận một cửa để đảm bảo các thủ tục được giải quyết đúng thời hạn.
- Quy trình, thủ tục, thời gian đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử bằng chữ ký số công cộng
Bước 1: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản
điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử
theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người
đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử.
Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện
theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử, Phòng
Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ hợp lệ, sẽ trình lãnh đạo Phòng xem xét,
đăng nhập vào Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi hồ sơ
qua Cơ quan Thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã
số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Lãnh đạo phòng Đăng ký kinh doanh thực
hiện thao tác chấp thuận trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi
thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ.
52
- Quy trình, thủ tục, thời gian đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh
Bước 1: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản
điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh vừa được cấp để kê
khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập
doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, sẽ trình lãnh đạo Phòng xem xét, đăng nhập vào Cổng thông tin Quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp gửi hồ sơ qua Cơ quan Thuế để tự động tạo mã
số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế,
Lãnh đạo phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thao tác chấp thuận trên Cổng
thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh
thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh
gửi thông báo, người đại diện theo pháp luật nộp trực tiếp hoặc nộp qua
đường bưu điện một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo
Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng
Đăng ký kinh doanh
53
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu
mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Trường hợp hồ sơ không thống nhất, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp trên mạng điện tử.
Nhận xét, đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Nhìn chung, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai thực hiện thủ tục
hành chính trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mô hình
một cửa đảm bảo đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian, phù
hợp tình hình phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu thành
lập doanh nghiệp,gia nhập thị trường của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
+ Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bước đầu gia nhập thị trường, Sở Kế
hoạch và Đầu tư thiết kế mục “Phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” trên
Website của Sở, người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin cần
thiết; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ soạn
sẵn hồ sơ,doanh nghiệp chỉ cần lên nộp và đóng lệ phí quy định. Cải tiến này
góp phần giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thủ tục hành chính,
rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh giải
quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp được hiệu quả hơn.
+ Sở đã thực hiện niêm yết công khai tất cả thủ tục hành chính thuộc
lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng nhiều hình thức
khác nhau
- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, công tác giải quyết thủ tục
hành chính thành lập doanh nghiệp vẫn tồn tại hạn chế, khó khăn; cụ thể:
54
+ Thời gian giải quyết một hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong vòng 03
ngày kể từ ngày nộp hồ sơ; bộ hồ sơ được chuyển qua nhiều bộ phận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thu_tuc_hanh_chinh_trong_cap_giay_chung_nhan_dang_k.pdf