Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu, biểu đồ và hình vẽ

LỜI MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỰC

HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI. 12

1.1. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 12

1.1.1. Khái niệm . 12

1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 15

1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 17

1.2. Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 21

1.2.1. Khái niệm . 21

1.2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 22

1.2.3. Nội dung thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai . 23

1.3. Yếu tố ảnh hướng đến thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai 38

1.3.1. Pháp luật, chính sách . 39

1.3.2. Năng lực của công chức . 39

1.3.3. Cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan . 40

Tiểu kết Chương 1 . 41

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH

CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ . 42

2.1. Khái quát về Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế . 42

pdf130 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa để biết quy định về thủ tục hành chính là rất lớn. Việc phụ thuộc vào công chức như vậy có thể khiến người dân, tổ chức gặp phiền hà, được thông tin không đầy đủ, chính xác nếu công chức quá bận rộn hoặc năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp hạn chế. Bên cạnh đó, việc chỉ có 4 % số người được hỏi tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính qua mạng internet tiếp tục khẳng định người dân, tổ chức chưa có điều kiện, thói quen hay khả năng sử dụng 50 mạng internet để tra cứu thông tin về thủ tục hành chính cũng như giao dịch trực tuyến (Biểu đồ 2.1). 2.2.1.2. Tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính a) Tiếp nhận hồ sơ - Hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận, thực thi thủ tục hành chính: Hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận, thực thi thủ tục hành chính là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại Bộ phận một cửa, thông qua hoạt động này giúp công dân, tổ chức có nhu cầu được tiếp cận đầy đủ, rõ ràng các quy định về TTHC cần thực hiện; giúp người thực hiện hạn chế việc đi lại nhiều lần và tiết kiệm chi phí tuân thủ. Thông qua đó, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền gần dân, thân thiện và thể hiện rõ mục đích chính quyền phục vụ. Để phát huy hiệu quả hoạt động hướng dẫn, từng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa phải am hiểu đầy đủ quy trình TTHC, có phong cách thân thiện, gần gũi, văn hóa giao tiếp chuẩn mực để thực hiện hiệu quả mục tiêu này. Để làm rõ được thực trạng hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận, thực thi thủ tục hành chính, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với thái độ làm việc của công chức Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT và thu được kết quả bảng dưới đây: 51 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với thái độ làm việc của công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên môi trường của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tiêu chí Hài lòng Bình thường Không hài lòng 1 Công chức có thái độ giao tiếp lịch sự 90% 7% 3% 2 Công chức có chú ý lắng nghe ý kiến 88% 8% 4% 3 Công chức trả lời, giải thích đầy đủ 85% 10% 5% 4 Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ chu đáo, đầy đủ 85% 9% 6% 5 Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ dễ hiểu 85% 8% 7% 6 Công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc 84% 10% 6% ĐÁNH GIÁ CHUNG 86% 9% 5% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Qua kết quả khảo sát, có thể thấy người dân, tổ chức khá hài lòng với các công chức trực tiếp giải quyết công việc cho họ. 06 nội dung đánh giá công chức nhận được mức độ hài lòng từ 84% - 90% (Bảng 2.1). Cụ thể là, 90% số người được hỏi hài lòng về công chức có thái độ giao tiếp lịch sự; 88% hài lòng về công chức chú ý lắng nghe; 85% hài lòng về công chức trả lời, giải thích đầy đủ; 85% hài lòng về công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo; 85% hài lòng về công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ dễ hiểu và 84% hài lòng về công chức tuân thủ đúng quy định trong khi giải quyết công việc. Chỉ số hài lòng về công chức nói chung là 86%. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát người dân, tổ chức về số lần đi lại để giải quyết TTHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó 65% số người được hỏi khẳng định chỉ cần đi lại 1- 2 lần trong quá trình giải quyết công việc; 29% đi lại 3 - 4 lần; 5% đi lại 4- lần và 1% đi lại từ 7 lần trở lên 52 (Biểu đồ 2.2). Như vậy, khoảng 35% số người được hỏi đi lại khá nhiều và nhiều lần trong quá trình giải quyết công việc. Biểu đồ 2.2.: Số lần đi lại để giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2.2.: Bảng tổng hợp các hình thức tiếp nhận thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2017, 2018, 2019 Năm Hình thức 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Liên thông từ cấp xã, cấp huyện 1605 65.54% 8261 64.93 % 9812 66.30 % Trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ 744 30.38 % 3862 30.35% 3488 23.57% Trực tuyến mức độ 3, 4 100 4.08 % 600 4.72% 1500 10.14% Nguồn: Tác giả Trích xuất và tổng hợp từ Phần mềm Dịch vụ công Bảng thống kê 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT có xu hướng giảm dần qua từng năm; trong khi đó, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận theo hình thức trực 65 29 5 1 1-2 lần 3-4 lần 5-6 lần 7 lần trở lên 53 tuyến mức độ 3,4 có dấu hiệu tăng rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ nộp theo hình thức trực tuyến vẫn còn thấp so với cách thức nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa. So với việc thực hiện Dịch vụ hành chính công truyền thống, việc sử dụng DVCTT có những lợi ích thiết thực như tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp, giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước; Công dân khi đăng ký DVCTT sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng. Để tìm ra những nguyên nhân, bất cập nào từ phía cơ quan nhà nước cũng như từ phía công dân, tổ chức tạo nên rào cản trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với DVCTT trong lĩnh vực đất đai và thu được bảng dưới đây. Bảng 2.3: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tiêu chí Hài lòng Bình thường Không hài lòng 1 Địa chỉ DVCTT được công bố rõ ràng 80% 4% 16% 2 Các trường thông tin trên phần mềm DVCTT dễ khai báo 45% 13% 42% 3 Các quy định, biểu mẫu thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ khai báo 36% 18% 46% 4 Thời gian từ khi nộp hồ sơ cho đến khi nhận phản hồi trực tuyến của Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT 80% 10% 10% 5 Công chức có sử dụng công cụ, tiện ích mạng xã hội (zalo, viber) để hỗ trợ trực tuyến 47% 11% 42% 6 Việc thanh toán phí, lệ phí hồ sơ trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng 40% 5% 55% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế 54 Bảng thống kê cho thấy, có 80% công dân, tổ chức tham gia khảo sát hài lòng với việc “địa chỉ DVCTT được công bố rõ ràng”, điều đó có nghĩa đa số người dân đã tiếp cận được với dịch vụ công trực tuyến, đồng thời, kết quả cũng cho thấy công tác công khai TTHC đã được thực hiện có hiệu quả, hướng người dân gần hơn với chính quyền điện tử. Đồng thời, có 47% người dân, tổ chức cho biết “Công chức có sử dụng công cụ, tiện ích mạng xã hội (zalo, viber) để hỗ trợ trực tuyến” khi người dân nộp hồ sơ trực tuyến, điều này vừa tiết kiệm chi phí đi lại của người dân cũng như giảm thiểu sai sót về thành phần hồ sơ, cũng như tạo thuận lợi cho người dân trao đổi các thắc mắc với công chức tiếp nhận trong quá trình nộp hồ sơ trực tuyến. Bên cạnh đó, có 80% người dân cho rằng hài lòng “về thời gian nhận hồ sơ từ khi nộp hồ sơ cho đến khi nhận phản hồi trực tuyến của Bộ phận TN&TKQ Sở TNMT”. Tóm lại, qua kết quả khảo sát thu được, tác giả nhận thấy từ phía cơ quan và cả công chức Bộ phận TN&TKQ đã có sự nỗ lực trong việc đưa DVCTT tiếp cận gần với người dân, tổ chức. Tuy nhiên, khi được hỏi về “Các trường thông tin trên phần mềm DVCTT dễ khai báo” thì chỉ có 45% người dân, tổ chức bày tỏ sự hài lòng, còn có đến 42% người dân, tổ chức cho biết chưa thực sự hài lòng. Đồng thời, khi được hỏi về “Các quy định, biểu mẫu thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ khai báo”, có đến 46% người dân, tổ chức trả lời không hài lòng. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán điện tử vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của người dân khi có 55% người được hỏi cho rằng chưa hài lòng với tiêu chí “Việc thanh toán phí, lệ phí hồ sơ trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng”.Qua thực tế cho thấy, TTHC trong lĩnh vực đất đai đa phần là các thủ tục có nhiều yếu tố phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đồng thời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai liên tục được sửa đổi, bổ sung tạo ra sự thiếu ổn định về quy định, biểu mẫu TTHC, 55 gây khó khăn cho chính người dân trong thực hiện TTHC. Điều này lý giải cho nguyên nhân tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực đất đai còn thấp chủ yếu do sự phức tạp của thành phần hồ sơ, biểu mẫu TTHC dẫn đến người dân, tổ chức muốn nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận TN&TKQ để có thể trao đổi, nắm bắt rõ được các thủ tục về đất đai, tránh sai sót, nhầm lẫn. b) Giải quyết và trả kết quả hồ sơ Việc giải quyết và trả hồ sơ hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh đang đi vào ổn định và có sự chuyển biến tích cực qua các năm từ năm 2017 đến nay. Kết quả khảo sát của học viên trong Bảng 2.4. lý giải cho nhận định trên. Bảng 2.4: So Sánh kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2017, 2018, 2019 Năm Tổng số hồ sơ tiếp nhận Kết quả giải quyết Trước hẹn Tỷ lệ trước hẹn (%) Đúng hẹn Tỷ lệ đúng hẹn (%) Trễ hẹn Tỷ lệ trễ hẹn (%) 2017 2449 143 5,83% 1992 81.35% 314 12,82% 2018 12723 1215 9.55% 10931 85.91% 577 4.54% 2019 14800 5123 34.61% 8992 54% 685 4.62% Nguồn: Tác giả Trích xuất và tổng hợp từ Phần mềm Dịch vụ công Bảng 2.4 cho thấy số giao dịch hành chính hàng năm của Bộ phận TN&TKQ của Sở TNMT là rất lớn và có số lượng tăng dần theo các năm. Trong giai đoạn 2017-2018, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn có xu hướng giảm dần, năm 2018 (giảm 2,8 lần) so với năm 2017; riêng năm 2019, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn thì có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ không đáng kể. Điều này cho thấy, việc Trung tâm HCC tỉnh đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả 56 thực hiện TTHC nói chung cũng như trong TTHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, hiệu quả cải cách TTHC được nâng lên rõ rệt, đáng khích lệ. Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai (Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019) TT Thủ tục Tổng số hồ sơ Kết quả giải quyết Trước hẹn Tỷ lệ trước hẹn (%) Đúng hẹn Tỷ lệ đúng hẹn (%) Trễ hẹn Tỷ lệ trễ hẹn (%) 1 Thủ tục Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận; xác định lại diện tích đất ở 3684 1852 50.27% 1596 43.32% 236 6.41% 2 Thủ tục Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp 49 17 34.69% 12 24.49% 20 40.82% 57 3 Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận 17 2 11.76% 13 76.47% 2 11.76% 4 Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm 5 0 0.00% 5 100.00% 0 0.00% 5 Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 9206 3051 33.14% 5997 65.14% 158 1.72% 6 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 86 23 26.74% 58 67.44% 5 5.81% 7 Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất 91 35 38.46% 47 51.65% 9 9.89% 8 Thủ tục cho thuê đất đối với trường hợp bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm 2 0 0.00% 2 100.00% 0 0.00% 9 Thủ tục Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp 133 48 36.09% 71 53.38% 14 10.53% 10 Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu 107 0 0.00% 70 65.42% 37 34.58% 11 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối 1 1 100.00% 0 0.00% 0 0.00% 58 với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định 12 Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp 129 54 41.86% 63 48.84% 12 9.30% 13 Thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức đang sử dụng đất 6 0 0.00% 1 16.67% 5 83.33% 14 Thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao 29 10 34.48% 0 0.00% 19 65.52% 15 Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất 1228 24 1.95% 1048 85.34% 156 12.70% 16 Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 23 2 8.70% 9 39.13% 12 52.17% 17 Thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng 2 2 100.00% 0 0.00% 0 0.00 18 Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện 2 2 100.00% 0 0.00% 0 0.00 Nguồn: Tác giả Trích xuất và tổng hợp từ Phần mềm Dịch vụ công Bảng thống kê cho thấy, nhóm các TTHC trong lĩnh vực đất đai có tỷ lệ hồ sơ trễ hạn nhiều nhất là các thủ tục “Thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức đang sử dụng đất”, “Thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh 59 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao”, “Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”. Đây là nhóm các thủ tục liên thông 3 cấp, 4 cấp và có nhiều đầu mối trung gian trong hoạt động phối hợp giải quyết, giữa cơ quan hành chính ở địa phương với các cơ quan ngành dọc của Trung ương ở địa phương bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng, cơ quan thuế, Ngoài mục tiêu giảm thời gian và chi phí giải quyết TTHC, văn hóa ứng xử khi giao tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, ngày 30/12/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 3461/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm công khai xin lỗi của công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các vi phạm trong giải quyết TTHC phải công khai xin lỗi, như: Bị tổ chức, cá nhân phản ánh về hành vi, thái độ thiếu chuẩn mực khi giao tiếp; thờ ơ, thiếu quan tâm khi tiếp nhận, giải quyết khiến cho tổ chức, cá nhân phải chờ đợi; không tiếp nhận hồ sơ, từ chối giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền hoặc tự ý trả lại hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ chưa đầy đủ thành phần theo quy định, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ không đúng thẩm quyền, không đúng thời gian và địa điểm quy định; hẹn ngày trả kết quả hoặc hẹn lại ngày trả kết quả vượt quá thời gian quy định mà không có lý do chính đáng; để hư hỏng, thất lạc hồ sơ đã tiếp nhận của tổ chức, công dân; có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực hoặc thực hiện các giao dịch khác để trục lợi của tổ chức, cá nhân... Việc xin lỗi phải được thực hiện thông qua văn bản hoặc thư xin lỗi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký, gửi tổ chức, công dân. Nếu hành vi vi phạm được phát 60 hiện trước thời điểm trả kết quả giải quyết TTHC thì việc xin lỗi được thực hiện đồng thời tại thời điểm trả kết quả cho tổ chức, công dân. Xác định rõ sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp chính là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác cải cách hành chính, Trung tâm HCC đã triển khai thực hiện Quyết định 3461 một cách nghiêm túc. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC, văn hóa ứng xử, giao tiếp cũng Trung tâm HCC tỉnh đặt lên hàng đầu. Qua đó, Trung tâm HCC tỉnh nghiêm cấm việc tự ý đặt ra các thành phần hồ sơ, giấy tờ không có trong quy định; có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân. Nếu trường hợp nào giải quyết hồ sơ, TTHC trễ hẹn mà không thực hiện thư xin lỗi và cam kết thời gian hoàn thành sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, tính đến nay, ngoài niêm yết công khai các TTHC, mức thu phí, lệ phí và thời gian theo quy định hiện hành, Bộ phận TN&TKQ TTHC trong lĩnh vực đất đai của Sở TNMT vẫn chưa công khai kết quả giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của UBND, mà chỉ thông báo bằng văn bản hoặc điện thoại cho tổ chức, công dân. Để có góc nhìn khách quan và chân thực về thực trạng xử lý hồ sơ trễ hẹn trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm HCC tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của người dân về hướng xử lý của cơ quan đối với các hồ sơ bị trễ hẹn và thu được kết quả là Biểu đồ 2.3. dưới đây. 61 Biểu đồ 2.3: Tình hình giải quyết và xử lý hồ sơ trễ hẹn trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế Biểu đồ 2.3 cho thấy, có 85% người tham gia khảo sát cho biết “Cơ quan có thông báo về việc trễ hẹn”, “Cơ quan có văn bản xin lỗi về trễ hẹn”. Trong đó, có 80% người tham gia khảo sát cho biết “ Cơ quan có nêu rõ lý do trễ hẹn” và 75% đồng ý với việc “ Cơ quan có hẹn lại ngày trả kết quả lần 2”. Như vậy, cơ quan đã thực hiện tương đối nghiêm túc việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Công khai kết quả và xin lỗi khi giải quyết TTHC được coi là nét mới trong công tác cải cách hành chính, tạo mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền với tổ chức, cá nhân, tạo niềm tin của nhân dân với chính quyền. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu cứ chậm trễ trong giải quyết TTHC mà chỉ cần xin lỗi là xong thì sẽ chẳng có gì đáng bàn. Bởi vậy, Sở TNMT và Trung tâm HCC tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định tại Quyết định 3461. Điều này không chỉ thể hiện nét 62 đẹp văn hóa ứng xử mà sau lời xin lỗi và sự cầu thị sửa sai sẽ xóa đi được nhiều tâm tư, bức xúc của tổ chức, công dân. 2.2.2. Thực trạng rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai 2.2.2.1. Rà soát và kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai Thực hiện Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019, Sở TNMT đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-STNMT ngày 08/01/2019 chỉ đạo, triển khai đến các phòng, đơn vị trực thuộc có TTHC tiến hành rà soát, đánh giá nhằm phát hiện các quy định TTHC đang thực hiện không đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp, những TTHC còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cản trở cho quá trình giải quyết công việc đối với cá nhân và tổ chức, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét tổ chức thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Qua rà soát số thủ tục đăng ký rà soát, đơn giản hoá: 06 thủ tục. Bên cạnh đó, Sở TNMT đã chỉ đạo các phòng, đơn vị rà soát tất cả các TTHC trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở để đề xuất phương án đơn giản hóa. Sở TNMT đã có Công văn số 147/STNMT-VP ngày 30/8/2019 về việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gửi Văn phòng UBND tỉnh, được UBND tỉnh thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành TNMT (Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 17/9/2019). Theo đó, số thủ tục được đơn giản hoá trong lĩnh vực đất đai gồm 05 thủ tục dưới đây: a) Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện 63 - Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai. - Lý do: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 106, Luật đất đai 2013 và Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định: “Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai”. Có nghĩa, việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định thì phải có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp. Đồng thời tại Điểm b, Khoản 2 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ còn quy định rõ: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp”; Tuy nhiên tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại quy định: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của 64 pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định”. Áp dụng theo điều này thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi chỉ kiểm tra lại rồi thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định mà không cần phải có văn bản của Cơ quan thanh tra kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP không quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi. Như vậy, theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo, không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện. - Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 56, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định của tại Khoản 3, Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thu_tuc_hanh_chinh_trong_linh_vuc_dat_dai_tai_trung.pdf
Tài liệu liên quan