Luận văn Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Khoản 1 Điều 324 BLTTHS quy định: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây: đưa vụ án ra xét xử theo TTRG; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy có đầy đủ chứng cứ xác định tội phạm, người phạm tội hoặc khi không có các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 107 BLTTHS thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG cũng giống như quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục thông thường quy định tại Điều 178 BLTTHS. Và trong trường hợp ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án. Việc xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành theo thủ tục chung.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại diện hợp pháp của họ. Thủ tục trong giai đoạn điều tra giản lược rất ít, thời hạn điều tra lại rút ngắn rất nhiều so với thủ tục thông thường, điều này đã gây áp lực đối với ĐTV, gây tâm lý ngại áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết án hình sự. * Thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố Trong thời hạn bốn ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án VKS phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định truy tố bị can ra trước Toà án Trên cơ sở xem xét đầy đủ hồ sơ vụ án cùng quyết định đề nghị truy tố của CQĐT, xét thấy có đủ căn cứ để xác định bị can đã thực hiện hành vi phạm tội, các vấn đề cần chứng minh của vụ án đã được làm rõ như: Có hành vi phạm tội xảy ra, thời gian, địa điểm phạm tội đã được xác định, người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự, xác định rõ lỗi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, nhân thân của bị can đã được làm rõ, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đã được xác định; các chứng cứ của vụ án đã được thu thập đầy đủ; các thủ tục khởi tố vụ án, điều tra vụ án đều hợp pháp; không có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án thì VKS quyết định truy tố bị can trước Toà án bằng quyết định truy tố. Quyết định truy tố ngắn gọn hơn bản cáo trạng trong đó chỉ cần xác định rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội; tội danh bị truy tố; theo điều khoản nào của BLHS và trách nhiệm dân sự (nếu có). Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa biết về việc ra quyết định này để thực hiện quyền bào chữa. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung khi nghiên cứu vụ án phát hiện thấy: còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà VKS không tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án thật sự khách quan, toàn diện, đầy đủ, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV phải kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá trình điều tra được thể hiện trong hồ sơ vụ án. Nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn lọt người, lọt tội hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, KSV phải làm quyết định để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhằm kịp thời khắc phục những thiếu sót và vi phạm của CQĐT, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách kịp thời và đúng đắn. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của VKS phải nêu rõ lý do (căn cứ) và những vấn đề cần được CQĐT bổ sung. Cùng với việc ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS cũng phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng TTRG và vụ án được giải quyết theo thủ tục thông thường (khoản 2 Điều 323 BLTTHS). Quy định này là hợp lý bởi lẽ khi có một trong những căn cứ nêu trên thì bản chất của vụ án không còn đơn giản nữa, việc điều tra bổ sung sẽ làm cho thời hạn tố tụng theo TTRG không còn được đảm bảo. Quyết định tạm đình chỉ vụ án Theo quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTHS, VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi: bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can. Pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định, khi có căn cứ tạm đình chỉ vụ án VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng TTRG, chuyển vụ án về thủ tục chung vì trường hợp này vụ án sẽ không thể tiến hành đúng thời hạn theo TTRG. Quyết định đình chỉ vụ án Khoản 1 Điều 169 BLTTHS quy định VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có các căn cứ sau đây: khi vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm; không có sự việc phạm tội; khi có căn cứ cho rằng bị can đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can; người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do diễn biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm nữa; khi người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhát hậu quả của tội phạm; khi có quyết định đại xá; khi có căn cứ cho thấy người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang là người chưa thành niên thuộc trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự vì người đó phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Tóm lại, các căn cứ để VKS ra một trong những quyết định trên vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung của BLTTHS, thủ tục ra các quyết định này chỉ khác thủ tục chung ở quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng trong trường hợp VKS quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, còn hình thức của các quyết định khác không thay đổi, và khi ra các quyết định không phải là quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, VKS còn phải ra quyết định huỷ bỏ áp dụng TTRG. Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Khoản 1 Điều 324 BLTTHS quy định: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây: đưa vụ án ra xét xử theo TTRG; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy có đầy đủ chứng cứ xác định tội phạm, người phạm tội hoặc khi không có các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 107 BLTTHS thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG cũng giống như quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục thông thường quy định tại Điều 178 BLTTHS. Và trong trường hợp ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án. Việc xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành theo thủ tục chung. Trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo những căn cứ quy định tại Điều 179 BLTTHS, quyết định nêu rõ những vấn đề cần phải điều tra bổ sung. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 BLTTHS. Sau khi ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án Toà án chuyển hồ sơ cho VKS và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung (khoản 3 Điều 324 BLTTHS). Trường hợp ra quyết định đình chỉ vụ án phải căn cứ vào Điều 180 BLTTHS, nội dung của quyết định đình chỉ vụ án phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 164 BLTTHS. Như vậy các thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo TTRG về cơ bản giống như thủ tục tố tụng chung. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, một vướng mắc được thực tiễn nêu ra là Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử lúc nào? Điều 324 BLTTHS không quy định Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo trước khi mở phiên tòa bao lâu mà chỉ yêu cầu phải mở phiên tòa trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, có thể hiểu: Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử bất cứ lúc nào, thậm chí chỉ một ngày trước phiên xét xử mà vẫn không bị xem là vi phạm. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bị cáo không có thời gian nhờ luật sư, sắp xếp công việc để ra Tòa (nếu bị cáo tại ngoại), không kịp xin thay đổi người tiến hành tố tụng…làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ [51]. Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự áp dụng TTRG vẫn phải tuân thủ mọi quy định chung như đối với các vụ án khác: xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, thành phần Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, sự có mặt của bị cáo, Kiểm sát viên, người bào chữa (nếu có), người làm chứng, và một số vấn đề khác. Phiên toà vẫn phải tiến hành theo trình tự: thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại toà, nghị án và tuyên án. Vì không có bản cáo trạng để truy tố bị can nên tại phiên toà thay vì đọc bản cáo trạng đại diện VKS sẽ đọc quyết định truy tố bị can trước Toà khi bắt đầu phần xét hỏi. Việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo TTRG được tiến hành theo thủ tục chung. Nếu như ở giai đoạn điều tra và truy tố theo TTRG, thủ tục tố tụng có sự giản lược, thì ở giai đoạn xét xử sơ thẩm pháp luật chỉ quy định rút ngắn về thời hạn tố tụng mà không có sự giản lược về thủ tục tố tụng. Quy định của pháp luật tố tụng hiện hành là không hợp lý. Bởi lẽ, vụ án áp dụng TTRG để giải quyết là vụ án quả tang, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng việc xét xử vẫn tiến hành theo thủ tục chung, có nghĩa là phiên tòa vẫn phải được tiến hành với đầy đủ các thủ tục từ phần khai mạc phiên tòa, giải thích quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, xét hỏi, tranh luận mặc dù vụ án không có nhiều vướng mắc để giải quyết. Các phiên tòa xét xử án rút gọn trên thực tế thường diễn ra như sau: Thẩm phán phiên tòa hỏi đến đâu bị cáo nhận đến đó, đầy đủ, không chối tội, Hội thẩm nhân dân, KSV không có gì phải hỏi, nếu có hỏi thì dễ lặp lại nội dung mà Thẩm phán đã thẩm vấn, lời luận tội của KSV được bị cáo chấp nhận nên không có gì phải tranh luận, thủ tục nghị án cũng chỉ là hình thức, chỉ kéo dài thời gian xét xử mà thôi, gây lãng phí về thời gian cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo bài báo viết về một phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo TTRG ở thành phố Hồ Chí Minh thì phiên tòa này diễn ra chưa đầy 20 phút [51]. Thực tiễn trên cho thấy việc xét xử sơ thẩm đối với vụ án áp dụng TTRG để giải quyết theo BLTTHS năm 2003 là chưa hợp lý. 1.3.3 Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [29, tr.193]. Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. CQĐT, VKS, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2003 áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn nêu trên khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc có căn cứ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội (điều 79 BLTTHS). Trong TTRG, các biện pháp này đều có thể được áp dụng (trừ bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì vụ án theo TTRG chỉ là bắt người phạm tội quả tang). Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các vụ án phạm tội quả tang nên trong thực tế tạm giữ là biện pháp được áp dụng phổ biến đối với các vụ án. Các quy định về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ được tiến hành theo thủ tục chung. Thời hạn tạm giữ tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày CQĐT nhận người bị bắt, không được gia hạn tạm giữ. Việc áp dụng biện pháp tạm giam cũng phải tuân thủ các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền như trường hợp tạm giam thông thường. Về nguyên tắc thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. BLTTHS quy định thời hạn tiến hành tố tụng theo TTRG là 30 ngày, trong đó điều tra là 12 ngày, truy tố là 4 ngày, xét xử 14 ngày. Do đó thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày. Kết luận chương 1 Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định của pháp luật trước đây, BLTTHS năm 2003 đã xây dựng TTRG thành một chế định riêng, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án nhất định để những cơ quan này có điều kiện giải quyết các vụ án khác phức tạp hơn. Quy định về TTRG trong BLTTHS năm 2003 về cơ bản tương đối toàn diện nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục này cho thấy vẫn còn có nhiều điểm chưa hợp lý: thời hạn tố tụng được rút ngắn rất nhiều so với thủ tục chung, tuy nhiên thủ tục tố tụng lại giản lược rất ít. Các quy định về thủ tục này còn chưa đầy đủ, mang tính hình thức, chưa có sự đồng bộ giữa thủ tục rút gọn và các thủ tục tố tụng có liên quan, thực tiễn áp dụng bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Cùng với việc nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục rút gọn, việc nghiên cứu thực tiễn, đưa ra những đánh giá nhận xét, tìm ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp liên quan khắc phục những nguyên nhân đó nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn - Thủ tục rút gọn đã được áp dụng để giải quyết một số vụ án đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngày 01 tháng 7 năm 2004, BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành, ngay từ thời gian đó, các cơ quan tố tụng ở Hải phòng đã triển khai áp dụng TTRG, 6 tháng cuối năm 2004, thành phố Hải Phòng đã thụ lý giải quyết 8 vụ theo TTRG, không có vụ án nào vượt quá thời hạn tố tụng luật định [43]. Tiếp đến, năm 2005, TAND quận Thanh Khê (Đà Nẵng), xử sơ thẩm một vụ trộm cắp tài sản. Từ khi hành vi phạm tội bị phát hiện cho đến khi đưa ra xử sơ thẩm chỉ gói gọn trong vòng một tháng, trong đó thời gian khởi tố, điều tra, truy tố chỉ mất đúng…14 ngày [53]. Sau đó, nhiều nơi như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… cũng đã thực hiện việc giải quyết một số vụ án theo TTRG. Căn cứ vào số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm trên toàn quốc của TANDTC trong thời gian từ năm 2006 đến 2010 có thể thấy, TTRG đã được áp dụng trong thực tiễn, mặc dù tỷ lệ áp dụng không nhiều. Quý IV/2006, toàn quốc thụ lý 18.609 vụ/32.952 bị cáo, giải quyết 13.941 vụ/23.690 bị cáo, trong đó xét xử 12.842 vụ/ 21.111 bị cáo, số vụ án xét xử theo TTRG là 56 vụ, chiếm tỷ lệ 0,45 % tổng số vụ án đã xét xử [31] . Năm 2007, toàn quốc thụ lý 61.813 vụ /107.696 bị cáo, giải quyết 60.483 vụ/104.578 bị cáo, trong đó xét xử 55.299 vụ/ 92.260 bị cáo, số vụ án xét xử theo TTRG là 343 vụ, chiếm tỷ lệ 0,62 % tổng số vụ án đã xét xử [32]. Năm 2008, toàn quốc thụ lý 64.381 vụ/112.387 bị cáo, giải quyết 63.004 vụ /109.338 bị cáo, trong đó xét xử 58.449 vụ/ 98.741 bị cáo, số vụ án xét xử theo TTRG là 265 vụ, chiếm tỷ lệ 0,45 % tổng số vụ án đã xét xử [33]. Năm 2009, toàn quốc thụ lý 66.919 vụ/117.867 bị cáo, giải quyết 65.462 vụ/114.344 bị cáo, trong đó xét xử 60.433 vụ/ 102.577 bị cáo, số vụ án xét xử theo TTRG là 345 vụ, chiếm tỷ lệ 0,57 % tổng số vụ án đã xét xử [34]. Năm 2010, toàn quốc thụ lý 58.370 vụ/101.986 bị cáo, giải quyết 56.919 vụ /98.292 bị cáo, trong đó xét xử 52.595 vụ/ 88.147 bị cáo, số vụ án xét xử theo TTRG là 228 vụ, chiếm tỷ lệ 0,43 % tổng số vụ án đã xét xử [35]. Bảng số 2.1: Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm toàn quốc từ tháng 10/2006 đến 31/12/2010 Năm Tổng số vụ án thụ lý Tổng số vụ án xét xử Tổng số vụ án xét xử theo TTRG Tỷ lệ án rút gọn so với án xét xử 10/2006 18609 12842 56 0,45 % 2007 61813 55299 343 0,62 % 2008 64381 58449 265 0,45 % 2009 66919 60433 345 0,57 % 2010 58370 52595 228 0,43 % Tổng số 313649 282667 1237 0,50% ( Nguồn: TANDTC - Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm 10/2006,2007,2008,2009,2010) Tuy việc áp dụng TTRG để giải quyết các vụ án có đủ điều kiện luật định còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng nó cũng đã góp phần giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng giải quyết một số vụ án hình sự một cách nhanh chóng, góp phần hạn chế được tình trạng án tồn đọng, kéo dài, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và cả những người tham gia tố tụng. Việc áp dụng TTRG trong thực tiễn thời gian qua cũng đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bước đầu làm quen với một thủ tục tố tụng đặc biệt đã được áp dụng rộng rãi trong tố tụng hình sự nhiều nước trên thế giới. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng thủ tục này trong thực tiễn, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. - Số vụ án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án được xét xử Nghiên cứu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của TANDTC từ 10/2006 đến 31/12/ 2010, cho thấy: tổng số vụ án hình sự mà ngành Toà án thụ lý là 313.649 vụ , xét xử 282.667, trong đó xét xử theo TTRG là 1237 vụ (chiếm tỷ lệ chung là 0,50%). Cụ thể, Quý IV năm 2006, tỷ lệ xét xử theo TTRG là 0,45%. Năm 2007, tỷ lệ xét xử theo TTRG là 0,62%, tuy nhiên các năm tiếp theo lại có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2008 tỷ lệ là 0,45%; năm 2009 tỷ lệ là 0,57%; năm 2010 tỷ lệ là 0,43%. Biểu đồ số 2.1: Tổng số án hình sự đã xét xử và tổng số án hình sự xét xử theo thủ tục rút gọn từ 2006 đến 2010 Biểu đồ số 2.2: Tình hình giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Ở các địa phương có áp dụng TTRG để giải quyết những vụ án hình sự có đủ điều kiện theo quy định của BLTTHS, việc áp dụng này cũng rất ít, có thể thấy thực trạng này như sau: Tại thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị có số lượng án hình sự thụ lý, giải quyết hàng năm lớn nhất cả nước) trong các năm từ 2006 đến 2010 thụ lý tổng cộng 36.004 vụ, giải quyết 35.479 vụ, xét xử 31.303 vụ, trong đó xét xử TTRG là 21 vụ (chiếm tỷ lệ 0,07%). Con số cụ thể các năm là: năm 2007, thụ lý 7.188 vụ, giải quyết 7.052 vụ, xét xử 6.144 vụ, xét xử theo TTRG 7 vụ; năm 2008 thụ lý 7.650 vụ, giải quyết 7.561 vụ, xét xử 6.768 vụ, xét xử theo TTRG 7 vụ; năm 2009, thụ lý 7.693 vụ, giải quyết 7.568 vụ, xét xử 6.669 vụ, xét xử theo TTRG 4 vụ; năm 2010, thụ lý 6.272 vụ, giải quyết 6.197 vụ, xét xử 5.500 vụ, xét xử theo TTRG 3 vụ [39]. Bảng số 2.2: Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của thành phố Hồ Chí Minh Năm Tổng số vụ án thụ lý Tổng số vụ án xét xử Tổng số vụ án xét xử theo TTRG Tỷ lệ án rút gọn so với án xét xử 2006 7201 6222 0 % 2007 7188 6144 7 0,11% 2008 7650 6768 7 0,10% 2009 7693 6669 4 0,05% 2010 6272 5500 3 0,05% Tổng số 36004 31303 21 0,07% ( Nguồn: TAND thành phố Hồ Chí Minh – Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm 10/2006,2007,2008,2009,2010) Thành phố Hà Nội cũng là một đơn vụ có số lượng án hình sự thụ lý, giải quyết hàng năm lớn, so với số lượng án áp dụng TTRG để giải quyết hàng năm thì thành phố Hà Nội giải quyết nhiều hơn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, số vụ án được áp dụng TTRG để giải quyết vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số án xét xử. Từ năm 2006 đến năm 2010, thành phố Hà Nội thụ lý tổng cộng 31.116 vụ, giải quyết 30.841vụ, xét xử 28.426 vụ, trong đó xét xử theo TTRG là 116 vụ. Con số cụ thể các năm là: năm 2007, thụ lý 5.355 vụ, giải quyết 5.305 vụ, xét xử 4.855 vụ, xét xử theo TTRG 20 vụ; năm 2008 thụ lý 5.912 vụ, giải quyết 5.867 vụ, xét xử 5.432 vụ, xét xử theo TTRG 30 vụ; năm 2009, thụ lý 7.252 vụ, giải quyết 7.200 vụ, xét xử 6.705 vụ, xét xử theo TTRG 38 vụ; năm 2010, thụ lý 6.813 vụ, giải quyết 6.752 vụ, xét xử 6.229 vụ, xét xử theo TTRG 28 vụ [36]. Bảng số 2.3: Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của thành phố Hà Nội. Năm Tổng số vụ án thụ lý Tổng số vụ án xét xử Tổng số vụ án xét xử theo TTRG Tỷ lệ án rút gọn so với án xét xử 2006 5784 5205 0 0% 2007 5355 4855 20 0,41% 2008 5912 5432 30 0,55% 2009 7252 6705 38 0,56% 2010 6813 6229 28 0,44% Tổng số 31116 28426 116 0,4% ( Nguồn: TAND thành phố Hà Nội – Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm 2006,2007,2008,2009,2010). Nghệ An là một trong những tỉnh Miền Trung có số lượng án hình sự giải quyết hàng năm cao. Nhưng việc áp dụng TTRG để giải quyết các vụ án hình sự rất ít, đã vậy năm sau còn giảm nhiều hơn năm trước, chúng ta có thể thấy thực trạng đó qua số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của tỉnh Nghệ An. Từ năm 2006 đến năm 2010, tỉnh Nghệ An thụ lý tổng cộng 9.156 vụ, giải quyết 8.817 vụ, xét xử 8.453 vụ, trong đó xét xử theo thủ tục rút gọn là 27 vụ. số cụ thể các năm là: năm 2007, thụ lý 1.929 vụ, giải quyết 1.929 vụ, xét xử 1.843 vụ, xét xử theo thủ tục rút gọn 15 vụ; năm 2008 thụ lý 1.876 vụ, giải quyết 1.876 vụ, xét xử 1.807 vụ, xét xử theo thủ tục rút gọn 6 vụ; năm 2009, thụ lý 1.935 vụ, giải quyết 1.744 vụ, xét xử 1.688 vụ, xét xử theo thủ tục rút gọn 5 vụ; năm 2010, thụ lý 1.593 vụ, giải quyết 1.445 vụ, xét xử 1.401 vụ, xét xử theo thủ tục rút gọn 1 vụ [41]. Bảng số 2.4: Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của tỉnh Nghệ An Năm Tổng số vụ án thụ lý Tổng số vụ án Xét xử Tổng số vụ án xét xử theo TTRG Tỷ lệ án rút gọn so với án xét xử 2006 1823 1741 0 0% 2007 1929 1843 15 0,81% 2008 1876 1807 6 0,33% 2009 1935 1688 5 0,3% 2010 1593 1401 1 0,07% Tổng số 9156 8453 27 0, 31% ( Nguồn: TAND tỉnh Nghệ An – Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm 2006,2007,2008,2009,2010) - Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết án hình sự thường chỉ tập trung ở một số loại tội nhất định như: trộm cắp tài sản; đánh bạc; cố ý gây thương tích; tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma tuý,… Nhận định, đánh giá trên có thể được chứng minh bởi các số liệu cụ thể : Theo số liệu thống kê thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm toàn quốc (trong thời gian từ tháng 10/ 2006 - đến tháng 31/12/2010) cho thấy: Quý IV/2006, tổng số vụ án xét xử theo TTRG là 56 vụ (chiếm tỷ lệ 0,43 % tổng số vụ án đã xét xử). Trong số 56 vụ xét xử theo TTRG thì có 41 vụ thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu (chiếm tỷ lệ 73%), 15 vụ còn lại thuộc các nhóm tội khác (chiếm tỷ lệ 27%) [31]. Năm 2007, tổng số vụ án xét xử theo TTRG là 343 vụ (chiếm tỷ lệ 0,62 % tổng số vụ án đã xét xử). Trong 343 vụ xét xử theo TTRG thì có 222 vụ trộm cắp tài sản (chiếm tỷ lệ 64%), có 26 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển…chất ma tuý (chiếm tỷ lệ 7,6%), có 19 vụ đánh bạc (chiếm tỷ lệ 5,5%), 11 vụ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (chiếm tỷ lệ 3,2%), 10 vụ cướp tài sản (chiếm tỷ lệ 3%), số còn lại là các vụ án khác như: chống người thi hành công vụ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, mua dâm người chưa thành niên...mỗi năm cả nước xét xử mỗi loại tội này không đến 10 vụ [32]. Năm 2008, tổng số vụ án xét xử theo TTRG là 265 vụ (chiếm tỷ lệ 0,45 % tổng số vụ án đã xét xử). Trong 265 vụ xét xử theo TTRG thì có 174 vụ trộm cắp tài sản (chiếm tỷ lệ 65,6%), có 19 vụ cố ý gây thương tích (chiếm tỷ lệ 7,1%), có 17 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển…chất ma tuý (chiếm tỷ lệ 6,4%), có 11 vụ đánh bạc (chiếm tỷ lệ 4, 5%), số còn lại là các vụ án về các tội chống người thi hành công vụ, phá hủy công trình an ninh quốc gia…[33]. Năm 2009, tổng số vụ án xét xử theo TTRG là 345 vụ (chiếm tỷ lệ 0,57 % tổng số vụ án đã xét xử). Trong 345 vụ xét xử theo TTRG thì có 190 vụ trộm cắp tài sản (chiếm tỷ lệ 55%), 22 vụ cố ý gây thương tich (chiếm tỷ lệ 6,3%), có 20 vụ đánh bạc (chiếm tỷ lệ 5,7 %), 17 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt chất ma túy (chiếm tỷ lệ 5%), 10 vụ chống người thi hành công vụ (chiếm tỷ lệ 2,9%)…[34] Năm 2010, tổng số vụ án xét xử theo TTRG là 228 vụ (chiếm tỷ lệ 0,43 % tổng số vụ án đã xét xử). Trong vụ xét xử theo TTRG thì có 117 vụ trộm cắp tài sản (chiếm tỷ lệ 51%), 35 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển…chất ma tuý (chiếm 15,4%), 20 vụ đánh bạc (chiếm tỷ lệ 8,7 %) , 13 vụ chống người thi hành công vụ (chiếm tỷ lệ 5,3%), 12 vụ cố ý gây thương tích (chiếm tỷ lệ 5,2%%)… [35] Như vậy, căn cứ vào những số liệu trên, chúng ta có thể thấy, án trộm cắp tài sản luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số án xét xử rút gọn (chiếm gần 60%), tiếp đến là án ma tuý (chiếm 7,2%%), án đánh bạc (chiếm gần 6%), án cố ý gây thương tích (chiếm 4,9%), án chống người thi hành công vụ (chiếm 3,2%), các loại án khác chiếm 19,6%. Biểu đồ số 2.3: Tỷ lệ các loại án xét xử theo thủ tục rút gọn trong thời gian từ năm 2007 đến 2010. Số liệu thống kê của một số địa phương sau cũng phản ánh thực trạng này. Tại Nghệ An, trong tổng số 27 vụ án áp dụng TTRG để giải quyết có 12 vụ là t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan