Mục lục
Trang
Mở đầu 01
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 06
1.1. Khái niệm 06
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 06
1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm dân sự 11
1.1.3. Khái niệm tái thẩm dân sự 15
1.2. Ý nghĩa của thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 17
1.2.1. Ý nghĩa chính trị xã hội 17
1.2.2. Ý nghĩa pháp lý 19
1.3. Lược sử những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 19
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1989 19
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 22
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 23
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 24
2.1. Giống nhau 24
2.1.1. Đối tượng kháng nghị 24
2.1.2. Chủ thể có quyền kháng nghị 25
2.1.3. Hậu quả khi bị kháng nghị 26
2.1.4. Văn bản kháng nghị 27
2.1.5. Thẩm quyền xét xử 29
2.1.6. Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa 30
2.1.7. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 32
2.1.8. Phạm vi xét xử 34
2.1.9. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm 36
2.2. Khác nhau 37
2.2.1. Căn cứ kháng nghị 37
2.2.2. Thời hạn kháng nghị 44
2.2.3. Quyền hạn của hội đồng xét xử 47
Chương 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 51
3.1. Thực tiễn công tác giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự tại Tòa án 51
3.1.1. Công tác giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm 51
3.1.2. Thực tiễn công tác kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 54
3.1.3. Thực tiễn hoạt động xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 58
3.2. Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 62
3.2.1. Một số kiến nghị về mặt lập pháp 62
3.2.2. Một số kiến nghị khác 67
Kết luận 69
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng số thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC không quá 17 người. Như vậy, nếu hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC thì phải đảm bảo số lượng các thành viên tham gia theo quy định của pháp luật.
Trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của VKSND cùng cấp. Nhưng những người tham gia tố tụng không buộc phải tham gia phiên toà. Toà án chỉ triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác liên quan khi cần thiết chi việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm thì sự tham gia của đương sự và những người tham gia tố tụng khác rất hạn chế. Thông thường, họ chỉ gửi đơn khiếu nại, tài liệu bổ sung cho Toà án qua đường bưu điện hoặc trực tiếp nộp tại Toà án. Trong trường hợp đặc biệt, họ mới được triệu tập. Theo quy định của BLTTDS thì sự có mặt của họ là không bắt buộc, chỉ được triệu tập trong những trường hợp cần thiết.
Có ý kiến cho rằng, việc đương sự không có mặt tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm là hạn chế của pháp luật TTDS nước ta vì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ dựa trên hồ sơ để phán quyết thì vẫn có thể bị mắc sai lầm. Nếu đương sự vắng mặt thì trách nhiệm của thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không cao do sức ép của các bên không nhiều như khi họ có mặt để tranh luận. Tuy nhiên, theo chúng tôi lại không đồng tình với quan điểm này vì xuất phát từ tính chất và đối tượng của giám đốc thẩm, tái thẩm là bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, không phải là vụ án. Đây được coi là cơ chế tự kiểm tra, khắc phục sái sót của ngành tư pháp. Mặt khác, các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thường đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nên về mặt chứng cứ, tài liệu đã có điều kiện để thu thập, nếu chứng cứ không đầy đủ thì chính là căn cứ để huỷ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Do vậy, với quy định như hiện nay của BLTTDS về sự tham gia của đương sự, những người tham gia tố tụng khác trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm là hợp lý, mang tính mềm dẻo, linh hoạt.
2.1.7. Phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm
Để sớm sửa chữa được những sai lầm trong các bản án, quyết định bị kháng nghị, Toà án cần phải mở phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm sớm. Điều 293 BLTTDS quy định: phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn này, Toà án tiến hành tất cả các công việc cần thiết cho việc mở phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Sau khi nhận được kháng nghị cùng hồ sơ vụ án thì Chánh án toà án hoặc Chánh toà chuyên trách TANDTC phân công một thẩm phán là thành viên của hội đồng xét xử chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị xét xử. Thành viên này có nhiệm vụ nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bản kháng nghị, kết luận viết của Viện kiểm sát (nếu có) và chuẩn bị thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của hội đồng xét xử cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ án để tham gia xét xử.
Nội dung bản thuyết trình phải tóm tắt được nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp toà án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên hội đồng xét xử chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên toà.
Sau khi ấn định được ngày mở phiên toà thì tiến hành mở phiên toà theo thủ tục do pháp luật quy định cụ thể tại Điều 295 BLTTDS. Theo đó, phiên toà sẽ được tiến hành như sau:
Phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm không mở công khai. Nếu có người tham gia tố tụng đã được triệu tập mà vắng mặt thì phiên toà vẫn được tiến hành. Trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà.
Sau khi chủ tọa khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Sau đó, đại diện Viện kiểm sát pháp biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
Trong trường hợp, có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị sau khi các thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Nếu thấy có vấn đề nào chưa rõ thì Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm. Khi những người được triệu tập tham gia phiên toà trình bày xong ý kiến của mình, các thành viên của Hội đồng xét xử hỏi xong thì đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Hội đồng biểu quyết về việc giải quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán thành. Trong trường hợp không được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
Có thể thấy, thủ tục phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm có sự khác biệt so với thủ tục phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm. Phiên toà sơ thẩm và phiên toà phúc thẩm được tiến hành công khai, thông thường trải qua 5 bước: khai mạc phiên toà, hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Trong khi đó, phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm không được mở công khai và thủ tục tiến hành phiên toà cũng không phải theo trình tự 5 bước trên. Tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ có sự thảo luận của các thẩm phán trong Hội đồng và đại diện Viện kiểm sát; ngoài ra do quy định của pháp luật, đương sự chỉ được triệu tập tham gia phiên toà trong trường hợp cần thiết nên thủ tục phiên toà không có phần tranh luận giữa các đương sự với nhau. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được đưa ra sau khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thảo luận xong các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Sở dĩ, thủ tục phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định có sự đặc biệt như vậy là do xuất phát từ tính chất giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do bị kháng nghị chứ không phải là cấp xét xử thứ ba.
2.1.8. Phạm vi xét xử
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc xác định tình tiết mới được phát hiện. Về nguyên tắc, để khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay để đánh giá chính xác tình tiết mới thì hội đồng giám đốc thẩm hoặc hội đồng tái thẩm phải được xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định, tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án nên Điều 296 BLTTDS đã quy định: hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 76 và Điều 81 PLTTGQCVADS thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị.
Theo chúng tôi thì quy định phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm như BLTTDS hiện nay là hợp lý. Bởi phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay giúp góp phần nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền kháng nghị. Khi những người có thẩm quyền kháng nghị phần bản án, quyết định nào thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của phần bản án, quyết định đó. Do đó, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là quyết định rất quan trọng và để tránh tuỳ tiện trong việc ra quyết định này thì người có thẩm quyền kháng nghị cần phải xem xét thận trọng, nghiên cứu kỹ từng vấn đề để có được quyết định đúng đắn. Ngoài ra, nếu mở rộng phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ làm tăng khối lượng công việc vốn đã quá tải cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm.
Bên cạnh đó, hiện nay BLTTDS cũng quy định phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị nhưng nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án thì hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn có quyền xem xét. Quy định này góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như người thứ ba. Bởi người thứ ba có thể chưa hiểu rõ được quyền và lợi ích của mình trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc họ bị ảnh hưởng quyền và lợi ích. Chính vì vậy, quy định trên của BLTTDS đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giúp tăng cường bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN. Do đó, quy định về phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay là hợp lý.
2.1.9. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Có thể hiểu, Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm là văn bản do Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành thể hiện ý chí của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm về việc giải quyết vụ án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Đây là quyết định có ý nghĩa pháp lý quan trọng bởi nó quyết định huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới hoặc bác kháng nghị của người có thẩm quyền. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm không chỉ làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của đương sự, những người có liên quan mà còn đánh giá chất lượng xét xử của Toà án đã ban hành kháng nghị cũng như của các toà án cấp dưới.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các quy định tại khoản 2 Điều 301 BLTTDS:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên toà;
- Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ toạ phiên toà và số lượng thành viên tham gia xét xử;
- Họ, tên Thư ký Toà án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà;
- Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử;
- Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
- Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
- Điểm, khoản, điều của BLTTDS mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ để ra quyết định;
- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực thi hành ngay.
Sau khi ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, theo quy định tại Điều 303 BLTTDS, trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải gửi ngày quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định.
Quy định về hình thức và hiệu lực của Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của BLTTDS đã góp phần bảo đảm cho quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện trên thực tế, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2.2. Khác nhau
Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm tuy cùng là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền nhưng đây là hai thủ tục độc lập trong pháp luật TTDS nên ngoài những điểm tương đồng còn có những điểm khác biệt. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai thủ tục này là việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dựa trên những căn cứ kháng nghị khác nghị khác nhau. Từ điểm khác biệt cơ bản này, dẫn tới sự khác nhau trong các quy định về thời hạn kháng nghị và quyền hạn của hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.2.1. Căn cứ kháng nghị
Do tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau nên đã chi phối các quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị. Nếu như kháng nghị giám đốc thẩm là do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì kháng nghị tái thẩm là do có những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không thể biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Nghĩa là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là xuất phát từ lỗi chủ quan của những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng, có những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn, phù hợp với sự thật khách quan. Còn căn cứ kháng nghị tái thẩm là xuất phát từ nguyên nhân khách quan, do có những tình tiết mới mà tại thời điểm giải quyết vụ án thì chính Toà án và đương sự đã không thể biết được.
Cụ thể, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được BLTTDS quy định gồm:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
PLTTGQCVADS quy định các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: Việc điều tra không đầy đủ; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Như vậy, so với quy định tại PLTTGQCVDS thì BLTTDS đã bỏ đi căn cứ “việc điều tra không đầy đủ”. Việc bỏ căn cứ này là hợp lý vì bản chất của tố tụng dân sự là “việc của dân”, việc chứng minh thuộc về quyền, nghĩa vụ của đương sự. Toà án không có nhiệm vụ tiến hành điều tra mà chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu Toà án giúp hoặc trong một số trường hợp đặc biệt khác do BLTTDS quy định thì Toà án có thể tự mình thu thập chứng cứ. Do đó, không thể có căn cứ Toà án điều tra không đầy đủ để làm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
Mặc dù, BLTTDS đã quy định những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng chưa có những giải thích rõ ràng nên còn gây khó khăn trong việc áp dụng.
- Thứ nhất: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Việc giải quyết vụ án dân sự cũng như các loại án khác đòi hỏi Toà án không những giải quyết vụ án đúng pháp luật mà còn phải giải quyết phù hợp với thực tế khách quan. Kết luận trong bản án, quyết định dân sự nếu không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì cũng có nghĩa là Toà án giải quyết vụ án không đúng với thực tế của vụ án đó, việc giải quyết vụ án của Toà án thiếu cơ sở thực tế.
Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con người. Tuỳ thuộc mỗi vụ án cụ thể, các tình tiết nhiều ít khác nhau và tồn tại ở những dạng khác nhau. Muốn giải quyết đúng đắn vụ án, Toà án phải thu thập đầy đủ và nhận thức toàn diện để có đánh giá đúng về nó. Để đánh giá nhận thức đúng về các tình tiết vụ án, Toà án phải có quan điểm toàn diện và khách quan. Mỗi tình tiết của vụ án đều phải được Toà án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của nó và phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án. Toà án phải lấy sự thật làm căn cứ, không được suy diễn hoặc đưa ra những kết luận có tính chất chủ quan trước về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết của vụ án.
Kết luận của Toà án trong các bản án, quyết định dân sự chỉ có cơ sở khi những kết luận đó phù hợp với các tình tiết của vụ án. Nhưng trong các bản án, quyết định dân sự là phần cụ thể nào của bản án, quyết định? Vì bản án, quyết định dân sự theo hướng dẫn của TANDTC có nhiều phần khác nhau. Có những ý kiến cho rằng, kết luận ở đây được hiểu là tất cảnhững nội dung của các bản án, quyết định dân sự, do vậy bất cứ phần nào của bản án, quyết định dân sự nếu không phù hợp với thực tế vụ án đều được coi là căn cứ để kháng nghị. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, những kết luận trong bản án, quyết định dân sự phải là kết luận về nội dung vụ án của Toà án. Chính phần này mới có ý nghĩa thực tế đối với việc giải quyết vụ án. Còn các phần khác trong bản án, quyết định dân sư chỉ là cơ sở để Tòa án đưa ra các kết luận.
Trên thực tế, những nguyên nhân làm cho kết luận của Toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án rất nhiều. Thông thường, kết luận của Toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới các dạng: chưa đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Toà án vẫn giải quyết nên quyết định của Toà án thiếu cơ sở; Toà án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên đưa ra quyết định giải quyết vụ án sai.
- Thứ hai: Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm…Mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng lại được phân thành những bước nhỏ. Toàn bộ hoạt động của TAND, VKSND, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác được tiến hành trong quá trình tố tụng đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Nếu có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì đó chính là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng? Trên thực tế, việc đánh giá về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tuỳ thuộc vào ý chí của người có thẩm quyền kháng nghị. Sự đánh giá đó trong thực tiễn đôi khi khác nhau. Do vậy, tiêu chí để đánh giá khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là tính trái pháp luật của hành vi tố tụng được tiền hành trong quá trình Toà án giải quyết vụ án và hậu quả của nó là những hành vi nào vi phạm pháp luật tố tụng mà có thể dẫn đến việc Toà án ra một bản án, quyết định dân sự không đúng hoặc có thể không đảm bảo quyền tố tụng cho các đương sự đều được coi là có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Như vậy, được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả trong những trường hợp hành vi trái pháp luật tố tụng đó dù chưa dẫn đến việc Toà án ra bản án, quyết định không đúng mà chỉ mới có nguy cơ dẫn đến việc Toà án ra bản án, hoặc quyết định dân sự không đúng. Ví dụ: Toà án xác định sai tư cách đương sự, đáng lẽ họ là đồng bị đơn thì đưa vào người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 299 BLTTDS có thể coi vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi:
+ Vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự: nguyên tắc hoà giải, nguyên tắc xét xử công khai…
+ Toà án xét xử sai thẩm quyền: sai thẩm quyền có thể sai thẩm quyền về mặt địa giới hành chính giữa các toà án cùng cấp, hoặc đáng lẽ vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh thì Toà án huyện vẫn giải quyết; hoặc sai thẩm quyền giữa Toà Dân sự với Toà Hành chính trong các vụ án liên quan đến đất đai.
+ Vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự;
+ Thành phần Hội đồng xét xử không đúng theo quy định của pháp luật;
+ Toà án không xác định đầy đủ đương sự trong vụ án, xác định sai tư cách đương sự
Trong thực tiễn công tác giám đốc thẩm của ngành Toà án thì đây là căn cứ kháng nghị khá phổ biến mà các Toà án cấp dưới dễ mắc phải, đặc biệt là việc không xác định đầy đủ tư cách đương sự trong vụ án có nhiều đương sự.
- Thứ ba: Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [31, tr 474].
Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng Toà án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật…Trong đó phổ biến nhất là việc Toà án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự.
Để phát hiện ra các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của toà án cấp dưới; dựa vào việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thông báo của đương sự và các công dân; kiến nghị của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
Về căn cứ kháng nghị tái thẩm, hiện này BLTTDS quy định có bốn căn cứ như sau:
- Thứ nhất: Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Theo Điều 304 BLTTDS thì tính chất của tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. “Như vậy, cụm từ “đương sự đã không thể biết” tại Điều 305 BLTTDS với cụm từ “đương sự không biết được” tại Điều 304 BLTTDS là mâu thuẫn nhau. Xét về thuật ngữ thì việc “đương sự đã không thể biết” và việc “các đương sự không biết được” là hoàn toàn khác nhau” [10]. Vì vậy, các quy định của luật cần có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ để tránh những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong việc áp dụng.
Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án mà Toà án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Toà án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chỉ là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác.
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Toà án thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
+ Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Toà án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Toà án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Toà án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.
Như vậy, việc xác định tình tiết mới là căn cứ tái thẩm đúng pháp luật là một vấn đề rất khó, rất dễ nhầm lẫn với những tình tiết chưa phát hiện được mà do lỗi của thẩm phán trong quá trình tố tụng
- Thứ hai: Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.
Bằng chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Toà án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Trong nhiều trường hợp, nó mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.
- Thứ ba: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Nếu đã phát hiện được Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tuy vậy, trên thực tế có nhiều người có thể không đồng ý với quyết định của Toà án nên họ có thể vu khống những người này trong việc giải quyết vụ án. Do đó, người có thẩm quyền kháng nghị cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.doc