Luận văn Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty thương mại cổ phần Gia Phú sang thị trường Đài Loan

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG KHÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CT TMCP GIA PHÚ 4

1.1/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU: 4

1.1.1 Khái niệm: 4

1.1.2 Đặc điểm 4

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu: 5

1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế 5

1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 9

1.2/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CT TMCP GIA PHÚ 11

Công ty cổ phần thương mại GIA PHÚ 11

Cơ cấu tổ chức 11

1.3/ TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 15

1.3.1 Tổng quan về Đài Loan 15

1.3.2 Nhu cầu trên thị trường hàng tiêu dùng của Đài Loan: 17

1.4/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 18

1.4.1 Nhân tố vĩ mô: 18

1.4.2 Nhân tố vi mô: 19

1.5/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CT VÀO ĐÀI LOAN 20

1.5.1 Nhu cầu về hàng hóa của Đài Loan ngày càng lớn: 20

1.5.2 Những lợi thế xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú: 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦA CT GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN: 21

2.1/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦA CT TMCP GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN: 21

2.1.1 Tình hình xuất khẩu của CT trong thời gian qua 21

2.1.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong những năm gần đây 22

2.1.1.1.1 Tình hình tài chính công ty 22

2.1.1.1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty 24

2.1.1.1.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 25

2.1.1.1.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu: 26

2.1.1.1.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 27

2.1.1.1.2.4 Mặt hàng chủ lực: 30

2.1.1.2 Chính sách giá xuất khẩu của công ty 33

2.1.1.3 Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của công ty 34

2.2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú 34

2.2.2.1 Những thành tựu đạt được 34

2.2.2.2 Những khó khăn còn tồn tại 36

2.2.2.3 Nguyên nhân chủ quan và khách quan 37

CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÝ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CT TMCP GIA PHÚ 39

3.1/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CT GIA PHÚ TRONG THỜI GIAN TỚI 39

3.2/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CT TMCP GIA PHÚ 40

3.2.1 Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 40

3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác thu thập và xử lý thông tin 40

3.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 41

3.2.2 Xác định chiến lược xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới 42

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác xác định chiến lược thị trường mục tiêu, truyền thống 42

3.2.2.2 Xác định thị trường tiềm năng 42

3.2.3 Đối với sản phẩm xuất khẩu 43

3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu 43

3.2.3.2 Hoàn thiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tổ chức tốt khâu dự trũ và bảo quản hàng hóa, nâng cao chất lượng hàng hóa. 44

3.2.4 Đẩy mạnh công tác marketing xuất khẩu 45

3.2.5 Huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả 46

3.3/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 47

KẾT LUẬN: 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty thương mại cổ phần Gia Phú sang thị trường Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi) và đang có dự định tăng lên 12 năm. Đại học được khuyến khích, có trình độ quốc tế, song vẫn nhiều sinh viên ra học ở nước ngoài, nhất là học trên đại học. Hệ thống y tế khá hiện đại. Bảo hiểm y tế tư nhân được coi trọng, chính quyền chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo. Tuổi thọ trung bình đạt 76,35 tuổi, nam 73,62, nữ: 79,32 tuổi. Nhu cầu trên thị trường hàng tiêu dùng của Đài Loan: Đài Loan có một chuỗi siêu thị cực kỳ đa dạng và phong phú khoảng do hơn 15 công ty quản lý. Với hệ thống siêu thị trải trên tất cả các tỉnh thành, đặc biệt với mật độ dày đặc ở Đài Bắc. Nổi hơn hết là những cái tên như : Carefour, A-mark, Matsusei, Wellcome, RT-mark, vv... Các siêu thị phân phối sản phẩm ở Đài Loan thực sự đa dạng về xuất sứ hàng hóa, vào siêu thị và bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều hàng hóa tới từ các mơi khác nhau, nhưng chủ yếu là Mỹ, Pháp, và một số nước Đông Nam Á khác. Bạn hàng của CT TMCP Phú Gia là Sinon, một chuỗi siêu thị tại Đài Trung. Với 21 cửa hàng, hiện nay kinh doanh siêu thị Sinon đã trở thành lớn nhất tại miền Trung Đài Loan. Tuy nhiên, đó cũng chính là hạn chế cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú. Hàng hóa khi xuất khẩu vào Đài Loan mới chỉ được tiêu thụ tại thị trường Đài Trung, dưới hệ thống phân phối của siêu thị Sinon, chưa được tiếp cận với các thị trường khác, đặc biệt là Đài Bắc, thị trường hàng hóa tuy khắt khe hơn nhưng sẽ là nguồn tiêu thụ cựu lớn. Với nền nông nghiệp sản xuất chủ yếu gạo, ngô, đậu, rau, chè, thịt lợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá chỉ chiếm 3% tỷ trọng nền kinh tế nên nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là cực kỳ lớn. Các mặt hàng đã qua chế biến với nguồn nguyên liệu khan hiếm tại Đài Loan là những mặt hàng trọng điểm cần đánh tới ví dụ như café, hoa quả sấy, mỳ tôm vv.. Tiếp đó Đài Loan với nền công nghiệp chiếm 33% luôn chú trọng tới các sản phẩm máy móc, điện tử, dệt may..thi các sản phẩm dùng hàng ngày như kem đánh răng, xà bông, bột giặt, nước tinh khiết vv.. cũng là những mặt hàng xuất khẩu có thị phần trong thị trường này. Ngoài ra, với nguồn lao động nước ngoài tại Đài Loan một phần không nhỏ là lao động đến từ Việt Nam thì nhu cầu dùng hàng Việt càng được đây mạnh. 1.4/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 1.4.1 Nhân tố vĩ mô: * Chính trị và pháp luật: Việt Nam, với một nền chính trị luôn ổn định đã tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Đài Loan lại là một đất nước có tình hình chính trị rắc rối liên quan tới Trung Quốc. Việc khẳng định chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc hiện đang làm mối quan hệ giữa Đài Loan- Trung Quốc ấm dần lên, và quan hệ này ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh thương mại của các nước đối với Đài Loan và Trung Quốc. Tuy vậy CT TMCP Gia Phú lại là một đơn vị lấy thị trường trọng tâm là Đài Loan và ít có mối liên hệ với thị trường Trung Quốc, nên ảnh hưởng này là không rõ ràng. * Chính sách thuế quan và phi thuế quan: Hệ thống thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Thuế xuất khẩu và nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu sẽ gây ảnh hưởng tới mức giá của sản phẩm xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu. Với các mặt hàng xuất khẩu, công ty phải chịu một khoản thuế xuất khẩu nhất định như với cafe gói hòa tan là 40%, rượu 56%, ...Ngoài ra mức thuế nhập khẩu trung bình vào Đài Loan nằm trong khoảng từ 8,25% tới 32,5 %. * Hệ thống ngân hàng tài chính: Việc thanh toán hợp đồng giữa CT TMCP Gia Phú và các công ty phía Đài Loan thường được thực hiện bởi ngân hàng BIDV của Việt Nam và The bank of Taiwan của Đài Loan. Hai ngân hàng lớn và uy tín hàng đầu tại hai quốc gia luôn đảm bảo việc thanh toán bằng L/C chính xác và thuận lợi. 1.4.2 Nhân tố vi mô: * Tiềm lực về tài chính: Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu phản ánh sức mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua khả năng thu hút vốn, phân phối và đầu tư vốn chúng ta có thể đánh giá được tiềm lực và hiệu quả mà doanh nghiệp có thể đạt được. CT TMCP Gia Phú là một doanh nghiệp tư nhân, với số vốn không lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được có thể cho chúng ta thấy khả năng quản lý vốn của công ty thực sự hợp lý. * Tiềm lực về con người: CT TMCP Gia Phú có một đội ngủ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và đã qua đào tạo. Chính các thành viên trong CT TMCP Gia Phú đã dẫn dắt CT đi theo hướng đi đúng đắn ngày hôm nay. * Tổ chức quản lý: Luôn tổ chức quản lý dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát và tập trung vào các mối quan hệ tuong tác trong các bộ phận trong doanh nghiệp, CT TMCP Gia Phú đã gắt kết mọi nguồn lực một các hợp lý. Phát huy tối đa khả năng có được của mỗi bộ phận trong công ty. * Về cơ sở vật chất: Tuy cơ sở vật chất của CT TMCP Gia Phú còn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhưng với quan điểm luôn trú trọng tới cơ sở hạ tầng thì trong tương lai CT TMCP Gia Phú sẽ cải tiến hơn nữa về các thiết bị công nghệ thông tin cũng như kho bãi, nhằm nắm bắt thông tin, cơ hội và đảm bảo tốt nhất về chất lượng hàng hóa. *Hoạt động marketing: Hiện nay CT TMCP Gia Phú đã bắt đầu chiến lược marketing trên thị trường Đài Loan và một số thị trường khác. Dù mới trong tiến trình bước đầu thực hiện nhưng công ty luôn tin rằng, nó sẽ góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. 1.5/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CT VÀO ĐÀI LOAN 1.5.1 Nhu cầu về hàng hóa của Đài Loan ngày càng lớn: Hàng hóa Việt Nam về chất lượng cũng như giá cả luôn rất hợp lý và phù hợp với người tiêu dùng Châu Á. Không những thế, sự phát triển về khoa học kỹ thuật giúp cho hàng hóa VIệt Nam ngày càng có chất lượng tốt hơn, vì vậy nhu cầu về hàng hóa Việt Nam của Đài Loan ngày càng tăng. Ngoài ra, một lượng lớn lao động Việt Nam đang tham gia lao động tại thị trường này luôn ưu chuộm và chung thành với các sản phẩm của nước nhà. Do đó, việc thúc đẩy xuất khẩu hoàng hóa vào Đài Loàn là việc làm cần thiết. 1.5.2 Những lợi thế xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú: CT TMCP Gia Phú là một công ty nhỏ, với vốn đầu tư tư nhân, thành lập năm 2005, do đó CT TMCP Gia Phú là một công ty trẻ và luôn được nhà nước quan tâm. Các chính sách đãi ngộ đối với các công ty nhỏ và lẻ của nước ta hiện này là khá tốt, đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ. Ngoài ra, với lợi thế có nhiều bạn hàng quen và sẵn có nên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty luôn ổn định và đang trên đà đi lên. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦA CT GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN: 2.1/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦA CT TMCP GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN: 2.1.1 Tình hình xuất khẩu của CT trong thời gian qua Trong suốt những năm vừa qua kể từ ngày Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú ra đời là lúc đất nước ta bắt đầu thực hiện cơ chế mở cửa, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với sự thay đổi mạnh của nền kinh tế, Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú đã và đang từng bước vươn lên và phát triển, hội nhập vào môi trường kinh doanh trong nước cũng nhủ quốc tế, mặc dù gặp không ít khó khăn trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất nguyên nhân khách quan là do việc đất nước ta hiện vẫn đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường do vậy hệ thống chính sách vẫn đang được thay đổi nhẳm phù hợp với nền kinh tế thị trường, chưa thúc đẩy được mọi nguồn lực của từng đơn vị kinh tế, còn nhiều chính sách chưa hợp lý gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp. Thứ hai, do doanh nghiệp khi mới thành lập không phải là một đơn vị có tiềm lực kinh tế lớn, với nguồn vốn nhỏ đã làm giảm hiệu quả cạnh tranh của công ty. Thứ ba, thông tin về thị trường kể trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu còn chưa nắm rõ, chưa có kinh nghiệm thị trường. Sau một thời gian dài công ty đã bắt đầu đi vào ổn định thì cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế các nước. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu việc khủng hoảng kinh tế đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh, nhất là xuất khẩu. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tính hình hoạt động của công ty. Là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra cũng có nghĩa là đồng tiền của các nước ASEAN sẽ trở nên giảm giá trị hơn so với đồng nội tệ của nước ta làm cho hàng hóa của các nước này khi xuất khẩu sẽ rẻ hơn so vơí hàng hóa của nước ta, do vậy đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta, xuất khẩu sẽ trở nên rất khó khăn, dẫn tới sức mua giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống. Chính điều này đã làm cho lượng khách hàng của công ty bị giảm sút. Đứng trước những khó khăn đó công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú đã không hề lùi bước, bằng mọi nỗ lực cố gắng, đoàn kết một lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, từng bước thâm nhập thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vừa qua kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty ít bị ảnh hưởng mạnh, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng đa dạng và có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao. Để thấy rõ được sự tăng trưởng và phát triển của công ty TMCP Gia Phú trong những năm qua, chúng ta cùng xem xét và nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong những năm gần đây 2.1.1.1.1 Tình hình tài chính công ty Yếu tố cơ bản đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh chính là vốn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính mà các chủ thể kinh doanh tự chọn cho mình một đối tượng sản xuất, kinh doanh phù hợp. Nguồn vốn cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng loại công nghệ và ngành nghề, quy mô tham gia. Công ty huy động nguồn vốn dựa trên việc phát hành cổ phần, huy động vốn trong nội bộ công ty... để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cùng với sự phát triển của xã hội, và để cạnh tranh có hiệu quả các doanh nghiệp luôn phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tay nghề, trình độ quản lý, tăng cường các hình thức quảng cáo, marketing... Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú ra đời trong thời kỳ hội nhập. Là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp lý đầy đủ, thực hiện hoạch toán độc lập với số vốn ban đầu là 20.370.900.000 Việt Nam đồng. Do đặc điểm của công ty lấy trọng tâm là kinh doanh xuất khẩu nên việc phân bổ nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn lưu động, nó chiếm một tỷ lệ khá lớn 68% (năm 2005) giá trị tài sản. Vốn cố định chiếm một tỷ lệ thấp 32% (năm 2005) trong công ty phân bổ cho toàn bộ công ty dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi đơn vị thuộc công ty đều có trách nhiệm tự quản lý và bảo quản. Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của công ty luôn được mở rộng và phát triển cả về vốn cố định và vốn lưu động. Bảng số 2.1: Khả năng tài chính của công ty từ 2006-2010 Đơn vị: 1.000 VNĐ STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Vốn cố định 4.050.573 5.457.500 6.450.300 6.890.600 8.000.000 2 Vốn lưu động 11.545.800 14.530.680 15.560.500 17.455.700 18.500.000 4 Vốn công ty tự bổ sung 1.739.900 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính và nguồn vốn hàng năm của Công ty Biểu đồ 2.1: Thể hiện khả năng tài chính của công ty từ 2006-2010 Từ bảng số 1 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá ổn định từ năm 2008 tới 2010. Nguồn vốn công ty tăng bình quân là 11,3%, điều đó cho thấy khả năng tích lũy của công ty là khá ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh không gặp quá nhiều biến cố. Thêm vào đó việc tăng nguồn vốn cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.1.1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006 đạt 39,8 tỷ USD tăng 22,46% so với năm 2005. Đó là kết quả của bao nỗ lực, cố gắng của hàng triệu người, từ nhà lãnh đạo, các nhà kinh tế luôn lỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường đến những người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nước ta hiện nay đang ngày càng trở nên sôi nổi, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Cùng với sự mở rộng về quy mô là sự thay đổi rất linh hoạt về phương thức hoạt động của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong việc dành quyền xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu, nhanh nhạy với thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, và với chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đảm bảo uy tín với khách hàng... Nên trong những năm qua công ty đã đạt được khá nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu. 2.1.1.1.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu: Với các bạn hàng tới từ 40 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Lào, Hồng Kông, Indonexia,... Trong những năm qua kim ngạch buôn bán xuất nhập khẩu của Công ty tương đối ổn định thể hiện như sau: Biểu số 2.2: Thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2006-2010 Đơn vị: triệu USD 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch Xuất khẩu 1,243 1,571 1,857 2,142 2,714 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty Biểu đồ 2.2: Thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2006-2010 Qua bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng, thấp nhất là tăng 15,3% trong năm 2009 cao nhất là 2010 tăng 26,7%. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay là một nước đang phát triển với trình độ khoa học công nghệ chưa đáp ứng được và theo kịp với sự phát triển của thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta còn kém vì vậy việc chiếm lĩnh thị trường là một việc hết sức khó khăn. Việc kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng là điều đáng khích lệ, chứng tỏ được sự lớn mạnh trong việc phát triển thị trường. 2.1.1.1.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Bảng số 2.3 :Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty từ 2006-2010 Thị trường Năm (đơn vị %) 2006 2007 2008 2009 2010 Đài Loan 80 77 79 75,2 77 Singapore 10 8 6,2 6 4,5 Malaysia Rất ít 5 5,3 9 10 Châu Âu 6 5 4 5 5 Thị trường khác 4 5 5,5 4,8 3,5 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty. Biểu đồ 2.3: Thể hiện thị trường xuất khẩu của công ty từ 2006-2010 Từ bảng trên cho chúng ta có thể dẫ dàng thấy được thị trường chủ yếu của công ty là Đài Loan, thị trường này chiếm trung bình tới gần 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Do thị trường Singapore ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, đóng vai trò là một công ty xuất khẩu trung gian, không trực tiếp tham gia sản xuất thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện tại là hết sức khó khăn. Vì vậy có thể dễ nhận ra rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Singapore đang dần thu hẹp. Thay thế vào đó là thị trường Malaysia đang được quan tâm và đầu tác thị trường. Từ năm 2006 với kim ngạch xuất khẩu không đáng kể thì tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đã lên tới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty. Có thể thấy tầm nhìn nắm bắt thị trường của công ty luôn nhanh nhạy là hợp lý. Việc lựa chọn một thị trường phát triển tiềm năng để tiếp tục đẩy cao kim ngạch xuất khẩu là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. 2.1.1.1.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty thì chủ yếu là các mặt hàng nông sản chiếm một tỷ lệ đáng kể như: cà phê, hạt điều, chè, gạo... Bên cạnh đó còn có các loại mặt hàng khác như: hàng tiêu dùng: sà bông, bột giặt, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm... Bảng số2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty từ 2006-2010 Đơn vị: Triệu USD STT Mặt hàng xuất khẩu 2006 2007 2008 2009 2010 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng 1 Hàng nông sản 0,808 65% 0,989 63% 1,188 64% 1,564 73% 1,954 72% 2 Hàng tiêu dùng 0,335 27% 0,377 24% 0,5385 29% 0,5355 25% 0,6785 25% 3 Các mặt hàng khác 0,1 8% 0,205 13% 0,1305 7% 0,0425 2% 0,0815 3% Tổng cộng 1,243 100 1,571 100 1,857 100 2,142 100 2,714 100 Nguồn: Báo cáo về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng năm của Công ty Biểu đồ 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty từ 2006-2010 Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt của công ty như sau: Về nông sản: Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong bảng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 giá trị nông sản xuất khẩu là 1,188 triệu USD chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tới năm 2009 nhóm hàng này tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất vượt hơn cả năm 2008, nó chiếm tới 73% tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị là 1,564 triệu USD, điều này cho thấy Công ty đã chú trọng hơn vào việc xuất khẩu hàng nông sản và coi đây là thế mạnh của mình. Trong năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tiếp tục đạt giá trị 9,035 triệu USD chiếm tới 72% tổng giá trị xuất khẩu. Vì vậy có thể khẳng định chắc chắn đây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất đóng vai trò quyết định trong chiến lược xuất khẩu của công ty, đồng thời đóng vai trò chủ chốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động trong công ty. Về mặt hàng tiêu dùng: Với mặt hàng này, tỷ trọng xuất khẩu luôn giữ ở mức ổn định, xấp xỉ 25% tổng kim ngạch. Riêng có năm 2008 đạt 29% với tổng giá trị xuất khẩu là 0,5385 triệu USD. 2.1.1.1.2.4 Mặt hàng chủ lực: Trong những năm trở lại đây Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng kể trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Với mặt hàng chủ lực là nông sản, mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm, nó chiếm tới 2/3 giá trị xuất khẩu có thể nói điều này cũng xuất phát từ thực tế của đất nước ta là chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp và các sản phẩm của nông nghiệp, coi nông nghiệp là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển lên. Các mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty là: gạo, lạc nhân, cà phê, hạt điều, hoa quả sấy... nhưng quan trọng nhất là hai mặt hàng cà phê và gạo. Để thấy rõ hơn được vai trò chủ đạo của hàng nông sản ta theo dõi bảng cơ cấu mặt hàng nông sản dưới đây Bảng số 2.5: Cơ cấu mặt hàng nông sản của công ty TMCP Gia Phú từ 2006-2010 Đơn vị: triệu USD STT Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 1 Gạo 0,161 20% 0,227 23% 0,261 22% 0,328 21% 0.586 30% 2 Lạc 0,089 11% 0,099 10% 0,132 11% 0,138 13% 0,235 12% 3 Cà phê 0,194 24% 0,257 26% 0,392 33% 0,37 35% 0,625 32% 4 Hoa quả 0,121 15% 0,139 14% 0,154 13% 0,127 12% 0,176 9% 5 Hạt tiêu 0,049 6% 0,059 6% 0,06 5% 0,063 6% 0,058 3% 6 N/s khác 0,194 24% 0,208 21% 0,189 16% 0,538 13% 0,274 14% Tổng 0,808 100% 0,989 100% 1,188 100% 1,564 100% 1,954 100% Nguồn: Báo cáo tình hình về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng năm của Công ty Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mặt hàng nông sản của công ty TMCP Gia Phú từ 2006-2010 Qua bảng số liệu thống kê cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty, chúng ta có được một sự đánh giá cụ thể về tình hình xuất khẩu của mặt hàng chủ chốt của công ty. Qua từng năm giá trị xuất khẩu của nông sản luôn giữ được ở mức tăng cao, thể là trong năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu của nông sản đạt 1,188 triệu USD thì đến năm 2009 đã là 1,564 triệu USD và đến năm 2010 đạt 1,954 triệu USD. Trong đó phải kể đến 2 mặt hàng nông sản chính đó là gạo và cafe, hai mặt hàng này đã chiếm trên một nửa kim ngạch xuất khẩu của nông sản tức là chiếm trên 50% giá trị, thậm chí năm 2010 chúng còn chiếm tới 62% giá trị xuất khẩu nông sản. Đây là hai mặt hàng chủ chốt nhất và truyền thống của công ty từ nhiều năm nay, các mặt hàng quan trọng khác phải kể đến là hoa quả và lạc. Hai mặt hàng này thường chiếm ở mức khá cao trên 20%. Điều này cũng là hợp lý bởi vì những mặt hàng này đều là những mặt hàng mà nước ta hiện nay đang có rất nhiều thế mạnh về năng suất, chất lượng và đặc biệt giá cả. Bên cạnh đó tồn tại những mặt hàng nông sản khác tuy không chiếm tỷ trọng lớn song nó vẫn luôn góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Do vậy thời gian tới công ty cần phải duy trì và triệt để tận dụng hơn nữa mọi lợi thế có được để tăng cường khả năng xuất khẩu. 2.1.1.2 Chính sách giá xuất khẩu của công ty Với chính sách xuất khẩu nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận và mở rộng thị trường xuất khẩu, ngoài ra công ty đóng vai trò một khau trung gian xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu. Chính vì vậy việc lựa chọn giá xuất khẩu bằng giá bán thành phẩm trên thị trường nội địa là một chính sách hợp lý và đảm mục tiêu hiện nay cho công ty. . *Cơ sở để công ty lựa chọn chính sách này: Chính sách mang giá nội địa vào thị trường xuất khẩu hiện nay được rất nhiều nhà kinh tế tán thành và ủng hộ. Nó tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu để định giá xuất khẩu mà chi phí và kinh nghiệm ở thị trường nội địa được chỉ ra là cần thiết và công bằng. Ngoài ra nó còn tạo cho nhà xuất khẩu cảm giác an toàn khi thâm nhập thị trường thế giới khi các cơ hội nghiên cứu tiếp thị, sự thông hiểu về các điều kiện cạnh tranh và những kinh nghiệm trước đó vẫn còn chưa nhiều. Đảm bảo các nhà xuất khẩu không thể bị dính líu đến các quy định chống phá giá hiện có tại nhiều nước trên thế giới. Nó cũng là một chính sách dễ dàng được thay đổi khi nhà xuất khẩu gặt hái được những kinh nghiệm và đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường xuất khẩu. Phương pháp này thực sự phù hợp khi giá các mặt hàng xuất khẩu của công ty trên thị trường nội địa là một giá phổ biến và bình thường, thậm chí còn thấp hơn so với đa số các mặt hàng cùng chủng loại có tại thị trường xuất khẩu. Với điều kiện giao hàng là giá FOB Hải Phòng, công ty cũng không chịu bất cứ chi phí và rủi ro nào sau khi hàng hóa được bốc lên tàu tại cảng Hải Phòng. 2.1.1.3 Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của công ty Là một công ty vừa và nhỏ, công ty TMCP Gia Phú lựa chọn cho mình phương thức xuất khẩu gián tiếp, đảm bảo việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ra như trong xuất khẩu trực tiếp. Công ty xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà buôn, phân phối cho các siêu thị trên thị trường đó. Công ty phân phối hàng loạt các loại sản phẩm có thể bổ sung cho nhau nhưng không cạnh tranh với nhau. 2.2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú Một doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh đều phải nắm trong tay những thế mạnh, và khả năng riêng thì mới có thể tồn tại và phát triển. Nắm được những thế mạnh đó và tận dụng được nó cũng chính là chìa khóa vạn năng đem đến sự thành công cho chính bản thân doanh nghiệp. Công ty TMCP Gia Phú cũng là một đơn vị như vậy, trong suốt thời gian qua công ty đã và đang phát huy được những ưu điểm đồng thời giảm thiểu các yếu điểm mang tính chủ quan nhằm duy trì và nâng cao thành tích trong hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như nộp ngân sách nhà nước. 2.2.2.1 Những thành tựu đạt được Với tình hình thị trường xuất khẩu đang ngày càng giảm một cách đáng lo ngại trong những năm gần đây, do có sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Với điều kiện kinh tế kỹ thuật của nước ta hiện nay còn chưa phất triển, những rủi ro luôn rình rập hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn rất phức tạp do có liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành nghề. Tuy vậy, đối với công ty, trong những năm gần đây hiệu quả đạt được tương đối tốt. Cụ thể: * Về công tác tổ chức và quản lý Công ty đã thực hiện tốt các chủ chương và chiến lược đã đề ra đó là: Để đẩy mạnh và phát huy mọi nguồn lực của cán bộ công nhân viên, công ty thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức, mô hình và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh như thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu kinh doanh cho đến từng phòng ban, chi nhánh, đại diện trực thuộc công ty. Tạo ra sự thi đua tích cực trong hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng lãnh đạo của ban giám đốc công ty, đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng. Ngoài ra thực hiện chế độ tinh giảm bộ máy, gọn, hiệu quả, từng bước trẻ hóa đội ngũ lao động có trình độ, để phát huy tính năng động của lực lượng trẻ này, trong tương lai đây sẽ là lực lượng nòng cốt của công ty. Luôn thường xuyên tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức, tiêu chuẩn hóa cán bộ, đào tạo bồi dưỡng lại cán bộ, cử các cán bộ đi học... nâng cao năng xuất là việc của từng cá nhân trong công ty. Việc thực hiện tuyển chọn nhân lực luôn được giám sát và theo dõi nhằm lựa chọn được những con người tài năng, có trình độ và năng động. Để đảm bảo thu hút nguồn nhân lực công ty luôn đề ra một chế độ đãi ngộ xứng đáng. * Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112665.doc
Tài liệu liên quan