Luận văn Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I- CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9

1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 9

1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 9

1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán 11

1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa 11

1.1.1.2. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn 12

1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường 13

1.1.2. Niêm yết chứng khoán 15

1.1.2.2. Khái niệm niêm yết chứng khoán : 15

1.1.2.3. Mục đích của niêm yết chứng khoán 16

1.1.2.4. Các hình thức niêm yết chứng khoán 17

1.1.2.5. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán 18

1.2. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần 22

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự tham gia trên TTCK của NHTMCP 22

1.2.2. Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần 24

1.2.3. Tác động của việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 25

1.2.3.1. Tác động tới ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết 25

1.2.3.2. Tác động tới hệ thống ngân hàng 27

1.2.3.3. Tác động tới thị trường chứng khoán 28

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 29

1.3.1. Các nhân tố thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần 29

1.3.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng nhà nước 31

1.3.3. Các nhân tố thuộc về thị trường chứng khoán 32

1.3.4. Các nhân tố khác 32

-CHƯƠNG 2- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 33

2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 33

2.1.1. Kết quả đạt được 34

2.1.2. Những hạn chế 36

2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế 38

2.2. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 39

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 40

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 42

2.2.3. Đề án cải cách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 46

2.3. Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 47

2.3.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu 47

2.3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 51

2.4. Đánh giá thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 59

2.4.1. Kết quả 59

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 62

2.4.2.1. Hạn chế 62

2.4.2.2. Nguyên nhân 65

-CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN TTCK 67

3.1. Định hướng và giải pháp phát triển TTCKVN 67

3.1.1. Mục tiêu 67

3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán 67

3.1.3. Giải pháp thực hiện 68

3.2. Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 69

3.2.1. Nhu cầu niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 69

3.2.1.1. Nhu cầu của bản thân ngân hàng thương mại cổ phần 69

3.2.1.2. Nhu cầu từ cải cách hệ thống ngân hàng 71

3.2.1.3. Nhu cầu từ phát triển thị trường chứng khoán 72

3.2.2. Định hướng phát triển của TTCK và xu hướng phát triển của các

NHTMCP Việt Nam 72

3.3. Xác lập tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74

3.3.1. Quan điểm xác định tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74

3.3.2. Hình thức niêm yết cổ phiếu NHTMCP Việt Nam 75

3.3.3. Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 76

3.4. Giải thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 78

3.4.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 78

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 78

3.4.1.2. Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư 80

3.4.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán 81

3.4.1.4. Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước 82

3.4.1.5. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước 83

3.4.2. Nhóm giải pháp vi mô 83

3.4.2.1. Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu 83

3.4.2.2. Điều chỉnh kết cấu nguồn vốn và tài sản 84

3.4.2.3. Giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ đọng 84

3.4.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động 85

3.4.2.5. Hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành 86

3.4.2.6. Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin 87

3.4.2.7. Đào tạo nguồn nhân lực 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất nước. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương-vừa đóng vai trò là ngân hàng trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ 11 (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở Miền Nam được hợp nhầt vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm : Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước. Thời kỳ 1975-1985 : Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam-Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng – chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay. Thời kỳ 1986 đến nay : Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi. Trong thời gian này 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm : Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 1993 : Bình thường hóa các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) Năm 1995 : Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo. Năm 1997 : Quốc hội X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 1999 : Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Năm 2000 : Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP. Năm 2002 : Tự do hóa lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng-bước cuối cùng tự do hóa hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra. Năm 2003 : Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NH Chính sách xã hội trên cở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng nước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng Việt nam. Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Sự ra đời và hoạt động của các NHTMCP Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng thông qua việc chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng 1 cấp thành hệ thống ngân hàng 2 cấp (Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thưong mại), trong bối cảnh kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không phải đến hôm nay ngành ngân hàng mới đề cập đến 2 chữ “cổ phần” mà nó đã có từ lâu, chính xác hơn là cách đây 14 năm kể từ khi Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời năm 1990 (nay là Luật các tổ chức tín dụng). Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã tiến hành cấp phép cho loại hình NHTMCP hoạt động từ thời điểm đó, với mô hình : “NHTMCP là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định”. Tháng 12 năm 1997 Luật các Tổ chức tín dụng ra đời, NHTMCP được quy định là Ngân hàng cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Có 2 loại hình NHTMCP được thành lập theo các Pháp lệnh về Ngân hàng (bằng cách điều chỉnh từ tổ chức tín dụng cũ hoặc thành lập mới) là NHTMCP đô thị (có trụ sở chính tại các đô thị lớn) và NHTMCP nông thôn (có trụ sở đặt tại các thị trấn, thị tứ). Ngay từ thời gian đầu năm 1990, ở nước ta đã có 15 NHTMCP. Trong vòng 5 năm sau, số NHTMCP ở nước ta đã lên tới 54 ngân hàng, trong đó có 33 NHTMCP đô thị và 21 NHTMCP nông thôn.... Đó là một tốc độ mà không có bất kỳ một nước nào trên thế giới có thể đạt được và một hệ thống NHTMCP được coi là trẻ nhất trên thế giới, trong khi đó, số lượng NHTM quốc doanh lúc đó chỉ có 4 và vẫn được giữ nguyên. Theo quy định, bên cạnh chủ sở hữu là tổ chức Nhà nước (sở hữu phần vốn của Nhà nước góp vào NHCP) thì NHTMCP còn có thể có nhiều chủ sở hữu khác như các cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài, các tổ chức ngoài quốc doanh, các tổ chức nước ngoài. Nghĩa là, NHTMCP Việt Nam thuộc sở hữu cổ đông, trong đó phải có cổ đông là tổ chức Nhà nước. Trong thời gian đầu, cổ đông trong các NTHMCP chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Thời gian sau này các công ty tư nhân, công ty TNHH, hộ kinh doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đây là lĩnh vực thể hiện rõ nhất chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Chính phủ Việt nam được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng, một ngành được coi là quan trọng hàng đầu của đất nước. Hay nói cách khác, ngân hàng là ngành có tổ chức cổ phần chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, do còn rất non trẻ, hoạt động trong môi trường chưa ổn định, các NHTMCP đều còn non nớt, tình trạng mất khả năng chi trả của nhiều NHTMCP đã làm mất lòng tin của dân chúng. Kể từ năm 1998, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp nhằm chấn chỉnh củng cố lại hệ thống ngân hàng, chủ yếu là cải thiện khung pháp lý và cơ cấu lại hệ thống NHTMCP. Bên cạnh một số ít NHTMCP hoạt động lành mạnh, có hiệu quả, đóng góp vào việc đa dạng hóa các trung gian tài chính và việc phát triển hệ thống ngân hàng ở nước ta thì một số NHTMCP khác do quản lý yếu kém đã làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống NHTMCP và gây nhiều trở ngại cho tiến trình cải cách ngân hàng của Chính phủ. Theo Nghị định 82/1998/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 3 tháng 10 năm 1998 các NHTMCP đô thị phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 50 tỷ đồng (nếu ngân hàng tại Hà nội và TP. HCM thì vốn pháp định tối thiểu là 70 tỷ đồng, NHTMCP nông thôn tối thiểu là 5 tỷ đồng), đã có một số ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu về mức vốn pháp định. Nhưng việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu là một giải pháp khó thực hiện, nhất là trong tình hình hệ thống NHTMCP có những biến động tác động tiêu cực đến niềm tin của các cổ đông tương lai. Để góp phần giải quyết tình trạng yếu kém trong hệ thống các NHTMCP, phương thức sáp nhập hay mua lại ngân hàng đã được sử dụng, đặc biệt qúa trình này diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm 2000. Như vậy, cùng một lúc giải quyết được hai vấn đề là các ngân hàng có thể tích tụ, tập trung củng cố để đáp ứng quy định của Chính phủ đồng thời quy mô ngân hàng cũng trở nên lớn hơn. Tuy nhiên, việc sáp nhập hay mua lại chưa đảm bảo giải quyết được vấn đề cơ bản là nâng cao trình độ quản lý. Như vậy, bản thân các ngân hàng sau khi sáp nhập vẫn chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng. Sau một thời gian dài chấn chỉnh và cơ cấu lại, đến nay hình ảnh và vị thế của các NHTMCP Việt nam đã được cải thiện trong mắt công chúng và cả trong hệ thống ngân hàng. Đến cuối năm 2003, số lượng các NHTMCP sau cải tổ, cơ cấu lại là 34 ngân hàng, trong đó có 22 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thôn. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP ngày càng có chiều hướng tích cực, đặc biệt là tốc độ tăng vốn và lãi suất của cổ đông. Trong 2 năm trở lại đây, các ngân hàng đều trong quá trình “thắt lưng buộc bụng” để tăng vốn điều lệ. Một số đơn vị đã thành công với chiến lược tăng vốn của mình và trở thành những NHTMCP hàng đầu như : Sacombank hiện có 505 tỷ đồng; ACB với 481 tỷ đồng. Kế đến là NHCP xuất nhập khẩu Eximbank với 300 tỷ đồng, NHTMCP Quân dội 280 tỷ đồng, VIB 180 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2003 đã thực hiện được mục tiêu chính là xây dựng hệ thống NHTMCP lành mạnh, có quy mô phù hợp hơn và có nhiều khả năng cạnh tranh. Có thể nói, đến thời điểm này, các ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập với các tổ chức thương mại quốc tế và thực hiện cam kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ; theo đó, ngân hàng sẽ phải đối đầu với những cạnh tranh gay gắt. Sự ra đời của các NHTMCP mới là bước tiến lớn của hệ thống NHTM Việt Nam. Lần đầu tiên các ngân hàng đã có sự cạnh tranh và nỗ lực để đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Sau gần 14 năm hoạt động, hệ thống NHTMCP đã trải qua những thăng trầm để tồn tại, ngày càng được hoàn thiện và không ngừng phát triển, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 2.2.3. Đề án cải cách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: Sau một thời gian kể từ khi loại hình NHTMCP ra đời năm 1990, hoạt động của các NHTMCP đã bộc lộ nhiều yếu kém. Khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 gây chấn động hệ thống ngân hàng trong khu vực, đồng thời cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của sự suy sụp đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Việc chấn chỉnh, củng cố hệ thống ngân hàng nước ta được đặt ra, trước tiên là đối với hệ thống các ngân hàng TMCP đang rất mạnh về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Trước tình hình đó, NHNN đã lập đề án trình Chính phủ về việc củng cố sắp xếp các NHTMCP và đã được Chính phủ phê duyệt. NHNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố có NHTMCP trên địa bàn, trước tiên là Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai thực hiện đề án này. Nội dung chủ yếu của đề án này nhằm cơ cấu lại các NHTMCP cả về quy mô và chất lượng. Trọng tâm là : tăng vốn điều lệ, làm sạch bảng cân dối, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, tổ chức lại bộ máy, hiện đại hóa công nghệ đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. NHNN đã xem xét đặt một số NHTMCP vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và sử dụng các biện pháp cần thiết để ổn định tình hình như củng cố bộ máy nhân sự, lãnh đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc; đồng thời NHNN yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ theo quy định; thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại một số NHTMCP; thu hồi giấy phép hoạt động đối với những ngân hàng yếu kém. Để tăng cường giám sát quản lý đối với các NHTMCP, NHNN đã chỉ đạo các NHTMQD góp vốn và cử người tham gia quản trị, kiểm soát đối với các NHTMCP. Việc xử lý đối với các NHTMCP luôn quán triệt nguyên tắc chung là đảm bảo sự an toàn chung cho toàn hệ thống, ổn định kinh tế xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Nhìn chung công tác thực hiện đề án củng cố sắp xếp lại các NHTMCP đã đạt được một số kết quả tích cực, nhờ đó chặn đứng được nguy cơ đổ vỡ hệ thống, giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. 2.3. Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 2.3.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu: Tính đến thời điểm cuối năm 2003, vốn điều lệ của hầu hết các NHTMCP đều đã được tăng lên. Thời điểm mới ra đời NHTMCP, các nhà đầu tư tuân thủ theo Quyết định số 223/QĐ-NH5 ngày 27/11/1993 và Thông tư số 03/TT-NH5 ngày 22/02/1994 của NHNN về vốn điều lệ, cụ thể như sau : Bảng 2.1: Vốn điều lệ quy định dối với các TCTDCP các năm 1994, 1995, 1996 Đơn vị tính : Tỷ đồng Loại hình TCTD 1994 1995 1996 NHTMCP thành lập tại TP.Hồ Chí Minh 30 50 70 NHTMCP thành lập tại TP.Hà Nội 25 40 50 NHTMCP thành lập tại các tỉnh khác 10 15 20 NHTMCP nông thôn có chi nhánh 1 2 3 NHTMCP nông thôn không có chi nhánh 0,5 0,7 1 Đến năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/1998/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của các TCTD, trong đó có các NHTMCP đô thị và nông thôn, cụ thể : NHTMCP đô thị Hà Nội, TP.HCM : 70 tỷ đồng NHTMCP thành phố khác : 50 tỷ đồng NHTMCP nông thôn : 5 tỷ đồng Sau 3 năm thực hiện Nghị định 82, vốn điều lệ của hầu hết các NHTMCP vượt mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Thực tế của các NHTMCP Việt Nam hiện nay là các NHTMCP này phát hành cổ phiếu lần đầu để thành lập và phát hành các lần sau tiếp theo để tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN hoặc do nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tất cả các NHTMCP mới chỉ thực hiện phương thức phát hành riêng lẻ, nghĩa là khi thành lập cũng như khi tăng vốn, các NHTMCP Việt Nam huy động vốn chủ sở hữu dưới hình thức kêu gọi các cổ đông hoặc nhóm cổ đông quen biết lẫn nhau cùng góp vốn thành lập ngân hàng và ghi nhận phần vốn góp của mỗi cổ đông. Việc huy động vốn của các NHTMCP không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đối với một số ngân hàng có lực lượng cổ đông với tiềm lực kinh tế mạnh, kinh doanh có hiệu quả như Ngân hàng quân đội, Ngân hàng Á châu, Ngân hàng Sài Gòn thương tín, Ngân hàng Đông Á...thì việc tăng vốn điều lệ có phần dễ dàng hơn. Nhiều ngân hàng khác, lực lượng cổ đông không mạnh hoặc uy tín trên thương trường chưa cao, việc tăng vốn là rất khó khăn. Lâu nay nhiều ngân hàng vẫn có thể tăng được vốn bởi mức vốn điều lệ tối thiểu theo yêu cầu còn thấp, chỉ cần trong một phạm vi hẹp hoặc trong nội bộ cổ đông cũ là ngân hàng có thể huy động đủ. Trước đây, khi thành lập, các NHTMCP thường theo dõi vốn góp của các cổ đông thông qua việc ghi sổ. Sau đó, theo yêu cầu của NHNN (theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 275/QĐ-NH5 ngày 7/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), các NHTMCP phát hành cổ phiếu có ghi tên theo mẫu quy định của NHNN. Do đó, cổ phiếu của các NHTMCP đều là cổ phiếu phổ thông có ghi tên. Tuỳ từng ngân hàng mà mệnh giá của mỗi cổ phiếu có mức khác nhau: nếu ngân hàng có các cổ đông với tiềm lực vốn lớn thì mệnh giá thường cao (5 triệu đến 10 triệu đồng/1 cổ phiếu), những ngân hàng có cổ đông đại chúng thì mệnh giá thấp. Ngoài ngân hàng Sài gòn Thương tín phát hành mệnh giá 0,2 triệu đồng/1 cổ phiếu, đa số các ngân hàng phát hành với mệnh giá 1 triệu đồng/cổ phiếu. Tình hình huy động vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ) của các NHTMCP qua các năm 2001-2003 như sau : Bảng 2.2 : Vốn điều lệ các NHTMCP đô thị 2001-2003 Đơn vị : Tỷ đồng S T T Tên Ngân hàng Vốn pháp định theo NĐ 82 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Vốn thực tế đạt được Vốn thực tế/Vốn pháp định (%) Vốn thực tế đạt được Vốn thực tế/Vốn pháp định (%) Vốn thực tế đạt được Vốn thực tế/Vốn pháp định (%) 1 Hàng hải 50 109,31 118,6 109,31 118,6 109,31 118,6 2 SG Thương tín 70 191 172,8 271,661 288,0 505 621,4 3 Đông Á 70 120 71,4 200 185,7 253 261,4 4 Xuất nhập khẩu 70 300 328,5 300 328,5 300 328,5 5 Đệ Nhất 70 120 71,4 100,583 43,69 98,163 40,2 6 Nhà Hà nội 70 71,044 1,5 80 14,2 120 71,4 7 PT Nhà TP.HCM 70 59,726 -14,6 70,026 0,03 70,026 0,03 8 Sài Gòn 70 71 1,4 71 1,4 92,8 32,5 9 Nam Á 70 49 -30 70 0 70 0 10 Gia Định 70 45,604 -34,8 45,604 -34,8 25,96 -62,9 11 Tân Việt 70 70,035 0,05 70,035 0,05 70,035 0,05 12 Phương Nam 70 82,54 17,9 114,26 63,2 142,501 103,5 13 Á Ch©u 70 341,428 387 341,428 387 423,911 505,5 14 SG c«ng th­ong 70 144,997 107,1 181,997 159,9 250 257,1 15 Kỹ thương 70 102,345 46,2 117,87 68,3 180 157,1 16 NHDN ngoài QD 70 174,9 49,8 174,9 149,8 174,9 149,8 17 Đông Nam Á 50 50 0 70 40 85 70 18 Bắc á 50 50 0 70 40 85 70 19 Quân đội 70 209,051 198,6 229,051 227,2 280 300 20 Quốc tế 70 75,81 8,3 75,81 8,3 175 150 21 Phương Đông 70 70 0 70 0 101,351 44,7 22 Việt á 70 115,438 64,9 Tổng cộng 2.507,79 2.833,535 3.727,395 * Nguån : tæng hîp cña NHNN Bảng 2.3 : Vốn điều lệ các NHTMCP nông thôn 2001-2003 Đơn vị : Tỷ đồng STT Tên Ngân hàng Vốn điều lệ tính đến 31/12/2003 1 Ngân hàng Hải Hưng 5,188 2 Ngân hàng Ninh Bình 9,0 3 Ngân hàng An Bình 36,104 4 Ngân hàng Đại á 25,0 5 Ngân hàng Rạch Kiên 7,6 6 Ngân hàng Đồng Tháp Mười 5,0 7 Ngân hàng Mỹ Xuyên 10,0 8 Ngân hàng Cờ Đỏ 7,1 9 Ngân hàng Nhơn Aí 12,0 10 Ngân hàng Sông Kiên 3,0 11 Ngân hàng Kiên Long 10,001 12 Ngân hàng Tân Hiệp 5,0 * Nguồn : tổng hợp của NHNN Bảng 2.4 : Tỷ trọng VĐL của các NHTMCP so với VĐL từng loại hình NH (%) Tỷ lệ VĐL của các NHTMCP/VĐL của các loại hình NH khác (%) 2002 2003 VĐL của NHTMCP/VĐL của các NHTMQD 28 25,3 VĐL của NHTMCP/VĐL của Chi nhánh các NH nước ngoài 63 72,7 VĐL của NHTMCP/VĐL của Các NH liên doanh 250 300 VĐL của NHTMCP/VĐL của Các NHTM và Cty TC (bao gồm các NHTMCP) >15 15 * Nguồn : Viện quốc tế nghiên cứu về hệ thống Tính đến hết năm 2003 vốn điều lệ các NHTMCP đã đáp ứng được quy định của pháp luật. Nhờ tăng vốn điều lệ, tỷ trọng vốn điều lệ của các NHTMCP so với vốn điều lệ của các loại hình ngân hàng và công ty tài chính có thay đổi theo hướng tích cực, phần nào tạo được uy tín của các NHTMCP trên thị trường. 2.3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: A - Nội dung hoạt động của các NHTMCP đô thị : Các NHTMCP đô thị được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, ngân hàng không được phép trực tiếp kinh doanh bất động sản. 1. Huy động vốn : Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau : a. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận. c. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. d. Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. e. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 2. Hoạt động tín dụng : Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. 3. Các hình thức cho vay : Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây : a. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. b. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống. 4. Bảo lãnh : a. Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của NHNN. b. Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế, được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của NHNN. 5. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác: a. Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho Ngân hàng. b. Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. c. Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật hiện hành. d. Ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định pháp lụât hiện hành. 6. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : a. Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. b. Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 7. Các hoạt động khác : Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác sau đây : a. Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. b. Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam. c. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN. d. Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN cho phép. đ. Được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác và đại lý. e. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. g. Cung ứng các dịch vụ : - Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật. - Bảo quản tài sản có giá trị và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp. h. Thành lập các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. B - Nội dung hoạt động của các NHTMCP nông thôn : 1. Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam; 2. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; 3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. 4. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn; 5. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; 6. Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành; 7. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; 8. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép. C - Thực trạng hoạt động của các NHTMCP: Các NHTMCP đã năng động, linh hoạt, mở ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau. Theo số liệu ghi nhận đến cuối năm 2003 : Tổng nguồn vốn huy động của khối các NHTMCP đạt khoảng gần 64.300 tỷ đồng, tăng khoảng gần 9.500 tỷ đồng so với cuối năm 2002 (tỷ lệ tăng khoảng hơn 14%), chiếm khoảng gần 12% thị phần của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng của khối các NHTMCP là khoảng gần 40.000 tỷ đồng, tăng khoảng gần 4.000 tỷ đồng so với cuối năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan