MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 3
1.1 Giới thiệu về công ty 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh 3
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty 4
1.1.3.1 Quyền của công ty 4
1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty 7
1.1.4 Mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý,kiểm soát 8
1.1.4.1 Mô hình tổ chức của công ty 8
1.1.4.2 Cơ cấu quản lý, kiểm soát 9
1.2 Khái quát về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX 11
1.2.1 Thị trường xuất nhập khẩu 11
1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 13
1.3 Tác động của thị trường Hoa Kỳ tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc 14
1.3.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng may mặc của Hoa Kỳ 14
1.3.2 Các kênh phân phối 16
1.3.3 Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu 18
1.3.4 Đối thủ cạnh tranh của các công ty dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY VINATEXIMEX 26
2.1. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX 26
2.1.1. Công tác kế hoạch thị trường: 26
2.1.2 Quản lý kỹ thuật sản xuất 27
2.1.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 27
2.1.4 Quản lý tài chính 28
2.2 Những thành tựu đã đạt được và đánh giá hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của VINATEXIMEX 29
2.2.1 Thành tựu đã đạt được 29
2.2.1.1 Thị trường xuất khẩu 29
2.2.1.2 Quy mô tốc độ tăng trưởng 30
2.2.1.3 Đối tác của công ty 32
2.2.1.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 33
2.2.1.5 Hình thức xuất khẩu 35
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu 36
2.2.2.1 Tốc độ mở rộng của thị trường xuất khẩu 36
2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 39
2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng 40
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân 42
2.3.1 Những tồn tại 42
2.3.2 Nguyên nhân 43
2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan 43
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY VINATEXIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI 46
3.1 Triển vọng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới 46
3.2 Định hướng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX 51
3.3 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của công ty VINATEXIMEX trong thời gian tới 52
3.3.1. Giải pháp từ phía VINATEXIMEX 52
3.3.1.1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường 53
3.3.1.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty 54
3.3.1.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực 55
3.3.1.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56
3.3.1.5.Đảm bảo nguồn hàng 57
3.3.1.6.Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm 58
3.3.1.7. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp 59
3.3.1.8. Tạo nguồn vốn 59
3.3.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 60
3.3.2.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 60
3.3.2.2. Phát triển công nghệ 61
3.3.2.3.Đào tạo và phát triển nhân lực 62
3.3.2.4. Các giải pháp về vốn 63
3.3.2.5. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm. 64
3.3.2.6. Các chính sách ưu đãi về thuế quan 65
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cụ thể cho giai đoạn 2010 - 2020.
Trong những năm vừa qua, công ty VINATEXIMEX đã đầu tư đúng hướng, đúng mục đích.Tổng vốn đầu tư xây dựng và trang thiết bị của Công ty trong hơn 03 năm từ 2005 đến 6 tháng đầu năm 2009 là 40,267 tỷ đồng.
Công ty đã chủ động nghiên cứu và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tài chính, liên doanh góp vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với các ngành có tiềm năng và tác động tích cực đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty là mặt hàng may mặc.
2.2 Những thành tựu đã đạt được và đánh giá hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của VINATEXIMEX
2.2.1 Thành tựu đã đạt được
2.2.1.1 Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản chiếm 35,97 %, Hoa Kỳ 27,91% tiếp theo là EU 26,77% và các thị trường khác chiếm 9,39%. Đây đề là các thị trường lớn và có tiêu chuẩn khá khắt khe đối với hàng may mặc nhập khẩu. Đồng thời đây cũng là những thị trường có số lượng các đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh Trung Quốc, công ty còn gặp phải các đối thủ khác như Ấn Độ, Banglades, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ.... khi tham gia xuất khẩu vào thị các thị trường này, công ty đã xây dựng một chiến lược xuất khẩu kỹ lưỡng, để có thể tăng thêm sức cạnh tranh của công ty.
Hình 2.1: Cơ cấu các thị trường của công ty năm 2009 (Nguồn:VINATEXIMEX)
Thị trường Nhật Bản là khách hàng truyền thống của công ty với những đơn hàng lớn và yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng.
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường tương đối mới đối với công ty song khá dễ tính và nhu cầu lớn. đây là thị trường tiềm năng và có lẽ sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tương lai
EU cũng là một thị trường lớn của công ty với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quần kaki và áo jacket. Các sản phẩm của công ty xuất sang EU đều được các đối tác đánh giá cao chiếm được thiện cảm từ người tiêu dùng.
Sự chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu của các thị không lớn, công ty đã chú trọng xuất khẩu khá đều sang các thị trường. Công tác nghiên cứu và điều tra thị trường được thực hiện kỹ lưỡng do đó khi xảy ra sự sụp giảm tại một thị trường có thể chuyển sang xuất khẩu tại các thị trường mới. từ đó có thể tránh được rủi ro xuất khẩu.
2.2.1.2 Quy mô tốc độ tăng trưởng
Trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2000, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng liên tục giảm. Doanh thu giảm mạnh nhất là vào năm 2008, doanh thu của công ty chỉ đạt 645,082 tỷ VND. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, các họat động sản xuất kinh doanh đình trệ. Do thắt chặt tín dụng nên các nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa giảm sút nghiêm trọng. Năm 2008, theo thống kê của các nhà nghiên cứu kinh tế, chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống thấp nhất trong 20 năm qua. Rõ ràng khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ tới thị trường hàng tiêu dùng nói chung và hàng may mặc nói riêng. Hàng triệu công ty sản xuất hàng may mặc phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải hoặc không có việc làm.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc (Đơn vị: tỷ VND)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhu cầu của người tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp không bán được hàng. Đồng thời kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty cũng sụt giảm. Nhưng độ dốc của đường doanh thu lớn hơn rất nhiều so với độ dốc của đường kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho chúng ta thấy, xuất khẩu của công ty tuy có sụt giảm, nhưng không mạnh bằng sự sụt giảm của doanh thu. Kim ngạch xuất khẩu luôn đóng góp một vị trí vững chắc trong doanh thu của công ty. Sự sụt giảm của doanh thu là còn có các nguyên nhân khác như sự sụt giảm về kinh doanh trong thị trường nội địa, hoặc xuất nhập khẩu các mặt hàng khác không phải là mặt hàng may mặc.
Sang năm 2009, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đã bắt đầu tăng trỏ lại, theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Rõ ràng kim ngạch xuất khẩu hàng may của công ty chịu sự tác động lớn của tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
2.2.1.3 Đối tác của công ty
Tuy mới được sáp nhập, nhưng số lượng đối tác của VINATEXIMEX, tương đối lớn và đa dạng trong các đơn hàng. Các đối tác của công ty đều là những công ty có tên tuổi trên thị trường may mặc quốc tế. Sau đây là một vài đối tác truyền thống lớn của VINATEXIMEX
Bảng 2.1 Các khách hàng lớn của VINATEXIMEX
Tên bạn hàng
Thị trường
Sản phẩm
Glotex
Hoa Kỳ
Sơ mi, quần kaki
Nstylee
Hoa Kỳ
Vest, áo thời trang
New Korsty
Hoa Kỳ
Quần áo bảo hộ, áo jacket
Kiotoshi
Nhật Bản
Quần áo thời trang, áo sơ mi cộc tay
Junior Gallery
Nhật Bản
Quần kaki, sơ mi cộc tay
Textyle
EU
Áo jacket, quần kaki
Seidensticker
EU
Vest, quần kaki, quần áo thời trang
Sumikin Tokyo
Nhật Bản
Sơ mi dài tay, vest, quần áo bảo hộ
(Nguồn: VINATEXIMEX)
Biểu đồ 2.2: Số bạn hàng của VINATEXIMEX
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Khủng hoảng kinh tế cũng tác động không nhỏ tới việc xúc tiến họat động xuất nhập khẩu của công ty. Cụ thể là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, số khách hàng và số đơn hàng của bị sụt giảm khá mạnh trong năm 2008, nhưng do năng lực của đội ngũ nhân viên phòng XNK của công ty cùng mối quan hệ kinh doanh uy tín và vững chắc, số lượng bạn hàng đã dần phục hồi trong năm 2009.
2.2.1.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là áo sơ mi, áo jacket, quần kaki, quần áo thời trang, quần áo bảo hộ.. Đây là những sản phẩm khá phổ biến trên thị trường thế giới, song sản phẩm của công ty luôn có những nét đặc sắc riêng, do công tác nghiên cứu thị trường hết sức kỹ lưỡng, sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu khó tính nhất của khách hàng song lại có mức giá khá hợp lý so với các thương hiệu khác. Dưới đây là bảng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty.
(Đơn vị: tỷ VND)
Hình 2.2: Tỷ lệ các mặt hàng may mặc xuất khẩu của VINATEXIMEX
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Đây là những sản phẩm được đặt hàng theo mẫu của các công ty thiết kế thời trang nổi tiếng trên thế giới như Glotex, Nstylee, New Korsty, Kiotoshi, Junior Gallery, Textyle…Các mẫu thiết kế mang đậm phong cách châu Âu, thiết kế đơn giản nhưng sang trọng và tinh tế. Các nhà thiết kế đã nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng thời trang theo các mùa. Do đó sức tiêu thụ của sản phẩm tương đối mạnh và khá ổn định.
Sản phẩm của công ty được thiết kế theo mẫu của các công ty như Seidensticker, Nstylee, New Korsty.. những công ty giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thời trang trên thế giới. Qua việc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng, đội ngủ cán bộ thiết kế thời trang của công ty cũng có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, tiếp cận các công nghệ, kiến thức về thời trang trên thế giới. Từ đó có thể sản xuất ra những sản phẩm mới phục vụ cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa
2.2.1.5 Hình thức xuất khẩu
Hiện nay, tại các công ty sản xuất hàng may mặc luôn tồn tại song song hai loại hình xuất khẩu hàng may mặc. Đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nói chung, việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Việc tìm hiểu sở thích người tiêu dùng, cũng như xu hướng thời trang hết sức tốn kém và thay đổi thường xuyên nên các công ty xuất khẩu hàng may mặc thường không có được những thông tin cần thiết. Do đó, việc xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU thường rất hạn chế. Một giải pháp khác mà các công ty xuất khẩu hàng may mặc thường chọn đó là gia công xuất khẩu. Gia công xuất khẩu có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm cho công ty nhưng nó cũng bộc lộ một vài điểm bất cập như hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty bị động, phụ thuộc vào các nhà môi giới xuất khẩu và lợi nhuận của công ty cũng bị giảm do phải chi tiền hoa hồng cho các môi giới xuất khẩu.
Biểu đồ 2.3: Hình thức xuất khẩu của VINATEXIMEX (Đơn vị: tỷ VND)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trong quá trình hoạt động xuất khẩu, gia công hàng may mặc luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với sản xuất trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do công ty còn gặp nhiều trở ngại trong công tác tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu và phải dựa vào các trung gian để tìm kiếm đơn hàng. Do vậy tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp của công ty còn tương đối khiêm tốn nhưng cũng đang dần được cải thiện thể hiện qua việc tăng dần qua các năm
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu
2.2.2.1 Tốc độ mở rộng của thị trường xuất khẩu
Để phản ánh được hiệu quả trong chính sách thâm nhập thị trường và trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu mở rộng thị trường của doanh nghiệp, người ta căn cứ vào thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng thị phần trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thể hiện sự hiệu quả hoặc không hiệu quả của hoạt động thâm nhập, thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng, nhận định được tình hình hiện tại của mình cũng như đề ra các giải pháp thiết thực và chuẩn xác để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Công thức tính tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu như sau:
T = n – 1
Trong đó:
T : Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu
: Tốc độ tăng thị phần liên hoàn (được tính bằng thị phần năm sau chia cho thị phần năm trước).
Nếu T > 1 thì có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại, và có chỗ đứng trên thị trường.
Nếu T <= 1 tức là tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm. Nguyên nhân của việc này có thể là do những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp chưa đem lại kết quả tốt khiến cho số lượng và giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp không tăng so với năm trước; hoặc tốc độ tăng cảu giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp không bằng tốc độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường hiện tại.
Việc tính toán tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển của công ty. Đặc biệt là trong giai đoạn suy giảm kinh tế như hiện nay. Do nhu tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản bị suy giảm nghiêm trọng, công ty đã tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới như châu Phi, Nam Á, Nam Hoa Kỳ..
Bảng 2.2: Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu
Hoa Kỳ
EU
Nhật Bản
Các nước khác
2005
1
1
1
1
2006
0.93329083
0.5233652
0.8992269
0.91808854
2007
1.04564249
0.8915403
0.99254432
0.52706233
2008
0.61358853
1.008993
0.6937028
0.63512968
2009
1.41034264
1.2890998
1.22848659
1.27760927
Tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu (T)
0.95862891
0.8826329
0.93387934
0.79159265
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhìn chung, tốc độ mở rộng của tất cả các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước khác đều nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng thị phần trên các thị trường xuất khẩu này đang chững lại. Nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng tại các thị trường này lại lớn hơn 1, đồng nghĩa với việc các thị trường này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Đây có lẽ là một nghịch lý, nhưng nếu như xem xét toàn bộ tốc độ tăng trưởng thị phần của các năm, ta có thể thấy rằng: tốc độ tăng trưởng của các thị trường đều giảm mạnh vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ còn 0.61358853, tại thị trường Nhật còn 0.6937028, tại các thị trường khác còn 0.63512968. Sự sụt giảm lớn tốc độ tăng trưởng của các thị trường vào năm này đã làm cho tốc độ tăng trưởng thị phần bình quân của các thị trường cũng sụt giảm theo. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cùa các thị trường giảm mạnh, doanh thu xuất khẩu sang các thị trường không còn đạt được tốc độ tăng trưởng như các năm trước.
Nhưng sang năm 2009, tốc độ mở rộng thị phần tại các thị trường bắt đầu tăng trở lại: tại thị trường Hoa Kỳ là 1.41034264, tại EU là 1.2890998, tại Nhật Bản là 1.22848659, và các thị trường khác là 1.27760927. Nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và nhu cầu về hàng may mặc đã dần trở lại.
2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân tính theo công thức:
K = (n - 1) √ k1 * k2 * … * kn
Trong đó:
K: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân
k1, k2… kn: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (tính bằng kim ngạch xuất khẩu năm sau chia cho năm trước)
- Nếu K > 1 có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại.
- Nếu K <= 1 nghĩa là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm. Nguyên nhân của việc này có thể là do hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chưa được triển khai tốt, khiến cho số lượng và giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không tăng so với năm trước.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Kim ngạch xuất khẩu
151.44705
120.89496
108.85027
78.79363
102.12429
2
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn
1
0.79826553
0.90037062
0.7238717
1.2960983
3
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân
0.943721231
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quần của VINATEXIMEX giai đoạn 2005 – 2009 là 0.943721231 < 1. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này có thể là do hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chưa được triển khai tốt, khiến cho số lượng và giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không tăng so với năm trước. Nhưng bên cạnh đó còn do tác động của khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự sụt giảm xuất khẩu của công ty.
Năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn của công ty là 1.2960983 > 1. Đây là mức tăng trưởng lớn hơn 1 đầu tiên trong giai đoạn 2005 -2009, thể hiện hoạt động xuất khẩu của công ty dần thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Các đơn đặt hàng đang trở lại và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng
Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được phản ánh qua số lượng khách hàng tăng hàng năm. Họ chính những bạn hàng, đối tác mà doanh nghiệp có quan hệ thương mại tại thị trường mục tiêu.
Công thức tính tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân:
h1 + h2 + … + hn
H =
n
Trong đó:
H: Tốc độ tăng số lượng khách hàng thực mới bình quân
h1, h2… hn: Số lượng khách hàng thực mới hàng năm (h tính bằng số khách hàng mới có trừ đi số khách hàng bị mất)
n: Số năm trong giai đoạn
- Nếu H > 0 tức là doanh nghiệp đang ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới hay là hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Nếu H < 0 tức là số khách hàng mới của doanh nghiệp nhỏ hơn số khách hàng cũ mà doanh nghiệp đã có, hay nói cách khác hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả kém.
Chỉ tiêu tốc độ tăng số lượng khách hàng thực mới bình quân này thường được sử dụng để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mở rộng thị trường theo chiều rộng và được tính cho toàn bộ thị trường của doanh nghiệp hoặc cho từng thị trường riêng biệt. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn phản ánh được mức độ uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng có uy tín thì sẽ càng có nhiều bạn hàng, đặc biệt là những bạn hàng lớn và lâu năm.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Số lượng bạn hàng
45
53
42
36
49
Số lượng khách hàng thực mới hàng năm
14
8
-11
-6
13
Tốc độ tăng khách hàng thực mới bình quân
3,6
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng của VINATEXIMEX, là 3.6 nghĩa là trong giai đoạn 2005 – 2009 trung bình mỗi năm công ty có thêm trên 3 khách hàng mới. Tuy đây là một tốc độ tăng khách hàng còn khiêm tốn, nhưng vẫn đáng ghi nhận trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Qua bảng trên ta có thể thấy được trong 2 năm 2007 và 2008, số lượng khách thàng thực tế mới của công ty còn âm. Năm 2007 là -11, năm 2008 là -6, điều này có nghĩa là công ty đã mất 17 khách hàng mới trong vòng 2 năm, đồng nghĩa với việc mất hàng chục đơn đặt hàng và suy giảm trong xuất khẩu của công ty.
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.1 Những tồn tại
Thứ nhất là mẫu mã và chủng loại hàng hoá của công ty chưa thật phong phú, chủ yếu sản xuất do khách hàng đặt trước. Cho đến nay lượng hàng sản xuất ra phần lớn do khách hàng đưa mẫu đến. Công ty chỉ chế tạo sản phẩm giống hệt hàng mẫu và giao cho khách. Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu. Điều này dẫn tới sự bị động trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
Thứ hai là hoạt động xuất khẩu của công ty còn mang tính bị động, chưa có khả năng hướng dẫn, kích thích thị hiếu người tiêu dùng (điều này là rất cần thiết trong cơ chế thị trường). Đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều khó khăn, các chi phí liên quan tới đào tạo nghiên cứu thị trường thường rất lớn. Muốn có được thông tin chính xác về thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng nước ngoài, cần phải nhờ đội ngũ chuyên gia nước ngoài tổng hợp và đánh giá, cũng như đưa ra các mẫu thiết kế thích hợp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất của công ty.
Thứ ba là lợi nhuận công ty thu được không cao, thu nhập người lao động vẫn còn thấp so với tiềm năng. Do chủ yếu nhận gia công xuất khẩu, nên lợi nhuận thường phải chia xẻ với các nhà nhập khẩu trung gian người nước ngoài, các công ty môi giới xuất khẩu. Thương hiệu hàng may mặc Việt Nam vẫn đang trên con đường khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Nhưng muốn tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới cần có chiến lược quảng bá thương hiệu dài hạn và cần phải xây dựng kỹ lưỡng.
Thứ tư là mặc dù đã có sự mở rộng song thị trường xuất khẩu của công ty còn nhỏ hẹp và chưa ổn định, đa số các bạn hàng của công ty vẫn tiêu thụ hàng hoá theo mùa vụ vì vậy dễ gặp rủi ro. Trong kinh doanh có thể gặp phải nhiều rủi ro như: Rủi ro công nghệ, rủi ro sức mua... Song rủi ro thị trường có hiệu quả nghiêm trọng nhất. Bởi vì hàng hoá sản xuất ra đã bỏ tốn phí nhưng không tiêu thụ được. Vì vậy những năm tới công ty cần có chính sách tiếp tục mở rộng thị trường sang các khu vực khác nữa để nhằm hạn chế rủi ro.
Cuối cùng là tình trạng công ty phải chịu giá đắt khi nhập nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, nguồn cung ứng đầu vào thường không ổn định, không phát huy được sức mạnh của hiệp hội các nhà kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc trong nước và rất bất ổn trong sản xuất và tiến độ giao hàng.
2.3.2 Nguyên nhân
2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là do công ty vẫn chủ yếu nhận các đơn hàng làm gia công cho các khách hàng nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp tuy có được chú trọng hơn trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu.
Thứ hai là trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương còn ít do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch và thanh toán với khách hàng nước ngoài. Tính chất của cơ chế thị trường là cạnh tranh khốc liệt. Như vậy mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ những người giỏi trình độ nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là phải năng động. Với sự trưởng thành và phát triển VINATEXIMEX đã có một lực lượng công nhân đông đảo. Cùng với thời gian, chất lượng của đội ngũ này ngày càng được nâng cao. Hiện tại Công ty đã có những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên số cán bộ này không nhiều có thể nói là còn thiếu so với tầm vóc của công ty. Việc bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực trong công tác thiết kế dẫn đến khâu thiết kế chưa đáp ứng được khả năng phát triển của công ty cũng như nhu cầu của thị trường.
Thứ ba là mặc dù công tác PR và quảng bá thương hiệu đã được đẩy lên một bước rõ nét hơn tuy nhiên vẫn còn yếu và chưa bài bản. Nhìn chung, công tác Marketing ở công ty chưa được thực hiện tốt. Chiến lược tiếp thị hàng may mặc xuất khẩu tỏ ra đúng hướng : Công ty đã chú ý đến quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chào bán với mức giá hợp lý nhất nhằm giữ được các đơn hàng nhưng việc thực hiện trên thực tế chưa tốt. Các thông tin về biến động giá cả, khả năng đặt hàng của khách chưa được cập nhật, chưa chủ động đưa ra sản phẩm mới.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là nguồn cung ứng nguyên vật liệu vẫn chưa ổn định. Hiện nay công ty thực hiện phần lớn việc gia công xuất khẩu hàng may mặc nhưng đôi khi phía đối tác vẫn uỷ thác cho phía công ty nhập nguyên liệu của một công ty nước ngoài theo chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua để phục vụ sản xuất. Do vậy, việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất là rât cần thiết. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có được những bạn hàng ổn định, chủ yếu là thu mua nhỏ lẻ.
Thứ hai là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn nhiều bất cập. Đầu tư công nghệ mới, hiện đại mang tính đón đầu sẽ mang lại năng suất, chất lượng nhưng chi phí đầu tư cao, không tận dụng và kết hợp được với hệ thống sản xuất sẵn có gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Các thủ tục tiến hành đầu tư còn rườm rà làm kéo dài thời gian đầu tư.
Thứ ba là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong nước cũng như ngoài nước. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc được đầu tư quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chất lượng sản phẩm tạo ra ngày càng nâng cao trong khi đó giá thành lại hạ. Nếu không tích cực đầu tư cho công tác thiết kế sản phẩm cũng như máy móc thiết bị, công ty sẽ đối mặt với vô số những trở ngại trong thị trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.
Cuối cùng là do khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm suy giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia trên thế giới. Số lượng bạn hàng và đơn hàng bị sụt giảm mạnh, tác động không nhỏ tới mục tiêu và doanh thu của công ty. Đây là tác động khách quan có thời gian ảnh hưởng tương đối lâu dài và phức tạp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY VINATEXIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Triển vọng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới
Trong 4 tháng đầu năm 2009, Việt Nam là một trong bốn nước trên thế giới xuất khẩu hàng may mặc tăng trưởng dương. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, mặc dù có giảm song hàng may mặc của Việt Nam vẫn chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của nhiều nước khác đang bị suy giảm, và Hoa Kỳ cũng không phải là một ngoại lệ nhưng tất nhiên giảm đến một mức độ nào đó thì nó sẽ phục hồi. Đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung, Hoa Kỳ vẫn là một thị trường lớn, đặc biệt, đối với xuất khẩu hàng may mặc, đó là thị trường số 1. Việt Nam hiện đang xuất khoảng 5,4 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ. Trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.Thị trường Hoa Kỳ vẫn luôn luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nói, đến 57% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam là xuất sang Hoa Kỳ và hầu như doanh nghiệp may mặc nào cũng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Hiện nay, các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc mua vẫn còn dè dặt và việc mua ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Đó là xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì họ sẽ phải giảm mua và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn so với trước đây.
Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công ty Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán là mình bán sản phẩm gì, giá cả có thể giảm đến mức độ nào, hoặc giá cả mình có thể giữ nguyên nhưng phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty của Hoa Kỳ để có thể có được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục có được đơn hàng.
Ngày 14 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết đinh phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu về quan điểm phát triển, mục tiêu, định hướng phát triển, đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược:
Về quan điểm phát triển: Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112284.doc