MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI SƠN 5
1.1 Giới thiệu về công ty 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 6
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty 7
1.1.3.1 Quyền của công ty 7
1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty 9
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 10
1.2 Khái quát về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn 13
1.2.1 Thị trường xuất khẩu 13
1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn 16
1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 16
1.3.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI SƠN 21
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn trong những năm gần đây 21
2.1.1. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu 21
23
2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn 23
2.1.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 25
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 31
2.2.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty 31
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty 32
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 33
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 33
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 34
CHƯƠNG III 37
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 37
3.1. Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 và 2010 37
3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 40
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 40
3.2.1.1. Cơ hội 40
3.2.1.2. Thách thức 41
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới 44
3.2.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường xuất khảu hàng nông sản công ty 48
3.2.3.1. Mục tiêu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 48
3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 49
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 51
3.3.1. Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu 51
3.3.1.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 51
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản 53
3.3.1.3. Nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản ( HACCP) 54
3.3.1.4. Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như của công ty 55
3.3.1.5. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từng bước chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến 56
3.3.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 58
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 58
3.3.2.2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 59
3.3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với tham tán thương mại Việt Nam tại các quốc gia 60
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 61
3.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty 61
3.3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng 63
3.3.3.3. Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả 63
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước 64
3.4.1. Xây dựng chính sách về thị trường nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Hình thành và phát triển sản giao dịch nông sản 65
3.4.3. Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 66
KẾT LUẬN 67
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty tăng đều qua các năm, năm 2005 công ty xuất khẩu 402,6 tấn thu về 1.050 nghìn USD, năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty đã tăng lên đến 425 tấn với trị giá xuất khẩu đạt 1.132 nghìn USD tăng 7,8%.. Nga và Trung Quốc là hai thị trường đóng vai trò chủ lực đối với mặt hàng này của công ty, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Mặt hàng hạt điều
Đây là mặt hàng mới đang được công ty quan tâm để tiến hành xuất khẩu. Với mặt hàng này tuy thị trường xuất khẩu còn hạn chế nhưng trong giai đoạn từ năm 2005-2008 thì sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có sự tăng mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2005, sản lượng xuất khẩu là 3,74 tấn đạt 18 nghìn USD thì đến năm 2008, sản lượng xuất khẩu đã đạt 42,05 tấn, tăng gần 14 lần và trị giá xuất khẩu đạt mức 55 nghìn USD, tức là tăng gần 3 lần so với năm 2005. Có thể thấy một điều nổi bật là số lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá của mặt hàng điều xuất khẩu này có xu hướng giảm trên thị trường thế giới. Nga – Đông Âu là thị trường nhập khẩu chủ lực đối với mặt hàng này của công ty
Mặt hàng lạc nhân
Lạc nhân chưa phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của công ty còn ít với sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 135 tấn thu về 82,8 nghìn USD hàng năm và thường chỉ được thực hiện thông qua những hợp đồng đặt hàng nhỏ sang một số ít thị trường như Indonexia, Malaysia, Srilanca và Philipin.
Mặt hàng chè
Đây là mặt hàng mà công ty chưa chú trọng đầu tư để phát triển nên sản lượng xuất khẩu thấp và giảm qua các năm. Năm 2004, công ty xuất khẩu 16 tấn đạt 10 nghìn USD và năm 2005 săn lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 6,8 tấn, đạt 4,82 nghìn USD. Đến năm 2007 thì công ty không xuất khẩu mặt hàng này nữa.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn
2.2.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty
Trong những năm qua từ năm 2004 đến năm 2008, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Thái Sơn, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ với hiệu quả cao, tăng trưởng đều đặn, ổn định qua các năm và giúp công ty vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Có thể nói rằng, công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn là một doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các chính sách ưu đãi phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp theo định hướng phát triển nền kinh tế thị trường, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực…Những điều kiện thuận lợi đó đã tạo đà cho công ty hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước.
- Với bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, Thái Sơn đã trở thành một thương hiệu kinh doanh đại diện cho sự uy tín và hiệu quả ở thị trường trong nước và quốc tế. Sau 30 năm hoạt động, công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp…, mở rộng và phát triển với các bạn hàng tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Chính điều này đã tạo cho Intimex có một thị trường xuất khẩu ổn định giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và ổn định khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007.
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng và phong phú bao gồm cà phê, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu, cơm dừa, lạc, tinh bột sắn, hồi, quế…trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Ngoài ra, công ty luôn tìm tòi, phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn, dưa chuột bao tử…Trong năm 2008, công ty đã xuất khẩu 286,38 tấn cơm dừa đạt 474.215 USD, 60 tấn tinh bột sắn đạt 13.689 USD…Bên cạnh đó, nguồn hàng của công ty khá lớn và ổn định do công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách có hệ thống nên nguồn hàng của công ty khá ổn định và chất lượng cao.
- Sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của công ty có sự tăng đều và ổn định qua các năm trong đó trị giá hàng nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, trình độ đại học và trên đại học lớn bên cạnh một đội ngũ công nhâ lành nghề lâu năm. Ngoài ra công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm và có sự đầu tư lớn.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty
- Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường nước ngoài trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đến hơn 70%. Việc kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói riêng luôn tiềm ẩn nhìêu rủi ro do vốn sử dụng nhiều, hiệu quả kinh doanh thấp, giá cả bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết, lên xuống thất thường theo giá cả thế giới. Hơn nữa, việc bảo quản và dự trữ nguồn hàng khi trái vụ rất tốn kém đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty cơ bản là vốn vay nên phần nào còn hạn chế còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nhất là trong thời kỳ các ngân hàng ngày càng thắt chặt cơ chế cho vay và tăng lãi. Bên cạnh đó là các khoản nợ xấu chưa thu hồi được, chủ yếu là các khoản nợ để lại từ những năm trước do bàn giao sát nhập các đơn vị vào công ty. Những tồn tại trên đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản.
- Trong giai đoạn gần đây, công ty lấy đầu tư để phát triển và một số dự án đi vào hoạt động nhưng chưa đem lại hiệu quả ngay. Cụ thể là:
Công ty đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị với nguồn vốn vay là 57,58 tỷ VNĐ và các dự án nuôi tôm là 13,8 tỷ VNĐ. Hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trả cả vốn lẫn lãi trong khi nguồn thu từ các dự án này là rất nhỏ và không đáng kể
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chưa mang tính tập trung và nhiều dự án còn dở dang, chưa đi vào hoạt động nên công ty phải trích phần lớn lợi nhuận kinh doanh làm ra để trả vốn vay, lãi suất ngân hàng và khấu hao thiết bị đầu tư nên lợi nhuận của công ty trong những năm qua còn thấp
- Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên cứu và dự doán thị trường chưa được hoàn thiện, thông tin còn thiếu cập nhật và chính xác. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường chủ yếu thông qua các hội trợ triễn lãm diễn ra hàng năm mà không có hoạt động cụ thể do đó công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro khi thị trường có nhiều biến động bất lợi.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nông sản là mặt hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sụ biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của công gặp phải những khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Brazin…Đây là quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.
- Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu. Hiện nay, các nước phát triển đang áp dụng những chính sách ngày càng tinh vi hơn trong việc bảo hộ nền nông nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường này.
- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đôla Mỹ thường xuyên có những diễn biến bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà đồng đôla Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.
- Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rờm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan của các các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chất lượng hàng nông sản còn chưa cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá của hàng nông sản còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách hàng khó tính. Hơn nữa, chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất nhiều vào bảo quản, chế biến trong khi công tác bảo quản, dự trữ, chế biến của Thái Sơn còn kém và chưa được đầu tư một cách đồng bộ với khâu thu mua .
- Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của công ty chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của công ty. Nguồn thông tin của công ty chủ yếu dựa trên những dự báo và phân tích của Bộ Công Thương, những nghiên cứu và dự doán của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước do vậy nguồn thông tin còn mang tính chung chung, chưa cụ thể với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ, dự trữ là công tác còn thiết để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định nhưng công tác dự trữ ở công ty Intimex chưa cao nhất là trong giai đoạn trái mùa trong khi các hợp đồng xuất khẩu lại được ký kết thường xuyên và liên tục vào các thời điểm trong năm. Điều này làm cho một số trường hợp công ty không đủ nguồn hàng xuất khẩu phải thu mua hàng với giá cao hoặc phải xuất khẩu ủy thác.
- Hàng nông sản xuất khẩu của công ty chủ yếu dưới dạng thô vì vậy giá nông sản còn thấp và không có được thương hiệu riêng. Chẳng hạn như đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê, hàng năm công ty xuất khẩu không dưới 1.500 tấn thậm chí có năm còn trên 12.000 tấn như năm 2005 nhưng tất cả chỉ ở dưới dạng thô chưa qua chế biến, do vậy trị giá xuất khẩu thu được còn hạn chế. Trong khi đó, sản phẩm cà phê hòa tan được ưu chuộng trên thế giới bởi tính tiện dụng của nó thì công ty lại không có. Nếu công ty nắm bắt được xu thế này mà chú trọng đầu tư thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều. Mặc dù công ty đã xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở Nghệ An, Bình Dương…nhưng hiệu quả của các nhà máy này còn hạn chế do việc đầu tu đổi mới công nghệ còn chưa đồng bộ.
- Công ty thiếu nguồn nhân lực chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu và thiếu sự chuyên môn hóa trong hoạt động giữa các phòng kinh doanh.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI SƠN
3.1. Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 và 2010
Thế giới đã bước qua năm 2008 đen tối với những biến động kinh tế dữ dội. Sự suy sụp của các nền kinh tế lớn đã kéo theo những ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế nhỏ mà sự sụp đổ mới đây của chính phủ Iceland do khủng hoảng tài chính chỉ là một trong những minh chứng điển hình nhất.
Năm 2009, sự suy giảm kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại. Những đợt cắt giảm nhân công liên tiếp từ những tập đoàn, hãng sản xuất lớn nhất thế giới tô đậm thêm bức tranh ảm đạm của sự thất vọng, nếu không muốn nói là hoảng loạn của các ông chủ lớn nhằm tái cơ cấu bộ máy vượt qua khó khăn.
Điểm qua tình hình kinh tế Mỹ, đầu tầu kinh tế thế giới, không có một từ nào có thể chính xác hơn ngôn từ mà tân tổng thống Barack Obama sử dụng trong diễn văn nhậm chức: “badly weaken” (cực kì yếu ớt) và “serious” (nghiêm trọng). Trong những ngày đầu năm 2009, nước Mỹ lại chứng kiến những đợt sa thải công nhân liên tục với số lượng lớn.
Trung tuần tháng Một, Microsoft tuyên bố cắt giảm 5000 lao động, trong khi đó, Intel, một gã khổng lồ khác của ngành công nghệ thông tin cũng tuyên bố sa thải 6000 công nhân. Cuối tháng Một, hàng loạt những đại công ty khác cũng thông báo số lượng công việc cắt giảm với mức kỉ lục. Caterpilla và Pfizer , hai ‘con khủng long’ trong ngành xây dựng và dược phẩm thế giới cùng sa thải tổng số gần 40.000 nhân công trên toàn cầu. Ở một mức độ thấp hơn, công ty viễn thông Sprint Nextel cắt giảm 8.000 công nhân, Home Deport, tập đoàn bán lẻ đồ gia dụng lớn nhất thế giới cho 7.000 lao động nghỉ việc, trong khi đó General Motors, đại gia của ngành sản xuất ôtô cũng nói lời chia tay với thêm 2.000 nhân viên.
Điều kì lạ là tất cả những tuyên bố sa thải trên đây chỉ diễn ra cách nhau trong vài giờ đồng hồ như một một phản ứng dân chuyền. Trên tổng thể, việc cắt giảm lao động diễn ra trong mọi ngành kinh tế, ngoại trừ khu vực dịch vụ.
Bức tranh ảm đạm về kinh tế toàn cầu:
Tình hình tại Mỹ chỉ là nét lớn trong bức tranh việc làm ảm đạm trên toàn cầu. Báo cáo về ‘Những xu hướng lao động toàn cầu’ (The global employment trends) của Văn phòng Lao động Quốc tế ILO (International Labour Office) mới đây dự đoán số lượng người thất nghiệp trên khắp thế giới có thể đạt ngưỡng 50 triệu người, trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm gần hai phần ba, ở mức 27 triệu.
Trả lời phỏng vấn Đài Úc châu về tình hình kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Steve Kapsos, một chuyên gia của ILO cho biết đây là khu vực với những quốc gia có nền kinh tế trẻ đang đi lên. Do dân số đông, lực lượng lao động vì thế cũng rất dồi dào. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp cao khi kinh tế suy thoái, nhất là khi số lượng công việc có giá trị cao với sức sản xuất lớn và đồng lương hợp lí còn ở mức thấp.
Từ thực tế số lượng lớn công nhân bị sa thải và con số dự đoán kỉ lục 50 triệu người thất nghiệp của ILO, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) đưa ra cảnh báo về sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu. Theo dự đoán của tổ chức này, trong năm 2009, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng ở mức 0,5%, mức thấp nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới Thứ Hai.
Dự đoán tăng trưởng của các nền kinh tế lớn nhất thế giới của IMF cũng không mấy khả quan, theo đó tốc độ tăng trưởng của Mỹ chỉ khoảng 1,6%, Nhật Bản 2,3% và Anh là gần 3%. Úc, thành viên của nhóm hai mươi nền kinh tế hàng đầu G20, hiện tại chưa bị ảnh hưởng do khủng hoảng nhưng theo đánh giá của IMF, đây chỉ còn là vấn đề thời gian.
Mặc dù lên tiếng thúc giục các nước cần mạnh tay hơn với các gói hỗ trợ tài chính và kích thích kinh tế, song các chuyên gia IMF lại thận trọng với cách thức sử dụng những gói kích thích này. Theo ông Olivier Blanchard, trưởng kinh tế gia của IMF, chính phủ các nước cần kích thích tiêu dùng hơn là cắt giảm thuế bới việc này sẽ khiến người dân hướng vào dự trữ tiền hơn là đem ra tiêu dùng.
Ông nói: “Vấn đề ở đây là các khoản hỗ trợ phải hướng tối đa vào kích thích nhu cầu càng nhanh càng tốt. Trong hoàn cảnh hiện nay, hướng trọng tâm vào tiêu dùng tốt hơn là cắt giảm thuế bởi nó có hiệu quả ngắn hạn cao hơn”.
IMF hi vọng nếu các chương trình kích thích kinh tế đạt hiệu quả và thị trường tài chính ổn định, nền kinh tế thế giới sẽ bắt đầu tăng tốc trở lại vào năm 2010, tuy nhiên tổ chức này cũng cảnh báo thời gian và tốc độ của sự phục hồi là hoàn toàn không chắc chắn.
3.2. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
3.2.1.1. Cơ hội
Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng của thời đại ngày nay nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa xã hội. Điều này đã mở ra những cơ hội tham gia vào thị trường, hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia tham gia vào sân chơi chung này thì cũng phải đối mặt với mặt trái của nó là nếu không tự vươn lên để khẳng định chính bản thân mình thì sẽ bị thải loại khỏi cuộc chơi này.
Cơ hội đầu tiên lại chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng.
Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế thương mại địa lý của mình (theo lý thuyết của Paul Krugman) để nhập khẩu nông sản thô với giá rẻ hơn từ các nước láng giềng để chế biến và xuất khẩu đến các thị trường quốc tế đã có. Việc khai thác lúa gạo từ Cam-pu-chia hiện nay và nhập khẩu nguyên liệu cá tra, basa của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã đi theo hướng tận dụng lợi thế này. Dự đoán nửa cuối năm 2009 khi thị trường thế giới được phục hồi, nguồn nguyên liệu trong nước cho việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thiếu hụt và việc tận dụng lợi thế này sẽ tất yếu xảy ra phổ biến hơn.
Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các cơ hội trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay khi đa dạng hóa thị trường và ngay tại thị trường nội địa. Khi thị trường thế giới đang bị suy giảm, một thị trường sẵn có với hơn 80 triệu người là cần thiết để có thể giúp các nhà xuất khẩu nông sản giải tỏa lượng hàng tồn dư trong ngắn hạn, duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc quay trở về thị trường nội địa cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực marketing từ các doanh nghiệp. Ví dụ, đối với các mặt hàng thực phẩm, các nhà xuất khẩu có thể chuyển sang sản xuất thực phẩm ăn liền, tiện dụng phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh ở các đô thị lớn. Tuy nhiên, việc thuyết phục thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng cá tra, đông lạnh sẽ phải đòi hỏi một quá trình marketing dài hơi và khó khăn. Trong thời điểm hiện nay, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, với các kinh nghiệm đã có của mình khi gặp khó khăn với thuế chống phá giá của Mỹ, cũng có cơ hội đa dạng hóa thị trường của mình với lợi thế ‘thương hiệu’ và giá rẻ hiện có. Một số nghiên cứu kinh tế đã cho thấy sau khi đạo luật ghi nhãn catfish của Mỹ được ban hành, cá tra, cá basa Việt Nam đã tạo ra một thị trường mới và làm giảm thị trường của cá nheo Mỹ. Hiện nay, sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt tại 119 quốc gia, xác nhận một vị thế riêng cho sản phẩm này trên thế giới.
Một cơ hội khác của nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng cá tra đông lạnh, một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của nông sản Việt Nam. Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi với các mô hình kinh tế lượng đã chứng minh rằng cá tra, cá basa là một sản phẩm có khả năng thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo tại thị trường Mỹ. Khi giá của sản phẩm cá nheo tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra, basa trong khi chiều ngược lại rất khó xảy ra. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng cá tra, basa đông lạnh nhập vào Mỹ là sản phẩm ‘thứ cấp’, nhu cầu của mặt hàng này tăng khi thu nhập người tiêu dùng giảm. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập người tiêu dùng của Mỹ đang giảm đáng kể, nhu cầu sản phẩm giá rẻ sẽ tăng cao. Cá tra, basa Việt Nam có cơ hội giành lại thị phần tại thị trường Mỹ. Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm xuất khẩu khác càng có cơ hội nhiều hơn tại thị trường Mỹ, một trong những thị trường chính của xuất khẩu Việt Nam. Trong năm 2009 sắp tới, dù có khó khăn những cũng đã có những dự báo cho rằng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn sẽ tăng, đặc biệt là khi Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt hơn và đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền của các quốc gia khác.
Cuối cùng, khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay không chỉ giới hạn tại nước Mỹ mà đã lan khắp toàn cầu, các nhà kinh tế và các tổ chức kinh tế trên thế giới đang cùng nhau hợp lực làm giảm tác động của cuộc suy thoái với mong muốn mau chóng phục hồi nền kinh tế không chỉ của Mỹ mà cả thế giới, cơ hội cho việc chấm dứt cuộc khủng hoảng sẽ càng nhiều. Khi nền kinh tế phục hồi, được dự báo trong vòng 1 năm nữa, nếu Việt Nam chủ động giữ được sản lượng và thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
3.2.1.2. Thách thức
- Với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam không chỉ được mở ra những cơ hội lớn mà còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Hàng hóa Việt Nam đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ đương đầu với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia thành viên trong khi nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn được đánh giá là còn yếu kém, lạc hậu, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao và chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một điều đáng chú ý là sau khi gia nhập WTO hàng nông sản của Việt Nam đòi hỏi phải có chứng chỉ an toàn chứng minh rằng hàng hóa luôn đảm bảo vệ sinh an toàn nếu muốn xuất ra các thị trường nước ngoài. Điều này đã trở thành một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
- Trong thời giai toàn cầu hóa hiện nay, giá cả hàng nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vi mô và điều này làm cho giá cả xuất khẩu trở nên khó lường.
- Độ nhạy cảm thấp của nhu cầu hàng nông sản đối với giá của nó cũng chính là một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.
- Chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là chưa cao do sự yếu kém trong khâu bảo quản, dự trữ cũng như thói quen thu hoạch, phơi sấy của người nông dân. Trong khi đó, chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu được yêu cầu ngày càng cao tại tất cả các thị trường đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hàng hóa xuất khẩu phải đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hàng nông sản của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến và chưa có tạo được thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu. Do vậy, người tiêu dùng không biết đến thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam và trị giá xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam còn thấp dù số lượng xuất khẩu nhiều nhưng vẫn phải chấp nhận giá thế giới, đôi khi còn bị ép giá.
- Hàng nông sản của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia có truyền thống về xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…Thêm vào đó , đây là những quốc gia có thế mạnh trong công nghệ chế biến hàng nông sản. Do vậy hàng nông sản của họ thường có chất lượng cao hơn và được đánh giá cao hơn so với hàng nông sản của Việt Nam.
- Các quốc gia nhập khẩu đặc biệt là những quốc gia phát triển áp dụng những biện pháp bảo hộ ngày càng tinh vi hơn đối với hàng nông sản nhập khẩu. Họ đòi hỏi hàng nông sản nếu muốn xuất khẩu vào thị trường phải đáp ứng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm…Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi mà trình độ kỹ thuật của nước ta nói chung mà của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng nhìn chung là còn rất yếu kém, chưa thể bắt kịp với trình độ của các nước phát triển trên thế giới.
- Trong thương mại, thông tin là yếu tố hàng đầu mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội vàng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào có được nguồn thông tin chính xác thì doanh nghiệp đó sẽ có được lợi thế rất lớn trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vây, thu nhập, nắm bắt, xử lý linh hoạt các nguồn thông tin về thị trường là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong kinh doanh đặc biệt là đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31520.doc