MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 11
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án
tiếp tục nghiên cứu và giải quyết . 20
Kết luận chương 1 . 26
CHưƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGưỜI
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM . 28
2.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người . 28
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động thực hành quyền công tố
trong điều tra các tội giết người . 62
Kết luận chương 2 . 77
CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG
TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGưỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM. 78
3.1. Tình hình, đặc điểm các tội giết người ở Việt Nam trong những năm gần đây . 78
3.2. Thực trạng tổ chức lực lượng của Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong
điều tra các tội giết người. 84
3.3. Hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người. 86
3.4. Nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
của công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người. 101
Kết luận chương 3 . 112
CHưƠNG 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LưỢNG THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGưỜI . 114
4.1. Dự báo tình hình các tội giết người. 114
4.2. Yên cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong điều tra các tội
giết người . 117
167 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay để đảm bảo quyền con người, quyền công dân được đảm bảo và chỉ bị hạn
chế theo luật. Do đó việc quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này không
phải được thực hiện trong mọi loại tội phạm mà chỉ được áp dụng trong các vụ án
về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm giết người thuộc tội đặc biệt nghiêm
trọng [57, tr 206, 207 ]. Với tính chất là những biện pháp điều tra đặc biệt, ảnh
hưởng trực tiếp tới các quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm phạm
về thư tín, điện thoại, điện tín do đó biện pháp này cần được tiến hành với một
thủ tục chặt chẽ và chịu sự phê chuẩn, giám sát chặt chẽ của VKS Điều 225 [57, tr
207, 208]. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án về các
tội giết người phải được Viện trưởng VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi
hành. Thủ trưởng CQĐT đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ
việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị VKS hủy bỏ nếu xét thấy không còn
74
cần thiết [57, tr 208]. Điều này góp phần thực hiện tốt chức năng THQCT của VKS
trong điều tra các tội giết người có tổ chức, bảo đảm việc truy cứu TNHS đúng
người đúng tội.
Về khởi tố bị can, cùng với việc quy định thẩm quyền của VKS trong việc phê
chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT và các cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. BLTTHS quy định khoản 4 Điều 179
[57, tr 173]: Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy
định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT ra quyết định
khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng
CQĐT không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị
can, Viện kiểm sát phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra. Sau khi nhận hồ sơ và
kết luận điều tra nếu VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà BLHS
quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị
can và trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Như vậy, theo quy định của Điều 179 BLTTHS [57, tr172, 173], thì trường hợp
nếu thấy có hành vi phạm tội của người chưa bị khởi tố mà CQĐT chưa khởi tố thì
trong phạm vi quyền hạn của mình, VKS yêu cầu CQĐT khởi tố. Điều này thể hiện vai
trò công tố của VKS trong hoạt động điều tra, nhằm chống bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ với
chức năng công tố được nhà nước giao phó, VKS cần xác định tội phạm và người thực
hiện hành vi phạm tội. Việc bỏ lọt tội phạm dẫn đến mục đích của tố tụng hình sự
không đạt được, làm mất tính nghiêm khắc của hệ thống pháp luật, dẫn đến thiếu tin
tưởng các cơ quan tiến hành tố tụng của người dân. Bên cạnh việc yêu cầu CQĐT khởi
tố bị can thì BLTTHS năm 2015 còn quy định một số trường hợp như: trong trường
hợp VKS đã yêu cầu khởi tố, nhưng CQĐT không khởi tố thì VKS được thẩm quyền
khởi tố bị can và giao CQĐT điều tra. Đây là quy định nhằm khắc phục tình trạng VKS
phát hiện bỏ lọt người phạm tội, bị phát hiện nhưng chưa bị khởi tố đã yêu cầu CQĐT
khởi tố nhưng CQĐT không khởi tố thì VKS được khởi tố.
Khi THQCT trong điều tra các tội giết người VKS có quyền đề ra yêu cầu
điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, theo quy định
của BLTTHS năm 2003 thì KSV chỉ trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi. Để tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động
điều tra BLTTHS năm 2015 quy định thêm 05 hoạt động mà KSV phải kiểm sát
trực tiếp đó là: đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám xét và thực nghiệm
điều tra theo đúng quy định của BLTTHS nhằm thu thập chứng cứ Điều 189, 190,
75
191, 193 và 204 [57, tr 182-185, 195, 196]; trực tiếp tiến hành một số hoạt động
điều tra. Liên quan đến hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ đối với các tội
giết người đó là việc xem xét Kết luận giám định, “trong trường hợp đặc biệt, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có
kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải
do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không
được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để
giải quyết vụ án” Điều 212 [57, tr 200]. BLTTHS năm 2015 đã tăng nhiều thẩm
quyền về hoạt động thu thập chứng cho VKS, đây cũng là một trong những điểm
nhấn quan trọng để KSV đề ra yêu cầu điều tra là có căn cứ và hợp pháp. Việc đề ra
yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra là quyền năng quan trọng và
cơ bản của KSV khi THQCT trong điều tra đối với VAHS, đồng thời nó cũng thể
hiện trình độ năng lực của KSV khi THQCT trong điều tra. Thông qua yêu cầu điều
tra, KSV thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc thu thập, củng cố chứng cứ,
hoàn thiện thủ tục tố tụng. Việc đề ra yêu cầu điều tra của KSV có ý nghĩa rất quan
trọng đối với kết quả điều tra của CQĐT. Hoạt động điều tra có đúng hướng, đầy đủ
hay không, có kịp thời, hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào việc đề ra
yêu cầu điều tra của KSV. KSV có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc bằng
văn bản trong quá trình trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,
thực nghiệm điều tra Khi thấy có vấn đề cần phải điều tra thêm, KSV kịp thời bổ
sung yêu cầu điều tra, nếu ĐTV đề nghị, KSV có trách nhiệm giải thích rõ những
yêu cầu điều tra.
Khi THQCT trong điều tra các tội giết người, ngoài thẩm quyền đề ra yêu cầu
điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra, VKS có quyền trực tiếp
tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết. Việc tiến hành một số hoạt động
điều tra của VKS trong điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn rất
quan trọng. Có ý kiến cho rằng việc VKS chỉ đạo điều tra thông qua việc quy định
cho VKS thẩm quyền đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT vụ án thì không cần
thiết phải trao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong điều tra cho
VKS nữa. Bởi lẽ như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan tố
tụng, không xác định rõ người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra. Đồng thời
nếu có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra thì VKS cũng chỉ nên tiến hành
trong giai đoạn truy tố. Tuy nhiên, nếu quan niệm như vậy sẽ dẫn đến hạ thấp chức
năng, nhiệm vụ của VKS trong THQCT ở giai đoạn điều tra. VKS là cơ quan duy
76
nhất được nhà nước trao quyền công tố nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm
tội. Chính vì vậy, bản thân của hoạt động điều tra chính là một hoạt động nhằm
THQCT, trong đó có thực hiện việc phát hiện thu thập và đánh giá chứng cứ nhằm
phục vụ cho việc truy tố bị can ra trước Tòa. Vì vậy, việc trao quyền điều tra cho
VKS trong giai đoạn điều tra là hoàn toàn hợp lý.
Quy định VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp
để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc
trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà
Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường
hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố. Điều này đã
góp phần xác định cụ thể thẩm quyền điều tra của VKS trong giai đoạn điều tra,
tránh tình tạng chồng chéo về thẩm quyền điều tra giữa CQĐT và VKS khoản 7
Điều 165 [57, tr 157].
Về áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Điều 110 [57, tr 101-105] không quy
định bắt người trong trường hợp khẩn cấp mà quy định “giữ người trong trường hợp
khẩn cấp” và quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp
khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, CQĐT phải tiến hành
lấy lời khai ngay người bị giữ, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ và gửi
ngay cho Viện kiểm sát kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê
chuẩn hoặc trả tự do cho người bị giữ.
Về thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra, đối với tội ít nghiêm trọng có thể
được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng có
thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; đối với tội phạm rất nghiêm
trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng, đối với tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng
Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm
phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm
giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần
nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp
tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho
đến khi kết thúc việc điều tra Điều 173 [57, tr 165-168].
77
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2 của luận án, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận và sự
điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề thực hành quyền công tố trong điều tra các
tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Giai đoạn trước Bộ luật hình
sự năm 2015 và giai đoạn quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực
hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người (từ năm 2015 đến nay).Quy
định của pháp luật của một số nước trên thế giới về thực hành quyền công tố trong
điều tra các tội giết người và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bằng phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, tác giả tập trung luận giải
những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quyền công tố, Thực hành quyền công tố, qua
đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, đối tượng, phạm vi là nội dung Thực hành quyền
công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các tội giết người; phân tích mối
quan hệ giữa hai chức năng của Viện kiểm sát là Thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các tội giết người; đồng thời đề cập đến
pháp luật của một số nước trên thế giới về Thực hành quyền công tố trong điều tra
các tội giết người, qua đó để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, nhất là
những nội dung quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật hình sự đề phù hợp với
pháp luật trong khu vực và thế giới đảm bảo việc hợp tác quốc tế trong việc đấu
tranh, xử lý đối với tội phạm hình sự nói chung và các tội giết người nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, đánh giá quá trình phát triển của pháp
luật về Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam nhằm làm rõ những bước tiến trong kỹ thuật lập pháp của
Nhà nước ta; đồng thời tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào
phân tích thực trạng Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người ở
chương 3, cũng như những kiến nghị, đề xuất ở chương 4.
78
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
3.1. Tình hình, đặc điểm các tội giết người ở Việt Nam trong những năm
gần đây
3.1.1. Tình hình tội phạm giết người
Trong năm năm qua, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói
riêng có những diễn biến phức tạp. Tội phạm giết người xảy ra tăng giảm thất
thường theo các năm, tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn
phạm tội tinh vi gây khó khăn trong công tác THQCT đối với loại tội phạm này.
Theo số liệu thống kê của VKSND tối cao, tổng số vụ án về các tội giết người
ở cả nước đã khởi tố trong 10 năm qua là 23.310 vụ (xem bảng 3.1).
Theo số liệu thống kê nêu trên, tình hình tội phạm giết người ở Việt Nam
trong 10 năm qua diễn biến năm tăng, năm giảm không theo quy luật, nhưng xu
hướng chung là tăng vẫn chiếm đa số.
Về địa bàn gây án: Vụ án về các tội giết người xảy ra ở hầu hết các địa
phương trong cả nước, nhưng tập trung nhiều ở những thành phố lớn, các vùng kinh
tế trọng điểm, nơi tập trung đông dân cư như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Đắk Lăk, Bình Phước
Để đánh giá chính xác về tình hình tội phạm của tội giết người, không thể chỉ
dừng lại ở những số liệu phản ánh mức độ, diễn biến của tình hình tội phạm giết
người mà còn phải xem xét đến tính chất nguy hiểm của tội phạm thông qua những
hậu quả thiệt hại mà loại tội phạm nguy hiểm này đã gây ra. Theo thống kê của Cục
Thống kê tội phạm VKSND tối cao từ năm 2009 đến hết năm 2018, tội phạm giết
người đã làm chết 22.166 người, gây thương tích cho 3.522 người, kéo theo nhiều
hệ lụy xấu cho gia đình nạn nhân và xã hội, làm mất ổn định tình hình trật tự trị an,
đồng thời gây ra bức xúc lo lắng cho quần chúng nhân dân. Điều đáng nói là, không
chỉ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản mà tính chất của loại tội phạm này cũng
trở nên nguy hiểm hơn khi ngày càng có nhiều vụ án về các tội giết người một cách
trắng trợn, dã man, tàn bạo với những thủ đoạn chuẩn bị, thực hiện và che giấu tội
phạm ngày càng tinh vi như: Thuê người khác giết người nhằm gây khó khăn cho
việc điều tra phát hiện thủ phạm; giết người rồi sau đó cắt rời thi thể của nạn nhân,
băm nát mặt, móc mắt của nạn nhân để không thể nhận dạng được. Điển hình là vụ
79
án Nguyễn Đức Nghĩa giết chị Nguyễn Thị Phương Linh, xảy ra ngày 17/05/2010
tại nhà G4, khu đô thị mới Yên Hòa, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; giết
người mà trước đó hoặc ngay sau đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khác như cướp
tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em... Ngoài ra, trong một số vụ án, đối tượng phạm
tội sẵn sàng sử dụng các công cụ, phương tiện gây án có tính nguy hiểm cao, có thể
gây nguy hại cho nhiều người như: Súng, bom xăng, các loại vật liệu nổ, a xít... Bên
cạnh đó, còn có những vụ phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thủ phạm có
hành vi phạm tội hết sức manh động, liều lĩnh, cùng một lúc tước đoạt sinh mạng
của nhiều người nên không chỉ gây tổn thất rất lớn cho gia đình các nạn nhân mà
còn tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình trật tự trị an của địa phương nơi xảy ra án mạng. Một
thực trạng rất đáng chú ý là thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ giết người để
thanh toán lẫn nhau nhằm phô trương thanh thế, tranh giành ảnh hưởng, thị trường
làm ăn... của các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.
Về động cơ, mục đích phạm tội, các tội phạm giết người được thực hiện với
động cơ, mục đích khác nhau. Một số nhóm tội phạm giết người điển hình như:
- Tội phạm giết người mang tính chất băng nhóm: Đây là nhóm tội phạm có
tính chất nguy hiểm, gây lo ngại cho toàn xã hội. Hiện tại trong xã hội vẫn tồn tại các
băng nhóm xã hội đen do các đối tượng lưu manh côn đồ, các đối tượng có tiền án,
tiền sự thành lập. Các băng nhóm này thường sử dụng vũ khí, hung khí để gây án với
động cơ mục đích khác nhau như do thù tức cá nhân, do muốn chiếm đoạt tài sản của
người khác (cướp tài sản), hoặc đâm thuê chém mướn Điển hình là: Vụ Nguyễn Lê
Huy ở Hà Nội năm 2012 cầm đầu một nhóm đối tượng gây ra nhiều vụ gây thương
tích, đập phá tài sản, dùng súng bắn bị thương anh Triệu Quốc Tinh và bắn vào lực
lượng cảnh sát 113 Công an thành phố Hà Nội để tẩu thoát; Vụ Hà Dương Hùng ở
Đà Nẵng đã cầm đầu một nhóm thanh niên, đêm 11/9/2017 dùng dao, gậy, bom xăng
đánh một nhóm thanh niên khác làm chết 1 người, bị thương 1 người;
- Tội phạm giết người nhằm chiếm đoạt tài sản: Vụ án về các tội giết người ở
loại này cũng xảy ra nhiều trong các năm. Đối tượng phạm tội vì mục đích chiếm
đoạt tài sản mà đã thực hiện hành vi giết người trước hoặc sau khi chiếm đoạt. Điển
hình như vụ: Lê Văn Luyện dùng dao giết hai vợ chồng anh Ngọc và con gái để
cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích, phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
vào rạng sáng ngày 24/8/2011; Vụ Huỳnh Văn Hoà cùng đồng phạm (20 người)
dùng súng K54 thực hiện nhiều vụ giết người, cướp tài sản ở thành phố Hồ Chí
80
Minh từ năm 2006 - 2018; Vụ Nguyễn Hải Dương và đồng phạm giết 6 người trong
một gia đình, rồi cướp tài sản xảy ra ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh
Bình Phước vào rạng sáng ngày 08/7/2015...
- Tội phạm giết người mà nạn nhân chính là người thân thích, ruột thịt trong
gia đình, họ hàng: Vụ án về các tội giết người ở loại này xảy ra khá phổ biến mà
nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong cuộc sống, do
tranh chấp đất đai hoặc do những nguyên nhân nhỏ nhặt khác. Điển hình như: Vụ
Nguyễn Văn Hiệp ở Bình Dương, ngày 15/8/2013, chỉ vì mâu thuẫn trong sinh hoạt
hàng ngày, đã dùng dao chém chết người chung sống như vợ chồng là chị Võ Thị
Hồng Thủy, gây thương tích cho cha dượng là Nguyễn Văn Hà, em cùng cha khác
mẹ là Nguyễn Văn Được, hàng xóm là Hoàng Đình Nam, đập phá tài sản của trụ sở
công an xã và cướp xe máy của chị Thủy; vụ Vũ Kim Minh ở Gia Lai, ngày
11/12/2017, chỉ vì giành quyền nuôi con với vợ nên đã dùng dao chém chết con trai
là Võ Kim Phát (5 tuổi); vụ cô giáo Dương Thị Lưu ở Lạng Sơn, tháng 6/2015, giết
con trai là Dương Công Lân (5 tuổi) để thoải mái yêu người tình...
- Tội phạm giết người do các nguyên nhân xã hội khác: Vụ án về các tội giết
người do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, của phim ảnh đồi
trụy, dẫn đến một số đối tượng của tệ nạn này gây ra nhiều vụ giết người. Mục đích
giết người trong những trường hợp này là do muốn có tiền để hút ma tuý, ăn chơi trác
táng, hoặc để thoả mãn sự tò mò về tình dục mà gây ra các vụ cướp tài sản, hiếp dâm
và kèm theo đó là giết hại nạn nhân; trong số nạn nhân bị giết hại có nhiều nạn nhân
là trẻ em. Điển hình là vụ: Ngày 29/7/2012, Đặng Trần Hoài (sinh năm 1986) đã vào
cửa hàng bán phân bón, thuốc trừ sâu của gia đình anh Khuất Văn Hùng hiếp dâm
cháu Khuất Thị Phương (8 tuổi), trong lúc đó cháu Khuất Thị Quỳnh (4 tuổi) kêu
khóc, Hoài đã dùng dao chém chết cháu Quỳnh và cháu Phương rồi bỏ chạy trốn.
3.1.2. Đặc điểm của các tội phạm giết người
3.1.2.1. Đặc điểm về đối tượng phạm tội
Đối tượng phạm tội trong vụ án về các tội giết người rất đa dạng. Có thể là
những đối tượng đã có tiền án, tiền sự, những đối tượng lưu manh, côn đồ; có thể là
những người dân lao động bình thường. Về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp của các
đối tượng phạm tội cũng khác nhau. Thực tiễn hoạt động THQCT của VKSND đối
với các vụ án về các tội giết người trong 10 năm qua cho thấy các đặc điểm về đối
tượng phạm tội thể hiện như sau:
81
- Về giới tính: Đối tượng phạm tội thường là nam giới, chiếm tỷ lệ 85%
(31.482/36.995); Số đối tượng phạm tội là nữ giới không nhiều, chiếm tỷ lệ 15%
(5.473/36.995). Trong vụ án về các tội giết người vì mục đích tài sản, đối tượng
thường có nhân thân xấu, gắn với các tệ nạn xã hội như nghiện hút ma tuý, hay cờ
bạc, sống thực dụng, chơi bời; trong vụ án về các giết người không vì mục đích tài
sản, đối tượng thường có trình độ dân trí, văn hoá thấp, những mâu thuẫn nảy sinh
dẫn đến việc gây án xuất phát từ đời sống kinh tế khó khăn, những bế tắc về tư
tưởng... do đó, khi có tình huống xung đột xảy ra đối tượng thường không kiểm soát
được bản thân nên đã dẫn đến gây án.
- Về độ tuổi: Phần lớn đối tượng phạm tội giết người ở độ tuổi từ 18 đến 30,
chiếm 49%; số phạm tội có độ tuổi dưới 18, chiếm 12%; số đối tượng có độ tuổi từ
30 đến 45, chiếm 23%; số đối tượng có độ tuổi trên 45, chiếm 16% (xem bảng 3.2).
- Về nghề nghiệp: số đối tượng phạm tội không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ
cao 65%; số đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 5%; số đối tượng
phạm tội là cán bộ, công nhân viên rất thấp chiếm tỷ lệ 0,3 %; những đối tượng
khác chiếm tỷ lệ khoảng 29,7% (xem bảng 3.3).
3.1.2.2. Thủ đoạn gây án, công cụ, phương tiện phạm tội
Thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội trong vụ án về các tội giết người tùy
thuộc vào dạng có dự mưu hay không có dự mưu của đối tượng phạm tội.
Đối với vụ án về các tội giết người có dự mưu, các đối tượng có động cơ, mục
đích phạm tội rõ ràng, mong muốn giết người để chiếm đoạt tài sản hoặc để trả thù.
Khi đó các đối tượng có sự chuẩn bị trước về hung khí như dao, gậy, kiếm, mã tấu,
tuýp sắtmột số vụ các đối tượng còn sử dụng vũ khí quân dụng như súng, mìn
hoặc các loại vũ khí tự chế như súng bắn đạn ghém... và gần đây ở Hải Phòng và
các tỉnh biên giới phía Bắc còn xảy ra các vụ giết người mà đối tượng sử dụng súng
bút để thực hiện.
Đối với vụ án về các tội giết người không dự mưu, đó là các vụ án giết người
do có mâu thuẫn nhất thời trong đời sống sinh hoạt của con người ở các khu dân cư,
trường họp, cơ quan như xung đột khi có sự va chạm, lời nói xúc phạm thì
thường thủ phạm sử dụng các vật có sẵn trong người hoặc xung quanh khu vực phát
sinh xung đột (như gậy gộc, gạch đá, chai lọ, cốc thủy tinh, ghế ngồi...) để tấn công
nạn nhân. Các vụ án ở dạng này tuy gây hậu quả chết người hoặc không chết người
nhưng thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội cũng đơn giản.
82
3.1.2.3. Đặc điểm về nạn nhân
Nội dung của đặc điểm về nạn nhân có phạm vi rất rộng, bao gồm những
thông tin về nhân khẩu học, về bản chất xã hội của nạn nhân, những thông tin của
nạn nhân về điều kiện sống, về lối sống, về tâm lý cá nhân, về các quan hệ xã hội...
Trong phạm vi của chuyên đề, chúng tôi chỉ đề cập đến những nét phổ biến nhất về
quan hệ xã hội và tâm lý của nạn nhân làm xuất hiện động cơ, mục đích, điều kiện
để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
- Về hậu quả, giới tính của nạn nhân: Qua thực tiễn xử lý các vụ án về các tội
giết người thấy rằng 86% nạn nhân bị giết chết (22.166/25.688), 14% nạn nhân chỉ
bị thương tích (3.522/25.688). Có 73% nạn nhân là nam giới (18.727/25.688), 27%
là nữ giới (6.961/25.688).
- Về nghề nghiệp nạn nhân: Qua phân tích thấy có 45% là nông dân và công
nhân (11.524/25.688), 43% là người không có việc làm và nghề nghiệp ổn định
(11.072/25.688), 7% là học sinh, sinh viên (1.826/25.688), 5% là cán bộ, công chức
(1.266/25.688).
- Về quan hệ: Khoảng 61% số vụ giết người xảy ra là có mối quan hệ quen
biết nhau từ trước, cùng làm ăn, sinh sống, trong đó có cả những trường hợp là thân
nhân họ hàng. Trong những trường hợp này thì động cơ, mục đích giết người
thường là do thù tức, mâu thuẫn trong quan hệ sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có một
số ít trường hợp giết người với động cơ cướp của, hiếp dâm; Khoảng 39% số bị can
không quen biết với người bị hại. Giết người trong những trường hợp này là do mâu
thuẫn bột phát trong quan hệ xã hội, giết để cướp tài sản.
Về tâm lý: Nhiều trường hợp trong khi va chạm nạn nhân ít kiềm chế, lại có
lời nói xúc phạm làm kích động đối tượng gây án. Phần lớn số này là nam giới, số
nạn nhân nữ rất ít. Có những trường hợp nạn nhân là người có tâm lý mạnh, thiếu
bình tĩnh, thiếu kiềm chế trong khi va chạm, mong muốn dùng sức mạnh để giải
quyết, dẫn đến bị đối tượng giết.
- Về chất kích thích: Nhiều trường hợp do nạn nhân uống rượu, bia say, bị
kích thích mạnh dẫn đến thiếu bình tĩnh, không làm chủ được bản thân, dẫn đến có
lời nói, hành động xúc phạm đối tượng, có khi do nạn nhân đe dọa đánh hoặc đánh
đối tượng trước gây thương tích.
- Về khả năng tự vệ của nạn nhân: Đa số nạn nhân là nam giới, khỏe mạnh,
nhưng thời điểm bị tấn công phần lớn họ đều rơi vào thế bị động, khả năng chống
đỡ, phản kháng yếu. Trong khi đó, đối tượng gây án luôn luôn chủ động, có sự
83
chuẩn bị vũ khí, phương tiện gây án, trong một số trường hợp có đồng phạm hỗ trợ,
cản đường để sau khi gây án, đối tượng tẩu thoát.
3.1.2.4. Đặc điểm vể địa điểm, thời gian gây án
Đối với vụ án về các tội giết người, địa điểm, thời gian gây án có ý nghĩa hình
sự rất lớn đối với hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm chứng
minh làm rõ sự thật vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội. Địa điểm, thời gian
gây án có liên quan mật thiết với thủ đoạn gây án, diễn biến của vụ án, công cụ
phương tiện, hung khí và việc thủ phạm quyết định thực hiện hành vi phạm tội; nó
phản ánh đầy đủ đặc tính hành vi, nhân cách của đối tượng phạm tội cũng như
người bị hại trong các vụ án về các tội giết người.
Địa điểm gây án của người thực hiện hành vi phạm tội giết người rất đa dạng
và phức tạp. Thực tiễn quá trình thực hiện hoạt động THQCT các vụ án hình sự giết
người trong những năm qua cho thấy, tội phạm giết người có thể xẩy ra bất kỳ ở
đâu, nếu ở đấy có phát sinh mâu thuẫn, nhưng chủ yếu tập trung ở ngoài đường,
thôn xóm, ở một số quán ăn, nhà hàng, thậm chí ở trong nhà... Số vụ xảy ra ở ngoài
đường chiếm tỷ lệ cao, trong đó đa số nạn nhân và đối tượng có quen biết nhau
(75%), do có mâu thuẫn, thù oán từ trước, hung thủ biết quy luật đi lại, nên chặn
đường đánh nạn nhân, hoặc rủ đồng bọn chuẩn bị công cụ phương tiện ma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hanh_quyen_cong_to_trong_dieu_tra_cac_toi_giet.pdf