MỤC LỤC .1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.4
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.10
7. Kết cấu nội dung của luận văn.10
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN.11
1.1. Các khái niệm liên quan.11
1.1.1. Văn hóa .11
1.1.2. Di sản văn hóa.13
1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.15
1.1.4. Bảo tồn và phát huy.18
1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.19
1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .19
1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.21
1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách .21
1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên .22
1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên .23
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên.26
1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên .27
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền thống có thành tích bảo tồn phát huy
di sản VHCC: Mỗi huyện chọn 03 đội chiêng của 03 buôn.
- Phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ gắn với
môi trường diễn xướng VHCC.
- Tổ chức giao lưu VHCC giữa các buôn làng trong cộng đồng và giao lưu
VHCC giữa 3 cụm trong tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống trong nhà sinh hoạt cộng
đồng trở thành không gian diễn xướng VHCC.
- Thống kê, sưu tầm, lưu giữ các bài chiêng trong nghi lễ vòng đời người,
nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các DTTS tại chỗ bằng phương tiện hiện đại.
- Xuất bản sách và đĩa CD về kết quả bảo tồn, phát huy di sản VHCC Đắk
Lắk, giai đoạn 2012 - 2015 để phát hành sâu rộng trong đồng bào các DTTS Đắk
Lắk.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện đề
án, định hướng bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tiếp theo.
Kinh phí để thực hiện Nghị quyết giai đoạn này gần 49 tỷ đồng, bao gồm
Ngân sách nhà nước, Ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.
Giai đoạn 2016 – 2020, nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản
VHCC, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, tỉnh Đắk Lắk
đã ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh
46
về Bảo tồn, phát huy VHCC giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Nghị quyết cũng đã
đưa ra các hoạt động cụ thể trong giai đoạn này như sau [54]:
- Tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và đồng
bào các dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm gìn giữ, phát huy các
giá trị VHCC; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh và Trung
ương tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị
Không gian VHCC.
- Trang bị cồng chiêng, cấp trang phục truyền thống cho các nghệ nhân và
các đội chiêng có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị
VHCC.
- Mở lớp dạy đánh cồng chiêng, truyền dạy chỉnh chiêng, nhảy dân ca, dân
vũ, truyền dạy sử thi cho thế hệ trẻ.
- Phổ biến kiến thức và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về VHCC trong các
trường học, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú tỉnh.
- Phục dựng một số lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một của đồng bào
các DTTS tại chỗ.
- Phối hợp với các địa phương triển khai chính sách tôn vinh, đãi ngộ
khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào công tác bảo tồn VHCC; thống
kê, sưu tầm, ghi chép các bài chiêng cổ trong các nghi lễ truyền thống của người
DTTS tại chỗ; thống kê số lượng nghệ nhân dân gian biết đánh chiêng, chỉnh
chiêng, nhớ các bài chiêng cổ.
- Tổ chức giao lưu VHCC giữa các buôn làng cũng như giữa các cụm trong
tỉnh.
- Xuất bản sách và đĩa CD về công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản
VHCC giai đoạn 2016 – 2020.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị về bảo tồn, phát huy giá trị VHCC, đánh
giá kết quả thực hiện đề này và định hướng trong những giai đoạn tiếp theo.
47
Kinh phí để thực hiện Đề án giai đoạn này trên 10 tỷ đồng, bao gồm Ngân
sách nhà nước, Ngân sách địa phương và các nguồn vốn từ nguồn lực xã hội hóa.
Như vậy, nhằm bảo tồn, phát huy Không gian VHCC Tây Nguyên, UBND
tỉnh cùng với các sở, ban ngành đã xây dựng 3 Đề án qua 3 giai đoạn: 2007 –
2010; 2012 – 2015 và 2016 – 2020. Nhìn chung, các Đề án đều có các hoạt động
chung như: về công tác tuyên truyền, cấp chiêng, cấp trang phục; tổ chức các lớp
truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ; tổ chức giao lưu, liên hoan VHCC
các cấp, phục dựng các nghi lễ, lễ hội tạo môi trường diễn xướng cồng chiêng; tổ
chức hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề bảo tồn cồng chiêng, Việc triển khai
thực hiện các Đề án này nhằm mục tiêu lớn nhất là bảo tồn, phát huy giá trị
VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Không gian VHCC Tây Nguyên, tạo không gian diễn xướng VHCC, đồng
thời từng bước hình thành các điểm du lịch văn hóa gắn với các hoạt động biểu
diễn nghệ thuật dân gian tại một số di tích, danh thắng, UBND tỉnh Đắk Lắk đã
ban hành Chương trình số 4980/CTr-UBND về việc biểu diễn VHCC phục vụ
nhân dân và du khách năm 2017. Nội dung chương trình biểu diễn bao gồm: Tổ
chức biểu diễn các tiết mục thể hiện giá trị VHCC và nhạc cụ của các DTTS trên
địa bàn tỉnh; hòa tấu cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ của các DTTS; biểu diễn các
trích đoạn sử thi, trường ca; hát các thể loại trường ca, đối đáp, tình ca Tây
Nguyên, qua đó thể hiện sự phong phú, ấn tượng, đặc trưng của di sản.
2.2.1. Đánh giá thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Từ sau khi được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, chính quyền địa
phương các cấp đã thực hiện những chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
VHCC trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc thực hiện 3 đề án qua 3 giai đoạn: 2007
48
– 2010; 2012 – 2015; 2016 – 2020. Việc thực hiện các đề án này đã đạt được
một số kết quả nhất định sau:
Kết quả thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa công chiêng
tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010" đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Trong giai đoạn này, theo thống kê, tỉnh cũng mua, cấp 150 bộ cồng chiêng cho
150 nhà văn hóa cộng đồng ở các buôn vùng sâu, vùng xa và đến năm 2010, toàn
bộ 576 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong toàn tỉnh được cấp mỗi nhà một
bộ cồng chiêng... Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã tổ chức các cuộc thi, hội
diễn, liên hoan như: tổ chức 5 lần liên hoan VHCC cấp tỉnh, 15 cuộc liên hoan
dân ca - dân vũ, nhạc cụ dân tộc, hội diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức buôn
vui chơi, buôn ca hát, phục hồi các lễ hội truyền thống... Tỉnh cũng đầu tư kinh
phí mời các nghệ nhân là đồng bào dân tộc Ê-đê, Mnông truyền dạy đánh cồng
chiêng cho con em. Đây là những con số đáng ghi nhận bởi nạn chảy máu cồng
chiêng diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn trước [12].
Giai đoạn 2012 - 2015 được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phát huy những
thành tựu của giai đoạn trước. Giai đoạn này, mức kinh phí để thực hiện đề án
này là 49 tỷ đồng, gấp 7 lần so với đề án giai đoạn 1 cho thấy quyết tâm của các
nhà quản lý trong công tác bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk. Kết quả thực hiện đề án như sau: Mở 4 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng
cho con em đồng bào các DTTS tại chỗ tại các huyện Krông Pắc, Cư Kuin, Cư
M’gar và Lắk; 2 lớp truyền dạy chỉnh chiêng cho nghệ nhân người Ê-đê, M’nông
ở huyện Cư M’gar và TP. Buôn Ma Thuột; 1 lớp tập huấn công tác sưu tầm nghi
lễ - lễ hội cho 36 học viên là cán bộ văn hóa tại cơ sở; Trang bị cho đội chiêng
nữ buôn Trấp (huyện Krông Ana) 1 bộ chiêng Jho (kèm trống) và Nhà văn hóa
cộng đồng xã Ea Phê (huyện Krông Pắc) 1 bộ chiêng Ê-đê; Hỗ trợ kinh phí cho
15 đội chiêng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, [12]. Ngoài ra, ngành văn hóa có tổ
chức một số buổi giao lưu trình diễn cồng chiêng tại một số địa phương trong tỉnh
và toàn quốc do một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương mời tham gia Qua những
49
“đầu việc” đã thực hiện nói trên, chúng tôi cho rằng, việc triển khai thực hiện bảo
tồn, phát huy Di sản VHCC tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2015 đã đem lại những
hiệu quả thiết thực về việc bảo tồn, phát huy các giá trị VHCC của đồng bào các
dân tộc Đắk Lắk trong Không gian VHCC Tây Nguyên; góp phần giáo dục ý thức,
trách nhiệm cho mọi thành viên trong cộng đồng và toàn xã hội về việc giữ gìn có
hiệu quả Không gian VHCC Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế”.
Kế thừa những kết quả đạt được của giai đoạn trước, Đề án Bảo tồn
VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 3 (2016 – 2020) thể
hiện qua Nghị quyết 05/2016 tiếp tục được thực hiện với kinh phí trên 10 tỷ
đồng. Kết quả thực hiện Nghị quyết 05/2016 đạt được ở một số lĩnh vực như sau:
Về tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản VHCC
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan báo đài của
Trung ương và tỉnh để tổ chức tuyên truyền, quảng bá về di sản VHCC. Các cơ
quan, báo đài đã tích cực phối hợp đưa tin, bài, hình ảnh, phóng sự về di sản
VHCC trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, còn thực hiện treo
băng rôn, cờ phướn, phát tờ rơi, tuyên truyền trên bảng điện tử các cổng chào
của thành phố Buôn Ma Thuột. Tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề về di sản
VHCC trong các dịp lễ, sự kiện quan trọng của tỉnh, khu vực và toàn quốc. Xây
dựng nội dung để tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, Báo Đắk Lắk
và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, kết hợp hình thức chạy
chữ trên màn hình trong thời lượng phát sóng trên trang văn hóa – du lịch.
Chẳng hạn, tại huyện Lắk, Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát sóng trên Đài Truyền thanh và
Truyền hình huyện, Đài truyền thanh cơ sở theo định kỳ 1 tuần/1 lần; chuyển,
phát các sách báo giới thiệu về văn hóa dân tộc tới từng thôn, buôn trên địa bàn
[55, tr.3].
50
Ngoài những hình thức trên còn giới thiệu, quảng bá nội dung, chương
trình biểu diễn cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách trên Tạp chí Du lịch,
Trang Thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, Trang Thông tin điện tử của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk,
Bảo tàng tỉnh, Ban Quản lý di tích tỉnh và tổ chức quảng bá trên mạng xã hội
như: facebook, zalo, youtube, bước đầu đã truyền tải được thông tin về
Chương trình đến với đông đảo nhân dân và du khách biết để đến xem, cổ vũ
chương trình.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đạt được những ảnh
hưởng nhất định trong việc khơi gợi ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc của thế hệ trẻ
là người DTTS tại chỗ, những thế hệ kế cận nắm giữ linh hồn của Không gian
VHCC Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo và tương lai.
Kết quả PVS tại địa bàn cũng cho thấy “Khi xem trên truyền hình, có
phát nhiều chương trình giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên, thấy cồng chiêng
Tây Nguyên được nhiều người biết đến, kể cả người nước ngoài cũng thích thú
em thấy rất đáng tự hào. Tự hào hơn khi em là một trong những thanh niên trẻ
còn biết đánh chiêng” (PVS, Nam, Ê-đê, 23 tuổi, buôn Ea Bông, xã Cư Eabuor,
TP. Buôn Ma Thuột).
Đồng thời, công tác tuyên truyền cũng đạt được thành công nhất định khi
thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước, của người dân địa phương
đối với loại hình nghệ thuật này.
Xuất bản sách và đĩa hình: Việc xuất bản sách, đĩa CD về nội dung hoạt
động bảo tồn, phát huy di sản VHCC để phát hành đến buôn của người DTTS tại
chỗ. Tiến hành tổ chức quay phim, chụp ảnh, ghi hình, làm phim phóng sự trong
những lần tổ chức phục dựng, trình diễn nghi lễ, lễ hội truyền thống của các
DTTS, liên hoan VHCC ở tỉnh, khu vực và quốc tế để in ấn, xuất bản sách, đĩa
CD, tiếp tục thực hiện trong thời gian tới [55, tr.6].
51
Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo: Năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch có tham luận “Bảo tồn, phát triển giá trị di sản văn hóa công chiêng Tây
Nguyên – Nhìn từ thực tiễn Đắk Lắk” tại Hội nghị tổng kết Hoạt động ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Năm
2018, Sở đã tham gia Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn
hóa công chiêng Tây Nguyên” trong hoạt động của Festival VHCC Tây Nguyên
do tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về
bảo tồn phát huy giá trị của di sản VHCC tại tỉnh Đắk Lắk để đánh giá kết quả
thực hiện đề án, định hướng bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tiếp theo [55, tr.6].
Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa và cần thiết khi VHCC được đưa ra bàn
luận, tìm những hướng đi mới phù hợp nhằm bảo tồn trong bối cảnh có nhiều sự
biến đổi về kinh tế, xã hội, khi mà các giá trị dân tộc dần mờ nhạt thay vào đó là
giá trị văn hóa hiện đại và thu hút giới trẻ hơn. Qua các hội thảo, hội nghị cũng
là dịp để các nhà quản lý, các nhà khoa học đánh giá lại những chính sách đã và
đang triển khai thực hiện, chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế để có
những đề xuất nhằm khắc phục, điều chỉnh những hạn chế đó của chính sách, để
chính sách đến gần hơn với chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông, Gia rai,
Xơđăng trên địa bàn tỉnh.
Về việc trang bị cồng chiêng và trang phục truyền thống
Từ 2016 – 2018, tỉnh đã cấp 18 bộ cồng chiêng các loại cho những đội
chiêng có nhiều thành tích tiêu biểu ở các buôn làng của người Ê-đê, Mnông,
Gia rai nhằm khích lệ, động viên tinh thần các nghệ nhân đánh chiêng cũng như
nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản
VHCC trong cộng đồng. Năm 2017, tỉnh đã cấp 6 bộ chiêng cho người Ê-đê; 1
bộ chiêng Mnông và 1 bộ chiêng Gia rai. Năm 2018, cấp 7 bộ chiêng Ê-đê, 2 bộ
chiêng Mnông và 1 bộ chiêng Gia rai. Hiện nay, tỉnh có 700 đội cồng chiêng ở
các buôn làng, trong đó có 200 đội cồng chiêng thanh thiếu niên. [55, tr.2]
52
Theo báo cáo thống kê về việc tiếp nhận và sử dụng chiêng trên địa bàn
các huyện, thị xã, thành phố do Phòng Văn hóa và Thông tin cung cấp, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế ngẫu nhiên ở
một số buôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 cho thấy, việc tiếp nhận và sử
dụng chiêng đã đem lại hiệu quả tích cực. Số chiêng được cấp đã góp phần đáp
ứng được nhu cầu, nguyện vọng của bà con, giải quyết được nhu cầu khó khăn
(không phải thuê mướn) tiếp tục duy trì tập luyện, mở lớp truyền dạy đánh
chiêng cho các nghệ nhân trẻ tuổi, để tiếp tục kế thừa những nghệ nhân đã lớn
tuổi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia hội thi, hội diễn, liên hoan ở
tỉnh, khu vực, góp phần bảo tồn, phát huy VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.
Về trang phục: Từ năm 2017 – 2018, tỉnh đã cấp 277 bộ trang phục truyền
thống của người Ê-đê, Mnông, Gia rai cho các đội chiêng, đội văn nghệ ở các
buôn có nhiều thành tích, cống hiến trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy di
sản VHCC [55, tr.2]. Hoạt động này nhằm tạo động lực để các đội chiêng, đội
văn nghệ chủ động hơn trong việc tập luyện hoặc tham gia vào các hoạt động
giao lưu, biểu diễn tại cộng đồng cũng như trong và ngoài tỉnh, khu vực, quốc tế
góp phần bảo tồn di sản không gian VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
“Em thấy rất vui khi đội chiêng buôn Ea Bông được cấp chiêng và
trang phục biểu diễn. Ai cũng vui mừng và chăm chỉ luyện tập hơn
khi có được sự quan tâm của Nhà nước” (PVS, Nam, 25 tuổi, Ê-đê,
buôn Ea Bông, xã Cư Eabur, TP. Buôn Ma Thuột).
Những hoạt động này tạo động lực để các chủ thể văn hóa mà cụ thể là
các nghệ nhân, các đội chiêng tích cực, có niềm tin vào Đảng, chính quyền, tạo
sự hưng phấn của họ trong việc giữ gìn và phát huy VHCC.
Truyền dạy cồng chiêng và sử thi
Năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện văn
hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam và UBND huyện Cư M’gar tổ chức mở lớp và
53
mời nghệ nhân truyền dạy sử thi và nghệ thuật hát kể sử thi (kể khan) cho con
em đồng bào dân tộc Ê-đê ở xã Ea Tul nhằm trao truyền cho thế hệ trẻ. Hàng
năm, Sở đều đặn tổ chức mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, kỹ năng thẩm âm,
chỉnh chiêng. Từ năm 2017 – 2018, Sở đã tổ chức được 4 lớp truyền dạy đánh
cồng chiêng cho hơn 80 con em đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Krông
Bông và huyện Cư Kiun nhằm phát hiện những nghệ nhân có năng khiếu khả
năng thẩm âm các loại chiêng, kỹ năng sử dụng chiêng để kế thừa các nghệ nhân
đã lớn tuổi. Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tổ chức được 2 lớp truyền dạy kỹ năng
biết đánh cồng chiêng cho gần 100 học viên hiện đang làm công tác bảo tồn di
sản văn hóa trên địa bàn tỉnh [55, tr.3]. Tại các huyện, thị xã, thành phố đã tổ
chức được 41 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho con em người DTTS tại chỗ.
Cụ thể, thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức 3 lớp với 90 học viên tham gia; 1 lớp
truyền dạy năng lực đánh chiêng, chỉnh chiêng cho các nghệ nhân; Buôn Hồ tổ
chức được 3 lớp; Krông Năng tổ chức 1 lớp; Cư Kuin tổ chức được 3 lớp; Cư
M’gar tổ chức được 9 lớp; Krông Pắc tổ chức được 15 lớp truyền dạy [55, tr.3].
Kết quả khảo sát về công tác truyền dạy cồng chiêng ở thành phố Buôn
Ma Thuột cho thấy, vào giữa tháng 6-2018, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du
lịch TP. Buôn Ma Thuột đã mời Nghệ nhân Y Hiu Niê Kdăm (phường Ea Tam)
mở lớp dạy đánh chiêng cho các em thanh thiếu nhi nhân dịp hè.
Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố cho rằng, “trên địa bàn
hiện còn rất ít người có khả năng truyền dạy đánh cồng chiêng mặc dù người
biết đánh vẫn còn khá nhiều vì các nghệ nhân được xem là giỏi thì ngoài việc
đánh được nhiều bài chiêng còn phải đánh được nhiều vị trí trong dàn chiêng
nên rất khó đủ năng lực để truyền dạy, phải là người sử dụng cồng chiêng ở
trình độ cao”.
Nghệ nhân Y Bây Kbuôr (buôn Kmrơng A, xã Ea Tu) cũng thể hiện sự
hào hứng khi được tham gia vào các lớp truyền dạy cồng chiêng “Tham gia lớp
học, tôi cảm thấy rất vui vì được mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về nghệ
54
thuật diễn tấu cồng chiêng. Ngoài việc được trao đổi các kỹ năng đánh cồng
chiêng, chỉnh chiêng, tôi và các nghệ nhân khác đã học được cách truyền dạy
bài bản hơn cho lớp trẻ ở buôn làng mình”.
Nhìn chung, với các nghệ nhân, được tham gia lớp truyền dạy năng lực
đánh chiêng là một niềm vui lớn bởi sau lớp truyền dạy này, họ có thêm vốn
kinh nghiệm để mạnh dạn dạy đánh chiêng cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn văn
hóa truyền thống của dân tộc trước nguy cơ mai một. Bởi trên thực tế, không
phải nghệ nhân biết đánh cồng chiêng nào cũng truyền dạy được. Đơn cử như ở
buôn Ea Bông hiện vẫn còn một số nghệ nhân biết đánh cồng chiêng nhưng
không có ai có thể truyền dạy một cách bài bản.
Theo báo cáo thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Buôn
Ma Thuột cũng cho thấy, hiện nay với sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước cùng
với các phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Chương trình
xây dựng nông thôn mới, phường - xã đạt chuẩn văn minh đô thị... đã góp phần
đáng kể để sinh hoạt VHCC hồi sinh. Ở những buôn người DTTS tại chỗ như:
buôn Buôr (xã Hòa Xuân), buôn Kbur, buôn Ea Tour, buôn.. đều có đội
chiêng và tiếng chiêng thường xuyên rộn rã giữa buôn làng. Những buôn khác
như buôn Kô Tam (xã Ea Tu), buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi), buôn Kô
Sier (phường Tân Lập), buôn Ky (phường Thành Nhất),... đến nay đã có 2 - 3
đội chiêng, cả già lẫn trẻ sẵn sàng tham gia những cuộc liên hoan, giao lưu
VHCC các cấp, trong nước cũng như quốc tế. Hơn thế, người dân ở đây đã biết
phát huy chúng để làm du lịch (homestay) như buôn Kô Tam, buôn Akô Dhông
vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vừa tạo không gian và điều kiện cho
cồng chiêng lan tỏa, thăng hoa. Cũng theo số liệu thống kê của Phòng, trong 33
thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ sinh sống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
hiện có khoảng 20 đội chiêng đủ năng lực diễn tấu và truyền dạy cho thế hệ tiếp
nối. Ngoài ra có 14 đội chiêng trẻ, có khả năng diễn tấu thuần thục một số bài
chiêng cổ và mới trên dàn chiêng tre (Ching Kram), cũng như đảm đương được
55
một số vị trí trong dàn chiêng đồng [47, tr.2].Trong giai đoạn này, đa mở ba lớp
truyền dạy cồng chiêng cho con em người DTTS tại chỗ. Đây là một trong
những hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, giai đoạn 2016 –
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tại huyện Lắk, nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Mnông, các hoạt động bảo
tồn VHCC cũng được đẩy mạnh. Công tác đào tạo, truyền thụ VHCC cho thế hệ
trẻ trong cộng đồng người Mnông được chính quyền, các phòng ban huyện Lắk
rất quan tâm. Giai đoạn từ 2010 – 2015, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lớp truyền dạy cồng
chiêng cho thế hệ trẻ tại buôn Jiê Yuk thu hút 45 học viên với 2 nghệ nhân thay
nhau truyền dạy. Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin còn phối hợp với
UBND xã Đắk Phơi đưa đoàn nghệ nhân của buôn Jiê Yuk tham gia liên hoan
đội chiêng trẻ và sử dụng nhạc cụ tre, nứa các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk năm
2015 (tổ chức vào ngày 29/7/2015 tại huyện Buôn Đôn). Trong năm 2015, tổ
chức được 1 lớp dạy đánh chiêng gồm 36 học viên cho các thanh thiếu niên có
độ tuổi từ 15 – 25 tuổi tại buôn Jiê Yuk (khai giảng vào 24/7/2015) với thời gian
1 tháng. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa bởi văn hóa phải được trao truyền giữa các thế hệ mới tồn
tại được qua thời gian [43, tr.3].
Thực hiện theo đề án “Bảo tồn không gian văn hóa công chiêng tỉnh Đắk
Lắk”, hàng năm Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cấp kinh phí khoảng 10
triệu đồng cho buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi) nhằm bảo tồn giá trị VHCC của buôn
cũng như hỗ trợ đoàn nghệ nhân cồng chiêng của buôn. Đây là sự hỗ trợ thiết
thực nhất vì đội chiêng buôn Jiê Yuk thường xuyên đi lưu diễn trong và ngoài
tỉnh, tốn kém kinh phí để duy trì, tập luyện và truyền dạy (PVS, Nam, 36 tuổi,
Cán bộ Văn hóa xã Đắk Phơi, huyện Lắk).
56
Theo báo cáo thống kê mới nhất cho thấy, Từ năm 2010 – 2018, UBND
huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cấp 20 bộ chiêng và
30 bộ trang phục truyền thống cho 06 buôn của 5 xã thuộc huyện Lắk (Krông
Nô, Nam Ka, EaRbin, Đắk Phơi, Đắk Liêng). Phòng Văn hóa và Thông tin
huyện đã phối hợp với Phòng Nghiệp vụ Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tổ chức được 09 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho người DTTS trên
địa bàn các xã, thị trấn. Thu hút hơn 150 học viên tham gia. Đây là lớp học được
tổ chức với mục đích chuyển giao kỹ năng sử dụng cồng chiêng giữa thế hệ cha
anh cho thế hệ trẻ [56, tr.3].
Ngoài ra, UBND huyện còn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đưa đoàn nghệ nhân tham gia các hoạt động chính trị của tỉnh như: Tham dự
lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV, năm 2015 tại TP. Buôn Ma Thuột;
tham gia Lễ hội Văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam, Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội. Từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bảo
tồn và giữ gìn hơn nữa các di sản của dân tộc mình; tham dự Liên hoan Đội
chiêng trẻ và sử dụng nhạc cụ tre, nứa do tỉnh tổ chức. Đây là sân chơi bổ ích
cho các đội chiêng trẻ và các đội văn nghệ được biểu diễn, thể hiện tài năng của
mình để nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động góp phần
bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc [56, tr.4].
Hiện nay, huyện đã thành lập được 3 đội chiêng [56, tr.4]:
+ Đội chiêng buôn Jiê Yuk xã Đắk Phơi thường xuyên tổ chức tập luyện
và tham gia các hội diễn tại tỉnh và toàn quốc, dành được nhiều bằng khen và
huy chương về cho huyện.
+ Đội chiêng của buôn Jun và buôn Lê của thị trấn Liên Sơn gồm 22 nghệ
nhân chuyên phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Đội chiêng của buôn cổ Mliêng xã Đăk Liêng được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chọn đầu tư xây dựng là buôn để bảo tồn buôn văn hóa truyền
thống dân tộc Mnông R’lâm tại huyện Lắk trong đó có bảo tồn không gian
57
VHCC tạo điều kiện thuận lợi lớn cho việc bảo tồn, giữ gìn phát huy di sản
không gian VHCC.
Nhìn chung, công tác bảo tồn VHCC trên địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn
huyện Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng đã đạt được những thành tựu
nhất định, có đóng góp không nhỏ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị
VHCC Tây Nguyên.
Trình diễn nghi lễ gắn với hoạt động lễ hội nhằm tạo không gian VHCC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành
địa phương trong tỉnh tổ chức trình diễn một số lễ hội truyền thống của người
dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, phối hợp với UBND huyện
Cư M’gar tổ chức trình diễn nghi lễ cúng cầu mưa; thành phố Buôn Ma Thuột tổ
chức Lễ kết nghĩa anh em của người Ê-đê trong khuôn khổ của hoạt động Lễ hội
Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 (2017), lần thứ 7 (2019) tại buôn Ako Dhong
và Liên hoan VHCC năm 2017 với sự tham gia của trên 200 nghệ nhân đến từ
Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng [55, tr.3].
Năm 2018, xây dựng kế hoạch tổ chức phục dựng Lễ mừng lúa mới của
người Gia Rai tại buôn Dang, xã Ea H’leo, huyện Ea H’Leo. Bảo tàng tỉnh đã tổ
chức phục dựng Lễ cúng ché tại buôn Tai, xã Krông Jing, huyện M’Drắk. Hàng
năm, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao các dân
tộc, tổ chức liên hoan VHCC, ngày hội văn hóa thể thao cấp xã, trong các hoạt
động đó lồng ghép tổ chức các hoạt động diễn tấu cồng chiêng gắn với các nghi
thức, nghi lễ lễ hội của các dân tộc tại chỗ như: Lễ cúng bến nước, lễ cúng lúa
mới, lễ mừng cơm mới, lễ cúng sức khỏe, Lễ cầu mùa, nghi lễ đám cưới, lễ
trưởng thành, lễ hội đua voi, đua thuyền độc mộc,.... Từ năm 2016 – 2018, các
huyện, thị xã đã tổ chức được 118 nghi thức, nghi lễ và ngày hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_bao_ton_van_hoa_cong_chieng_ta.pdf