MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Cán bộ xã và chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội 9
1.2. Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội – quan niệm, nội dung 31
Chương 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 34
2.1. Thực trạng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội 34
2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 55
3.1. Phương hướng thực hiện tốt chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015 55
3.2. Giải pháp chủ yếu 62
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 90
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ được nâng cao chất lượng và việc sắp xếp bố trí cán bộ ở cơ sở cũng được thuận lợi. Qua quá trình triển khai ở cơ sở cho thấy, đã khắc phục được một bước khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng địa phương, tâm lý trì trệ của một số cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ. Đối với một số đơn vị yếu kém, việc luân chuyển cán bộ về cơ sở đã góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết tình hình mất ổn định kéo dài, kinh tế kém phát triển, công tác cán bộ trì trệ, nội bộ lãnh đạo mất đoàn kết nghiêm trọng, vấn đề đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhân dân mất lòng tin vào đảng uỷ, chính quyền.
+ Về chính sách bảo đảm lợi ớch vật chất và động viờn tinh thần đối với cán bộ xã: Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố không ngừng quan tâm thực hiện các chính sách chăm lo đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố nói chung, cán bộ xã nói riêng. Các cuộc họp của Thường vụ Thành ủy, Hội đồng nhân dân thường dành nội dung cho việc bàn, giải quyết chế độ, chính sách cho các loại đối tượng, chẳng hạn đối với những cán bộ đã nghỉ hưu, các cán bộ xã, phường, thị trấn làm việc lâu năm đến khi nghỉ nhưng không có chế độ hưu, không được đóng bảo hiểm... Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ tiền lương, từ hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ việc sang hưởng chế độ hưu trí, đã tạo sự an tâm phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức xã.
Những kết quả của việc áp dụng chính sách cán bộ xã nói trên và sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ xã đã tác động tốt đến tình hình kinh tế- xã hội của Thành phố. Đội ngũ cán bộ xã của Hà Nội đã phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, tích cực, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện pháp lệnh dân chủ, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn của Thành phố. Đó cũng chính là những đóng góp trực tiếp mang ý nghĩa quan trọng của chính sách cán bộ nói chung và chính sách đối với đội ngũ cán bộ xã nói riêng của thành phố Hà Nội.
* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta coi hoạt đông kiểm tra, giám sát vừa là chức nằng, vừa là một nội dung lãnh đạo, Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố luôn coi trọng coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách cán bộ xã ở Hà Nội. Quy trình lãnh đạo của một cấp ủy đảng thường được chia thành ba khâu chủ yếu: Ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết đinh đó. Công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách không nằm ngoài quy trình đó. Các cấp ủy Thành phố luôn coi kiểm tra không chỉ không chỉ là khâu cuối cùng của quy trình đó mà nó đan xen vào tất cả các khâu, tạo nên sự hoàn thiện của cả quy trình chính sách cán bộ. Do đó, Thành ủy luôn coi trọng công tác kiểm tra việc thực hiện các chính sách.
Khi ban hành chính sách, các cấp ủy đảng của Thành phố đều lên kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong từng giai đoạn nhất định đều có chủ trương sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Cấp trên kiểm tra cấp dưới, các tổ chức giám sát theo luật định.
Trong giao việc cho cán bộ thường trú trọng trách nhiệm đi đôi với quyền hạn, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng để quy trách nhiệm rõ ràng. Trong thực tế đã từng xảy ra những trường hợp giao việc không rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn, cho nên khi việc làm thất bại không biết đổ lỗi cho ai, hoặc trách nhiệm lớn nhưng quyền hạn không tương xứng nên cán bộ không có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.
Thông qua kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn mà các chính sach cán bộ của thành phố Hà Nội được thực hiện tốt hơn, ngày càng được hoàn thiện hơn, đặc biệt là ở Hà Nội không xảy ra những sự việc đáng tiếc về vi phạm chính sách cán bộ như ở một số địa phương khác.
2.1.2. Khuyết điểm
Bên cạnh những ưu điểm và kết quả thu được, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở Hà Nội còn một số khuyết điểm, hạn chế đáng chú ý sau:
- Chính sách cán bộ nói chung và chính sách đối với đội ngũ cán bộ xã nói riêng của Hà Nội chưa mang tính đồng bộ, hệ thống cao, còn mang tính giải pháp tình thế. Trong chu trình hoạch định của một số chính sách còn thiếu khoa học, thiếu tính thực tiễn, vừa thiếu tính bao quát vừa thiếu tính cụ thể cho từng đối tượng và đặc thù từng địa phương, cơ sở.
- Việc thể chế hoá chủ trương, định hướng của Đảng về chính sách cán bộ thành các văn bản, chế tài cụ thể chưa kịp thời, chưa đồng bộ (chẳng hạn chính sách về luân chuyển cán bộ).
- Trong hệ thống chính sách, nội dung một số văn bản còn chồng chéo, chưa thống nhất (giữa các cấp ban hành), thậm chí có mâu thuẫn ngay trong quy định về một nội dung (như cách tính thời gian tham gia công tác, đóng bảo hiểm xã hội...đối với cán bộ ở cơ sở).
- Chính sách quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở Hà Nội đã được triển khai rộng rãi, tiến hành ở các cấp, ngành, địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, hiệu quả công tác này chưa cao, còn nặng về hình thức. Nhiều nơi còn coi luân chuyển cán bộ là bài toán chỗ đứng cho cá nhân cán bộ chứ không vì tổ chức, không vì nhiệm vụ. Mặt khác, chúng ta chậm phát hiện và khắc phục những mâu thuẫn tiêu cực trong công tác cán bộ. Một số cấp ủy xã chưa có kế hoạch dài hơi trong chính sách quy hoạch cán bộ, chưa kết hợp quy hoạch với bố trí sử dụng cán bộ, cho nên cử cán bộ đi học không đúng đối tượng. Có người đi học về không được sắp xếp công việc phù hợp, xã lại tiếpp tục cử đi học một lớp khác đê phân công công tác, trong khi ở vị trí công tác đó lại có cán bộ chưa được đào tạo đảm nhiệm. Làm như vầy sẽ lãng phí tiền của Nhà nước, mất thời gian của cán bộ, gây tâm lý chán nản cho cán bộ. Việc bố trí cán bộ ở các xã hiện nay còn có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, chúng ta chưa thiết lâp được hệ thống cơ sở trường lớp với chương trình, nội dung đào tạo thống nhất đáp ứng yêu cầu về kiến thức, trình độ cho đối tượng cán bộ này. Công tác đào tạo cán bộ cơ sở còn mang tính tình thế, chắp vá, tuỳ thuộc vào sự mạnh hay yếu của từng địa phương.
- Chính sách bố trí, sử dụng cán bộ chưa có những quy định chặt chẽ, ràng buộc, chế tài xử lý những hiện tượng tiêu cực từ chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, bản vị, ích kỷ, hẹp hòi...: “đẩy đi”đào tạo, quy hoạch đào tạo nhưng không bố trí tương xứng hay “bắt buộc” luân chuyển...
- Việc bố trí sử dụng cán bộ ở một vài cơ sở vẫn còn hiện tượng chưa đúng người, đúng việc, đôi khi vẫn là vì người mà tìm việc chứ không phải vì việc tìm người. Chính sách luân chuyển cán bộ đối với cán bộ ở xã hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập. Việc luân chuyển cán bộ từ huyện về xã chỉ là để cất nhắc tiếp, xã chỉ là nơi trú chân của cán bộ, là bước đệm để cán bộ vươn lên các vị trí khác cao hơn. Một số cán bộ luân chuyển chỉ được mấy tháng, chưa đủ thời gian để thể hiện những đóng góp của mình, chưa có gì để nhận xét đánh giá. Cơ sở đang bình yên, cấp trên thực hiện luân chuyển cán bộ, đưa cán bộ huyện về làm xáo trộn cơ sở. Sau một thời gian làm quen với cơ sở, huyện lại cất nhắc cán bộ này lên một vị trí công tác mới, để lại cho cơ sở mọi sự dở dang. Hoặc có những trường hợp, cán bộ được luân chuyển về cơ sở nhưng với suy nghĩ đây chỉ là trạm dừng chân của mình nên không có đóng góp gì cho cơ sở.
- Chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài thời gian qua đã được Thành phố rất quan tâm, ban hành các văn bản về chính sách thu hút và sử dụng các sinh viên giỏi, thủ khoa xuất sắc, các tài năng trẻ, các cán bộ có năng lực cống hiến chho sự nghiệp phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, kết quả đạt được không được như mục tiêu đề ra, thậm chí là quá ít. Đây cũng chính là một vấn đề Thành phố cần xem xét và điều chỉnh chính sách cho phù hợp hơn.
- Chính sách quản lý, sử dụng cán bộ còn nhiều vấn đề phải bàn, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trong công tác cán bộ chưa rõ ràng, dẫn đến chuyện “thành tích của tôi, khuyết điểm của chúng ta”.
- Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã trước đây và cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đã được Thành ủy, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều nghị quyết, văn bản đó đề ra chế độ, chính sách đãi ngộ, ưu đãi đối với cán bộ xã, đặc biệt là có chính sách thu hút các sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở xã. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã chưa thật sự thoả đáng.
Thứ nhất, về chế độ tiền lương: Việc quy định mức lương (hay mức sinh hoạt phí trước đây) của cán bộ cấp xã được dựa theo nguyên tắc: lương bí thư, chủ tịch cấp xã tương đương mức lương trưởng, phó phòng cấp huyện; các chức danh sau đó được xếp thấp dần, tương ứng với vị trí chức vụ.
Theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP, của Chính phủ và thông tư liên tịch số 204/2004/TTLT-BNV-BTC, thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH của các bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động thương binh và xã hội, quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn thì chế độ tiền lương cho cán bộ chuyên trách ở cơ sở được quy định như sau:
Bí thư đảng uỷ (dù có bằng cấp hay không có bằng cấp chuyên môn) đều được xếp bậc 1 với hệ số mức lương là 2,35 (tương đương một cán bộ có trình độ đại học, được xếp ngạch chuyên viên bậc 1 với hệ số mức lương là 2,34).
Các cán bộ giữ chức vụ bầu cử, cứ sau 5 năm (đủ 60 tháng) hết nhiệm kỳ 1, được trúng cử làm việc tiếp nhiệm kỳ 2, thì từ tháng thứ 61 trở đi được hưởng lương bậc 2 theo bảng lương quy định.
Sự bất cập ở đõy là: Người có bằng cấp và người không có bằng cấp đều được hưởng lương hệ số như nhau; người công tác ở xã có diện tích lớn, số dân đông, địa bàn phức tạp hoặc có nguồn thu ngân sách khác nhau đều được ưởng lương như nhau.
Sau 5 năm (đủ 60 tháng) trúng cử ở nhiệm kỳ 2 mới được nâng bậc lương, bậc 2 đồng thời cũng là bậc cuối cùng trong bảng lương (không có các bậc lương tiếp theo).
Sau hai nhiệm kỳ bầu cử (10 năm sau), lương của cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử sẽ thấp hơn lương công chức chuyên môn có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên công tác (và công chức chuyên môn được nâng bậc lương thường xuyên (2 năm/bậc đối với ngạch cán sự, 3 năm/bậc đối với ngạch chuyên viên) còn cán bộ chuyên trách thì 5 năm/bậc. Trong khi đó cán bộ chuyên trách là những người giữ chức vụ chủ chốt, trách nhiệm nặng nề hơn nhiều so với công chức chuyên môn.
Bảng lương của công chức cơ sở xếp theo bằng cấp chuyên môn cũng phát sinh bất hợp lý, và ở cấp xã mỗi chức danh công chức thường chỉ có một người đảm nhiệm, nên không thể căn cứ bằng cấp mà phân công công việc được...
Thứ hai, về chế độ phụ cấp:
Một số chế độ phụ cấp của cán bộ xã chưa có quy định hoặc có quy định nhưng chưa thực hiện được (chẳng hạn như 10% phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã phường, thị trấn). Chế độ tiền lương, phụ cấp nói chung còn thấp, thiếu công bằng giữa các đối tượng (giữa cán bộ chuyên trách- công chức- cán bộ không chuyên trách, giữa cấp trưởng- cấp phó...), thu nhập chính đáng từ lao động của cán bộ chưa thực sự đáp ứng cuộc sống của gia đình họ.
Thứ ba, về chế độ bảo hiểm xã hội:
Chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 thiên về nguyên tắc “đóng - hưởng”, chưa chú ý kết hợp với chính sách xã hội, tuổi về hưu và năm công tác của cán bộ, công chức cấp xã làm cho cán bộ, công chức cơ sở khó có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp cán bộ chuyên trách cấp xã không được tái cử, không liên tục đảm nhiệm công việc chuyên trách và không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì chưa có chính sách giải quyết chế độ hợp tình, hợp lý.
Một vấn đề nữa tạo tâm lý tính toán, ngại học tập trong một bộ phận cán bộ, đó là nội dung kiến thức học của các chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính, chuyên viên, cán sự, chính quyền cơ sở, bồi dưỡng chủ tịch xã, phường...còn nhiều trùng lắp, chồng chéo. Hoặc nhiều học viên tham gia lớp đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường tại Trường quân sự do Trường Đào tạo cán bộ của Thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô mở, song khi ra trường họ lại chỉ được cấp bằng chỉ huy trưởng quân sự, không được bằng trung cấp lý luận chính trị. Hoặc có học viên vừa học trung cấp lý luận chính trị ra trường về lại được cử đi học lớp chỉ huy trưởng quân sự.
Cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị phục vụ hoạt động đang trong tình trạng mạnh ai người ấy làm, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi ngày càng xa.
* *
*
Tóm lại, việc thực hiện chính sách cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua có thể khẳng định là đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống các chính sách của Thành phố đối với cán bộ, công chức nói chung cũng như đối với cán bộ, công chức xã nói riêng đã tạo được những bước chuyển biến tiến bộ đáng kể, trong đó có những đột phá. Những ưu điểm đó đã góp phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã ở thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở Hà Nội còn một số khuyết điểm, hạn chế, nhất là về tính đồng bộ, chiến lược và hệ thống hệ thống chính sách đãi ngộ. Một số chính sách chưa thể hiiện được vai trò là động lực, là đòn bầy thúc đẩy sự cố gắng cống hiến của cán bộ, chưa khuyến khích thu hút được các cán bộ giỏi, chưa kích thích được sự sáng tạo trong công việc của họ. Đặc biệt là chính sách tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội hiện nay đối với cán bộ xã rất cần sự điều chỉnh cho phù hợp. Những khuyết điểm, hạn chế đó đang cản trở không nhỏ hiệu quả các mặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã và sự phấn đấu vương lên của bản thân đội ngũ cán bộ này.
2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm
2.2.1. Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân của ưu điểm
- Để đạt được những ưu điểm trong thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở Thành phố Hà Nội là do những năm qua sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự hoạt động tích cực của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp Thành phố, sự đóng góp tích cực của các sở, ban, ngành Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và những thành tựu hơn 20 năm đổi mới của Đất nước tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, phấn đấu trưởng thành. Đảng ta đã ban hành được các nghị quết quan trọng về cán bộ và chính sách cán bộ. Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới một cách thiết thực, phù hợp với chính sách chung, bám sát tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ Thủ đô. Để thực hiện được công tác cán bộ, đặc biệt là chính sách cán bộ trước hết Thành phố xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tạo tiềm lực kinh tế để giải quyết những vấn đề khác. Thành ủy luôn quan tâm chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn, tìm tòi những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, phát huy.
- Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bản thân đội ngũ cán bộ, công chức xã nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội, vượt qua những rào cản, bất cập về chính sách để hoàn thành tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, là dây chuyền của bộ máy, xứng đáng với sự tin tưởng giao phhó của cấp trên và sự tín nhiệm của nhân dân.
* Nguyên nhân của khuyết điểm
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn dẫn đến việc triển khai thực hiện chính sách ở một vài cơ sở không kịp thời, còn vướng mắc, chồng chéo, thiếu đồng bộ, không được nhân dân đón nhận. Một số cán bộ “sống lâu lên lão làng”, không chịu khó học tập tiếp nhận kiến thức mới, bảo thủ, trình độ của bộ phận cán bộ này chưa đáp ứng yêu cầu công việc, do đó khi tiếp nhận các chính sách, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên không nhất quán dẫn đến hiểu sai chính sách, tổ chức thực hiện không đúng, không thấu tình đạt lý..
Công tác tuyên truyền, quán triệt chính sách có lúc, có nơi chưa được sâu rộng và thường xuyên, việc học tập thiếu nghiêm túc, tổ chức triển khai thực hiện chưa đầy đủ dẫn đến một số đơn vị, địa phương mắc sai lầm, thiếu sót, thậm chí có hiện tượng tiêu cực trong thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở. Việc tiếp thu, nghiên cứu chính sách trước khi thực hiện chưa sâu, chưa kỹ do chủ quan nên quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.
- Một số nơi triển khai thực hiện chính sách rập khuôn, máy móc thiếu những giải pháp sát hợp, sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện, tính chất đặc thù của xã mình nên hiệu quả từ việc thực hiện chính sách không cao.
- Các cơ quan chức năng làm chính sách chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách một cách có hệ thống, đồng bộ. Chính sách cán bộ từ Trung ương đến cơ sở còn bị động, sự vụ, mang tính thời vụ, giải pháp tình thế, chưa có tính ổn định lâu dài, ít kiểm tra, tổng kết. Bản thân những người làm công tác chính sách ít, thậm chí là chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phần vì các cấp lãnh đạo, quản lý còn coi nhẹ công tác chính sách cán bộ, chưa coi chính sách cán bộ là động lực vật chất và tinh thần thúc đẩy các mục tiêu kinh tế - xã hội, phần vì bản thân những cán bộ làm công tác chính sách không coi trọng công tác mình đảm nhiệm.
- Cùng những hạn chế trên, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một số cán bộ chủ chốt cơ sở chưa thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, có biểu hiện sa sút ý chí và lối sống, sa ngã trước sự cám dỗ của vật chất, buông lỏng trong quản lý, lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ... tác động xấu tới lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, cản trở bước đi lên của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
- Trình độ, năng lực của bộ máy và đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ và chính sách cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dặt ra.
- Sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chính sách cán bộ của cấp ủy cấp trên, của các tổ chức, cán bộ chủ chốt các cấp có lúc, có nơi thiếu thường xuyên, buông lỏng, thiếu sâu sát cơ sở. Mặt khác, cơ chế để các đoàn thể và nhân dân giám sát thực hiện chính sách cán bộ chưa đi vào nề nếp. Việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa thường xuyên, chưa chủ động.
Nhiều vấn đề về tổ chức, cán bộ đề ra nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cấp ủy chưa bám sát nội dung các nghị quyết, chỉ đạo chưa tập trung, chưa kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện, hoặc có kiểm tra cũng chỉ là qua loa, đại khái. Việc tổng kết thực tiễn hiện nay vẫn là khâu yếu, chẳng hạn, Nghị quuyết Trung ương 3 khóa VII, Trung ương 3 khóa VIII sau một thời gian thực hiện khá tốt, nhưng chưa tổng kết kịp thời. Việc tổng kết thực tiễn ở các địa phương còn chưa chủ động, luôn phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, của Trung ương, hay các đợt tuyên truyền, các chiến dịch tổ chức rầm rộ sau đó lại đi vào quên lãng.
- Hệ thống văn bản của Trung ương về chính sách cán bộ nói chung, chính sách đối với cán bộ xã nói riêng nhiều nội dung chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng khiến các địa phương vận dụng khác nhau, chẳng hạn như quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, quy định về mức lương, phụ cấp đối với cán bộ và công chức, giữa cấp trưởng và phó...
2.2.2. Kinh nghiệm
Từ thực tiễn thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, Thực hiện chính sách cán bộ xã phải đặt trong tổng thể mối quan hệ chặt chẽ với các khâu khác của công tác cán bộ, phải được tiến hành đồng bộ, tích cực nhưng phải có bước đi thích hợp, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế. Chính sách cán bộ dù có tác động lớn nhưng chỉ là một khâu, một mặt của công tác cán bộ, không thể tách rời các khâu khác của công tác cán bộ. Do vậy, phải đặt chính sách cán bộ xã trong tổng thể công tác cán bộ, coi đó như một động lực để tiến hành các hoạt động khác.
Hai là, phải coi trọng chính sách đãi ngộ vật chất cho cán bộ xã. C.Mác đã từng nói con người trước hết là phải ăn, sau đó mới nói đến làm triết học, chính trị, khoa học... Hay như dân gian thường có câu: “Có thực mới vực được đạo”. Thông qua việc giải quyết lợi ích vật chất và tinh thần sẽ góp phần trực tiếp tạo động lực phấn đấu cho mỗi cán bộ. Thực tế cho thấy vấn đề chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách tiền lương, phụ cấp luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ xã, nếu chính sách này phù hợp sẽ động viên rất mạnh mẽ và lan tỏa tích cực sâu rộng đến đội ngũ cán bộ và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các chính sách khác; ngược lại, chính sách này làm cán bộ thất vọng thì khó làm tốt các chính sách khác.
Ba là, thực hiện chính sách cán bộ xã không phải chỉ là công việc của riêng Đảng hay chính quyền, mà rất cần có sự chung tay góp sức của toàn thể hệ thống chính trị, của bản thân những người cán bộ. Cán bộ xã công tác trong các tổ chức của hệ thống chính trị chính trị xã nên trách nhiệm thực hiện chính sách cán bộ cũng là trách nhiệm của các tổ chức đó. Mặt khác, cán bộ xã gắn bó trực tiếp, thường xuyên với gia đình, họ hàng, làng xóm, cùng sống và làm ăn với dân làng, bởi vậy, phải biết tuyên truyền, động viên nhân dân trong xã ủng hộ, tham gia quá trình thực hiện chính sách đối với cán bộ xã.
Bốn là, luôn nắm bắt tình hình thực hiện các chính sách cán bộ cơ sở, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những điểm bất hợp lý. Không thể có chính sách hoàn toàn phù hợp cho mọi trường hợp. Quá trình thực hiện chính sách phải thường xuyên phát hiện những sai sót, bất hợp lý, nhất là những vấn đề mới phát sinh do hoàn cảnh thay đổi để điều chỉnh.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp chủ yếu để
thực hiện tốt chính sách cán bộ đối với cán bộ xã
ở thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
3.1. Phương hướng thực hiện tốt chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015
3.1.1. Dự báo những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến thực hiện chính sách cán bộ xã ở thành phố Hà Nội
* Thuận lợi
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng quyết định: “Tiếp tục đổi mới cụng tỏc cỏn bộ: Mục tiờu chung là xõy dựng đội ngũ cỏn bộ cú bản lĩnh chớnh trị vững vàng, cú đạo đức, lối sống lành mạnh, khụng quan liờu, tham nhũng, lóng phớ, kiờn quyết đấu tranh chống quan liờu, tham nhũng, lóng phớ; cú tư duy đổi mới, sỏng tạo, cú kiến thức chuyờn mụn, nghiệp vụ đỏp ứng yờu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa; cú tinh thần đoàn kết, hợp tỏc, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cỏch làm việc khoa học, tụn trọng tập thể, gắn bú với nhõn dõn, dỏm nghĩ, dỏm làm, dỏm chịu trỏch nhiệm. éội ngũ cỏn bộ phải đồng bộ, cú tớnh kế thừa và phỏt triển, cú số lượng và cơ cấu hợp lý.
Nhiệm vụ quan trọng nhất là xõy dựng đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, trước hết là cỏn bộ lónh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức cỏc cấp, cỏc ngành của hệ thống chớnh trị. éõy là nhiệm vụ của toàn éảng, toàn dõn, trước hết là của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chớnh trị, cần cú kế hoạch chu đỏo, giải phỏp đồng bộ, cụ thể, cú hiệu lực để thực hiện. ”
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18-6-1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khoỏ VIII) về Chiến lược cỏn bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Chấp hành Trung ương yờu cầu cỏc cấp uỷ, tổ chức đảng quỏn triệt sõu sắc quan điểm “cỏn bộ là nhõn tố quyết định sự thành bại của cỏch mạng, là khõu then chốt trong cụng tỏc xõy dựng đảng”, từ nay đến năm 2020, đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cỏn bộ, thường xuyờn chăm lo xõy dựng đội ngũ cỏn bộ, đổi mới cụng tỏc cỏn bộ gắn với đổi mới phương thức lónh đạo của Đảng, cải cỏch hệ thống chớnh sỏch, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, cụng bằng trong thực hiện chớnh sỏch cỏn bộ giữa cỏc cấp, cỏc ngành, cỏc địa phương, cỏc đối tượng cỏn bộ; gắn chớnh sỏch cỏn bộ trong từng khõu của cụng tỏc cỏn bộ, gắn trỏch nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khớch cỏn bộ cụng tỏc ở địa bàn khú khăn, ở cơ sở.
Với chủ trương chiến lược đó về công tác cán bộ, Đại hội XI của Đảng sẽ tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới đối với các mặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Vấn đề chính sách đối với cán bộ cơ sở sẽ tiếp tục được quan tâm, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội sẽ được quan tâm nhiều hơn, có những chính sách phù hợp hơn..
- Trong những năm tới (2010 –2020) là chặng đường rất quan trọng đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội – chặng đường phấn đấu quyết liệt để hoàn thành sớm hơn mục tiêu CNH, HĐH, xây dựng một Thủ đô xứng với tầm vóc. Công cuộc đổi mới đã tạo cho Thủ đô Hà Nội thế và lực mới để phát triển. Đảng và Nhà nước sễ tiếp tục tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu rất cao đối với Thủ đô Hà Nội. Với vai trò then chốt, Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo để tạo sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng đảng, xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van moi.doc
- bia luanvan.doc