Luận văn Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư jút, tỉnh Đắk Nông

LỜI CAM ĐOAN. 3

LỜI CẢM ƠN . 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 8

DANH MỤC CÁC BẢNG . 8

MỞ ĐẦU. 9

1. Tính cấp thiết của đề tài . 9

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 11

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 14

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 14

4.2. Phạm vi nghiên cứu. . 14

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 14

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 15

7. Kết cấu của luận văn . 15

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI

NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ. 17

1.1. Một số vấn đề về công chức cấp xã và thực hiện chính sách. 17

1.1.1. Cấp xã và chính quyền cấp xã . 17

1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã. 21

1.1.3. Khái niệm chính sách công và thực hiện chính sách công. 25

1.2. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã. 28

1.2.1. Khái niệm chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã . 28

1.2.2. Nội dung chính sách đãi ngội đối với cán bộ, công chức cấp xã. 29

1.2.3. Nội dung thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công

chức cấp xã. 34

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư jút, tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức được các cấp ủy đảng chú trọng thực hiện. Trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ và theo yêu cầu của công tác cán bộ: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Đại học, cao đảng: 32 người; sơ cấp lý luận chính trị riêng cho cán bộ cấp xã được 31 trường hợp. Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua vẫn còn những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Việc chọn và cử cán bộ cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, về lý luận chính trị mới chỉ chú trọng về số lượng theo đăng ký; công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu thực tế để đưa đi đào tạo chưa 50 kỹ; chưa thực sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác quy hoạch và đào tạo. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn ít. Việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ trong những năm qua đã góp phần quan trọng từng bước điều chỉnh, bố trí cán bộ hợp lý hơn, phù hợp với sở trường và năng lực công tác; Hầu hết cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển có trình độ chuyên môn Đại học và trình độ lý luận Cao cấp. Những cán bộ được luân chuyển đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và tạo ra chuyển biến tích cực tại địa phương. Như vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ cấp xã của Huyện đáp ứng được yêu cầu về số lượng; Bảng 2.1. Cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã huyện Cư Jút năm 2016 ST T Trình độ Số lƣợng (tổng số 89 người) Tỷ lệ % Cơ cấu trình độ chuyên môn 1 Trên đại học 0 0% 2 Đại học 37 41,5% 3 Trung cấp 24 26,9% 4 Sơ cấp, chưa qua đào tạo 28 31,4% Cơ cấu trình độ lý luận chính trị 1 Cử nhân, Cao cấp 6 6,7% 2 Trung cấp 64 71,9% 3 Sơ cấp, chưa qua đào tạo 19 21,3% [nguồn: huyện ủy Cư Jút, báo cáo thống kê cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở, 2016] Về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, đã từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. 51 Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ của đội ngũ công chức cấp xã huyện Cư Jút năm 2016 STT Trình độ Số lƣợng (tổng số 93 người) Tỷ lệ % Cơ cấu trình độ chuyên môn 1 Trên đại học 1 1,7% 2 Đại học 53 56,9% 3 Trung cấp 37 39,7% 4 Sơ cấp, chưa qua đào tạo 2 2,15% Cơ cấu trình độ lý luận chính trị 1 Cử nhân, Cao cấp 0 0% 2 Trung cấp 35 37,6% 3 Sơ cấp, chưa qua đào tạo 58 62,3% [nguồn: huyện ủy Cư Jút, báo cáo thống kê cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở, 2016] Công tác tạo nguồn qui hoạch cán bộ được tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả, đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo từng loại đối tượng cán bộ, chú trọng cả đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo cán bộ chủ chốt các cấp trong diện qui hoạch, từng bước đáp ứng được yêu cầu trước khi đề bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá cán bộ. 2.1.2.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút Huyện Cư Jút là huyện miền múi với diện tích tự nhiên của huyện 72.069 ha. Dân số 99.700 người. bao gồm 25 dân tộc anh em cùng sinh sống trên 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn. Có trên 29% dân số theo 4 tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài), [36]. Với những đặc thù của một huyện miền núi Tây Nguyên nên đội ngũ cán bộ, công chức huyện Cư Jút được hình thành và phát triển dựa trên những đặc điểm cơ bản sau: 52 Thứ nhất, đội ngũ CBCC cấp xã hầu hết là dân bản địa, xuất thân từ đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú, sinh sống tại địa phương. Phần lớn họ đều có mối quan hệ dòng tộc và gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, tình cảm ... Trong đời sống hàng ngày, quan hệ họ hàng, làng bản có khi còn sâu nặng hơn quan hệ đồng chí, đồng nghiệp. Trong bản thân con người mỗi CBCC cấp xã các yếu tố: người dân, người cùng họ cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện nhà nước vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - nhà nước. Thứ hai, CBCC cấp xã huyện Cư Jút là người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội ở xã nên có lối sống gần nhân dân và sát với nhân dân nhất. Họ vừa là người tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong các cộng đồng dân cư; nhưng đồng thời họ cũng là người chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân, cùng với người dân địa phương lao động sản xuất trên cùng một vạt nương, vạt rẫy đồng thời cùng sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Thứ ba, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Cư Jút không thoát ly hẳn sản xuất, kinh doanh. Phần lớn CBCC cấp xã vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất kinh doanh gắn với ruộng, vườn, nương, rẫy trang trại, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ... cùng với gia đình và bà con dân bản. Trong nhiều trường hợp nguồn thu nhập chính của họ không phải tiền lương, phụ cấp được nhà nước đãi ngộ mà chủ yếu từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân và gia đình. Thứ tư, cùng với mặt bằng chung về dân trí, văn hóa xã hội mang tính đặc trưng của vùng Tây nguyên, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Cư Jút còn có nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính và đặc biệt là phong cách làm việc chưa thật sự đổi mới. Một số các xã điều kiện kinh tế - 53 xã hội còn khó khăn đáng chú ý là một số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nên trình độ dân trí chưa cao; nguồn cán bộ bổ sung cho công tác qui hoạch, đào tạo quá ít, không đảm bảo tiêu chí của cán bộ, công chức theo quy định của nhà nước do đó, chất lượng cán bộ, công chức rất thấp, khó cải thiện trong một thời gian ngắn. Chính đặc điểm này cùng với những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Cư Jút đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi địa giới hành chính và thẩm quyền của mình. Với những nét đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện như đã trình bày ở trên cho thấy, cơ cấu trình độ cùng với những đặc đặc điểm có tính đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện rất cần các cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp huyện phải có những chính sách ưu đãi đặc thù từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đến các chính sách về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm đối với đội ngũ này để họ an tâm công tác và tạo được nguồn cán bộ, công chức kế cận. 2.2. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Công tác tổ chức tri n khai thực hiện chính sách đãi ngộ 2.2.1.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ nhất là đối với cán bộ cấp xã, tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Cư Jút nói riêng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản, chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đói với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trong giai đoạn 2013 – 2016, Thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020” và Quyết định số 1277-QĐ/TU ngày 18/12/2014 của Tỉnh ủy Đắk Nông về việc ban hành Đề án củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, 54 phường, thị trấn giai đoạn 2014-2021, [25]. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 13/02/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020” và Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2021, [28]. Thực hiện các văn bản, hướng dẫn của cấp trên, huyện Cư Jút đã thường xuyên tổ chức, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện nắm rõ các chính sách đãi ngộ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND nói riêng. Bên cạnh đó, huyện Ủy cũng đã tiếp tục phổ biến, quán triệt Chương trình hành động số 16-CTr/HU về việc thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Tỉnh uỷ Đắk Nông về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Huyện uỷ Cư Jút về đổi mới căn bản toàn diện chất lượng giáo dục đào tạo. Đồng thời, để giải quyết những khó khăn và tận dụng những tiềm năng sẵn có, huyện Cư Jút đã có những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện, [13]. Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã đã được UBND huyện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT- BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội về chức danh, số lượng, một số chế độ, 55 chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Cụ thể: [2]. - UBND huyện đã chuyển xếp lương theo đúng bằng cấp chuyên môn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đồng thời, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh Đăk Nông ban hành quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, buôn, bon, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, [30]. Bên cạnh đó, UBND huyện còn xây dựng kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ, công vụ, công chức trên địa bàn huyện trong đó có các nội dung liên quan đến đào tạo, thi đua - khen thưởng, phụ cấp trách nhiệm với sự phân công cụ thể rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị và thời gian thực hiện đã thể hiện việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện được quan tâm, chú trọng, làm cơ sở để thực hiện chính sách một cách khoa học, hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút đã được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kế hoạch tổng thể về thực hiện chính sách mà chủ yếu là kế hoạch về các chính sách riêng lẻ. Các cơ quan đầu mối có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách đã xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai, trong đó có kế hoạch dài hạn (05 năm, 03 năm) và kế hoạch hàng năm. 2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút hiện nay cũng được quan tâm, chú trọng. Trong khi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách này, các cơ quan xây dựng kế hoạch thường đưa vào các yêu cầu về tuyên truyền chính sách để đảm bảo chính sách được phổ biến và thực thi một cách hiệu quả nhất. Tuy 56 nhiên, hiện nay chưa có một kế hoạch tuyên truyền chung về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã mà chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến các chính sách riêng lẻ như tuyên truyền về đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và chế độ sinh hoạt phí, BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút hiện nay được thực hiện như sau: Một là, tuyên truyền, phổ biến qua phát thanh, truyền hình, đặc biệt là thông qua hệ thống đài phát thanh và truyền hình của huyệnViệc tuyên truyền, phổ biến qua các cơ quan thông tấn, báo chí của huyện giúp cho không chỉ cán bộ, công chức cấp xã biết về chính sách này và thực hiện mà còn giúp cho mọi người quan tâm đều có thể tìm hiểu về chính sách này. Hai là, tuyên truyền, phổ biến qua các Hội nghị quán triệt Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức hàng năm, Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, mỗi khi có Nghị quyết của các hội nghị Trung ương Đảng, tỉnh ủy, huyện ủy (trong đó có các Nghị quyết liên quan đến chính sách cán bộ, công chức) thì đều được đồng chí Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy, trưởng phòng Nội vụ, Trưởng phòng lao động thương binh xã hội... thông tin đến toàn thể cán bộ, công chức trong huyện (trong đó bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) thông qua Hội nghị quán triệt có mặt toàn bộ cán bộ, công chức từ huyện xuống xã. Điều này giúp cho cán bộ, công chức cấp xã trong huyện kịp thời nắm được chính sách này một cách trực tiếp và tổ chức triển khai thực hiện. Ba là, tuyên truyền phổ biến thông qua các các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội cựu chiến bình của Huyện của xã Bốn là, tuyên truyền, phổ biến trực tiếp. Hình thức này được thực hiện chủ yếu đối với các cán bộ, công chức cấp xã khi tham gia tập huấn, hội nghị tại UBND huyện về các chủ đề, chuyên đề có liên quan đến chính 57 sách đãi ngộ đối với đối tượng này. Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền phổ biến trực tiếp cũng được chú trọng áp dụng đối với các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và thi đua, khen thưởng thông qua việc thông tin trực tiếp bằng văn bản về các hướng dẫn thực hiện các chính sách đến cho toàn bộ cán bộ, công chức cấp xã thông qua văn phòng Đảng uỷ, HĐND và UBND các xã trong huyện, nghiên cứu. thực hiện. 2.2.1.3. Công tác phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách Việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút hiện nay được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả bảo đảm cho tổ chức điều hành chính sách này một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Như trình bày ở 2.2.1.1, trong các kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, đều có sự phân công tổ chức thực hiện trong đó có nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp. Hiện nay, UBND huyện Cư Jút đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giữa UBND huyện với các cơ quan chuyên môn và giữa UBND huyện với các cơ quan chuyên môn và UBND các xã trong địa bàn huyện. Quy chế đã cụ thể hóa các nội dung phối hợp giữa các cơ quan, trong đó có việc phối hợp trong việc thực hiện chính sách cán bộ, công chức như luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút được thực hiện rất hiệu quả giữa UBND huyện (là cơ quan chủ trì ra quyết định và quản lý cán bộ, công chức xã) với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện như; Phòng Nội vụ, phòng tài chính kế hoạch, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các xã.. 2.2.1.4. Công tác duy trì chính sách 58 Thực tế hiện nay cho thấy chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút đã được duy trì một cách hiệu quả và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực thi chính sách đã thường xuyên đánh giá việc thực hiện chính sách này để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách từ đó có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ tỉnh đến trung ương để kiepj thời điều chỉnh chính sách phù hợp với hoàn cảnh mới bảo đảm cho chính sách này tồn tại và phát huy tác dụng bền vững. 2.2.1.5. Công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút hiện nay được thực hiện một cách thường xuyên và vai trò tích cực trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu chính sách. Trên cơ sở các kế hoạch thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện chính sách, các cơ quan, đơn vị rà soát, theo dõi, kiểm tra đôn đốc về nội dung công việc cũng như tiến độ triển khai thực hiện để bảo đảm chính sách đạt mục tiêu và đúng tiến độ. Phòng Nội vụ giúp UBND huyện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trên địa bàn huyện trên cơ sở phối kết hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND huyện. Việc theo dõi, đôn đốc được tiến hành thông qua nhiều hình thức như tại các cuộc giao ban giữa Lãnh đạo UBND huyện với Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo UBND cấp xã; lồng ghép vào việc đôn đốc thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác 06 tháng, kế hoạch công tác năm.. 2.2.1.6. Công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách 59 Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút hiện nay là khâu cuối cùng trong chu trình thực hiện chính sách. Trước đây, khâu đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách này thường được thực hiện mang tính hình thức. Hiện nay, khâu này được chú trọng thực hiện và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chính sách này. Hằng năm, các cơ quan làm công tác theo dõi và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công chức đều tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác và thực hiện chính sách, trong đó có thể kể đến một số hội nghị tổng kết quan trọng như: Hội nghị tổng kết công tác thi đua - khen thưởng; Hội nghị tổng kết công tác đào tạo - bồi dưỡngTại các hội nghị này, tất cả các vấn đề liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã được toàn thể cán bộ, công chức đánh giá, mổ xẻ rút kinh nghiệm nhằm thực hiện chính sách này có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, với vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay, việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút vẫn chưa thực sự đem lại kết quả và hiệu quả như mong muốn của các đối tượng thụ hưởng lợi ích của chính sách. Vấn đề này cần phải được các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh và trung ương nghiên cứu giải quyết nhằm xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã có hiệu quả hơn nữa đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu trong điều kiện hoàn cảnh mới. 2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông 2.2.2.1. Những kết quả đạt được Nhận thấy được những thách thức trước thực trạng trình độ cán bộ, công chức so với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Huyện Cư Jút đã thường xuyên tổ chức, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức 60 trên địa bàn huyện nắm rõ các chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND nói riêng. Bên cạnh đó, huyện cũng đã tiếp tục phổ biến, quán triệt Chương trình hành động số 16- CTr/HU về việc thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Tỉnh uỷ Đắk Nông về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 trong đó có nội dung về thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nói riêng và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng) và Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Huyện uỷ Cư Jút về đổi mới căn bản toàn diện chất lượng giáo dục đào tạo. Đồng thời, để giải quyết những khó khăn và tận dụng những tiềm năng sẵn có, huyện Cư Jút đã có những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện. Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã đã được UBND huyện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi một số điều của Nghị Định 92/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư 24/2013/BLĐTB&XH ngày 17/10/2013 hướng dẫn khoản 2 điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã . Cụ thể: [3] Về tiền lương và phụ cấp 61 - UBND huyện đã ra các quyết định chuyển xếp lương theo đúng bằng cấp chuyên môn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đồng thời, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, buôn, bon, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, [30]. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cảm thấy hài lòng, phấn khởi, yên tâm công tác góp phần hơn nữa trong công cuộc “đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Trong hai năm 2015 -2016, UBND huyện đã cử 206 lượt cán bộ, công chức cấp xã tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, phối hợp với các Sở, ban ngành tổ chức 03 lớp tập huấn cho đối tượng là đại biểu HĐND cấp xã với 228 người, 01 lớp tập huấn kiến thức về tôn giáo với 125 người tham gia, [13]. Qua đào tạo, bồi dưỡng hầu hết các cán bộ, công chức, cấp xã có nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt. Mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, cấp xã trong huyện cơ bản đã đáp ứng đúng nhu cầu vị trí việc làm, cấp xã từng bước được chuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, nhờ có những chính sách hỗ trợ đào tạo mà đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút yên tâm trong công tác học tập. Chính sách điều động cán bộ, công chức và hỗ trợ cán bộ lãnh đạo luân chuyển: Chính sách điều động, luân chuyển là một trong nhiệm vụ thường 62 xuyên luôn được UBND huyện chú trọng quan tâm, qua đó giúp cán bộ, công chức có điều kiện phát huy và nâng cao năng lực công tác theo hướng giỏi một việc, biết nhiều việc; tránh được sự trì trệ trong công tác chuyên môn. Từ năm 2012 đến nay, UBND huyện đã ra quyết định điều động, luân chuyển đối với: 85 trường hợp. Trong đó, điều động từ xã này sang xã khác là 16 trường hợp (là công chức phụ trách lĩnh vực Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường và Tài chính - Kế toán).[13] Việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ trong năm qua đã góp phần quan trọng từng bước điều chỉnh, bố trí cán bộ hợp lý hơn, phù hợp với sở trường và năng lực công tác; tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, những địa bàn, đơn vị khó khăn; tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch nguồn, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn, toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, địa phương. - Năm 2016 điều động, luân chuyển từ huyện xuống xã 02 người; từ xã lên huyện 01 người ; luân chuyển từ xã này sang xã khác 04 người. Hầu hết cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển có trình độ chuyên môn Đại học và trình độ lý luận Cao cấp. Những cán bộ được luân chuyển đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và tạo ra chuyển biến tích cực tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay chính sách hỗ trợ điều động, luân chuyển của huyện vẫn còn những khó khăn nhất định, chủ yếu do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, chưa xây dựng được nhiều cơ chế khuyến khích riêng của huyện để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ sớm kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ thêm một phần kinh phí 63 cho huyện để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trong công tác điều động, luân chuyển đảm bảo những quyền lợi tốt nhất để những người được điều động, luân chuyển yên tâm công tác và ra sức công hiến cho địa phương. Về chính sách hỗ trợ thôi việc, nghỉ việc (áp dụng đối với công chức cấp xã): Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo UBND xã, thị trấn phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị năm rõ các chính sách hỗ tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_dai_ngo_doi_voi_doi_ngu_can_bo.pdf
Tài liệu liên quan